Xưởng Điện lạnh Đức Hải

Trịnh Công Sơn: Cuộc sống không thể thiếu tình yêu

Started by vitconhocve, 18/05/07, 15:48

Previous topic - Next topic

vitconhocve

GĐ&XH - "Có người yêu thì hạnh phúc; có người yêu thì đau khổ. Nhưng dù đau khổ hay hạnh phúc thì con người vẫn muốn yêu. Tình yêu vì thế mà tồn tại. Con người không thể sống mà không yêu. Hàng nghìn năm nay con người đã sống và đã yêu - yêu thật lòng chứ không phải giả". Người nhạc sĩ sáng tác nhạc tình hay nhất thế kỷ 20 đã để lại bút tích của mình như vậy.

Trịnh Công Sơn sinh ngày 28 tháng 2 năm 1939 tại cao nguyên Lạc Giao, tỉnh Daklak.Ông mất vào 12g45 sáng ngày 1 tháng 4, 2001, tại Sài Gòn. Cuộc đời của Trịnh Công Sơn trải qua nhiều giai đoạn lịch sử cũng như giai đoạn sáng tác.

   

Trịnh Công Sơn hồi 5 tuổi
   

Trịnh Công Sơn hồi thiếu niên

Năm 1943 từ Daklak ông theo gia đình chuyển về Huế. Ông học trường tiểu học Nam Giao (nay là Trường An), vào trường Pellerin, theo học trường Thiên Hựu (Providence). Ông tốt nghiệp tú tài ban Triết tại Chasseloup Laubat, Sài Gòn. Học trường Sư Phạm Quy Nhơn khoá I (1962-1964). Sau khi tốt nghiệp ông lên dạy học và làm hiệu trưởng một trường tiểu học ở Bảo Lộc (Lâm Đồng). Sau 1965, ông bỏ hẳn nghề dạy học, về sống và sáng tác tại Sài Gòn.



Trịnh Công Sơn tự học nhạc, bắt đầu sáng tác năm 1958 với tác phẩm đầu tay "Ướt Mi" (NXB An Phú in năm 1959). Cho đến nay, nhạc sĩ đã sáng tác hơn 600 tác phẩm, có thể được phân loại dưới 3 đề mục lớn: Tình Yêu - Quê Hương - Thân Phận.




Ngoài âm nhạc, tác phẩm của ông còn gồm nhiều thể loại thuộc các lãnh vực như: thơ, văn và hội họa.




Quan niệm sáng tác của ông: "Tôi chỉ là một tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo..."

Quan niệm sống của ông: "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, dù không để làm gì cả, dù chỉ để gió cuốn đi!"




Ngoài ra, Trịnh Công Sơn có tên trong tự điển bách khoa Pháp "Encyclopédie de tous les pays du monde" (Coll. Les Millions).


Năm 2004, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã được hội Âm Nhạc Hòa Bình Thế Giới trao giải "Cuộc Đời của Hòa Bình" (Life of Peace) cùng với những nghệ sĩ khác trên thế giới đã dùng âm nhạc để tranh đấu cho hòa bình như Joan Baez, Bob Dylan, Harry Belafonte. Đây là một vinh hạnh không những cho gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mà còn là một hãnh diện chung cho mọi người Việt Nam.

NHỮNG NỐT LẶNG CỦA TÌNH YÊU





"Có một điều gần như không thay đổi là mùa xuân nào cũng từng ấy bạn bè vây quanh, chỉ có khuôn mặt tình yêu là không như cũ". Người nhạc sĩ tài hoa này đã để lại bút tích về cái sự "yêu nhiều mà không hề yêu riêng ai" như vậy.
Ít nhất có 2 lần Trịnh Công Sơn định giã từ cuộc sống độc thân. Lần đầu vào năm 1983 với một thiếu phụ tên là C.N.N. sống tại Paris (Pháp). Bà đã bay về Việt Nam để chuẩn bị. Tuy nhiên, chẳng hiểu sao, hai người vẫn không thể gắn bó trọn đời bên nhau.

Lần thứ hai, nhạc sĩ họ Trịnh định làm hôn lễ với Vân Anh, cô gái kém ông 30 tuổi, là Á hậu Tiền Phong 1990. Ngay cái nhìn đầu tiên trong đêm thi hoa hậu, Trịnh Công Sơn đã trầm trồ: "Đẹp quá". Lễ cưới đã chuẩn bị, đồ cưới đã may nhưng đến phút chót, ông lại khước từ hạnh phúc chỉ bằng một cái nhún vai. Là người con có hiếu, chuyện lập gia đình chỉ tồn tại khi mẹ ông còn sống, khi bà mất, ý định ấy không còn.



Ngoài hai người phụ nữ mà ông định xây dựng tổ ấm, khi nhắc đến Trịnh Công Sơn, người ta nghĩ ngay đến Khánh Ly. Nhưng chuyện kỳ lạ giữa hai con người này là họ chỉ thuộc về nhau trong lĩnh vực âm nhạc. Có lần cô ca sĩ đã níu áo Trịnh Công Sơn và hỏi: "Anh bảo rằng yêu tất cả mọi người, tại sao anh không một lần nói yêu em?". Lúc đó, ông đã quay sang những người xung quanh cười và nói: "Đó, các ông các bà đã nghe cả, còn bảo tôi cặp với Khánh Ly nữa hay thôi?".

Trịnh Công Sơn còn từng nặng lòng với một cô gái rất trẻ. Từ yêu nhạc đến yêu người, người con gái ấy đã nghĩ về ông với tất cả tình yêu và sự hy sinh từ năm 14 tuổi. Cô kể: "Lần đầu tiên đứng trước nhau, cả tôi và anh Sơn đều run. Tôi run vì quá trẻ còn Sơn run vì... quá già". Ngày nhạc sĩ mất, cô gái này đã đến chịu tang ông.


Thập niên cuối cùng của cuộc đời, niềm say mê của Trịnh Công Sơn hầu hết dành cho Hồng Nhung. Cô đã khơi dậy trong tâm hồn người nghệ sĩ nguồn sống mới để từ đó, ra đời ca khúc trữ tình Bống Bồng ơi, Thuở bống là người, tặng riêng cô.

NHỮNG NÀNG THƠ CỦA TRỊNH CÔNG SƠN

Ca khúc của anh người ta vẫn hát, vẫn thưởng thức nhưng không phải ai cũng biết được xuất xứ của chúng. Dưới đây là nguồn cội, ý nghĩa của một số bài hát viết về tình yêu của anh.

''Cuối cùng cho một tình yêu''

Ở Đại học Văn khoa Huế lúc ấy có cô Trần Thị Nh. H. Cô không nằm trong danh sách người đẹp, nhưng hay mặc áo dài tím, có dáng đi mềm mại như tơ, hát hay, nên H. rất được mến mộ. Họa sĩ Trịnh Cung lúc còn học Mỹ thuật Huế rất mê Nh. H. Vì tuyệt vọng, anh đã làm nên bài thơ Cuối cùng cho một tình yêu. Bài thơ này đã được Trịnh Công Sơn phổ nhạc và nổi tiếng gần 40 năm qua. Một điều thú vị là: ''Cho đến nay, Nh. H. đã có gia đình, có cháu nội, cháu ngoại mà vẫn chưa biết bài thơ phổ nhạc bất hủ ấy Trịnh Cung đã làm cho chính mình" (lời thú nhận của Trịnh Cung).



Tương tự, Trịnh Công Sơn đã yêu Ph.Th. - em ruột ca sĩ Hà Thanh. Sau này, anh kể lại: ''Hà Thanh có đến bốn, năm người em gái, nhưng mỗi lần Ph.Th. đến sau lưng là mình biết ngay bởi mùi hương rất đặc trưng". Chưa bao giờ Trịnh Công Sơn dám tỏ tình với Ph.Th. và Ph.Th. cũng không có một cử chỉ nào khiến người bạn âm nhạc của chị mình hiểu nhầm là cô có cảm tình riêng. Thế mà nhạc sĩ họ Trịnh đã si tình, và nhờ cái vẻ đẹp thánh thiện ''em đứng lên gọi mưa vào hạ'' ấy của Ph.Th., anh đã viết nên mấy bài hát Nhìn những mùa thu đi, Nắng thuỷ tinh và Gọi tên bốn mùa.

Ph.Th. lập gia đình với ông tiến sĩ B. làm trưởng khoa luật rồi làm Bộ trưởng Giáo dục, ''tuổi tác không cân xứng nhưng danh vọng và sắc đẹp thì đẹp đôi''. Sau đó, vì thời cuộc, tiến sĩ B. mất sớm, Ph.Th. vẫn giữ sự đoan trang, đức hạnh nuôi dạy các con ăn học đến nơi đến chốn tại Boston (Mỹ). Cuối năm 2000, gặp lại Hà Thanh và Ph.Th. tại Huế, vẫn thấy hai chị em này không sợ thời gian, vẫn đẹp như nắng thủy tinh thuở nào. Nhớ lại chuyện xưa, các cô rất vui và xem đó là kỷ niệm của giai đoạn đẹp nhất đời mình. Tuy chỉ mới một chiều, nhưng bạn bè thuở ấy vẫn xem chuyện Trịnh Công Sơn si mê Ph.Th. là mối tình đầu của anh.





''Hai mươi năm xin trả nợ dài''

Khoảng năm 1962, gia đình Trịnh Công Sơn gặp khó khăn về kinh tế, gian phố lớn ở đường Phan Bội Châu (Ngã Giữa) phải sang cho người khác và qua thuê một căn hộ ở tầng một, dãy lầu mới xây ở đầu cầu Phú Cam. Hàng ngày, Trịnh Công Sơn đứng trên lầu ngắm các cô nữ sinh đi qua cầu Phú Cam, đi dọc theo đường Nguyễn Trường Tộ đến trường Đồng Khánh. Trong đám xuân xanh ấy có cô Ngô Thị Bích Diễm, con gái thầy Ngô Đốc Kh. - người Hà Nội. Bích Diễm giống bố, người dong dỏng cao, nét mặt thanh tú, bước đi thong thả nhẹ nhàng.

     

Con người của Diễm rất hợp với cái tên Diễm và cũng thích hợp với tâm hồn bén nhạy của Trịnh Công Sơn. Anh yêu Diễm mê mệt. Những ngày không thấy Diễm đi qua, anh đau khổ vô cùng. Anh trông thấy con đường trước nhà ''dài hun hút cho mắt thêm sâu'' (Diễm xưa). Nhưng anh cũng biết, gặp Diễm để nói lên nỗi đau ấy không phải là chuyện dễ.

Thầy Ngô Đốc Kh. - thân sinh của Diễm, là một ông giáo rất nghiêm. Ông không thể chấp nhận một anh chàng chưa có bằng đại học, tóc dài, cằm lún phún râu chuyện trò với cô con gái đài các của ông. May sao lúc ấy họa sĩ Đinh Cường thuê nhà ở gần nhà Diễm để làm xưởng vẽ. Hai bạn canh chừng những khi thầy giáo có giờ dạy, mà Diễm đang ngồi ở nhà học bài thì liền liều mình qua thăm. Những lần liều mình ấy, có khi Diễm tiếp, có khi Diễm để cho người nhà tiếp.




Khác với Ph.Th., Diễm biết Trịnh Công Sơn yêu mình và trái tim cô nhiều khi cũng rung động. Nhưng lúc ấy Diễm không thể vượt qua được sự nghiêm khắc của gia đình để nói cho tác giả Ướt mi biết điều đó. Trịnh Công Sơn trút hết nỗi lòng yêu Diễm vào bài Diễm xưa. Nhưng sự việc không dừng ở đó, bởi mấy năm sau, khi Diễm vào học ở Sài Gòn, em gái cô cũng lớn lên thành một thiếu nữ xinh đẹp. Với cái cầu đã bắc từ hồi yêu Bích Diễm, tâm hồn của Sơn qua cây cầu cũ, nói như Đinh Cường ''Sơn lại da diết với cái dáng vẻ khoan thai, áo lụa vàng của Dao A. để rồi thất vọng, để rồi...''.




Khác với những lần yêu trước, thất vọng về Dao A., Trịnh Công Sơn không bắt nhạc của anh phải mang cái gánh thất tình của anh. Không ngờ hai mươi năm sau, trải qua bao nhiêu dâu bể, từ bên Mỹ, Dao A. trở về Việt Nam tìm Trịnh Công Sơn. Không rõ Dao A. nói gì với Sơn, và còn gì nữa không, mà anh đã rất hài lòng với thực tại ''hai mươi năm xin trả nợ dài, trả nợ một đời em đã phụ tôi'' (Xin trả nợ người). Trong hai mươi năm ấy, Dao A. đã có gia đình, đã hiểu rõ cuộc đời, nên hết ''phụ tình'' Trịnh Công Sơn.

Đinh Cường đã viết: ''Tháng cuối cùng trước khi Sơn mất, Dao A. về thăm suốt tuần, sáng nào A. cũng đến ngồi bên chiếc xe lăn của Sơn, chỉ còn biết nhìn Sơn, cho đến chiều tối mới về nhà''. Trịnh Công Sơn yêu Dao A. phải trải qua hai mươi năm mới ''nhận'' được lời đáp. Tuy đã quá muộn, nhưng trên cõi đời này có mấy ai được yêu và được nhận trong một khoảng cách dài lâu đến thế đâu!
     



''Coi như phút đó tình cờ''

Gặp người đẹp, Trịnh Công Sơn dễ yêu, mà không riêng gì Sơn, các bạn thân sơ của anh cũng đều như thế. Sơn không nề hà chuyện yêu một chiều, không sợ đau khổ vì tình phụ, đã yêu là yêu mãi, yêu hoài, yêu hết mình. Nhưng cũng có lúc anh ''chán tình'', vì cho rằng mình yêu nhầm. Ngày ấy, ở bên kia sông Thọ Lộc, thuộc phường Vĩ Dạ, có cô nàng tên Nguyệt rất đẹp. Trịnh Công Sơn đã yêu say đắm. Vô tình, trong lúc nói chuyện với Sơn, cô buột miệng khen một anh chàng nào đó đẹp trai ''vì anh ấy lai Tây''.

Chỉ một chuyện vô tình rất nhỏ, thế mà Trịnh Công Sơn cảm thấy bị xúc phạm, anh không thể hiểu nổi một người mình yêu mà lại có một quan niệm thẩm mỹ lệch lạc đến thế. Tất cả những yêu thương Nguyệt trong lòng anh bỗng nhạt nhoà hết. Anh viết bài Nguyệt ca. Anh ca ngợi cô nàng Nguyệt hết lời khi trăng là Nguyệt. Nhưng khi anh phát hiện ra từ trăng thôi là Nguyệt, Nguyệt không phải là người anh mơ ước, anh xem chuyện anh yêu Nguyệt coi như phút đó tình cờ và về sau anh không nhắc đến cô nữa.

Trịnh Công Sơn yêu rất nhiều, về sau có thêm Bích Kh., có Chu Nguyệt Ng., có Michiko, có Hồng Nhung... nhưng định mệnh vẫn cứ bắt anh phải đứng trước cái ngưỡng của tình yêu. Nếu anh còn sống thêm vài mươi năm nữa, sẽ còn ai nữa... và cũng thế thôi. Nếu anh bước qua khỏi cái ngưỡng ấy thì chưa chắc đã có được cái địa vị người sáng tác nhạc tình hay nhất thế kỷ.

CUỘC SỐNG KHÔNG THỂ THIẾU TÌNH YÊU

Người ta nói trên trái đất không có gì ở ngoài qui luật cả. Nhưng tình yêu hình như cũng có lúc là một ngoại lệ. Tình yêu có thể nâng bổng con người nhưng cũng lắm lúc nhấn chìm kẻ háo hức. Tôi không tin những người quá lạc quan khi nói về tình yêu bằng thể khẳng định. Người ta có thể tin rằng mình được yêu và cũng có thể hiểu nhầm mình không được yêu.

Tôi không thể nói về một vấn đề mà chính bản thân mình cũng chưa hiểu hết. Chưa hiểu hết là nói theo kiểu đại ngôn chứ thật sự là hoàn toàn không thể hiểu. Nếu có người nào đó thách thức tôi một trò chơi nghịch ngợm thì tôi sẽ mang tình yêu ra mà đánh đố. Tôi e, không ai dám tự xưng mình am tường hết nội dung phong phú và quá phức tạp của tình yêu.




Có người yêu thì hạnh phúc; có người yêu thì đau khổ. Nhưng dù đau khổ hay hạnh phúc thì con người vẫn muốn yêu. Tình yêu vì thế mà tồn tại. Con người không thể sống mà không yêu. Hàng nghìn năm nay con người đã sống và đã yêu - yêu thật lòng chứ không phải giả. Thế mà đã có không biết bao nhiêu là tình yêu giả. Cái giả mà rất thật trong đời. Sự giả trá đó lúc biết được thì làm khổ lòng nhau biết bao nhiêu mà kể. Người giả, người thật nhìn nhau lúc bấy giờ ngỡ ngàng không biết thế nào nói được. Người thật thì nằm bệnh, người giả thì nói, cười huyên thuyên. Ðời sống vốn không bất công. Người giả trong tình yêu thế nào cũng thiệt. Người thật thế nào cũng được đền bù.

Tình yêu thời nào cũng có. Nhưng có tình yêu kết thúc bi thảm đến độ có khi con người không dám yêu. Yêu mà khổ quá thì yêu làm gì. Có người đã nói như vậy.

Tôi đã có dịp đứng trên hai mặt của tình yêu và dù sao chăng nữa, tôi vẫn muốn giữ lại trong lòng một ý nghĩa bền vững: "Cuộc sống không thể thiếu tình yêu".

Trịnh Công Sơn

NHỮNG PHỤ NỮ ĐƯỢC TRỊNH CÔNG SƠN YÊU MẾN NÓI VỀ ÔNG

Đó là Khánh Ly, giọng hát liêu trai đã gắn liền với nhạc phẩm của ông mấy chục năm qua. Hồng Nhung, người được xem như đại diện tiêu biểu cho thế hệ ca sĩ sau này. Và, Trịnh Vĩnh Trinh, cô em út thân thiết với tiếng hát khước từ mọi khuôn phép.

Khánh Ly: Bao nhiêu ngày tháng qua đi, anh vẫn không bao giờ thay đổi. Tôi cũng thế. Cả hai không có những thắc mắc về đời sống của nhau, 30 năm trước không hỏi thì 30 năm sau cũng không hỏi... Tôi quý những giây phút ở bên anh và tôi nghĩ anh sẽ nói với tôi điều cần nói, nếu có. Anh im lặng vì có thể những điều anh nghĩ, anh muốn, không còn cần thiết để phải nói ra.

"Em theo đời cơm áo. Mai ra cùng phố xôn xao. Bao nhiêu ngày yêu dấu tan theo...". Tôi có cảm tưởng đó là một lời trách móc anh cho tôi. Rất dịu dàng như bản tính anh. Từ bao nhiêu năm nay, câu hát đó theo tôi như một vết thương. Đời cơm áo quả thật đã làm cho tôi lắm ê chề, khổ đau, nhưng những ngày yêu dấu bên anh và bạn bè đã chẳng bao giờ tôi quên... Dù đời sống có lắm tan vỡ, có lắm chìm sâu nhưng mơ ước của một đời người thì trong trái tim bầm dập của tôi, những ngày tháng cũ vẫn là một điểm son, là một bám víu cuối cùng và duy nhất.

Hồng Nhung: Hồi đó, chúng tôi gặp nhau hàng ngày, lúc thì đi xem tranh ở gallery, lúc thì đến dự khai trương một nhà hàng của người bạn, lúc thì quanh quẩn nhà anh chuyện trò cả buổi, lúc thì lang thang thả bộ ra quán mì nhỏ gần Hồ Con Rùa ăn sáng... Anh đã luôn yêu thương mọi người, trong đó có tôi, như thế. Anh lúc nào cũng nhẹ nhàng và chẳng nề hà trả lời tất cả những câu hỏi của tôi, nhiều khi là ngô nghê, về đời sống, về âm nhạc, hay về bất cứ điều gì dù nhỏ bé nhất. Tôi kể cho anh nghe những điều làm tôi buồn, những mất mát khi còn nhỏ. Anh chỉ ngồi lặng im. Và sự im lặng của anh làm tôi thấy được lắng nghe, được hiểu và được vỗ về... Anh cho tôi một miếng ngọc hình quả bí, bảo tôi đeo nó sẽ may mắn, vì quả bí hợp với tuổi tôi. Anh cho tôi thấy hạnh phúc thật giản đơn. Và anh là người đã làm cho tôi không cảm thấy xa lạ và bỡ ngỡ ngay những ngày đầu tiên sống ở Sài Gòn.

Trịnh Vĩnh Trinh: Tôi nghĩ, điều may mắn cho đời và cho tôi, là được làm em của anh Sơn. Điều này tôi đã được thấy từ những năm còn rất nhỏ. Với tôi, anh Sơn như một người cha, vì thân sinh chúng tôi qua đời rất sớm, từ khi tôi còn trong bụng mẹ. Anh rất thân với tôi tuy anh là lớn nhất và tôi nhỏ nhất trong nhà. Tôi lớn lên cùng với âm nhạc của anh. Anh Sơn có một cuộc sống rộng rãi, phóng khoáng với bạn bè, đồng thời luôn luôn gần gũi với các em. Và những ca khúc anh viết, thì chúng tôi, các em của anh, là những người đầu tiên được nghe hát và được dạy cho hát.

Từ giadinh.net
Em đi, bỏ lại con đường vắng. Bỏ lại vạt nắng vàng, bỏ lại hàng cây buồn ngơ ngẩn..........

vitconhocve

Quên mất. Bài em coppy từ giadinh.net. Nhưng mà hichic sao thế này.
Em đi, bỏ lại con đường vắng. Bỏ lại vạt nắng vàng, bỏ lại hàng cây buồn ngơ ngẩn..........

saos@ngmo

done, do mạng chậm làm các font chữ bị vỡ, anh đã convert lại rồi, bài rất hay em ạ!

vitconhocve

Em đi, bỏ lại con đường vắng. Bỏ lại vạt nắng vàng, bỏ lại hàng cây buồn ngơ ngẩn..........

vovavietnam

Ai biết giải thích hộ câu "rồi em sẽ bình minh" với.
Cả câu "Sống ở trên đời cần có một tấm lòng (....) để gió cuốn đi"
Còn nhiều câu nữa mình nghe nhưng ko hiểu.

vitconhocve

"Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng"
Em đi, bỏ lại con đường vắng. Bỏ lại vạt nắng vàng, bỏ lại hàng cây buồn ngơ ngẩn..........

vovavietnam


vovavietnam

"Còn hai con mắt khóc người một con " là sao nhỉ ???

vitconhocve

Thanh Lam - Người đàn bà chở nặng những thăng trầm


Ca sĩ Thanh Lam.

"Có nghĩa gì thị phi. Có nghĩa gì đồn đại. Có nghĩa gì hờn ghen. Có nghĩa gì đố kị . Khi em là thiên thanh"... Chiều muộn. Hà Nội ướt cơn mưa rào tháng 5. Mưa nhẹ như thoảng song cũng đủ làm mềm ướt con ngõ nhỏ 550 Đê La Thành. Nhà của nhạc sĩ Thuận Yến ẩn sâu trong ngõ, rợp mát bởi cây xanh che kín khoảnh sân bé xíu.

Mưa làm cho khoảnh sân và cây lá như lạ đi, lấp la lấp lánh những ánh sáng của nước mưa đẫm ướt dưới ánh hoàng hôn cuối ngày. Ca sĩ Thanh Lam quần lụa, áo đen, tóc tém đang lúi húi dưới bếp làm cơm chiều cùng gia đình.

Đã lâu lại nhìn thấy người đàn bà hát với một dung nhan thật lạ. Mái tóc tém sát đầu trông chị trẻ lại chừng 10 tuổi, xinh tươi và ăm ắp sức sống của một người đàn bà đẫm mùi đàn bà. Đã mấy tháng nay, Lam dọn về nhà ở với bố mẹ và gia đình em trai.

Căn phòng nhỏ trên tầng 3 dành cho Lam đã được bố và em trai sửa lại hoàn tất và kỹ lưỡng như một phòng của khách sạn sang trọng để Lam bằng lòng. Để những khi mỏi mệt sau đêm diễn, sau những ngày dài đi công tác, Lam trở về và thả mình vào không khí chan hòa yêu thương ruột rà của gia đình.

Nhạc sĩ Thuận Yến sung sướng khi đón được con gái yêu trở về nhà. Ông nói: "Thương lắm, sửa cho con căn phòng này thật đẹp như ý nó muốn, với lại kêu con về để nó đỡ xài tiền thuê nhà hoang quá. Chừng ấy năm thuê nhà đủ để xây một cái nhà đẹp đàng hoàng của mình rồi, vậy mà nó có tính toán được đâu.

Năm ngoái mẹ nó bắt mua một miếng đất ngoài đê sông Hồng, năm nay tính góp tiền để xây cho nó, ngặt nỗi thi công được bức tường rào thì bị đập vì chưa có sổ đỏ. Mẹ nó lại chạy ngược chạy xuôi, tôi nói với bà ấy, mình chưa có giấy tờ, phải làm cho đủ mới xây được chứ. Con Lam thì mặc kệ mẹ, nó bảo để con đi hát dành dụm tiền trả mẹ nhé. Hơn nửa cuộc đời rồi, làm mẹ của 3 đứa con đã lớn, đứa lớn nhất đến tuổi trưởng thành rồi, thế mà bây giờ nó mới nhớ ra đi hát dành dụm tiền đưa mẹ để làm nhà". Nhạc sĩ Thuận Yến nói vậy rồi cười, nụ cười của một người cha đã già suốt đời cưng con nghe rưng rưng đến lạ.

Cũng có thể khi trở về căn nhà của cha mẹ sinh thành, trở về với nơi chốn mình sinh ra và lớn lên. Lam trở nên bé nhỏ lại, trẻ trung ra và dịu dàng hơn khi thỉnh thoảng lại đi chợ xuống bếp cùng gia đình. Người đàn bà hát với ham muốn luôn cháy rừng rực trong con người chị là hát, là sáng tạo. Chẳng thế mà Lam luôn là người đi tiên phong trong những phong cách hát mới. Luôn tìm tòi, thể nghiệm một mình tìm lấy và đi trên con đường riêng của mình mà không phải bất cứ một lối mòn nào.

Bởi thế mà Lam luôn đối diện với khó khăn, luôn chênh vênh giữa được và mất. Luôn muốn là người đầu tiên đến với khán giả bằng con đường chinh phục gian nan nhất. Tất cả những bài hát, dù đã cũ, hay mới, qua Lam đều khác lạ đi, đều đến với khán giả, thính giả bằng một hơi thở khác, một phong cách khác. Có thể sự khác lạ mới mẻ ấy không phải lúc nào cũng được đón nhận. Lam là người luôn nương nhờ vào thời gian để minh chứng cho con đường âm nhạc của mình, luôn mong mỏi thời gian sẽ thuyết phục được khán giả chấp nhận Lam trong những thể nghiệm mới.

Trong chiều mưa Hà Nội, nơi căn phòng cha mẹ dành cho mình, Lam ngồi bó gối trò chuyện cùng tôi trong một nỗi buồn mơ hồ, đầy dự cảm. Lam nói không biết Lam có ảo tưởng không khi luôn mong muốn và khao khát đóng góp vào âm nhạc đương đại Việt Nam những phong cách mới, hơi thở mới. Bởi khán giả bây giờ hình như không còn mặn mà với âm nhạc chính thống.

Dòng nhạc thị trường đang chiếm ưu thế hiện nay. Những bài hát với âm nhạc ca từ đơn giản, thậm chí vô nghĩa và phản cảm. Ca sĩ trẻ bây giờ chỉ một chút nhan sắc và giọng hát, không cần học hành trường lớp bài bản, không cần kỹ thuật gì hết, đi cùng một ê kíp quảng cáo và dựng thần tượng, thế là nghiễm nhiên trở thành sao, trở thành ăn khách và hái ra tiền. Những lo lắng buồn bã của Lam không phải mơ hồ nữa mà dường như đã thường trực mất rồi.

Thế nhưng với người đàn bà hát, người từng được vinh danh là "nữ hoàng nhạc nhẹ Việt Nam" không vì thế mà bớt đi đam mê nhiệt huyết. Chị vẫn kiên trì, bền bỉ với con đường của mình bằng tất cả sự nỗ lực bứt phá. Trong chừng 5 năm lại đây, và hơn hai năm cùng với sự kết hợp cộng tác với nhạc sĩ trẻ Lê Minh Sơn, Lam đã chứng minh được sự sáng tạo không mệt mỏi.

Mỗi một CD của chị từ "Ru mãi ngàn năm", "Này em có nhớ", "Em và đêm", "Nắng lên", "Thanh Lam - Trọng Tấn" "Giọt Lam"... đều dồn chứa đến kiệt cùng sức lực của mình cho mỗi bài hát, mỗi đêm diễn. Hiện nay Lam đang gấp rút hoàn thành CD jazz - pop với một tên gọi đầy kiêu hãnh. Tên gọi này chị muốn bí mật đến tận cùng, và chị chắc chắn sẽ đem lại một sự ngạc nhiên đến kỳ thú cho khán giả. Chị đã định ra mắt CD nhân dịp sinh nhật lần thứ 38 của mình vào ngày 19-6 tới. Thế nhưng phải tới tháng 10, Lam mới có hai đêm công diễn ở Nhà hát lớn, để ra mắt CD này.

Với một màu sắc âm nhạc jazz - pop xuyên suốt trong toàn bộ các bài hát, CD sẽ là một sự mới lạ của Lam. Trong CD này, Lam sẽ hát các bài hát của nhạc sĩ tiếng tăm trong làng nhạc. Đó là Dương Thụ, Trần Tiến, Nguyễn Cường, Phó Đức Phương và nhạc sĩ trẻ Lê Minh Sơn, anh sẽ phối khí và biên tập chính cho CD của Lam.

Lam tâm sự "Tôi dám thử thách con đường riêng của mình, tôi luôn khát khao tìm đến cái mới và tôi cần có thời gian để chờ đợi cho sự chấp nhận của khán giả. Trước những luồng khen chê khác nhau của dư luận, tôi không quá áp lực, mệt mỏi. Tôi sống có lý tưởng, luôn khát khao sáng tạo. Tôi tự hào vì đã được mệnh danh là nữ hoàng nhạc nhẹ Việt Nam". Tôi quý trọng gìn giữ những gì khán giả đã dành cho tôi và luôn cố gắng để đền đáp".

Tôi đã từng mê Lam hát khi tiếng hát chị cất lên trong sáng và say đắm như một khúc thiên thanh, cũng từng nghe chị như gào thét, như quằn quại bởi những ám ảnh âm nhạc. Tôi nói với chị về những khó chịu của khán giả và cả chính tôi nữa những lúc chị lạm dụng quá nhiều sức mạnh của mình trong những bài hát. Lam cười, Lam nói mà thấy thương. Rằng tâm hồn Lam như thế nào thì Lam hát như vậy. Nhiều lúc khi ra sân khấu, Lam tự dặn mình phải tiết chế bớt cảm xúc, và cái đó cũng là một áp lực đối với ca sĩ "thừa năng lượng" như Lam. Giờ đây, Lam đã là một người đàn bà đầy trải nghiệm, đã qua những vấp váp, được mất trong cuộc sống, làm sao tìm lại được Lam với sự trong trẻo như suối ngàn.


Tiếng hát của Lam bây giờ cũng khác xưa lắm, với một người đàn bà chở nặng những thăng trầm, đổ vỡ của cuộc đời mình, Lam bây giờ khắc khoải hơn, đằm sâu hơn, và cũng đau khổ hơn. Rồi như là sự may rủi của đời mình. Không phải Lam không muốn làm một người đàn bà nguyên thủy. Bằng chứng là Lam có tới 3 đứa con, hai lần kết hôn và chừng ấy lần đổ vỡ. "Tôi không bao giờ được bình yên trong cuộc sống của riêng mình, và đi kèm với sự bình yên ấy là những mất mát không đo đếm nổi.

Khi chia tay với Quốc Trung, tôi dành quyền nuôi con cho anh ấy, đó là sự hy sinh lớn nhất của một người mẹ. Tôi hiểu rằng sống với gia đình anh ấy, các con tôi sẽ lớn tốt hơn, sẽ có một nền tảng vững chắc và một tương lai tốt. Cuộc sống của tôi nay đây mai đó, tôi không có điều kiện để chăm sóc con, bên nó từ sáng đến tối. Không ai có thể chăm sóc con tốt hơn chính mẹ hoặc bố của đẻ. Suốt một thời gian dài sau ly hôn, tôi chống chếnh tưởng không thể cân bằng nổi vì phải rời xa các con. Mặc cho ai đó nói lời thị phi tôi không chịu nuôi con, bỏ con bỏ cái. Tôi hiểu những gì tôi đã phải chịu đựng và tôi biết mình đã hy sinh rất nhiều vì các con".

Còn về tình yêu, về những người đàn ông, Thanh Lam nói: "Trong tình yêu, tôi yêu mãnh liệt và luôn luôn đánh mất bản thân mình. Tôi đốt hết những năng lượng tinh thần cho người mình yêu. Tôi cưng chiều họ thái quá và cũng kỳ vọng họ quá nhiều, vì thế mới đổ vỡ. Tôi có lỗi vì tôi kỳ vọng ở người đàn ông, đó là lý do để tôi không trọn vẹn trong hôn nhân.

Tôi nghĩ đàn ông phải đủ lớn, đủ mạnh và đủ bao dung để che chở cho mình, bao bọc cho mình, và làm mình kính trọng. Tôi là người mù quáng trong tình yêu, sự thi vị tuyệt vời nhất, lãng mạn nhất đó là mù quáng và đánh mất chính bản thân mình khi yêu. Việc một số phụ nữ bây giờ sinh con không cần kết hôn là một dấu hỏi lớn cho đàn ông Việt. Tôi nghĩ, đàn ông Việt Nam hình như ngày càng càng ít yêu phụ nữ hơn yêu chính bản thân mình. Đó là một điều rất buồn".

Lam nói trong đời mình đã có hai tình yêu lớn nhất, chung thủy nhất, vô điều kiện nhất. Đó là tình yêu của người cha  dành cho con gái, và tình yêu con trai dành cho mẹ. Không có bất kỳ một điều kiện, tình yêu đó chỉ có dâng hiến và cho đi tất cả.

Khi Lam nhìn vào mắt con trai, thấy cả một đại dương tình yêu ở trong đó đang vỗ về phía mình. Và với cha mẹ, quá nửa đời phiêu dạt, Lam lại trở về trong vòng tay của gia đình. Cha mẹ Lam là những người luôn âm thầm đi phía sau các con, đặc biệt với Lam họ luôn là người nhặt nhạnh thu vén cho Lam cái cuộc sống nghệ sĩ bừa bộn và vương vãi.

Nhạc sĩ Thuận Yến là người đã cất đặt và gìn giữ từ cái bằng khen thời còn học sinh cho đến những huân chương, huy chương những thứ mà Lam vất vả cả đời để đạt được, nhưng khi có nó trong tay rồi, Lam lại hồn nhiên để quên đâu đó trong những lần chuyển nhà...

Lam nói nhiều về số phận tình yêu, và sự may rủi. Không phải cứ xinh đẹp, tài năng là sung sướng và giàu có. Có lẽ thân phận của những người phụ nữ Việt vẫn phải phụ thuộc ít nhiều vào may rủi của số phận. Nói ra điều đó ngẫm thật thương mà cũng thật buồn. Lam cũng khát khao yêu, mong mỏi hạnh phúc, nhưng theo Lam tình yêu và hạnh phúc còn trông chờ vào sự bí ẩn của duyên phận. Hãy để tình yêu đến và đi như số phận vậy. Và Lam luôn là người bước những bước thản nhiên bên sự tranh chấp và giằng xé của cuộc đời, như bản năng hoang dã của mình từ khi sinh ra đã vậy.

Khi tôi viết những dòng chữ cuối trong bài Lam, thì biết tin cô lại đang bị lời thị phi: Không hiểu vì sao mà một số người cứ đổ riệt rằng ca sĩ L. trong một bài báo nói về chuyện các nghệ sĩ sử dụng thuốc lắc lại chính là Thanh Lam, mặc dù ban biên tập báo đã có lời chính thức rằng, đó hoàn toàn không phải là Thanh Lam! Điều này khiến Lam buồn và vô cùng bức xúc. Là người yêu giọng hát Lam, tôi không biết nói gì để chia sẻ. Xin phép được chép tặng Lam những câu thơ chưa ráo mực của một trái tim kiêu hãnh, trái tim luôn đầy chứa niềm thương mếm và say đắm khi nghĩ về phụ nữ.

Khúc thiên thanh: Lúc đó giọng hát em chưa ngân lên! Anh nhớ về đôi mắt! Đắm đuối giàn hoa lam hơn cả bầu trời! Và tiếng thở dài của những khoảnh khắc đã ra đi không có gì âm vọng! Anh không rõ em nghĩ gì giây phút ấy! Ai biết được đám mây nghĩ gì khi sắp ào mưa! Ai biết được cánh rừng nghĩ gì khi cận kề mùa lá đổ! Ai biết được núi lửa nghĩ gì khi nham thạch âm thầm chuẩn bị trào tuôn! Đột ngột mọi sự quanh ta yên tĩnh lạ thường! Và bất ngờ từ đâu chẳng rõ! Vang lên như con sóng vô hình! Lan tỏa! Ngào dâng! Réo sôi! Gầm thét! Có lúc như lặng đi! Có lúc như vụn vỡ! Không ngừng nghỉ...

Theo Dương Thục Anh

An Ninh Thế Giới
Em đi, bỏ lại con đường vắng. Bỏ lại vạt nắng vàng, bỏ lại hàng cây buồn ngơ ngẩn..........

vitconhocve


Nhạc sĩ Thuận Yến, ca sĩ Thanh Lam: Cha và con và âm nhạc


Nhạc sĩ Thuận Yến và con gái - ca sĩ Thanh Lam.

Nhạc sÄ© Thuận Yến năm nay tuổi Ä'ã ngoài 70. NhÆ°ng ông lúc nào cÅ©ng hào hứng khi Ä'ược nói về âm nhạc. Trong câu chuyện, phần nhiều vẫn là hình ảnh cô con gái mà ông thÆ°Æ¡ng yêu, cÆ°ng chiều, ca sÄ© Thanh Lam.

Nói về cô con gái của mình, ca sÄ© Thanh Lam, người nghệ sÄ© luôn giữ ngôi vị sá»' 1 trong làng nhạc nhẹ Việt Nam nhiều năm qua, nhạc sÄ© Thuận Yến  luôn luôn Ä'ầy ắp ná»—i niềm.

Ã"ng ngá»"i nhÆ° Ä'ang lần giở lại từng trang ký ức xa xÆ°a, khi con gái ông còn bé xíu. Ã"ng nói: “Lúc nào tôi cÅ©ng thÆ°Æ¡ng Lam vì sá»'  phận của nó gặp nhiều thiệt thòi từ thuở nhỏ. Tôi Ä'i chiến trường biền biệt. Vợ tôi vất vả nuôi con trong Ä'iều kiện Ä'ất nÆ°á»›c khó khăn, từ khi Lam má»›i 3 tháng tuổi. Nó luôn Ä'au á»'m, phải nhiều lần vào viện cấp cứu. Có lần Lam bị trúng gió thế nào mà cái miệng nó méo xệch Ä'i. Vợ chá»"ng tôi ôm con chạy Ä'ôn chạy Ä'áo khắp nÆ¡i Ä'ể tìm thầy thuá»'c chữa cho cái miệng xinh xắn của nó. Má»™t bác sÄ© từng châm 80 cái kim trên mặt Lam, rất Ä'au Ä'á»›n, mà bệnh vẫn không khỏi. Về sau, may quá, gặp má»™t ông thầy lang mát tay và Lam khỏi bệnh. Giai Ä'oạn ấy vợ chá»"ng tôi lo cho con Ä'ến mất ăn mất ngủ.

Lá»›n lên má»™t chút, Lam học hành giỏi giang, chăm chỉ.  Tôi không bao giờ phải nhắc con chuyện học vì nó rất tá»± giác. Tính nó lúc nào cÅ©ng há»"n nhiên. Có lần Ä'i học về giữa Ä'ường Lam gặp má»™t phụ nữ. Bà ta bảo Ä'i theo bà ta Ä'ể lấy quà của bá»' gá»­i từ miền Nam ra. Lam tin và Ä'i theo ngay. Thế là bị người Ä'àn bà gian giảo ấy lấy hết cả quần áo Ä'ang mặc. Trời rét mà nó Ä'i học về chỉ còn cái quần Ä'ùi và cái áo mỏng trên người. Áo len nó mặc, mẹ phải tháo áo của bá»' Ä'ể Ä'an cho Ä'ã bị người ta lấy mất. Tôi nhìn con muá»'n khóc vì thÆ°Æ¡ng”.

Rá»"i ông kể lại những lần Ä'èo con gái Ä'i sÆ¡ tán qua cầu ChÆ°Æ¡ng DÆ°Æ¡ng trong tiếng còi báo Ä'á»™ng có máy bay ầm vang cả thành phá»'. Lam thông minh và có khả năng âm nhạc thiên bẩm. Cô bé biết chÆ¡i Ä'àn piano từ khi còn rất nhỏ. Nhận ra khả năng Ä'ặc biệt của con, nhạc sÄ© Thuận Yến Ä'ã hÆ°á»›ng cho con theo con Ä'ường âm nhạc.


Nhạc sÄ©  Thuận Yến

Thanh Lam vào  nhạc viện học Ä'àn tỳ bà từ năm lên 9 tuổi. NhÆ°ng rá»"i niềm say mê ca hát há»'i thúc, cô gái nhỏ chuyển sang học thanh nhạc. Riêng việc thay Ä'ổi môn học trong nhạc viện của Lam cÅ©ng là má»™t hành trình vô cùng gian nan Ä'á»'i vá»›i nhạc sÄ© Thuận Yến và gia Ä'ình. Ngày Ä'ó trường học thường có những quy Ä'ịnh chặt chẽ hÆ¡n bây giờ rất nhiều. NhÆ°ng vì biết con yêu ca hát, Thuận Yến lặng lẽ ủng há»™ con, tôn trọng quyết Ä'ịnh của con.

Ã"ng lúc nào cÅ©ng Ä'ứng phía sau Thanh Lam, há»"i há»™p dõi theo từng bÆ°á»›c Ä'i của con. Ngày Thanh Lam tham dá»± cuá»™c thi Ä'Æ¡n ca chuyên nghiệp toàn quá»'c, nhạc sÄ© Thuận Yến cùng vợ há»"i há»™p Ä'ứng theo dõi con từ sau cánh gà. Hai vợ chá»"ng ông không rời từng cá»­ chỉ, từng Ä'á»™ng tác của con. Và lo lắng. Cho Ä'ến khi Lam Ä'ược nhận giải thưởng lá»›n của cuá»™c thi và báo chí phong cho Lam danh hiệu “Nữ hoàng nhạc nhẹ” thì nhạc sÄ© Thuận Yến má»›i bắt Ä'ầu cảm thấy yên tâm về con gái mình.

Vá»›i Thanh Lam, Ä'ược sinh trưởng trong má»™t gia Ä'ình có cha và mẹ làm nghệ thuật (mẹ của Thanh Lam là nghệ sÄ© Ä'àn tỳ bà Thanh HÆ°Æ¡ng) là má»™t Ä'iều may mắn Ä'ầu tiên. Thanh Lam từng nói, gia Ä'ình Ä'ã có ảnh hưởng vô cùng quan trọng Ä'á»'i vá»›i sá»± nghiệp ca hát của chị.

Bản tính mạnh mẽ, Thanh Lam dường nhÆ° luôn biết mình cần làm những gì ngay từ tấm bé. BÆ°á»›c ngoặt Ä'ầu tiên là từ bỏ môn nghệ thuật Ä'àn tỳ bà mà chị Ä'ã mất nhiều công sức theo Ä'uổi Ä'ể sang học về thanh nhạc. Rá»"i bằng những ná»— lá»±c không mệt mỏi, Thanh Lam Ä'ã chứng minh sá»± lá»±a chọn của mình là hoàn toàn Ä'úng Ä'ắn.

Thừa hưởng sá»± nhạy cảm từ cha và nhan sắc, vóc dáng của mẹ, Thanh  Lam có Ä'ủ mọi tá»' chất Ä'ể trở thành má»™t gÆ°Æ¡ng mặt tiêu biểu của nhạc nhẹ Việt Nam. Giọng hát của chị Ä'ẹp, ná»"ng nàn và lúc nào căng tràn ná»™i lá»±c sá»'ng. Chị Ä'ã từng giành giải thưởng “Ca sÄ© yêu thích nhất” tại Festival âm nhạc Lahavan năm 1989, Giải thưởng lá»›n tại cuá»™c thi Ä'Æ¡n ca chuyên nghiệp toàn quá»'c năm 1991, từng Ä'i biểu diá»...n ở  nhiều nÆ°á»›c trên thế giá»›i và Ä'ược Ä'ông Ä'ảo công chúng mến má»™.

Cho tá»›i bây giờ Thanh Lam Ä'ã tròn 20 năm Ä'ứng trên sân khấu. 20 năm ấy là má»™t quãng Ä'ường dài Ä'á»'i vá»›i má»™t ca sÄ©, và Ä'ể luôn luôn giành vị trí sá»' 1 trong nghệ thuật không hề là chuyện dá»... dàng. Hát chính là ý nghÄ©a cuá»™c sá»'ng của Lam.

Câu chuyện về chị là câu chuyện về má»™t phụ nữ dám sá»'ng, dám yêu, dám chấp nhận trả giá cho những lá»±a chọn của mình.


Ca sĩ Thanh Lam

Lập gia Ä'ình từ năm 19 tuổi, Ä'ến nay Thanh Lam Ä'ã trải qua hai cuá»™c hôn nhân không trọn vẹn. Những Ä'ổ vỡ là má»™t phần cuá»™c sá»'ng của Lam và chị chấp nhận những hao khuyết của Ä'ời sá»'ng nhÆ° má»™t Ä'iều tất yếu. Có thời Ä'iểm chị im lặng rất lâu, tưởng chừng nhÆ° không còn ham mê lao Ä'á»™ng nghệ thuật nữa. NhÆ°ng rá»"i lại thấy chị bùng nổ vá»›i hàng loạt album và những sá»± kết hợp má»›i trong âm nhạc, gây nhiều bất ngờ thú vị cho công chúng.

Thanh Lam rất mạnh mẽ và ná»"ng nàn. Má»—i khi hát, chị dường nhÆ° không thể kiềm chế nổi cảm xúc của mình. Hát nhÆ° thể Ä'ó là lần cuá»'i cùng Ä'ược Ä'ứng trên sân khấu, Ä'ó là Ä'iều Thanh Lam Ä'ể lại trong cảm nhận của khán giả . Chị giá»'ng nhÆ° má»™t người Ä'àn bà vừa Ä'i vừa cá»' níu giữ quả tim luôn Ä'ập nhiệt tình vá»›i cuá»™c sá»'ng, ná»"ng nàn Ä'ến ná»—i, lúc nào nó cÅ©ng nhÆ° thể sắp nhảy ra khỏi lá»"ng ngá»±c/

Thanh Lam Ä'ã sắp bÆ°á»›c vào tuổi 40, tuổi của người Ä'àn bà Ä'ang Ä'á»™ chín. Má»—i ngày má»™t thấy chị xinh Ä'ẹp và Ä'ằm thắm hÆ¡n trong phục trang, lời hát. Chị là nghệ sÄ© tá»± do duy nhất Ä'ược phong tặng danh hiệu NSUT trong Ä'ợt xét tặng vừa qua. Sá»± ghi nhận ấy là phần thưởng cho những ná»— lá»±c không ngừng của chị trong nghề nghiệp. Có Ä'ược thành công ấy, Thanh Lam luôn biết Æ¡n cha mẹ mình.

Nhạc sÄ© Thuận Yến Ä'ã viết nhiều ca khúc dành riêng cho con gái hát. Nhiều bài hát của ông góp phần làm nên tên tuổi  Thanh Lam nhÆ° “Chia tay hoàng hôn”, “Tình  yêu không lời”…  Nhạc sÄ© Thuận Yến tâm sá»±: “Lam bây giờ Ä'ã trưởng thành trong sá»± nghiệp. Những buá»"n vui của nghề ca sÄ© nó Ä'ã nếm trải cả rá»"i. Tôi rất thÆ°Æ¡ng Lam vì chuyện tình cảm của nó không trọn vẹn. Vợ chá»"ng tôi chăm sóc con cho Lam từ khi cháu còn rất nhỏ Ä'ể Lam có thời gian làm nghệ thuật.

Riêng về âm nhạc, có lẽ tôi cảm thấy nhạc pop â€" rock có ảnh hưởng phần nào tá»›i Lam. Tôi thường nói vá»›i Lam rằng: “Con bây giờ không còn trẻ trung gì nữa thì nên suy nghÄ© Ä'ể Ä'i theo những gì ngọt ngào, sâu lắng, Ä'ằm thắm hÆ¡n. Sá»± gào thét  là không còn phù hợp. Trong má»™t bài hát cÅ©ng có chá»— cao trào mình thể hiện cho mạnh mẽ, cá tính, nhÆ°ng không nên xem Ä'ó là phong cách!”.

Rá»"i Thuận Yến hóm hỉnh: “Có lần xem con biểu diá»...n thấy nó hát say mê, cứ cầm míc ngá»­a người ra phía sau mà tôi lo quá. Tôi sợ nó ngã mất”.

Sau cuá»™c chia tay vá»›i Quá»'c Trung, má»™t thời gian dài nữ hoàng nhạc nhẹ sá»'ng Ä'Æ¡n Ä'á»™c má»™t mình. Má»›i Ä'ây, chị chuyển về sá»'ng vá»›i cha mẹ, nhÆ° thể chị chợt nhận ra rằng không Ä'âu yên ổn bằng mái nhà của cha mẹ. Nó giúp chị xua Ä'i cảm giác cô Ä'Æ¡n không thể nào tránh khỏi của má»™t nghệ sÄ© vá»›i nhiều mất mát trong Ä'ời sá»'ng riêng.

Ngoài thời gian Ä'i ca hát, Thanh Lam muá»'n Ä'ược ở bên các con, yêu thÆ°Æ¡ng và chăm sóc chúng. Khi buá»"n, chị ngả lòng mình vào tranh vẽ. Trong ngôi nhà của Thuận Yến, khách ghé chÆ¡i, có thể nhìn thấy nhiều bức họa màu sắc rất ná»"ng nàn. Đó chính là tác phẩm của Thanh Lam.

Không chỉ vậy, có lần Thanh Lam còn tạt ngang sang Ä'iện ảnh, Ä'óng phim. Và cả sáng tác ca khúc nữa. Chị là má»™t phụ nữ Ä'a tài, má»™t thứ “của hiếm” trong Ä'ời sá»'ng nghệ thuật của Việt Nam.



Theo Bình Nguyên Trang

Văn Nghệ Công An
Em đi, bỏ lại con đường vắng. Bỏ lại vạt nắng vàng, bỏ lại hàng cây buồn ngơ ngẩn..........

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội