‘Rừng Nauy’ - sex thuần túy hay nghệ thuật đích thực?

Started by saos@ngmo, 24/08/06, 16:46

Previous topic - Next topic

saos@ngmo


Trang bìa cuốn sách

Các nhân vật trong truyện đều được mô tả như thể chỉ có sex là tồn tại với họ. Họ, hoặc như Nagasawa - một sinh viên mới năm thứ hai đại học - nhưng không thể nhớ nổi mình đã ngủ với tám mươi hay một trăm cô gái; hoặc như Kiruki, người đã sờ mó bạn gái và nhờ bạn giúp thủ dâm từ tuổi mười ba...

Câu hỏi nhất định sẽ phải đặt ra với bất kỳ ai đã đọc Rừng Nauy bởi vì sex là một chủ đề xuyên suốt tác phẩm.

Rừng Nauy là tên của một bài hát của nhóm Beatles những năm 60-70 thế kỷ trước. Ca từ bài hát nói về cuộc tình chớp nhoáng giữa một đôi trai gái. Bài hát ấy cũng được thanh niên Nhật Bản thời đó yêu thích, trong đó có nhân vật xưng tôi của cuốn tiểu thuyết. Vì thế 20 năm sau, khi nghe lại nó trên một chuyến bay, tác giả đã nhớ lại một thời quá khứ sinh viên. Ký ức đầu tiên cũng là câu chuyện về sex, cả theo nghĩa ám dụ lẫn cụ thể.

Nhân vật xưng tôi nói chuyện với bạn gái, Naoki. Cô này lại nói về cái "giếng đồng", mà thật ra "chỉ là một cái lỗ, một cái miệng rộng hoác". Không ai biết nó ở đâu, nhưng dứt khoát nó tồn tại trên đồng cỏ, nơi họ chỉ hai người với nhau và Naoki cả quyết rằng, thỉnh thoảng lại có người rơi xuống giếng chết vì nó sâu hun hút. Họ bảo nhau tìm cách tránh cái giếng và dần tin chắc rằng, chỉ bằng cách duy nhất là phải luôn bên nhau, tay trong tay. Xen giữa câu chuyện là một câu hỏi của Naoki: Làm sao mà cậu lại có thể ngủ với mình lần ấy? Câu hỏi hệ trọng vì với cô, nó liên quan đến sự sống và cái chết.

Các nhân vật trong truyện cũng đều được mô tả như thể chỉ có sex là tồn tại với họ. Họ, hoặc như Nagasawa - một sinh viên mới năm thứ hai đại học - nhưng đã không thể nhớ nổi mình đã ngủ với tám mươi hay một trăm cô gái; hoặc như Kiruki, người đã sờ mó bạn gái và nhờ bạn giúp thủ dâm từ tuổi 30, nhưng đã đột nhiên tự tử vào tuổi 17 không lý do, ngoài một điều chắc chắn là anh ta chưa bao giờ thực sự ngủ được với bạn tình dù cả hai đều mong muốn và sẵn sàng... Đa phần họ là sinh viên, nhưng tất cả bối cảnh trường lớp, đến chuyện con người, xã hội, lý tưởng, khoa học, tình cảm gia đình... dường như chỉ là phụ trên bức tranh đời sống tình dục.
Nhà văn Murakami.
Nhà văn Murakami. Ảnh: ksiegarniachimera.

Cho nên, chẳng ngạc nhiên gì khi chỗ này một cuộc "săn bò lạc", từng đôi một (đúng hơn là họ săn nhau), ngủ với nhau rồi nửa đêm đổi bạn tình tự nguyện; chỗ kia người con gái trả thù người yêu bội tình, bằng cách ngủ với người đàn ông đầu tiên gặp trong quán rượu, dửng dưng đến mức không cần biết tên, không cần tạm biệt; chỗ nọ vào trang miêu tả những chi tiết gợi dục trên cơ thể phụ nữ. Như vậy, cốt truyện, nhân vật, chi tiết và cả tựa đề nữa đều nói về sex, như một cuốn tiểu thuyết đen. Khó có thể nói rằng, đây không phải là tác phẩm về sex.

Nhưng vấn đề lại rắc rối ở chỗ, tác phẩm được xem như một trong những tượng đài của văn hóa đại chúng hiện đại Nhật Bản với 1/7 dân số là độc giả, được dịch ra hơn 10 thứ tiếng, được thảo luận sôi nổi trên báo chí là trên giảng đường các trường đại học danh tiếng ở Mỹ, được xem là một trong mười cuốn sách có ảnh hưởng lớn nhất ở Trung Quốc thế kỷ XX, được phát hành với con số nhiều triệu bản trên khắp hành tinh... Liệu một tiểu thuyết sex thuần túy có thể rôm rả vậy không? Câu trả lời dĩ nhiên là không. Mà nếu là không thì chúng ta nghĩ gì?

Trong cuộc sống thường nhật, có những sự thật mà chúng ta không thể tin nổi là thật, dù đó là sự thực trần trụi. Trong số báo gần đây của Văn Nghệ Trẻ, câu chuyện hồi sinh một kiếp người ở tòa án Thái Bình là một sự thực như thế. Làm sao chúng ta có thể tin rằng, trong một xã hội như xã hội ta, lại có một người bị hại trở thành tội phạm, do sự phù phép của các cơ quan pháp luật và bị tống tù. Sự phi lý có vẻ vẫn đang tiếp tục ngay lúc này, khi người bị hại được minh oan mà kẻ gây tội vẫn nhởn nhơ. Sao ta lại không tin con người có thể biến thành bọ như Kafka mô tả? Văn chương dạy chúng ta quan sát, giúp chúng ta nhìn thấy cái thực mà nó đã mô tả. Cái thực trong Rừng Nauy là sex. Sex vừa là sự thực trần trụi, vừa là ẩn dụ về những giá trị sống của thanh niên Nhật Bản vào những năm 60-70. Đó là thời kỳ kinh tế Nhật hồi sinh kỳ diệu chỉ đôi thập kỷ sau chiến tranh. Người Nhật từng bước tiếp nhận lối sống tiêu thụ, vừa do ảnh hưởng văn hóa Mỹ, vừa do muốn tạo động lực kinh tế. Lớp thanh niên Nhật ngày ấy như rơi về từ một hành tinh khác: quên quá khứ, quên gia đình, truyền thống, xem sự thỏa mãn khát vọng riêng là mục đích tối cao. Nagasawa là một ví dụ. Anh ta là sinh viên con nhà giàu, thích rượu, thích gái, nhưng cũng thích trở thành viên chức ngoại giao. Mà cái gì anh ta muốn là anh ta sẽ làm bằng được. Giá trị con người đối với anh ta là sự sành điệu. Cho nên, chỉ cần biết Toru từng đọc Gatsby vĩ đại, anh ta đã xem đó là lý do để kết bạn. Modori là một ví dụ khác. Con của một chủ cửa hàng sách trung bình, cô từng giúp cha mẹ kiếm sống và đổi lại, cha mẹ chắt chiu cho cô vào học trường nữ sinh danh giá. Nhưng cô luôn cảm thấy bất hạnh giữa đám con nhà giàu. Vì thế, sau khi cha mẹ cô lần lượt chết vì ung thư, cô mới cảm thấy mình được sống thật, nhờ khoản tiền bán cửa hàng, không những đủ cho chị em cô mua mỗi người một căn hộ mà còn đủ để gửi một khoản nhỏ vào ngân hàng. Cô vứt bỏ công việc để hưởng thụ.

Trước khi bước vào "cuộc đời lớn", cô đã lột hết quần áo để trưng bày tấm thân ngà ngọc của mình trước di ảnh của người cha, như thể nói với ông rằng, cô xứng đáng được thả mình trong những cuộc ăn chơi xả láng. Trong thế giới hưởng thụ ấy, những kẻ còn mang ít nhiều dấu vết Nhật Bản truyền thống như người bạn cùng phòng của Toro, có biệt danh Quốc Xã, kẻ thích cuộc sống ngăn nắp, minh bạch, tôn thờ lý tưởng vẽ bản đồ - hay như Kiruki và Naoki, những người tình thủy chung... sẽ biến mất, hoặc không có lý do như Quốc Xã hoặc phải lần lượt tự tử như Kiruki và Naoki vì không thể hòa nhập được. Đấy là những sự thật về giới trẻ Nhật Bản sau chiến tranh. Thế giới cũ đã bị đẩy về vùng rừng núi xa xôi, nơi những kẻ tâm thần như Naoki đóng vai thầy thuốc. Và thầy thuốc lần lượt trở thành những kẻ tâm thần.

Nhân vật xưng tôi bị vướng vào một mối tình tay ba đầy thất vọng. Một bên là Naoki, người mà anh tôn thờ và chung thủy về mặt tinh thần, vì với họ tình yêu là điểm tựa duy nhất giữa người đàn ông và người đàn bà để sống sót trong cuộc đời đoản mệnh. Một bên là Midori cực kỳ hiện đại, sexy, lúc nào cũng sẵn sàng xả thân khám phá mọi cảm xúc, bất biết bạn tình thế nào, chỉ cần biết anh biết khen cô có cái đầu mới, có bộ đồ lót mới. Nhưng anh ta đã hoàn toàn thất bại khi đi theo cả hai thái cực của tình yêu. Và kết cục là anh đã tìm thấy sự thỏa mãn với một người đàn bà lớn hơn 19 tuổi, trong một cuộc tình theo "nghi lễ" tiễn biệt một người yêu đã chết và dửng dưng với một người yêu còn đang sống. Đó là nỗi buồn mênh mang khép lại tác phẩm, nỗi buồn mà tự nhân vật không làm sao hiểu được lý do, nỗi buồn đã làm hàng triệu độc giả trên thế giới phải xúc động.

Giới phê bình đã tốn nhiều giấy mực để viết về nghệ thuật tiểu thuyết Murakami. Nào là tiết điệu jazz, nào tính ngẫu hứng, rồi cấu trúc của tiểu thuyết đen... những thứ không hề là truyền thống văn chương Nhật Bản. Chúng ta đều biết, Murakami học đại học về văn chương Hy Lạp, nền văn chương đã đề xuất khái niệm mô phỏng, đòi hỏi văn chương phải phản ánh cuộc đời bằng những dạng thức như nó có, nhưng đồng thời phải nêu lên cái thật theo nghĩa là những tư tưởng ẩn phía sau hình ảnh. Murakami cũng không làm như vậy. Bức tranh của ông là thực, như sự thực trần trụi, ngày cả khi ông miêu tả sex, về những con người và đời sống thường nhật, nhưng không theo kiểu chủ nghĩa hiện thực chúng ta vẫn hiểu mà theo lăng kính kiểu chủ nghĩa siêu thực. Không phải hiện thực bởi những con người, những sự việc trong tác phẩm, dù có được cố gắng khắc họa chính xác đến chi tiết, mà vẫn rất thờ ơ, vô cảm. Nó khiến ta tưởng như phía sau có một cái nhìn hài hước, giễu nhại. Nói siêu thực bởi cái bức tranh sex đậm đặc như phi hiện thực, như cố nhấn ấy có mục đích là thiết lập một sự thật khác ở bên kia hay ở bên trong nó, biểu lộ một trật tự thế giới còn thật hơn cái tưởng logic và khách quan. Chuẩn mực của xã hội Nhật Bản truyền thống đã và đang chết. Lý tưởng thanh niên Nhật, thanh niên Mỹ, thậm chí cả thanh niên Trung Quốc hiện nay, khi xã hội đã bước sang giai đoạn thịnh vượng, khi toàn cầu hóa diễn ra không chỉ trong kinh tế mà cả trong chính trị, văn hóa và lối sống nữa, đang quá đà, khủng hoảng. Những sự thật ấy biểu hiện đầy đủ trong tình yêu của Toru: cả tình yêu mang những giá trị tinh thần sâu sắc với Naoki lẫn tình yêu đến từ sức hấp dẫn nhục thể với Midori đều không kết hợp được với sex. Sex chỉ là nó với tư cách là sự giải phóng một trạng huống tràn đầy năng lượng. Nó không cứu được con người ra khỏi cô đơn, tuyệt vọng. Vậy thì đó là sùng bái hay phủ nhận về sex?

Tôi không biết bạn đọc VN đón nhận cuốn sách dịch này như thế nào. Có thể ai đó sẽ nghĩ rằng, cuốn sách góp phần làm băng hoại đạo đức xã hội, vì mỗi người đọc đều có quyền thẩm định. Nhưng với tôi, mỗi tác phẩm là một cuộc thể nghiệm. Văn chương dẫn ta đi đến tận cùng của sự thực trần trụi để ta có thể ngộ ra một điều gì khác so với những ý nghĩ hàng ngày. Nó làm cho ta cảnh giác hơn với những sự thực giả dối quanh ta, như câu chuyện người bị hại biến thành tù nhân ở Thái Bình có thể khiến ta thấy rằng, cái gọi là công lý hay đạo lý xã hội chỉ là mỹ từ, khi mà sự thật không phải lúc nào cũng dễ dàng hiển thị.

Tôi không biết có ai đồng cảm với mình khi đọc Rừng Nauy, nhưng tôi dám chắc Murakami là một tiểu thuyết gia có tài, dù ông có thể còn nhiều cuốn khác hay hơn tôi chưa đọc. Cuốn sách của ông, khi ta đã đọc dòng đầu tiên thì ta muốn đọc cho đến hết, và bằng những chuyện tưởng như hoàn toàn dung tục, nó đồng thời cũng bắt ta nghĩ đến một cái gì thật sâu xa, hệ trọng, đằng sau. Và chỉ cần như thế, ông không liên quan gì đến những nhận xét tục, phàm, vô căn cứ.

(Nguồn: Văn Nghệ)

kien lua


Hay quá! Từ hôm phỏng vấn Hoàng Diệu ( Bóng đč) mình mới bết đến 'Rừng Nauy', bây giờ Kiến cũng đang đọc cuốn này tuy chưa đọc xong nhưng thực sự nếu nó là sách gối đầu thì thấy cũng hơi ghê ghê... Mà sao Sao không cho mọi người đọc tác phẩm đã post bài bình thế!
Hay đây là nghệ thuật câu khách của Sao đấy!

saos@ngmo

Cuốn này hơi dài để post lên diễn đàn, nếu có 1 người nữa care thì saosangmo sẽ post. OKIE?

kien lua thong minh

Hôm trước thấy trong vnthuquan.net có, định copy link lên cho mọi người tự down về đọc nhưng hôm nay sao tìm mãi chẳng thấy. Nếu ai thấy thì đưa lên cho mọi người cùng đọc.
Còn tớ đã tranh thủ down về đủ bộ nhưng để xem đã nếu ko thấy  khi nào có free time thì sẽ post lên.
kien lua

saos@ngmo

Bữa nay nó bị "Server is too busy", có thể là bị DDOS, nhưng gác lại truyện đó lại, mình sẽ post bản này lên để mọi người cùng đọc.

saos@ngmo

Tên sách: Rừng Na Uy
Tác giả: Haruki Murakami
Người dịch: Trịnh Lữ
Thể loại: Văn học nước ngoài
Nhà xuất bản: Hội Nhà Văn
Năm xuất bản: 2006
Khổ: 13x20.5 cm

------------------------------

Lời người dịch

Mối tình sâu sắc nhất của bạn có gắn liền với một bài hát nào không? Một cảnh trí nào không? Như một căn phòng trong đêm mưa mùa hạ? Một chiều thu ngoài bìa rừng hoang vắng? Rừng Na-uy là tên một bài hát của nhóm nhạc Beatles nổi tiếng. Lời cả có những câu "Tôi từng có một cô gái, mà có lẽ đúng hơn là cô ấy đã từng có tôi... Cô dẫn tôi vào phòng và bảo tôi ngồi đâu cũng được, nhưng tôi thấy chẳng có chiếc ghế nào... Khi tỉnh dậy tôi chỉ có một mình, con chim ấy đã bay đi rồi..." Giai điệu và cấu trúc bài hát rất giản dị. Những sự kiện làm biến đổi cả cuộc đời ta thường gắn liền với những cái ngẫu nhiên giản dị. Ký ức khi đã trưởng thành thường cũng chỉ xúc động vì những điều giản dị. Và Rừng Na-uy là một câu chuyện tình yêu giản dị.

Giản dị như sự thật.

Như bốn mùa.

Như Sống/Chết.

Như đại thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore đã viết về con tim biết yêu: "Cái giàu cái nghčo của nó là vô biên, niềm vui nỗi buồn của nó là trường cửu." Cái giản dị của Rừng Na-uy là cái giản dị chỉ có được khi người viết đã vượt lên hết những làm dáng có bản chất kĩ thuật vốn rất khó tránh trong sáng tác để chỉ bồi hồi kể lại những gì đang tuôn trào từ sâu thẳm cői lòng mình.

Rừng Na-uy không lãng mạn. Nó không lí tưởng hoá và do vậy không bị lừa mị bởi chính những lí tưởng ấy của mình. Nó dũng mãnh như mũi tên vừa bay ra khỏi cánh cung. Thẳng từ cői lòng bộc trực và chân xác của kiếp người. Đọc lời thoại trong Rừng Na-uy, tôi chỉ mong mình cũng nói được như thế với người mình yêu mến. Bị lôi cuốn theo những ý nghĩ và xúc cảm trong Rừng Na-uy, tôi cũng chỉ mong mình dám nghĩ được thành lời những gì vẫn cuộn tròn trong lòng mình như vậy. Đọc Rừng Na-uy, tôi chợt nhớ ra rằng hình như mình đã chỉ quen lừa mị bản thân, lừa mị người khác, để bôi trơn mọi mối quan hệ xã hội vốn chỉ xoay quanh và bị chi phối bởi tiền bạc, quyền lợi, danh vọng... Hình như tôi đã quên mất, hoặc đã luôn có ý thức đč nén tất cả những gì gọi là tự nhiên và cao cả của chính mình, hình như tất cả những "người bạn", "người yêu" kia chẳng phải vậy chút nào, vì đã có bao giờ tôi dám nói thẳng lòng mình với họ và biết chắc rằng họ cũng đã nói thẳng lòng họ với mình. Hình như tôi cũng đã chẳng phải là mình, vì đã khi nào tôi thực sự dám nhìn nhận những khiếm khuyết méo mó của mình, có ý thức công nhận chúng và biết vui với chúng, cũng như công nhận và vui với những khiếm khuyết của mọi người.

Con chim sắp chết, tiếng hót bi thương; con người hấp hối, lời nói chân thành. Tại sao vậy? Chỉ có sự chết mới cứu vãn được loài người khỏi nghiệp chướng dối trá hay chăng? Đọc Rừng Na-uy, tôi thấm thía được một chân lí giản đơn, rằng "sự chết không là đối nghịch của sự sống, mà là một phần của sự sống". Sống, tức là nuôi dưỡng Chết. Sự chết không phải là chấm dứt, cũng chẳng phải là bắt đầu. Nó ở ngay đây rồi, được chính sự sống nuôi dưỡng.

Và tôi hiểu được tại sao chỉ những nhân vật trung thực trong trắng và dũng cảm trong Rừng Na-uy mới tự kết liễu cuộc đời mình. Họ còn quá trẻ và không đủ kiên nhẫn để hy vọng cuộc đời này sẽ nuôi dưỡng được một cái chết tự nhiên xứng đáng. Và tôi cũng hiểu tại sao nhiều nhà văn lớn của Nhật Bản như Osamu Dazai và Yasunari Kawabata cũng đã chọn cái chết để khỏi phải chứng kiến cái đẹp và cái cao cả đang bị thời cuộc làm nhục.

Cuộc khủng hoảng của thế hệ trẻ Nhật Bản cuối thập kỷ 1960 trong Rừng Na-uy không phải chỉ là sự đớn đau của linh hồn và thân xác đang phải vượt ngưỡng ngây thơ, mà còn là sự thất vọng lớn lao trước những biến đổi ngu xuẩn của thời cuộc: phép lạ kinh tế của một đế quốc quân chủ thất trận đang khiến cho lòng tin mù quáng vào Thiên Hoàng bị thay thế bởi tín ngưỡng có tính toán vào sức mạnh của đồng tiền và những ước lệ xã hội kčm theo.

Tôi đọc Rừng Na-uy và nhớ đến Hemingway, Paul Bowls, Kerouac... đến những thế hệ trí thức trẻ tuổi Âu Mỹ sau hai cuộc thế chiến vẫn được gọi là The lost generations - những thế hệ bị tha hoá với chính sự thắng thế và hưng thịnh vật chất của phương Tây, không tìm thấy chỗ đứng của mình trong chốn phồn thực hãnh tiến ấy. Tôi nhớ đến Kundera và cái nhẹ bỗng không thể chịu đựng nổi của kiếp người trong vòng xoáy của những cuộc đổi thay bạo lực. Và tôi cũng nhớ đến câu nói của Alexei Tolstoi: "Những cuộc chiến tranh rồi sẽ chấm dứt, những cuộc cách mạng sẽ thôi gào thét, và sẽ chỉ còn lại mãi mãi tấm lòng dịu dàng và êm ái của em."

Trong Rừng Na-uy, thân xác là nơi trú ngụ và phương tiện biểu cảm tự nhiên nhất của tình yêu. Không những hoàn toàn không phải là một "dâm thư", mà ngược lại, Rừng Na-uy là cuốn tiểu thuyết bắt người đọc phải nhận thức được sự ngu xuẩn của mọi thứ dâm tính trong thị trường văn chương, phim ảnh, và trong chính ý nghĩ của con người. Rừng Na-uy chinh phục được độc giả toàn thế giới vì nó đã giúp giới trẻ (và cả những người không còn trẻ nữa) nhận ra cái cao cả theo nghĩa triết học và tự nhiên của tình yêu. Cái cao cả không còn núp bóng lí tưởng và lãng mạn, mà công khai trực tiếp trong tấm lòng trung thực dũng mãnh của tuổi trẻ.

Đọc Rừng Na-uy rồi, tôi chắc bạn sẽ nghĩ nhiều về bản thân mình. Về người mình yêu. Về bạn bč. Về bố mẹ anh chị em trong nhà. Bạn sẽ nghĩ, và sẽ nhớ đến lời những nhân vật trong Rừng Na-uy, và thực sự cảm thấy sung sướng vì máu nóng đang chảy trong huyết quản bạn, vì bạn đang sống, vì tình yêu là có thực. Và bạn sẽ muốn chạy đến với người mình yêu mến nhất để nói rằng bạn hỡi, chúng ta hãy trung thực với nhau, cùng làm quen và chấp nhận những bất toàn của nhau, vì chỉ có vậy chúng ta mới có thể tìm thấy bình yên và hạnh phúc.

Nhân vật chính trong Rừng Na-uy tên là Toru Wantanabe.

Tôi đã thấy cái tên Toru và Watanabe này ở vài tác phẩm khác của Murakami. Tự nhiên tôi giật mình: Murakami tuổi Kỷ Sửu, mà trong tử vi Tây Phương thì tuổi Sửu là Taurus -vị thần bò dũng mãnh đầy nhục cảm trong thần thoại Hy Lạp mà tôi vẫn bắt gặp trong tranh vẽ của Picasso. Toru phải chăng là một biến âm dí dỏm của Taurus theo lối Murakami? (Rừng Na-uy dí dỏm lắm, bạn cứ đọc mà xem).

Và Watanabe phải chăng là âm thanh vọng lại từ mấy từ tiếng Anh: "Want to be" - muốn được tồn tại, muốn sống, muốn thành được như thế? Có lẽ sự chân thực và tình yêu dũng mãnh của nhân vật Toru Watanabe đối với cả bản ngã và tha nhân trong Rừng Na-uy cũng chính là mơ ước của tác giả. Thế mới thật là tiểu thuyết! Đọc Rừng Na-uy rồi, tự nhiên ta thấy mình tự nhủ rằng nào, hãy mạnh mẽ lên như thần bò huyền thoại, và hãy biết "want to be". Ấy là một vài xúc cảm riêng tư của tôi khi đọc và dịch Rừng Na-uy.

Còn bạn, cuộc đời của bạn là cả một cői riêng tư khác biệt, và bạn sẽ còn tìm được nhiều cái hay cái lạ nữa khi đọc Rừng Na-uy. Từng nghĩa trong tiểu thuyết cũng như xiêm y mỹ nhân, lớp lang của nó hấp dẫn đến đâu là tuỳ ở lòng người lần mở, và khi ta tưởng đã đến nơi thì hoá ra mới chỉ là bắt đầu. Cái duyên của Murakami là ông động được đến tơ lòng sâu kín của tất cả mọi người. Mong rằng những ân hưởng văn chương và cuộc đời mà tôi đã nhận được từ ông vẫn nguyên vẹn trong từng con chữ Việt mà tôi đã lựa chọn để kể lại Rừng Na-uy cho bạn nghe với tấm lòng bồi hồi trân trọng của mình.

TRỊNH LỮ

saos@ngmo

Chương 1

Lúc ấy tôi đã ba mươi bảy tuổi, đang ngồi thắt chặt dây an toàn khi chiếc 747 kềnh càng nhào xuống qua tầng mây dày dặc về phía sân bay Hamburg. Những trận mưa tháng Mười một lạnh lẽo thấm đâm mặt đất, khiến mọi vật ảm đạm như trong một bức tranh phong cảnh Hà Lan ngày xưa: đám nhân viên mặt đất trùm áo mưa, mảnh cờ u rũ trên nóc một toà nhà vuông vức trong sân bay, một tấm biển quảng cáo xe BMW. Chao ôi, lại nước Đức đây rồi.

Khi máy bay đang lăn bánh trên mặt đất, tiếng nhạc nhč nhẹ bắt đầu trôi ra từ hệ thống loa trên trần: một bản hoà tấu không lời ca khúc "Rừng Na-uy" của nhóm Beatles. Giai điệu ấy bao giờ cũng khiến toàn thân tôi run rẩy, nhưng lần này, nó làm tôi choáng váng hơn bao giờ hết.

Tôi cúi xuống, hai tay ôm mặt, cố giữ cho đầu mình khỏi nứt ra. Chẳng mấy chốc một chiêu đãi viên người Đức đến hỏi bằng tiếng Anh xem tôi có sao không.

"Không sao," tôi nói, "tôi chỉ hơi chóng mặt." "Ông chắc vậy không?"

"Ông chắc vậy không?"

"Vâng, chỉ vậy thôi. Cám ơn cô."

Cô ta mỉm cười bỏ đi, và âm nhạc chuyển sang một điệu hát của Billy Joel. Tôi ngồi thẳng lên và nhìn qua cửa sổ về phía những đám mây đen đang lơ lửng trên Biển Bắc, nghĩ đến những mất mát trong cuộc đời mình: những thời đã qua không bao giờ trở lại, những bạn bč đã chết hoặc biệt vô âm tín, những cảm xúc mãi mãi không còn nữa.

Máy bay đã đến cửa lên xuống. Người ta bắt đầu tháo dây an toàn và kéo hành lý xuống từ khoang trên ghế ngồi, trong khi đó tôi chỉ thấy mình ngoài đồng cỏ. Tôi ngửi thấy cả mùi cỏ, cảm thấy gió mơn man trên mặt, nghe thấy tiếng chim kêu. Mùa thu 1969, lúc ấy tôi sắp hai mươi.

Cô chiêu đãi viên trở lại. Lần này thì cô ngồi xuống cạnh tôi và hỏi xem tôi có ổn cả không.

"Tôi không sao, cám ơn cô, "tôi nói và mỉm cười. "Chỉ thấy hơi bâng khuâng vậy thôi."

"Tôi hiểu chuyện đó," cô nói. "Tôi cũng thế, lâu lâu lại bị một lần."

Cô đứng lên và mỉm cười với tôi, vẻ thật đáng yêu.

"Vậy nhé, xin chúc ông một chuyến đi tốt đẹp. Auf Wiedersehen"[1]

"Auf Wiederseben."

Mười tám năm đã trôi qua, nhưng tôi vẫn có thể nhớ lại từng chi tiết của ngày hôm đó trên đồng cỏ. Được tắm rửa sạch sẽ bởi những ngày mưa nhẹ nhàng mùa hạ, những rặng núi xanh thẳm như rő ràng hẳn lên. Làn gió nhẹ tháng Mười thổi đung đưa những ngọn cỏ trắng cao lút đầu người. Một dải mây dài lửng lơ vắt ngang vòm trời xanh im phăng phắc. Chỉ nhìn bầu trời thăm thăm ấy thôi cũng đã thấy nao núng cả cői lòng. Một cơn gió ào qua đồng cỏ, qua mái tóc nàng, rồi lẻn vào rừng khiến cây lá xào xạc và gửi lại những âm dội ngắn của tiếng chó sủa ở rất xa - một âm thanh lung linh mờ ảo có vẻ đã vọng đến chúng tôi từ ngưỡng cửa của một thế giới khác. Chúng tôi không gặp ai. Chỉ thấy hai con chim màu đỏ giật mình nhảy lên từ giữa đồng có và bay vụt vào rừng. Trong khi chúng tôi lững thững bên nhau, Naoko nói với tôi về những cái giếng.

Ký ức thật ngộ. Khi còn ở trong cảnh thực thì tôi chẳng đề ý gì đến nó. Không bao giờ tôi nghĩ đến nó như một cái gì đó sẽ để lại một ấn tượng lâu dài, và chắc chắn là không thể tưởng tượng rằng mười tám năm sau tôi sẽ nhớ lại nó đến từng chi tiết. Ngày hôm đó tôi không quan tâm gì đến cảnh vật xung quanh. Tôi còn nghĩ đến bản thân mình, đến cô gái đẹp đang sánh bước với mình. Tôi đang nghĩ đến chuyện hai đứa với nhau, rồi lại đến bản thân mình. Tôi vẫn còn ở cái tuổi, ở cái đoạn của cuộc đời khi mọi cảnh trí, mọi cảm xúc, mọi ý nghĩ đều chỉ quay về chính bản thân mình như một chiếc boomerang.

Và tệ hơn nữa, tôi đang yêu. Mối tình đầy khúc mắc. Đầu óc tôi không thể để ý đến cảnh vật xung quanh được.

saos@ngmo

Ấy vậy mà giờ đây cái đầu tiên trở lại với tôi lại là cảnh trí đồng cỏ ngày hôm đó. Mùi cỏ, cảm giác hơi giá lạnh của ngọn gió, đường viền của những dải đồi, tiếng sủa của một con chó: đó là những thứ đầu tiên, và chúng hiện ra cực kì rő ràng, tưởng như tôi có thể giơ tay ra và vuốt ve chúng. Thế nhưng, cho dù cảnh trí có rő ràng đến mấy, vẫn không có ai trong đó cả. Không ai hết. Naoko không có ở đó, và cả tôi cũng vậy. Chúng tôi có thể biến đi đâu được chứ? Làm sao chuyện đó có thể xảy ra được?

Tất cả những gì ngày đó còn có vẻ quan trọng - Naoko, cái bản ngã tôi có lúc bấy giờ, và cái thế giới tôi có lúc ấy: chúng có thế biến đi đâu được chứ? Thật sự là ngay cả gương mặt nàng tôi cũng không thể nhớ lại được - không ngay lập tức, ít nhất là thế. Tôi chỉ còn nắm giữ được một cái phông, đơn thuần cảnh trí, không có một người nào ở cận cảnh hết.

Nói thật là nếu có thời gian, tôi vẫn có thể nhớ lại gương mặt nàng. Tôi phải chắp nối các hình ảnh vào với nhau - bàn tay lạnh tí xíu của nàng; mái tóc đen và duỗi thẳng của nàng, sờ vào thật mịn và thật mát; một cái thuỳ châu tròn trịa mềm mại và một nốt ruồi bé tí tẹo ngay bên dưới; chiếc áo khoác lông lạc đà nàng mặc mùa đông; thói quen nhìn thẳng vào mắt tôi mỗi khi nàng hỏi; giọng nói thỉnh thoảng lại hơi run run của nàng (như thể nàng đang nói trên một đỉnh đồi lộng gió) - và rồi gương mặt nàng bỗng ở đó, lúc nào cũng bắt đầu trong tư thế nhìn nghiêng, vì Naoko với tôi luôn có lối sánh bước bên nhau. Rồi nàng sẽ quay sang tôi, mỉm cười, hơi nghiêng đầu một chút, bắt đầu nói, và nhìn sâu vào mắt tôi như đang cố dői theo một con cá nhỏ vừa bơi vụt qua một vùng nước của một con suối trong vắt.

Dù sao, nhớ lại gương mặt Naoko là một việc mất thời gian. Và khi năm tháng cứ qua đi, quãng thời gian ấy cứ kéo dài mãi ra. Sự thật đáng buồn là cái mà tôi có thể nhớ lại được trong năm giây chẳng mấy chốc đã phải mất mười, rồi ba mươi giây, rồi trọn cả một phút - giống như bóng đổ cứ dài mãi ra cùng hoàng hôn vậy. Sẽ đến ngày, tôi nghĩ vậy, những bóng đổ ấy sẽ bị màn đêm nuốt chửng hết. Không có cách gì khác: kí ức tôi đang ngày càng xa cách cái điểm mà Naoko thường đứng - nơi cái bản ngã xưa cũ của tôi cũng thường ở đó. Và chỉ còn có cảnh trí, cái cảnh đồng cỏ tháng Mười ấy, là còn trơ lại với tôi, lần này qua lần khác, như khuôn hình tiêu biểu của một bộ phim. Mỗi lần xuất hiện, nó lại kích dộng một chỗ nào đó trong tâm trí tôi. Tỉnh dậy đi, nó nói, tôi vẫn ở đây mà. Hãy tỉnh dậy và suy nghĩ: Hãy nghĩ xem tại sao tôi vẫn ở đây. Những kích động ấy không bao giờ làm tôi đau đớn. Không có tí đau đớn nào. Chỉ có một âm thanh trống rỗng vọng lại tử mỗi lần kích động ấy. Và thậm chí cả cái đó nữa cũng sẽ phôi pha một ngày nào đó. Nhưng ở sân bay Hamburg, những kích động ấy lại mạnh hơn và lâu hơn thường lệ. Và đó chính là lý do tại sao tôi viết cuốn sách này. Để suy nghĩ. Để hiểu. Chẳng qua là cái tạng tôi nó thế. Tôi phải viết hết mọi thứ ra giấy để cảm thấy rằng mình thực thấu hiểu chúng.

Bây giờ, hay xem hôm đó Naoko đang nói những chuyện gì?

Phải rồi, chuyện "giếng đồng". Tôi chịu không thể biết liệu có một cái giếng như thế hay không. Có thể nó là một hình ảnh hoặc một dấu hiệu chỉ tồn tại trong con người Naoko, cũng như mọi thứ khác mà nàng thường thêu dệt thành sự thật trong tâm trí mình trong suốt những tháng ngày đen tối ấy. Vậy mà một khi nàng đã tả nó cho tôi nghe, tôi không thể nghĩ đến cảnh trí đồng có ấy mà không có cái giếng. Từ ngày ấy trở đi, hình ảnh của một thứ mà tôi chưa bao giờ nhìn thấy đã hoà quyện khăng khít với cảnh trí thực của cánh đồng nằm ngay trước mắt tôi. Tôi có thể mô tả cái giếng đến từng chi tiết nhỏ. Nó nằm ngay ở nơi đồng cỏ kết thúc và rừng cây bắt đầu một lỗ mở đen ngòm vào lòng đất, đường kính tới một thước, cỏ mọc che đầy. Chẳng có gì đánh dấu chu vi của nó - không hàng rào, không thành giếng bằng đá (ít nhất là không có thành xây cao lên khỏi mặt đất). Nó chỉ là một cái lỗ, một cái miệng rộng ngoác. Những phiến đá quanh miệng giếng đã bị thời gian bào mòn, ngả một màu trắng nhem nhuốc lạ lùng. Chúng nứt nẻ, vỡ nát, và một con thằn lằn nhỏ xanh lét vừa trườn vào một kẽ nứt sâu hoắm. Ta có thể nghiêng người bên mép giếng và nhìn xuống để chẳng thấy gì hết. Điều duy nhất tôi biết về cái giếng là nó sâu khủng khiếp. Nó sâu đến độ không thể đo được, và đầy chặt bóng tối, như thể toàn bộ bóng tối của thế giới đã được nấu chảy và lčn vào đó đến tận cùng đậm đặc của chúng.

"Nó sâu lắm, thực vậy," Naoko nói, cẩn thận lựa từng lời. Đôi khi nàng nói kiểu đó, chậm hẳn lại để tìm từng lời chính xác mình cần. "Nhưng không ai biết nó ở đâu," nàng nói tiếp. "Mình chỉ biết chắc một điều là nó ở đâu đó quanh đây."

Hai tay đút sâu trong túi áo chen bằng vải tuýt, nàng mỉm cười với tôi như có ý "nói thật đấy!"

"Nếu vậy thì nguy hiểm vô cùng." tôi nói. "Một cái giếng sâu, nhưng không ai biết nó ở đâu. Ta có thể ngã vào nó và thế là hết đời."

"Hết đời. Aaaaaaaaaaaaa! Tũm một cái. Hết chuyện!"

"Chuyện ấy chắc phải xảy ra rồi."

"Đúng thế, lâu lâu lại có một lần. Có thể hai hoặc ba năm một lần. Tự nhiên có người biến mất, và không thể tìm thấy ông ta. Và lúc ấy mọi người ở quanh đây lại bảo "Ồ, ông ấy ngã xuống giếng đồng rồi."

"Chết như thế thật chẳng ra sao cả," tôi nói.

"Đúng vậy, chết thế thật khủng khiếp," Naoko nói, tay phủi một đám hạt cỏ vương trên áo. "Tốt nhất là mình gẫy cổ luôn, nhưng có thể mình lại chỉ gẫy chân và không xoay xở gì được. Mình kêu đến rách phổi nhưng không ai nghe thấy, và không thể hy vọng sẽ có ai tìm thấy mình, rồi bọn nhện và rết sẽ bò lên khắp người mình, xương của những nạn nhân trước lủng củng khắp xung quanh, rồi thì tối mò và ướt lạnh, và mãi tít trên đầu là cái chấm sáng tí ti như một mảnh trăng mùa đông.

Mình chết trong đó, ở ngay đâu đây, dần dà tí một, chỉ có một mình."

"Khiếp! Chỉ nghĩ đến chuyện ấy thôi là mình đã nổi da gà rồi," tôi nói. "Phải có ai tìm ra được cái của đó và xây một bức tường xung quanh nó."

"Nhưng không ai có thể tìm được nó. Tốt nhất là cậu đừng rời khỏi lối mòn."

"Yên trí, mình không làm thế đâu."

Naoko rút bàn tay trái ra khỏi túi áo và nắm chặt lấy tay tôi. "Cậu đừng lo," nàng nói. "Cậu sẽ ổn thôi. Cậu có thể chạy khắp quanh đây lúc nửa đêm mà cũng không bao giờ ngã xuống cái giếng đó. Cả mình nữa, mình sẽ không ngã xuống giếng chừng nào mình còn ở bên cậu."

"Không bao giờ ư?"

"Không bao giờ!"

"Sao cậu chắc vậy?"

"Mình biết vậy thôi," nàng nói, siết chặt tay tôi hơn và im lặng bước bên tôi. "Mình biết những chuyện đó. Mình luôn luôn đúng. Nó chẳng liên quan gì đến logic cả, mình chỉ cảm thấy như thế thôi. Ví dụ nhé, khi mình thực sự gần gụi cậu như thế này, mình không sợ một tí gì hết. Chẳng có gì đen tối hoặc xấu xa có thể cám dỗ được mình."

"Vậy thì đó là giải pháp rồi," tôi nói. "Cậu chỉ cần luôn luôn ở bên cạnh mình như thế này thôi."

"Cậu nói thật đấy chứ?"

"Tất nhiên rồi."

Naoko đứng dừng lại. Tôi cũng vậy. Nàng đặt hai tay lên vai tôi và nhìn vào mắt tôi. Sâu trong hai đồng tử nàng có một chất lỏng đen đặc đang xoáy tròn như một luồng gió xoáy lạ kỳ. Cặp mắt đẹp đẽ của nàng nhìn sâu mãi vào tôi một lúc lâu, rất lâu. Rồi nàng kiêng chân hết cỡ và chạm má nàng vào má tôi. Cử chỉ ấm áp kì diệu ấy khiến con tim tôi ngừng đập trong khoảnh khắc.

"Cám ơn cậu."

"Không dám," tôi đáp.

"Mình thật hạnh phúc vì cậu đã nói thế. Thật sự hạnh phúc," nàng nói với một nụ cười buồn rầu. "Nhưng không thể được."

"Không thể được ư? Tại sao?"

"Chuyện đó sẽ không phải. Nó sẽ khủng khiếp lắm. Nó..."

Naoko bỗng ngậm miệng và lại bắt đầu bước đi. Tôi có thể thấy đủ mọi ý nghĩ đang quay cuồng trong đầu nàng, và thay vì chen vào chúng, tôi chỉ giữ im lặng và sánh bước với nàng.

"Nó sẽ không phải - không phải với cậu, không phải với mình," nàng nói sau một hồi lâu lặng lẽ.

"Không phải thế nào chứ?" tôi thì thầm.

"Cậu không thấy sao? Không thể có chuyện một người cứ canh chừng một người khác mãi mãi và mãi mãi. Mình muốn nói là, giả dụ chúng mình lấy nhau. Cậu sẽ phải đi làm hàng ngày. Ai sẽ canh chừng mình khi cậu đi làm? Liệu mình có thể dính chặt với cậu từng phút từng giây trong suốt cả cuộc đời chúng ta chăng? Bình đẳng gì mà như vậy? Thứ quan hệ gì đây? Chẳng chóng thì chầy cậu sẽ phát ốm vì mình. Cậu sẽ tự hỏi cậu đang làm gì với cuộc đời của cậu, tại sao cậu phải dành hết thời gian của cậu để canh chừng người đàn bà này. Mình sẽ không thể chịu được chuyện đó. Nó không thể giải quyết được bất kì vấn đề nào của mình."

"Nhưng đến lúc ấy những vấn đề của cậu sẽ không còn nữa cơ mà?" tôi nói, tay vỗ nhẹ vào lưng nàng. "Cuối cùng chúng sẽ kết thúc. Và khi đó, chúng ta sẽ cùng nghĩ đến chuyện tiếp theo. Có khi cậu lại phải giúp mình thì sao. Chúng ta không sống theo nguyên tắc kế toán tài chính. Nếu cậu cần mình, hãy cứ sử dụng mình. Cậu hiểu không? Tại sao cậu phải cứng nhắc thế? Cậu hãy thoải mái đi nào, đừng cảnh giác nữa. Cậu căng thẳng quá nên lúc nào cũng chỉ sợ gặp chuyện tồi tệ. Thả lỏng người đi, và mọi thứ khác của cậu sẽ nhẹ nhàng hơn."

"Làm sao cậu có thể nói vậy được?" nàng hỏi với giọng đã cạn kiệt cảm xúc.

Giọng nói của Naoko đánh động rằng có thể tôi đã lỡ lời điều gì đó.

"Thử nói xem, làm sao cậu có thể nói như vậy được chứ," nàng nói, trân trối nhìn xuống mặt đất dưới chân mình. "Cậu chẳng nói được điều gì mà mình chưa biết. "Thả lỏng người đi, và mọi thứ khác của cậu sẽ nhẹ nhàng hơn." Nói thế với mình thì có nghĩa gì? Nếu mình thả lỏng thân xác mình bây giờ, mình sẽ tan rã. Mình đã luôn sống như thế này, và đó là cách sống duy nhất mà mình biết. Nếu mình thả lỏng trong một giây, mình sẽ không thể tìm được đường về. Mình sẽ tan thành từng mảnh, và những mảnh ấy sẽ bị thổi tung đi khắp nơi. Tại sao cậu không thấy được điều đó? Làm sao cậu có thể nói đến chuyện canh chừng cho mình nếu như cậu không thể thấy được điều đó?"

Tôi nín lặng.

"Mình hoang mang. Thực sự hoang mang. Và chuyện đó sâu sắc hơn cậu tưởng rất nhiều. Sâu hơn... đen tối hơn... lạnh lẽo hơn. Nhưng cậu hãy nói xem, làm sao mà cậu lại có thể ngủ với mình lần ấy? Làm sao cậu có thể làm một chuyện như vậy được? Tại sao cậu lại không để cho mình được yên thân một mình?"

Bấy giờ chúng tôi đã đang bước đi trong cái yên ắng đáng sợ của một khu rừng thông. Xác những con ve đã chết khô từ dạo cuối hč rải rác khắp trên mặt lối đi, lạo xạo dưới gót giày. Như thể tìm kiếm một thứ gì mà chúng tôi đã đánh mất, Naoko và tôi tiếp tục chậm rãi bước theo lối mòn.

"Mình xin lỗi," nàng nói, nắm lấy tay tôi và lắc đầu. "Mình không định hành hạ cậu. Hãy cố đừng để những gì mình nói làm cậu phiền lòng. Mình xin lỗi, thực lòng xin lỗi. Mình chỉ giận dữ với bản thân mà thôi."

"Có lẽ mình chưa thực hiểu cậu," tôi nói. "Mình không được thông minh lắm đâu. Chuyện gì cũng phải lâu lâu mình mới hiểu ra. Nhưng nếu mình thực sự có thời gian, mình sẽ hiểu cậu bằng được - hơn bất kì ai khác trên thế gian này."

Chúng tôi dừng bước và đứng trong khu rừng yên ắng, lắng nghe. Tôi dùng múi giày nghịch những quả thông và xác ve sầu, rồi ngẩng nhìn những mảnh trời qua vòm lá thông. Hai tay đút túi, Naoko đứng đó và suy nghĩ, mắt không nhìn vào đâu cụ thể.

"Hãy nói xem, Toru", nàng lên tiếng. "Cậu có yêu mình không?"

"Cậu biết là mình yêu cậu mà."

"Vậy cậu có thể giúp mình hai việc không?"

"Xin thưa, quí cô có thể có những ba điều ước kia!"

Naoko mỉm cười và lắc đầu. "Không, hai là đủ rồi. Một là cậu hãy biết rằng mình rất biết ơn cậu đã đến tận đây thăm mình. Mình hy vọng cậu sẽ hiểu là cậu đã làm cho mình hạnh phúc biết bao nhiêu. Mình biết rằng nếu có cái gì có thể cứu được mình, thì chính là niềm hạnh phúc này đây. Có thể mình không biểu lộ được điều đó, nhưng thật là như vậy đấy."

"Mình sẽ đến thăm cậu nữa mà," tôi nói. "Thế còn điều ước thứ hai?"

"Mình muốn cậu luôn luôn nhớ đến mình. Cậu sẽ nhớ rằng mình đã tồn tại, rằng mình đã đứng cạnh cậu ở đây như thế này chứ?"

RickkyMartin

Sex trong 'Rừng Nauy' không chỉ có vậy

Linh Lan

(Đọc bài "Rừng Nauy, sex thuần túy hay nghệ thuật đích thực?" của tác giả Phan Quý Bích đăng trên Văn Nghệ số 34)

Đúng là "Rừng Nauy" có nhắc nhiều đến sex, các nhân vật đều ít nhiều liên quan đến sex nhưng chủ đề của tác phẩm không dừng lại ở đó. Nếu hiểu, chủ đề tác phẩm là điều nhà văn muốn thể hiện thông qua hiện thực được phản ánh thì sex chỉ là một công cụ để phản ánh chủ đề của "Rừng Nauy" mà thôi.

Rừng Nauy là một trong những tác phẩm lớn làm nên tên tuổi của nhà văn Nhật Bản đương đại Haruki Murakami. Tác phẩm đã gây nên làn sóng tranh luận mạnh mẽ ở bất cứ quốc gia nào nó đi qua, được đánh giá là một trong mười cuốn sách có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến văn học Trung Quốc thế kỷ hai mươi, được coi là sách gối đầu dường của giới trẻ châu Á và cứ bảy người Nhật thì có một người tìm đọc. Vì vậy, điều khiến nhiều người ngạc nhiên là tại sao cho đến nay, giới phê bình Việt Nam vẫn còn khá im ắng trước sự xuất hiện chính thức của cuốn sách này. Ngoài một số bài điểm sách, hầu như chưa có một bài viết có "trọng lượng" nào bàn về Rừng Nauy, cho đến 26/8/2006, nghĩa là sau một tháng cuốn sách phát hành, tác giả Phan Quý Bích là người đầu tiên giải tỏa mối băn khoăn này bằng bài viết trên báo Văn Nghệ "Rừng Nauy, sex thuần túy hay nghệ thuật đích thực?". Tuy nhiên, xung quanh bài viết này còn khá nhiều điều phải bàn lại, và dưới đây là một số ý kiến của tôi với tư cách là một độc giả của "Rừng Nauy" và là người đã từng đọc bài viết của Phan Quý Bích.

Tác giả Phan Quý Bích đã khá nhạy bén khi nhận thấy ngay một trong những vấn đề nổi bật của Rừng Nauy là sex, đồng thời qua bài viết công phu, người viết chứng tỏ kỳ công đọc kỹ tác phẩm, xoáy vào những chi tiết "đắt", đưa ra nhiều kiến giải hợp lý dựa trên vốn hiểu biết sâu rộng về văn hóa, xã hội. Để trả lời cho câu hỏi được đặt ra ngay ở tiêu đề bài viết, Phan Quý Bích đã nêu dẫn chứng và lập luận theo hướng: từ cốt truyện, nhân vật, chi tiết và cả tựa đề của tác phẩm đều nói về sex, và khó có thể nói rằng đây không phải là một tác phẩm về sex. Tuy nhiên, thông qua việc coi sex như một sự giải phóng khỏi trạng huống tràn đầy năng lượng, sex không cứu con người thoát khỏi cô đơn tuyệt vọng, Murakami một mặt phơi bày thực trạng sống hưởng thụ, bế tắc của thế hệ thanh niên Nhật Bản, mặt khác, phủ nhận sex. Theo tôi, quan điểm Phan Quý Bích có hai điểm không thỏa đáng: thứ nhất, sex không phải là chủ đề chính của tác phẩm này; thứ hai, Murakami không thông qua sex để phủ nhận sex, sex trong Rừng Nauy không phải là điều gì dung tục hay thái quá cần phải phủ nhận, cũng không đơn thuần là sự "giải phóng khỏi trạng huống tràn đầy năng lượng", sâu hơn và xa hơn, nó là sợi dây kết nối mật thiết nhất giữa người với người giữa cuộc sống vô thường, vô hướng và cô độc.

Ngay ở đầu bài viết, Phan Quý Bích khẳng định "sex là một chủ đề xuyên suốt tác phẩm" và "Như vậy, cốt truyện, nhân vật, chi tiết và cả tựa đề nữa đều nói về sex". Nhận xét này không thật thỏa đáng. Đúng là Rừng Nauy có nhắc nhiều đến sex, các nhân vật đều ít nhiều liên quan đến sex nhưng chủ đề của tác phẩm không dừng lại ở đó. Nếu hiểu, chủ đề tác phẩm là điều nhà văn muốn thể hiện thông qua hiện thực được phản ánh thì sex chỉ là một công cụ để phản ánh chủ đề của Rừng Nauy mà thôi. Những đêm chơi bời của Toru và Watanabe, quan hệ tuyệt vọng của Kizuki và Naoko, sự cởi mở của Midori, hành động kỳ lạ của cô gái bị phụ tình trên bến tàu điện... tất cả những chi tiết liên quan đến sex ấy đều tập trung thể hiện một chủ đề chính của tác phẩm: cuộc sống vô hướng của thế hệ thanh niên Nhật Bản sau những năm 60. Nói cách khác, sex chỉ là một trong nhiều biểu hiện, ví dụ như tự tử, bãi khóa... của cuộc sống ấy mà thôi. 

Theo ý hiểu của tác giả Phan Quý Bích, thông qua Rừng Nauy, Murakami đã dùng sex để phủ nhận sex: "Sex chỉ là nó với tư cách là sự giải phóng một trạng huống tràn đầy năng lượng. Nó không cứu được con người ra khỏi cô đơn, tuyệt vọng. Vậy thì đó là sùng bái hay phủ nhận về sex?". Thực ra, sex trong Rừng Nauy không chỉ giản đơn là "một sự giải phóng trạng huống tràn đầy năng lượng", đồng thời tác giả không hề có ý sùng bái hay phủ nhận nó. Làm tình, đôi khi đúng là nhu cầu được hâm nóng mình trong những ngày chán chường uể oải, nó đơn giản, chóng vánh và gây kích động giây lát như một ly rượu mạnh (những đêm chơi bời của Toru và Watanabe). Nhưng mặt khác, tình dục trong tác phẩm còn mang ý nghĩa sâu sắc hơn, nó cho con người cảm giác mình được sống, sống một cách thực sự, nồng nhiệt, mê đắm, sống như một con người trong mối lên hệ mật thiết nhất với con người, nó là bởi những giây phút người nhất, bình thường nhất ấy đã níu giữ nhân vật ở lại với cuộc sống, tiếp tục sống. Đó là lý do tại sao Naoko vẫn gắng gượng tồn tại và hy vọng được hồi sinh sau cái chết của Kizuki (đêm sinh nhật đáng nhớ với Toru đã khiến nàng hiểu rằng mình có thể hòa nhập trở lại với thế giới), Reiko, Toru thấy vợi bớt cô độc và đau đớn sau đêm chia tay cuối cùng, và Modori, một cô gái sôi nổi có đủ kiên nhẫn để chờ đợi tình yêu của Toru..., và cũng vì lý do ấy, nên Toru Watanabe là nhân vật mạnh mẽ và nhân bản nhất trong tác phẩm, là cột trụ tinh thần để một cô gái xa lạ trên bến tàu điện, để Naoko, Modori, Reiko tin cậy dựa vào. Hành động Naoko khỏa thân vô thức trước Toru là khát vọng sâu thẳm được phơi mở để hòa nhập trở lại sau cái chết của Kizuki, và nàng chết khi khát vọng ấy trở thành tuyệt vọng. Bên cạnh đó, tình dục trong tác phẩm được miêu tả bằng một văn phong thanh thoát và gợi cảm, đôi khi, khiến người đọc ngừng thở vì niềm xúc động sâu sắc trước cái đẹp siêu thực được tái sinh từ câu chữ "... Tắm mình trong ánh trăng dìu dịu, thân thể của Naoko ánh lên như da thịt của kẻ sơ sinh khiến tôi thấy tan nát cői lòng. Khi nàng cử động -và nàng cử động nhẹ đến mức hầu như không thấy được - những chỗ sáng tối trên người nàng di động thật tinh tế. Khối tròn trịa căng phồng của cặp vú, hai đầu vú nhỏ xíu, chỗ lồi lőm vào ở phần rốn, cặp xương hông và đám lông mu, tất cả những cả đều tạo nên nhnữg bóng đổ li ti lấm chấm mà hình dạng của chúng liên tục biến đổi như những gợn sóng lăn tăn trải dài trên mặt hồ phẳng lặng".

Cũng chính vì không thấy ý nghĩa khác ấy cho nên tác giả Phan Quý Bích đã lý giải thiếu thuyết phục nhiều chi tiết trong Rừng Nauy. Ví dụ như chi tiết Midori khỏa thân trước ảnh cha "Trước khi bước vào "cuộc đời lớn", cô đã lột hết quần áo để trưng bày tấm thân ngà ngọc của mình trước di ảnh của người cha, như thể nói với ông rằng, cô xứng đáng được thả mình trong những cuộc ăn chơi xả láng". Làm gì có cuộc đời lớn hay cuộc đời nhỏ, làm gì có sự đòi hỏi xứng đáng hay không xứng đáng, làm gì có những cuộc ăn chơi xả láng ở đây? Hành động Midori khỏa thân trước bàn thờ cha, một mặt thể hiện tính cách độc đáo đến kỳ quái của Midori trong suốt tác phẩm, nhưng mặt khác nó lời giã biệt, là nước mắt, là những gì không thể nói ra, những cảm xúc không thể bộc lộ của cô gái nhỏ trước vong hồn người đã sinh ra mình. Nói cách khác, nó là sự gắng gượng của nhân vật để vượt qua nỗi đau, vượt qua sự cô độc. Có thể, ở một hoàn cảnh khác, một con người khác, hành động khỏa thân trước bàn thờ cha là điều khó chấp nhận, nhưng với Midori, điều đó hoàn toàn logic với cá tính, suy nghĩ của cô.

Về quan hệ giữa Reiko và Toru, Phan Quý Bích cho rằng "Và kết cục là anh đã tìm thấy sự thỏa mãn với một người đàn bà lớn hơn 19 tuổi, trong một cuộc tình theo "nghi lễ" tiễn biệt một người yêu đã chết và dửng dưng với một người yêu còn đang sống. Đó là nỗi buồn mênh mang khép lại tác phẩm, nỗi buồn mà tự nhân vật không làm sao hiểu được lý do, nỗi buồn đã làm hàng triệu độc giả trên thế giới phải xúc động". Đêm cuối Toru tiễn biệt Reiko không phải là hành động thỏa mãn của anh sau khi đã tuyệt vọng với hai người tình. Họ đến với nhau, đơn giản, chỉ là một sự chia sẻ giữa những kẻ cô độc, có cùng sự mất mát. Reiko cần có sự an ủi để chuẩn bị trở lại với cuộc sống sau nhiều năm giam mình trong khu trị liệu, Toru cần có sự an ủi và cảm giác được an ủi người khác để thăng bằng trở lại, để tạm trút bỏ những đau buồn và tiếp tục sống. Vì vậy, cả hai đã kéo dài hành động làm tình, họ ở trong nhau, trò chuyện, thanh thản và khiến người đọc thanh thản trở lại sau những trang văn dài miêu tả sự suy sụp của Toru.

Một nền văn học sẽ còn trì trệ nếu độc giả đổ xô đi mua sách chỉ vì những lời rỉ tai: cuốn này cực "hot", cực sex, khi nhà văn viết về sex một cách gượng gạo, nặng nhọc, nơm nớp lo bị cắt xén và giới nghiên cứu, phê bình thờ ơ trước những tác phẩm lớn, khi lên tiếng lại chỉ là đôi ba tiếng nói yếu ớt, cũ kỹ và nhiều sai lệch.

kien lua thong minh

tiếp....
"Lúc nào cũng vậy," tôi nói. "Mình sẽ luôn luôn nhớ."
Nàng bước đi và không nói gì nữa. Những tia sáng mùa thu xiên qua cành lá nhảy nhót trên vai áo nàng. Một con chó lại cất tiếng sủa, nghe gần hơn trước. Naoko trčo lên một gò nhỏ, bước ra khỏi khu rừng và đi vội xuểng một triền dốc thoai thoai. Tôi theo nàng cách hai ba bước chân.
"Lại đây nào," tôi gọi sau lưng nàng. "Cái giếng có thể ở đâu đó quanh đây." Naoko dừng lại và mỉm cười, rồi cầm lấy tay tôi. Chúng tôi đi nốt quãng đường, vai kề vai.
"Cậu thực sự hứa là sẽ không quên mình chứ?" nàng hồi gần như thì thầm.
"Mình sẽ không bao giờ quên cậu," tôi nói. "Không bao giờ mình có thể quên cậu."
Vậy mà ký ức tôi đã ngày càng mờ nhạt đi, và tôi đã quên nhiều thứ mất rồi. Viết bằng hồi ức như thế này, tôi thường có những cơn sợ hãi đến thắt lòng. Nếu tôi đã quên mất điều quan trọng nhất thì sao? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu ở đâu đó trong tôi có một bến lú tối tăm nơi tất cả những ký ức thực sự quan trọng bị chất đống lại và từ từ biến thành bùn đất?
Cho dù có như vậy đi nữa, đó là tất cả những gì tôi có. Ghì chặt những ký ức không hoàn hảo, đang lu mờ và đã phôi pha ấy trên ngực, tôi tiếp tục viết cuốn sách này với toàn bộ sức căng tuyệt vọng của một người chết đói đang mút từng mẩu xương nhặt được. Đó là cách duy nhất tôi biết để giữ lời hứa với Naoko.
Một lần, lâu lắm rồi, khi tôi còn trẻ, khi ký ức tôi còn sống động hơn giờ đây rất nhiều, tôi thường cố viết về nàng. Nhưng tôi không thể viết được một dòng nào.
Tôi biết rằng nếu cái dòng đầu tiên ấy mà xong, phần còn lại sẽ tự nó trào ra mặt giấy, nhưng tôi không thể làm được điều đó. Mọi thứ còn quá sắc nét và rő ràng, đến nỗi tôi không biết phải bắt đầu từ đâu - kiểu như một tấm bản đồ có quá nhiều chỉ dẫn đôi khi lại thành vô dụng.
Nhưng giờ đây, tôi hiểu rằng tất cả những gì mình có thể chất lên con thuyền chữ nghĩa không hoàn hảo này chỉ là những ký ức không hoàn hảo và những ý nghĩ không hoàn hảo. Những ký ức về Naoko càng lu mờ trong tôi thì tôi lại càng hiểu nàng sâu sắc hơn. Tôi cũng đã biết tại sao nàng xin tôi đừng quên nàng. Bản thân Naoko biết điều đó, tất nhiên rồi. Nàng biết rằng ký ức của tôi về nàng sẽ phôi pha. Và chính thế mà nàng xin tôi đừng bao giờ quên nàng, hãy nhớ rằng nàng đã từng tồn tại.
Ý nghĩ ấy xâm chiếm tôi với một nỗi đau tưởng chừng như không thể chịu đựng nổi. Bởi lẽ Naoko chưa từng yêu tôi bao giờ.
(Hết chương I)
kien lua

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội