Quẳng gánh lo đi và vui sống

Started by phuongdong, 27/08/06, 05:49

Previous topic - Next topic

phuongdong

:::: Nguyễn Hiến Lê ::::
Quẳng gánh lo đi và vui sống

Chương 1



Mùa xuân năm 1871, một thành niên may mắn đọc được một câu văn ảnh hưởng sâu xa tới tương lai của chàng. Hồi ấy còn là sinh viên y khoa ở trường Montreal, chàng lo đủ thứ: lo thi ra cho đậu, đậu rồi sẽ làm gì, làm ở đâu, sap cho có đủ thân chủ, kiếm cho đủ ăn?
Nhờ câu văn đọc được trong sách của Thomas Carlyle mà chàng trở nên một ý sẽ có danh nhất thời đó. Chính chàng đã tổ chức trường y khoa tại Đại học Oxford, một danh dự cao nhất trong y giới Anh. Về sau chàng lại được Anh hoàng phong tước và khi mất người ta viết hai cuốn sách dày 1.466 trang để kể lại thuở sanh hình.
Tên chàng là William Osler. Còn câu văn mà chàng đọc được mùa xuân năm 1871, câu văn đã giúp chàng quẳng được gánh lo trong đời chàng là: "Những công việc ở ngày trước mặt ta phải coi là quan trọng nhất, và đừng bận tâm tới những công việc còn mờ mờ từ xa".
Bốn mười hai năm sau, một đêm xuân ấm áp, trong khi trăm bông đua nờ giữa sân trường, William Osler diễn thuyết trước sinh viên Đại học Yale đã nói rằng, thiên hạ đã lầm khi bảo một người như ông, làm giáo ự tại bốn trường đại học và viết một cuốn sách nổi danh, tất phải có "bộ óc dị thường". Vì những người thân của ông biết rő "óc ông vào hạng tầm thường nhất".
Vậy thì bí quyết thành công của ông ở đâu? Ông đạp lại bí quyết đó ở chỗ ông biết "chia đới sống ra từng ngăn, cách biệt hẳn nhau, mỗi ngăn một ngày". ý ông muốn nói gì vậy? Vài tháng trước buổi diễn thuyết ở Yale, ông đã đáp một chiếc tàu biển lớn, vượt Đại Tây Dương. Trên chiếc tàu đó, ông thấy người thuyền trưởng, đứng ở cầu thang, chỉ nhận vào một cái nút mà làm chạy một cái máy, tức thì ngăn thiệt kín những bộ phận chánh trong tàu, không cho phần này thông qua phần khác, ví dụ vì tai nạn nước có tràn vào cũng không đắm tàu được. Rồi ông nói tiếp với các sinh viên: "Cơ thể chúng ta là một bộ máy kỳ dị hơn chiếc tàu đó nữa. Tôi khuyên các anh tập cách điều khiển bộ máy đó để sống ngày nào riêng biệt ngày ấy: đó là cách chắc chắn nhất để yên ổn trong cuộc viễn hành. Nhận một nút đi rồi nghe, trong mỗi đoạn đời, chiếc cửa sắt sập lại, ngăn hiện tại với quá khứ. Quá khứ đã chết, đừng cho nó sống lại nữa. Nhận một cái nút khác và đóng kín cửa sắt của tương lai lại, cái tương lai nó chưa sanh. Như vậy các anh được yên ổn-yên ổn trong ngày hôm nay!.. Đóng quá khứ lại! Để cho quá khứ đã chết rồi tự chôn nó... Đóng những hôm qua lại, chúng đã bước mau về cői chết. Để cho gánh nặng của ngày mai đč lên vào gánh nặng hôm qua và hôm nay. Sự phung phí năng lực, nỗi ưu tư sẽ làm cho ta lảo đảo , nếu ta cứ lo lắng về tương lai... Vậy đóng kỹ những bức vách trước và sau đi, và luyện lấy tập quán "Đắc nhất nhật quá nhật nhất".
Như vậy có phải bác sĩ Osler muôn khuyên ta đừng nên gắng sức một chút nào để sửa soạn ngày mai không?. Không. Không khi nào. Trong đoạn cuối bài diễn văn đó, ông nói rằng, cách hay hơn hết và độc nhất để sửa soạn ngày mai là đem tất cả thông minh, hăng hái của ta tập trung vào công việc hôm nay.
Hồi xưa, một triết gia, túi không có một xu, thơ thẩn trong một miền núi đá mà đân cứ sống rất vất vả. Một hôm, nhân thấy một đám đông quây quần chung quanh mình, trên một ngọn đồi, ông bčn đọc một diễn văn mà nhân loại đã trích lục nhiều hơn hết từ trước tới giờ. Trong diễn văn có câu này được lưu truyền muôn thuở:
"Đừng lo tới ngày mai vì ngày mai ta phải lo tới công việc của ngày mai. Ta chỉ lo tới hôm nay thôi cũng đủ khổ.
Tôi xin nhắc bạn: Câu đó khuyên đừng "lo" tới ngày mai chứ không phải là đừng "nghĩ". Bạn cứ nghĩ tới ngày mai, cứ cẩn thận suy nghĩ, dự tính, sửa soạn đi, nhưng đừng lo lắng gì hết.
Trong chiến tranh vừa rồi, các nhà chỉ huy tối cao của quân đội ta luôn luôn dự tính cho ngày mai và cả những ngày còn xa hơn nữa, nhưng họ không bao giờ vì vậy mà ưu tư cả. Đô đốc E.J.King chỉ huy hải quân Huê Kỳ nói: "Tôi đã đưa những khí giới tốt nhất cho những quân tài cán nhất và đã giao phó sứ mạng cho họ trong lúc tiện nghi nhất. Đó, tôi chỉ làm được có vậy thôi". Đô đốc tiếp: "Một chiếc tàu bị đắm, tôi không thể cứu nó được. Dùng thì giờ của tôi để tính công việc sắp tới, ích lợi nhiều hơn là ưu phiền về những lỗi lầm hôm qua. Vả lại nếu tôi nghĩ tới chuyện cũ hoài, chắc tôi không thể sống lâu".
Trong thời loạn cũng như thời bình, khéo suy với vụng suy chỉ khác nhau ở chỗ này: khéo suy là nghĩ kỹ về nhân quả rồi hành động một cách hợp lý, hữu ích; còn vụng suy chỉ làm cho thần kinh ta căng thẳng và suy nhược thôi.
Mới rồi tôi được cái hân hạnh phỏng vấn ông Arthur Sulzberger, chủ bút một tờ báo nổi danh nhất thế giới, tờ "Nữ ước nhật báo". Ông nói với tôi rằng khi chiến tranh thứ nhì bùng lên ở Âu Châu, ông gần như chết điếng, lo về tương lai đến nỗi mất ngủ. Nửa đêm ông thưởng tỉnh giấc, nhìn bóng trong gương rồi lấy bút, sợn tự vẽ mặt ông.
Ông không biết chút gì về môn hội hoạ hết, nhưng ông cứ vẽ càn cho óc khỏi phải lo lắng.
Một thanh niên Mỹ đang tùng chinh lên bên Châu Âu cũng vậy. Chàng tên lê Ten Bengermino bị lo lắng giày vò tới nỗi thần kinh suy nhược nặng.
Chàng viết: "Tháng tư năm 1945, vì quá lo nghĩ, tôi mắc một chứng bệnh ruột, đau đớn vô cùng. Nếu chiến tranh không kết liễu ngay lúc đó thì chắc là tôi nguy rồi. Tôi mỏi mệt quá lẽ. Lúc đó tôi làm hạ sĩ quan ở bộ binh, đội thứ 94. Công việc của tôi là ghi tên những người hoặc tử trận, hoặc mất tích, hoặc nằm nhà thương. Tôi phải thu những đồ dùng của họ để gởi về cho thân nhân họ, vì người ta trọng những kỷ niệm đó lắm. Tôi luôn luôn sợ vì lúng túng mà rồi lẫn lộn đáng tiếc chăng. Tôi lo lắng không biết có làm tròn phận sự không, có sống sót để về ôm đứa con một hay không- đứa con mới 6 tháng mà tôi chưa được biết mặt. Tôi lo lắng mệt nhọc đến mức mất 17 ki lô. Tôi hoảng hốt gần hoá điên. Tôi ngó tay tôi chỉ thấy còn da với xương. Nghĩ tới khi về nhà, thân hình tiền tuỵ mà sợ, khóc lóc như con nít. Tâm hồn bị rung động quá chừng, nên mỗi khi ngồi một mình là nước mắt tràn ra. Có một hồi, ít lâu sau trận Bulge, tôi khóc nhiều quá, không còn hy vọng gì tinh thần sẽ thư thái như xưa nữa.
Sau cùng, tôi phải vào nằm nhà thương. Vị bác sĩ săn sóc tôi chỉ khuyên có vài lời mà thay đổi hẳn đời tôi. Sau khi đã khám kỹ cơ thể tôi, ông nhanạ rằng bệnh tôi thuộc bệnh thần kinh. "Này anh Ted, anh nên coi đời của anh như cái đồng hồ cát. Anh biết rằng phần trên đồng hồ đó có dựng hàng ngàn hột cát. Và những hột cát ấy, đều lần lần liên tiếp nhau, chui qua cái cổ nhỏ giữa để rớt xuống phần dưới. Không có cách gì cho nhiều hạt cát chui cùng một lúc được, trừ phi là đập đồng hồ ra. Hết thảy bọn chúng ta đều như chiếc đồng hồ ấy. Buổi sáng, thức dậy, ta có hàng trăm công việc phải làm trong nội ngày. Nhưng nếu chúng ta không làm từng việc một, chậm chạp, đều đều như những hột cát chui qua cái cổ đồng hồ kia thì chắc chắn là cơ thể và tinh thần ta hư hại mất".
"Tôi đã theo triết lý đó từ ngày ấy. Mỗi lần chỉ có một hột cát xuống thôi... Mỗi lần chỉ làm một việc thôi. Lời khuyên đó đã cứu thể chất và tinh thần tôi trong hồi chiến tranh, mà bây giờ còn giúp tôi trong công việc làm ăn nữa. Tôi là một viên kiểm soát số hàng dự trữ của một công ty ở Baltimore. Tôi thấy trong nghề buôn cũng có những khó khăn y như trong hồi chiến tranh: có cả chục công việc phải làm tức thì mà thời giờ rất hẹp. Nào lo làm những giấy tờ mới, lo tính toán số dự trữ mới, nào lo những thay đổi địa chỉ, lo mở thêm hoặc đông đóng bớt những chi nhánhv.v. Nhưng tôi không nóng nẩy và luôn luôn nhớ lời khuyên của bác sĩ: "Mỗi lần chỉ có một hột cát xuống thôi. Mỗi lần chỉ làm một việc thôi". Tôi tự nhắc đi nhắc lại câu đó và làm việc một cách rất hiệu quả, không hoảng hốt hay có cảm giác ruột rối như tơ vò nó làm cho tôi chết dở ở mặt trận khi xưa nữa".
Một trong những tình trạng ghê ghớm nhất của đời sống bây giờ là một nửa số bệnh nhân điều trị tại các nhà thương là những người mắc bệnh thần kinh hay loạn óc. Họ bị đč bẹp dưới sức nặng của những lo lắng về quá khứ lẫn với tương lai. Mà đại đa số những bệnh nhân đó đều có thể khoẻ mạnh, đi đứng như thường, ngay từ hôm nay sống một đời sung sướng, hay hơn nữa, một đời hữu ích nếu họ chịu nghe lời khuyên của Wiliam Osler: "Chia đời sống thành từng ngăn, cách biệt hẳn nhau, mỗi ngăn là một ngày".
Bạn và tôi, ngay trong lúc này đây, chúng ta đứng tại chỗ hau cái vô tận gặp nhau: cái dĩ vãng mênh mông có từ thời khai thiên lập địa và cái tương lai nó bắt đầu từ tiếng cuối cùng mà tôi mới thốt. Chúng ta không thể sống trong cả hai cái vô tận đó được, dù chỉ là trong một phần giây. Mà hễ rắng cái vô tận đó thì ta sẽ làm hai cho tinh thần và thể chất của ta liền. Vậy chúng ta hãy chịu sống trong hiện tại vì ta chỉ có thể sống được trong hiện tại thôi.
Robert Louis Stevenson nói: "Bất kỳ ai cũng có thể làm công việc hàng ngày của mình được, dù công việc đó nặng nhọc tới bực nào đi nữa. Bất kỳ ai cũng có thể sống một cách êm đềm, trong sạch, kiên nhẫn, đầy tình thương chan chứa trong lòng, từ mặt trời mọc cho tới khi mặt trời lặn. Đó, ý nghĩ của cuộc đời như vậy".
Phải, đời chỉ đòi hỏi ta có bấy nhiêu thôi. Nhưng bà E.K.Shields ở Michigan lại thất vọng tới nỗi muốn tự tử, trước khi học được cách sống từng ngày một. Bà kể với tôi: "Năm 1937 nhà tôi mất, tôi đau đớn thất vọng lắm và gia tư gần như khánh kiệt. Tôi viết thư xin việc ông chủ cũ của tôi là ông Leo Roach ở Công ty Roach-Fowler và được cửa làm lại việc cũ. Hồi xưa, tôi đã bán sách cho các trường tỉnh và trường làng để kiếm ăn. Hai năm trước tôi bán trước tôi bán chiếc xe hơi để lo thuốc thang cho nhà tôi. Nhưng tôi cũng ráng thu nhặt tiền nong để mua dài hạn một chiếc xe cũ rồi chở sách đi bán.
Tôi tưởng trở về nghề cũ như vậy sẽ bớt ưu phiền, tinh thanà sẽ phấn khởi lên được; song tôi gần như không chịu nổi cảnh thui thủi một mình trên đường và trong quán trọ. Miền tôi bán sách dân tình nghčo khổ, ít người mua cho nên số lời không đủ để trả tiền xe.
Mùa xuân năm 1938, tôi đến bán ở gần Versailles. ở đây trường học nghčo, đường xấu, tôi thấy cô đơn, thất vọng đến nỗi có lần muốn tự tử, cho rằng không sao thành công được hết. Mà cũng phải, làm sao đủ sống được? Mỗi buổi sáng khi tỉnh dậy , nghĩ tới nỗi phấn đấu với đời, tôi lo sợ đủ thứ: Sợ khong trả nổi tiền xe: sợ không trả nỗi tiền phòng, không kiếm đủ ăn, sợ rồi sẽ đau ốm không có tiền uống thuốc. Nhưng may có hai điều làm cho tôi khong tự tử là nếu tôi chết thì các em tôi sẽ khổ lắm và tôi không có đủ tiền để lại cho họ làm ma tôi.
Rồi một hôm ngẫu nhiên tôi đọc một bài báo nó kéo tôi ra khỏi cảnh thất vọng và khiến tôi đủ can đảm để sống. Tôi sẽ suốt đời mang ơn tác giả bài đó, người viết câu này: "Đối với một đại nhân thì một ngày mới là một đời sống mới". Tôi đánh máy lại câu ấy rồi dán lên tấm kính che mưa trong xe tôi, để trong khi cầm lái, lúc nào tôi cũng phải ngó tới. Từ đó, tôi thấy chỉ sống từng ngày một thì đời sống không khó khăn gì cả. Tôi tập quên đi dĩ vãng và khong nghĩ tới tương lai nữa. Mỗi buổi sáng tôi tự nhủ: "Ngày hôm nay là một đời sống mới". Nhờ vậy tôi thắng được nỗi lo sợ cảnh cô đơn, hăng hái và yêu đời. Bây giờ tôi biết rằng ta chỉ sống được nội ngày hôm nay thôi, không sống được thời dĩ vãng và tương lai và "Đối vơí một đạt nhân thì một ngày mới là một đời sống mơí".
Bạn có biết tá gỉa của những câu thơ này là ai không?

Ai kia sung sướng suốt đời
Vững lòng nói được "Của tôi ngày này'
Ngày mai, mặc kệ: mai ngày
Vì tôi đã sống hôm nay, đủ rồi".
ý thơ có vẻ mới lắm, phải không bạn? Vậy mà câu đó thi hào Horace đã viết 30 năm trước Thiên Chúa giáng sinh đấy.
Một trong những điều bi đát nhất là loài người có tánh muốn đẩy bỏ đời sống hiện đại đi. Hết thảy chúng ta đều mơ mộng những vườn hồng diễm ảo ở chân trời thăm thẳm mà không chịu thưởng thức những bông hoa nở kề ngay bên cửa sổ.
Tại sao chung ta điên như vậy? Điên một cách thê thảm như vậy? Stephen Leacok viết: "Lạ lùng thay cái chuỗi đời của ta. Con nít thì nói: "Ước gò tôi lớn thêm được vài tuổi nữa". Nhưng khi lờn vài tuổi rồi thì sao? Thì lại noí: "Ước gì tôi tới tuổi trưởng thành". Và khi tới tuổi trưởng thành lại nói: "Ước gì tôi lập gia đình rồi ở riêng". Nhưng khi thành gia rồi thì làm sao nữa? Thì lời ước lại đổi làm: "Ước gì ta già được nghỉ ngơi". Và khi được nghỉ ngơi rồi thì lại thương tiếc quảng đời đã qua, và thấy như có cơn gió lạnh thổi qua quảng đời đó. Lúc ấy đã gần xuống lỗ rồi, còn hưởng được gì nữa. Khi ta biết được rằng đời sống ở trong hiện tại, ở trong từng ngày một, thì đã trễ quá rồi mà".
Ông Edward S.Evans gần tự huỷ đời ông cho tới khi ông học được rằng: "Đời sống ở trong hiện tại, ở trong ngày đang sống, trong giờ đang sống". Sinh trong một gia đình nghčo, nghề đầu tiên của ông là bán báo, rồi làm công cho một tiệm tạp hoá. Sau ông giúp việc trong thư viện, để nuôi một gia đình 7 người. Lương ít mà khóng dám bỏ sở. Sau 8 năm do dự, ông mới quyết định tạo lại cuộc đời. Mới ra với số vốn là 55 mỹ kim mượn của bạn, ông phát đạt ngày và mỗi năm kiếm được 20.000 mỹ kim. Rồi thì ông gặp một chuyện rủi, tai hại đến nỗi giết ông được. Ông cho một người bạn cho vay một số tiền lớn và người bạn đó vỡ nợ. Rồi hoạ vô đơn chí: nhà ngana hàng ông gởi tiền cũng vỡ nợ. Sự nghiệp tiêu tan hết, ông còn mắc thêm món nợ 16.000 mỹ kim nữa. Đau đơn quá, ông không chịu nổi. Ông nói: "Tôi ăn không được, ngủ không được. Tôi đau một chứng kỳ dị mà nguyên nhân chỉ là ưu phiên chứ không có chi khác. Một hôm đương đi, tôi té xỉu trên lề. Từ lúc đó tôi không cất chân được nữa. Tôi phải nằm liệt giường, mụt mọc đầy mình. Những mụt đó sưng mà không vỡ, sau cùng bác sĩ nói với tôi rằng tôi chỉ sống được hai tuần nữa thôi. Tôi lo sợ lắm, viết di chúc rồi nằm đợi chết. Từ lúc đó, tôi hết phải lo lắng, phấn đấu nữa. Tôi bỏ tuốt cả, nghỉ ngơi rồi thì, vì yêu trí đợi chết, tôi ngủ được. Đã hàng tuần trước đây, chưa bao giờ tôi ngủ được luôn hai giờ, nhưng lúc ấy biết chắc sẽ giũ sạch nợ đời, ngủ li bì như một em bé. Hết lo thì thôi tôi cũng hết mệt, ăn được và lên cân.
Vài tuần sau, tôi chống nạng đi được. Rồi sau sáu tuần tôi đi làm lại. Trước kia tôi kiếm 20.000 mỹ kim một năm, bây giờ kiếm được mỗi tuần 30 mỹ kim mà tôi thấy hài lòng.
Tôi đã học được một bài học mới, không cò lo lắng, không còn tiếc thời phong lưu trước, khong lo về tương lai nữa. Tôi đem hết thời giờ, nghị lực và hăng hái để làm nghề mới của tôi".
Thế rồi ông Edward S.Evans lại lên như diều. Chỉ trong vài năm được làm hội trưởng Công ty. Những chứng khoán của Công ty ông, được Sở Hối đoái Nữu Ước cho là có giá trị. Cho đến năm 1945, ông mất thì đã là một trong những nhà doanh nghiệp mau phát đạt nhất ở Mỹ. Nếu bạn ngồi bán máy bay tới Greenland, phi cơ của bạn có thể đáp xuống phi trường Evans, một phi trường mang tên ông.
Ta phải kết luận rằng: Chắc chắn không khi nào ông Edward S.Evens được hưởng cái thú thành công như vậy, nếu ông không biết đượng diệt ưu tư, nếu ông đã không học được cách chia đời sống ra từng ngày một, ngày nầy cách ngày khác biệt hẳn với ngày khác.
Năm trăm năm trước khi Thiên Chúa giáng sinh, triết gia Hy lạp Heraclite bảo đệ tử rằng: "Mọi vật đều thay đổi. Các đệ tử không tắm hai lần trên một khúc sông". Vì sông đó cũng vậy. Đời sống là một cuộc biến đổi không ngừng. Chúng ta chỉ chắc chắn một điều là ta dang sống trong hiện tại. Thế thì tại sao lại nằng nặc đòi giải quyết những vấn đề về tương lai, để làm phai mờ cái đẹp của hiện tại? Tương lai còn bị bao phủ trong những biến dịch không ngừng, nhữn biến dịch mà không ai đoán trước được kia mà!
Người La Mã hồi xưa cũng có một tiếng để diễn ý đó. Thiệt ra là hai tiếng "Carpe diem" nghĩa là "Vui ngày hôm nay đi". Phải nắm lấu ngày hôm nay và tấn hưởng cái thú của nó đi.
Ông John Ruskin đặt trên bàn giấy của ông một phiến đá nhỏ trên đó có khắc hai chữ: "Hôm nay". Tôi không có phiến đã kia trên bàn, nhưng tôi có một bài thơ dán trên tấm gương trong phòng tắm để mỗi buổi sáng tôi thấy một lần, khi cạo râu. Bài thơ đó là nhà soạn kịch trứ danh ở ấn Độ là ông Kalidasa làm và ông William Osler chép lại, luôn luôn để trên bàn giấy ông:

Chào Bình Minh

"Hãy chăm chú vào ngày hôn nay,
Vì nó là đời sống, chính là sự sống của đời sống...
Nó tuy ngắn ngủi
Nhưng chứa tất cả chân lý về đời ta

Sự sung sướng khi tiến phát,
Sự vẻ vang của hành động,
Sự rực rỡ của thành công.

Vì hôm qua chỉ là một giấc mộng,
Vì ngày mai chỉ là một ảo tưởng.
Nhưng hôm nay, nếu sống đầy đủ, ta sẽ thấy
hôm qua là một giấc mộng êm đềm.

Và ngày mai là hình ảnh của hy vọng.
Vậy ta hãy chăm chú kỹ vào hôm nay!

Lời chào bình minh của tôi là vậy đó.




--------------------------------------------------------------------------------

28

phuongdong

:::: Nguyễn Hiến Lê ::::
Quẳng gánh lo đi và vui sống

Chương 2



Bạn muốn biết một phương pháp chắc chắn để giải quyết những tình thế rắc rối - một thuật mà bạn có thể dùng ngay bây giờ, trước khi đọc những chương sau.
Vậy xin bạn để tôi kể phương pháp mà ông Willis H. Carrier đã tìm được.
Ông là một kỹ sư, tiếng tăm lừng lẫy, đã sáng tạo ra kỹ nghệ điều hoà không khí và hiện nay đứng đầu nghiệp đoàn Carrier pử Syracuse. Phương pháp đó là một trong những thuật khéo nhất mà tôi được biết, để giải quyết những vấn đề rắc rối. Chính ông Carrier đã dạy tôi bữa cơm trưa dùng với ông tại câu lạc bộ kỹ sư ở Nữu Ước.
Ông nói: "Còn trẻ, tôi giúp việc Công ty luyện kim Buffalo ở Nữu Ước. Người ta giao cho tôi sáng tạo một máy lọc hơi dùng trong một nhà máy lớn Crystal City, tại Missouri. Công việc đó tốn hàng vạn mỹ kim có mục đích lọc hơi trong lò hết chất dơ, rồi dùng hơi đó để đốt thay than mà không hại cho máy. Phương pháp lọc hơi đó còn mới mẻ, từ trước mới thí nghiệm có một lần và trong điều kiện không thuận tiện lắm. Kho toi bắt tay vào việc ở Crystal City thì nhữn trở lực bất ngờ mới hiện ra. Cái máy tôi tạo ra chạy cũng được, nhưng không hoàn mỹ đúng với lời tôi cam kết.
Khi sự thất bại ấy đã hiển nhiên, tôi choáng váng gân như có kẻ nào đạp mạnh vào đầu tôi vậy. Bao tử và ruột tôi như quặn lại. Tôi lo lắng tới nỗi mất ngủ trong một thời gian dài.
Sau cùng lương tri nhắc tôi rằng lo lắng như vậy vô ích, va tôi kiếm ra một phương pháp để giải sự ưu tư đó. Phương pháp ấy đã đem cho tôi một kết quả thần diệu và trên 30 năm nay tôi dùng để diệt lo. Nó giản dị vô cùng và ai cũng áp dụng được. Có ba giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất:

Tôi can đảm phân tích tình thế một cách ngay thẳng và tự hỏi nếu thất bại thì kết quả tai hại nhất sẽ ra sao? Không ai bỏ tù hoặc bắn tôi mà sợ. Điều đó thì chắc chắn. Có lẽ tôi sẽ mất việc, và cũng có lẽ hãng sẽ gỡ bỏ bộ máy của tôi đo và như vậy cái vốn hai vạng mỹ kim mà Công ty đã bỏ vào việc đó sẽ tan ra khói.

Giai đoạn thứ nhì:

Sau khi đã nghĩ tới những kết quả tai hại nhất có thể xả ra được đó, tôi nhất quyế đành lòng nhận nó, nếu cần. Tôi tự nhủ: "Sự thất bại đó là một vố đập vào danh tiếng ta và có thể làm cho ta mất việc. Nhưng dầu việc này mất, ta vẫn có thể kiếm được việc khác thì đã lấy gì làm tai hại cho lắm? Còn về phần các ông chủ của tôi, thì họ sẽ nhận thấy rằng Công ty chỉ là đương thí nghiệm một phương pháp mới để tẩy hơi. Thí nghiệm ấy làm tốn cho họ 20.000 mỹ kim, song họ có thể chịu đựng được sự lỗ lãi đó. Họ sẽ tính vào quỹ nghiên cứu vì đã nói, đây chỉ là một cuộc thí nghiệm".
Sau khi đã xét được những kết quả tai hại nhất có thể xảy ra, và đành lòng nhận nó, nếu cần, tôi cảm thấy một điều cực kỳ quan trọng: là tức thì tinh thần tôi lại thảnh thơi, bình tĩnh như xưa vậy.

Giai đoạn thứ ba:
Từ lúc ấy, tôi bình tĩnh dùng hết thời giờ và nghị lực để kiếm cách giảm bớt cái hại của những kết quả mà tôi đã cam lòng chịu nhận.

Tôi ráng tím chách cho bớt lỗ. Thí nghiệm nhiều lần và sau cùng thấy chắc chắn rằng nếu chịu bỏ thêm chừng 5.000 mỹ kim nữa để cải tạo một bộ phận thì máy của chúng tôi sẽ hoàn toàn. Chúng tôi làm đúng như vậy, và ... hãng chúng tôi chẳng những đã khỏi lỗ hai vạn mỹ kim mà còn được vạn rưỡi mỹ kim là khác.
Tôi tin chắc rằng không bao giờ tôi nghĩ ra được cách cải tạo đó nếu tôi cứ rối rắm như trước. Vì sự lo lắng có cái kếa quả khốc hại là làm cho ta mất khả năng tập trung tư tưởng. Khi ta lo, óc ta luôn luôn chuyển từ ý này qua ý khác, và cố nhiên ta mất hẳn năng lực quyết định. Trái lại khi chúng ta can đảm nhìn thẳng vào những kết quả khốc hại và đnàh lòng chịu nhận nó, thì lập tức ta bỏ ngay được hết những nỗi lo lắng tưởng tượng để tự đặt ta vào một tình trang khách quan có thẻ giúp ta tập trung hết tư tưởng vào vấn đề mà ta đang giải quyết.
Chuyện tôi vừa kể xỷa ra từ lâu rồi. Nhưng phương pháp ấy đã có kết quả mỹ mãn tới nỗi từ đấy tới nay tôi luôn luôn dùng nó và nhờ nó mà đời tôi gần như không còn biết lo là gì nữa".
Nay xét về tâm lý thì vì đâu mà phương pháp của ông H. Carrier lại quý báu và có kết quả thần hiệu như vậy?
Có phải chỉ vì nó kéo theo ta qua khỏi một đám sương mù mà trong đó ta đang dò dẫm? Nó đặt chân ta trên một khu đất vững chắc. Ta biết rő ta hienẹ đứng đâu. Khi ta không có một căn bản chắc chắn, thì sao có thể hy vọng tính toán, suy nghĩ kỹ về một vấn đề được?
Giáo sư William James, người sáng lập ra hoa tâm lý thực hành, đã mất 38 năm rồi, nhưng nếu bây giờ ông ông còn sống mà được nghe nói tới phương pháp đó thì chắc ông cũng nhiệt liệt hoan nghênh. Tại sao tôi biết như vậy? Vì chính ông đã khuyên học sinh của ông: "An tâm nhận cảnh ngộ ấy đi" vì "nếu ta bằng lòng chịu nhận sự đã xảy ra, ấy là bước đầu đi tới sự thắng những tai hại trong bất kỳ biến cố nào".
Ông Lin Yutang trong một cuốn sách được rất nhiều người đọc: "Sự quan trọng của cuộc sống", cũng nghĩ như vậy. Triết gia Trung Quốc nói: "Nhận chân sự chẳng may nhất đã xảy ra là tìm được sự bình tĩnh chân thiệt trong tâm hồn rồi".
Xét về tâm lý, tôi tưởng khi nhận như vậy, nghị lực của ta không bị trói buộc nữa.
Mà chính vậy! Khi ta đã chịu nhận sự chẳng may nhất thì ta có còn để mất nữa đâu, và như vậy tức là tự đặt vào một tình thế chỉ có lợi mà vô hại. Ông H.Carrier nói: "Khi tôi ngó thẳng vào sự chẳng may nhất, tức thì tôi tìm lại được sự bình tĩnh đã mất trong những ngày trước; từ đó tôi suy nghĩ được".
Có lý lắm, phải không bạn? Vậy mà có cả triệu người quay cuồng lo lắng làm hại đời mình, vì họ không chịu nhận sự chẳng may nhất, không ráng chịu cải thiện tình thế, không vớt vát những vật còn chưa chìm trong khi thuyền đắm. Đáng lẽ gây dựng lại sản nghiệp của họ, họ lại đâm ra "gây lộn một cách chua chát và kịch liệt với số phận" khiến cho đời phải tăng thêm số người mắc bệnh chán đời.

Chắc các bạn muốn biết thêm một ngườ khác đã áp dụng định thức thần diệu của H. Carier ra sao? Xin bạn nghe câu chuyện của một người chủ hãng bán dầu xăng ở Niu Ước, trước kia có theo học lớp giảng của tôi:
"Tôi bị tống tiền! Tôi vẫn không tin có thể xảy ra như vậy được. Tôi vẫn không tin rằng xã hội này lại có thể xảy ra chuyện y như trên màn ảnh đó được. Nhưng chuyện xảy ra thiệt. Công ty dầu xăng mà tôi làm chủ có một số xe và một số tàu xế chuyên đi giao hàng. Lúc đó vì chiến tranh, dầu xăng bị hạn chế gắt và người ta chỉ giao cho chúng tôi vừa đủ số xăng để phân phát cho khách hàng thôi. Hình như có vài người tài xế của chúng ta ăn bớt- mà tôi không hay- số xăng phải giao cho các thân chủ để bán lại cho các "khách hàng" chợ đen của họ.
Tôi không hề để ý tới những sự gian lận đó mãi cho tới hôm có một người laị thăm tôi tự xưng là Thanh tra của chính phủ và đòi tôi một số tiền trà nước. Hắn nói hắn có đủ tài liệu, bằng cớ về hành động bất lương của bọn tài xế của tôi và nếu không chịu đút lót hắn sx tư những tài liệu đó sang Biện lý cuộc. Tôi biết chắc riêng tôi, tôi không phải lo gì hết. Nhưng tôi cũng lại biết rằng theo luật thì hãng tôi phải chiụ trách nhiệm về hành động của ngừi làm công. Hơn nữa, nếu việc đó đưa ra toà, và đăng tren mặt báo thì sẽ tai hại cho Công ty không ít. Mà tôi lấy làm vinh dự về Công ty của chúng tôi lắm; vì chính ông thân tôi đã sáng lập ra nó từ 24 năm trước.
Tôi lo lắng tới nỗi hoá đau, mất ăn, mất ngủ ba ngày ba đêm. Tôi luôn luôn quay cuồng. Nên đấm mőm nó năm ngàn mỹ kim hay là bảo thẳng nó cứ việc làm tới, muốn ra sao thì ra? Dù quyết định cách nào thì kết cục cũng là tai hại.
Rồi một đêm sau, bỗng dưng tôi mở cuốn "Quẳng gánh lo đi và vui sống" mà người ta đã phát cho tôi trong khi theo lớp giảng của ông Carnegie về thuật nói trước công chúng. Tôi bắt đầu đọc. Tới chuyện của ông H. Carrier, tôi gặp lời khuyên: "Hãy nhìn thẳng vào sự tai hại nhất" Và tôi tự hỏi: "Nếu ta khong chịu hối lộ nó, mặc cho nó đưa tài liệu ra Biện lý cuộc thì sự tai hại nhất nếu có, sẽ đến mức nào?
Tức thì tôi tự trả lời: "Bất quá thì bị tan tành sự nghiệp, bị phá sản vì những bài báo rêu rao chớ không phải lẽ bị ngồi tù được!".
Nghĩ vậy tôi liện tự nhủ: " Được lắm, phá sản thì cũng đành. Nhưng rồi sao nữa?"
Rồi thì chắc chắn là mình phải đi kiếm việc làm. Mà kiếm việc làm thì đã sao chưa? Mình thạo về nghề buôn dầu xăng và có thể gặp nhiều hãng rất vui lòng đùa mình".
Sau khi thầm giải quyết như thế, tôi đã bắt đầu thấy dễ chịu hơn. Bức màn âm u bao phủ tôi trọn ba ngày ba đêm, nay đã vén cao lên được một chút. Những lo lắng của tôi cứ dịu lần đi và bỗng ngạc nhiên thấy bây giờ tôi dã suy nghĩ được, đã đủ sáng suốt để bước tới giai đoạn thứ ba là cải thiện sự tai hại nhất. Trong khi tôi tìm giải pháp thì vấn đề tự hiện ra dưới mắt với một quan điểm mới. Tôi nghĩ: "Nếu mình kể rő tình cảnh cho ông luật sư của mình, thì có lẽ ông kiếm được một lối ra mà mình không nghĩ tới chăng? Và tôi nhận rằng, thiệt tôi đã ngu, có mọt điều dễ dàng như thế mà sao trước không nghĩ tới". Nhưng trước kia nao ftôi có suy nghĩ gì đâu, tôi chỉ lo lắng thôi. Cho nên tôi nhứt quyết sáng hôm sau, việc đầu tiên là lại kiếm ông luật sư. Quyết định vậy rồi tôi lên giường ngủ say như một khúc gỗ.
Sáng hôm sau gặp nhau, ông luật sư của tôi khuyên nên đích thân lại thăm Biện lý rồi kể tường tận câu chuyện cho ông hay. Tôi làm đúng như vậy. Vừa ấp úng kể xong, tôi ngạc nhiên hết sức nghe ông biện lý nói rằng mấy tháng nay ông đã nghe đồn nhiều về bọn tống tiền đó, và chính thằng tự xưng là nhân viên của chính phủ ấy chỉ là một tên lừa đảo mà sở Công an đương lùng bắt. Sau cơn lo lắng ba đêm ba ngày ròng rã, để đắn đo xem có nên tặng quân bất lương 5.000 mỹ kim không, mà được nghe lời nói ấy, thiệt nó nhẹ người làm sao!
Kinh nghiệm đó dạy tôi một bài học mà không bao giờ tôi quên. Từ ngày ấy, mỗi lần gặp một vấn đề tôi lo lắng thì tôi lập tức áp dụng định thức của ông già H. Carrier.
Cũng gần vào lúc ông H.Carrier lo lắng về cái máy lọc hơi của ông tại Crystal City, thì có một anh chàng Broken Bow nghĩ đến việc di chúc. Tên anh là Fail P.Haney. Anh bị ung thư trong ruột. Một bác sĩ chuyên môn đã cho rằng bệnh anh bất trị. Bác sĩ đó dặn anh ta kiếng thức này, thức khác và đừng lo lắng gì hết, phải hoàn toàn bình tĩnh. Họ cũng khuyên anh ta nên lập di chúc đi thì vừa.
Bệnh anh bắt buộc anh phải bỏ địa vị cao sang và đầy hứa hẹn cho tương lai. Anh không còn việc gì làm nữa, chỉ còn chờ cái chết nó từ từ tới.
Bỗng anh nẩy ra một quyết định, một quyết định lạ lùng và đẹp đẽ. Anh nói: "Chẳng còn sống bao lâu nữa thì tận hưởng thú đời đi. Từ trước tới nay ta vẫn ao ước đi du lịch thế giới trước khi chết nó từ từ tới.
Bỗng anh nẩy ra một quyết định, một quyết định lạ lùng và đẹp đẽ. Anh nói: "Chẳng còn sống bao lâu nữa thì tận hưởng thú đời đi. Từ trước tới nay ta vẫn ao ước đi du lịch thế giới trước khi chết. Giờ là lúc nên khởi hành đây". Rồi ta mua giấy tàu.
Các vị bác sĩ ngạc nhiên vô cùng. Họ biểu anh Haney: "Chúng tôi phải cho ông hay, nếi ông đi du lịch như vậy người ta sẽ phải quẳng thây ông xuống biển đa!"
Anh đáp: "Không đâu! Thân nhân tôi đã hứa chôn tôi trong một miếng đất nhà tại Broken Bow. Vậy tôi sẽ mua một quan tài và mang theo".
Anh ta mua một quan tài, chở xuống tàu, rồi thương lượng với Công ty để khi chết xác được giữ trong phòng lạnh cho đến lúc tàu về đến bến. Rồi anh đi du lịch với tinh thần của ông già Omar trong bốn câu thơ này:

Ai ơi tận hưởng thú trần
Trước khi xuống hố trở thành đất đen
Đất đen vùi lấp đất đen,
Hết ca, hết nhậu, khỏi miền tử sanh.
Trong du lịch, anh luôn luôn "Chén chú chén anh". Trong một bức thư tôi còn giữ đây, anh ta nói: "Tôi uống huýt ki lô đa, hút xì gà, ăn đủ thứ; cả những thứ đặc biệt của mỗi xứ lạ, độc có thể giết tôi được. Tôi tận hưởng những thứ ở đời bao giờ hết. Gặp gió mùa, dông tố, đáng lẽ chết vì sợ, thức tới nửa đêm. Khi tới Trung Quốc và ấn Độ, tôi mới nhận thấy những nỗi lo lắng về công việc làm ăn của tôi hồi ở nhà, so với nỗi nghčo nàn đói rét ở phương Đông còn là một cảnh Thiên đường. Nghĩ vậy tôi không lo lắng vô lý nữa và thấy khoẻ khoắn trong người. Khi về tơí Mỹ tôi cân thêm 4,5 kí lô. Tôi gần như quên rằng đã có hồi đau bao tử và đau ruột. Không bao giờ tôi mạnh hơn lúc ấy. Tôi vội vàng bán lại chiếc quan tài cho một nhà chuyên lo đám táng và tở lại làm ăn. Từ hồi đó tôi chưa hề đau thêm một ngày nào nữa".
Luc đó anh Haney chưa biết thuật của Carrier để diệt nỗi lo. Mới rồi anh ta nói với tôi: "Bây giờ tôi nhận thấy rằng tôi đã theo đúng phương pháp ấy mà không hay. Tôi an phận nhận lấy cái tai hại nhất có thể xảy ra, tức là sự chết. Rồi tôi ráng cải thiện nó bằng cách tận hưởng những ngày còn lại".
Anh ta tiếp: "Nếu sau khi xuống tàu tôi còn lo lắng thì chắc chắn là tôi đã nằm trong quan tài mà trở về nhà rồi. Nhưng tôi đã để cho tinh thần hưu dưỡng và hết lo nghĩ. Sự bình tĩnh trong tâm hồn đã phát ra môt nguồn sanh lực mới. Nhờ vậy tôi thoát chết".
Định mức trên đã giúp ông H. Carrier bớt được số tiền 20.000 mỹ kim cho bọn nhà buôn ở Niu Ước khỏi phải nộp 5.000 mỹ kim cho bọn tống tiền và giúp anh Earl P.Haney tự cứu mạng mình thì bạn cũng có thể nhờ nó mà giải quyết được ít nhiều lo lắng của bạn, phải chăng? Cũng có thể nó giải quyết cho bạn một vài vấn đề khác mà từ trước bạn cho rằng không có cách nào giải quyết được, biết đâu chừng?




--------------------------------------------------------------------------------

28

phuongdong

Quẳng gánh lo đi và vui sống

Chương 3




Mấy năm trước, một buổi sáng, một ông hàng xóm gő cửa nhà tôi phi đi chủng đậu ngay. Ông là một trong số hàng ngàn người tình nguyện đi gő cửa từng nhà ở khắp châu thành Nữu Ước để nhắc nhở dân chúng. Những người sợ sệt nối đuôi nhau hàng giờ tại nhà thưng, sở chữa lửa, sở công an và c trong những xí nghiệp để được chủng đậu. Hn 2.000 bác sĩ và nữ điều dưỡng làm việc náo nhiệt ngày đêm. Tại sao lại có sự kích thích đó? là vì khi ấy châu thành Nữu ước có tám người lên đậu và hai người chết. Hai người chết trong dân số gần tám triệu người!.
Tôi đã sống trên 37 năm ở Nữu ước, vậy mà vẫn chưa có một người nào lại gő cửa bo tôi phi để phòng chứng ưu sầu, một chứng do cm xúc sinh ra mà trong 37 năm qua đã giết người một vạn lần nhiều hn bệnh đậu!
Không có một người nào lại gő cửa cho tôi hay rằng hiện trong nước Mỹ, cứ mười người có một người bị chứng thần kinh suy nhược mà đại đa số những kẻ đó đều do ưu tư và cm xúc bất an mà sanh bệnh. Cho nên tôi phi viết chưng này để gő cửa bạn và xin bạn đề phòng.

Bác sĩ Alexis Carrel, người được gii thưởng Nobel về y học, đã nói: "Những nhà kinh doanh không biết thắng ưu sầu sẽ chết sớm". Mà các bà nội trợ cũng vậy, các ông thú y cũng vậy, các bà thợ nề cũng vậy.
Mấy năm trước nhân dịp nghỉ, tôi đánh xe dạo vùng Texas và New Mexico với bác sĩ O.F.Gobe, một trong những vị trưởng ban y tế sở Ho xa Santa Fé. Chúng tôi bàn về những tai hại của lo lắng và bác sĩ nói: "By chục phần trăm bệnh nhân đi tìm bác sĩ đều có thể tự chữa hết bệnh nếu bỏ được nỗi lo lắng và sợ sệt. ấy xin đừng nghĩ rằng tôi cho bệnh của họ là bệnh tưởng! Họ có bệnh thiệt như những người đai nặng vậy. Mà có khi bệnh của họ còn nguy hiểm h nhiều nữa, chẳng hạn như bị thần kinh suy nhược nà trúng thực, có ung thư trong bao tử, đau tim, mất ngủ, nhức đầu và bị chứng tê liệt.
Những bệnh đó không phi là tưởng tượng, tôi biết rő vậy, vì chính toi đã bị ung thư bao tử trong 12 năm trời.
Sợ sinh ra lo. Lo làm cho thần kinh căng thẳng, ta cáu kỉnh hại cho những dy thần kinh trong bao tử, làm cho dịch vị biến chất đi và thường sinh chứng vị ung".
Bác sĩ Joseph F. Montagne, tác gi cuốn: "Bệnh đau bao tử do thần kinh" cũng nói đại khái như vậy. Ông bo: "không phi thức ăn làm cho tôi có ung thư trong bao tử mà nguyên nhân chính là cái ưu tư nó cắn rứt tôi".
Bác sĩ W.C.Alvarez ở dưỡng đường Mayo thì nói: "Những ung thư trong bao tử sưng thêm hay tiêu bớt đi là tuỳ sự mệt nhọc của bộ thần kinh tăng hay gim".
Một cuộc nghiên cứu 15.000 người đau bao tử ở nhà thưng Mayo đã chứng thực điều ấy. Trong năm người thì bốn người c thể không có gì khác thường hết. Sợ, lo, oán, ghét, tính vô cùng ích kỷ, không biết thích nghi với hoàn cnh, những cái đó đôi khi là nguyên nhân của bệnh đau bao tử và chứng vị ung. Bệnh thứ hai này có thể giết bạn được. Theo tờ báo Life nó đứng hạng thứ mười trong những bệnh nguy hiểm nhất.
Mới rồi toio có giao dịch bằng thư từ với bác sĩ Harrlod C.Habien ở dưỡng đường Mayo. Trong kỳ hội họp thường niên của các y sĩ và các nhà gii phẫu, ông ddược đọc một tờ thông điệp về công cuộc nghiên cứu các chứng bệnh của 176vụ chỉ huy các xí nghiệp. Sau khi cho cử toạ biết rằng tuổi trung bình của họ là 44 năm, ba tháng, ông nói non một phần ba các vị chỉ huy ấy mắc một trong ba chứng bệnh: đau tim, có ung thư trong bao tử và mạch máu căng quá. Những bệnh đó là những bệnh đặc biệt của hạng người luôn luôn sống một đời gay go, ồn ào, rộn rịp. Bạn thử nghĩ coi: một phần ba những nhà chỉ huy các xí nghiệp đã tự huỷ hoại thân thể vì các chứng đau tim, vị ung và mạch máu căng lên khi chưa đầy 45 tuổi. Sự thành công của họ đã phi tr với một giá đắt quá. Mà chưa chắc gì họ đã thành công. ở thử hỏi, ta có thể nói được là thành công khi ta làm ăm phát đạt, nhưng lại mắc chứng đau tim hoặc vị ung chăng? Có ích gì cho ta không, nếu ta chiếm được c phú nguyên của thế giới mà phi mất sức khoẻ? Dù ta giàu có đến đâu đi nữa thì mỗi ngày cũng chỉ ăn có ba bữa và đêm ngủ một giường. Nói cho rộng thì người chỉ huy các xí nghiệp quyền hành lớn, nhưng có hn gì anh đào đất không? Có lẽ còn kém nữa, vì anh đào đất thường được ngủ say hn họ, ăn ngon miệng hn họ. Thiệt tình tôi muốn làm anh thợ giặt ở Alabana ôm cây đờn "banjo" mà khy tưng tưng còn hn làm chủ một công ty xe lửa hoặc một công ty thuốc hút để tới 45 tuổi, sức khỏe bị huỷ hoại đến nỗi tiều tuỵ thân hình.
Nói tới thuốc hút, tôi lại nhớ tới một nhà sn xuất thuốc nổi danh nhất thế giới, mi chết vì bịnh đau tim trong khi ông ta đi nghỉ vài ngày giữa một khu rừng ở Canada. Ông ta lượm hằng triệu bạc mà chết, chết hồi có 61 tuổi. Chắc chắn ông đã đem cái thời gian khổ hạnh trong đời ông để đổi lấu cái mà ông ta gọi là "thành công trong sự làm ăn" đó.
Theo tôi nhà sn xuất thuốc đó chưa thành công bằng nửa thân phụ tôi, một nông phu ở Missouri, mất hồi 98 tuổi, gia sn không có tới một đồng.
Các y sĩ ở Mayo nói rằng khi dùng kiếng hiển vi để xem xét dây thần kinh của những người chết vì đau bệnh này thì thấy thần kinh của jack Dempsey, một tay quán quân về quyền thuật. Bệnh của họ không do thần kinh suy nhược mà do những cm xúc như ưu tư, lo lắng, sợ sệt, thất vọng.
Platon nói: "Các y sĩ có một lỗi lầm lớn nhất là họ chỉ ráng trị thân thể, không nghĩ tới trị tinh thần mà thân thể và tinh thần là một, không thể trị riêng được".
Phi đợi 23 thế kỷ sau, y học mới chịu xác nhận sự quan trọng ấy. Chúng ta đưng phát triển một phưng pháp trị liệu mới mẻ là phưng pháp trị c c thể lẫn thần kinh. Công việc đó lúc này quan trọng vì y học đã trị được nhiều bệnh do vi trùng như bệnh đậu mùa, bệnh dịch t, bệnh sốt rét và hàng chục bệnh khác đã giết hàng triệu mạng người. Nhưng y học vẫn chưa trị được những bệnh tinh thần, không do vi trùng mà do những cm xúc như lo lắng, sợ sệt, oán ghét, thất vọng, những bệnh mỗi ngày một tăng với tốc độ rất gớm ghê.
Các bác sĩ nói rằng hiện nay cứ 20 người Mỹ có một người phi nằm nhà thưng điên trong một thời gian không kỳ hạn. Và khi tổng động viên, hồi chiến tranh vừa rồi, cứ năm thanh niên thì phi loại đi một vì thần kinh có bệnh hoặc suy nhược.
Vậy nguyên nhân của chứng thần kinh thác loạn là gì? Không ai biết được đủ hết. Nhưng chắc chắn là trong nhiều trường hợp, sợ sệt và lo lắng là hai nguyên nhân chính. Những người lo lắng, mệt mỏi đều không biết thích nghi với những thực sự chua chát của đời, cứ muốn sống cách biệt hẳn với người xung quanh và tự giam mình trong một thế giới tưởng tượng để khỏi phi ưu phiền.
Như tôi đã nói, tôi luôn để trên bàn cuốn "Quẳng gánh lo đi để được khoẻ mạnh" của bác sĩ Edward Podalsky.
Dưới đây là nhan đề vài chưng trong cuốn ấy:
Lo lắng có hai cho tim ra sao?
Mạch máu căng là do lo lắng quá độ
Chứng phong thấp có thể vì lo lắng mà phát sinh.
Hãy thưng hại bao tử mà bớt lo đi
Lo lắng quá có thể sinh ra chứng trúng hàn.
Những lo lắng nh hưởng tới hạch giáp trạng tuyến ra sao?
Chứng đường sí (nước tiểu có nhiều đường) của những người lo lắng quá.
Một cuốn sách trứ danh khá, nghiên cứu về lo lắng là cuốn "Loài người tự hại mình" của bác sĩ Karl Menninget ở dưỡng đường Mayo, trị bệnh thần kinh. Cuốn đó cho biết nếu ta để những cm xúc phá hoại xâm chiếm đời ta thì sẽ làm hại thân ta đến mức nào. Rồi đưa cho người quen đọc. Sách giá bốn mỹ kim. Tôi dám nói quyết không có số vốn nào bỏ ra mà có thể mang lợi về cho bạn bằng số tiền ấy.
Kẻ mạnh khoẻ nhứt mà ưu phiền thì cũng hoá đau được, đại tướng Grant thấy như vậy trong những ngày sắp tàn cuộc Nam Bắc phân tranh. Đây là câu chuyện: Đại tướng bao vây đồn Richsmond đã 9 tháng. Quân đội của đại tướng Lee ở trong đồn, đói, rách, bị đánh bại. Từng bộ đội một đã đào ngũ. Còn những toán binh khác thì họp nhau lại trong trại vi bố mà tụng kinh, la, khóc, me hong, một triệu chứng tan rã hoàn toàn. Sau đó họ đốt những kho bông và châu thành, trong khi những ngọn lửa giữa đêm bốc ngụt trời. Đại tướng Grant vội vàn ho tốc đeo đuổi, bao vây hai bên sườn quân địch, mà kỵ binh do Sheridan cầm đầu thì đón phá đường rầy và cướp những toa xe lưng thực của đối phưng.
Chỉ huy trận đó, Đại tướng Grant nhức đầu kịch liệt, mắt mờ gần như đui, tới nỗi phi đi sau quân đội rồi té xỉu và đành ngừng lại ở một trại ruộng. Ông chép trong tập kú ức của ông: "Suốt đêm đó tôi chân trong nước nóng và hột ci, lại đắp hột ci trên cổ tay, trên gáy, mong đến sáng sẽ hết nhức đầu".
Sáng hôm sau ông tỉnh táo ngay, nhưng không phi nhờ ở hột ci mà nhờ ở bức th xin đầu hàng của Đại tướng Lee do một kỵ binh phi ngựa mang tới.
Ông viết: "Khi vő quan kia lại gần tôi, tôi còn nhức đầu như búa bổ, nhưng đọc xong bức thư, tôi khỏi liền".
Như vậy chắc chắn Đạo tướng đau chỉ vì lo nghĩ, cm xúc mạnh quá, thần kinh kích thích quá nên khi hết lo, lại vững bụng, vì công việc đã hoàn thành ông bình phục lại ngay.
By mưi năm sau, Henry Morgenthau, giám đốc quốc khố trong nội các của Tổng thống Franklin D. Roosevelt, ưu tư tới nỗi đau rồi bất tỉnh. Ông chép trong nhật ký rằng ông lo lắng ghê gớm khi Tổng thống mua trong một ngày 4.400.000 thùng lúa, khiến giá lúa phi tăng lên. Việc đó làm cho ông mê man bất tỉnh, về nhà ăn xong ông nằm bẹp đến hai giờ.
Muốn biết ưu tư làm hại ta ra sao, tôi không cần tra cứu trong thư viện hoặc tìm hỏi y sĩ. Tôi chỉ cần ngồi tại bàn viết, ngó qua cửa sổ là thấy ngay một nhà mà con quỷ ưu tư đã phá phách làm cho người ta bị chứng thần kinh suy nhược, và một nhà khác có người đàn ông bị bệnh đường sí vì quá ưu tư. Người đó làm nghề buôn đường. Khi nào giá đường trên thị trường hạ thì người lại chất đường trong máu và nước tiểu y cứ tăng lên.
Montaigue, một triết gia Pháp trứ danh, lúc được bầu làm thị trưởng tỉnh Borrdeux là tỉnh ông, dã nói với dân chúng: "Tôi sẽ tận tâm lo công việc cho tỉnh nhà nhưng tôi cũng phi giữ gìn phổi và gan của tôi".
Còn ông hàng xóm của tôi ở trên kia thì lo lắng về giá đường đến nỗi đường vô cả huyết qủan ông và suýt giết ông nữa.
Ngoài ra, ưu tư còn có thẻ sinh chứng phong thấp và sưng khớp xưng khiến kẻ mắc bệnh không được, phi dùng xe đẩy. Bác sĩ Russel L.Cescil dạy y khoa tạo trưởng đại học Cornell được khắp thế giới nhận là một chuyên môn về chứng sưng khớp xưng. ÔNg đã kể bốn nguyên nhân chính thường sinh ra chứng nầy. ấy là:
1. Đau khổ trong hôn nhân.
2. Suy bại về tài chánh.
3. Cô độc và ưu phiền.
4. Uất hận.
5. Tất nhiên là còn nhiều nguyên nhân nữa, vò có nhiều loại sưng khớp do những lẽ rất khác nhaum nhưng, tôi nhắc lại, những nguyên nhân thường gặp nhất là bốn nguyên nhân kẻ trên. Chẳng hạn một ông bạn tôi trong thời kinh tế khủng hong bị phá sn; bị hãng hi, định cắt hi dùng trong nhà và bị ngân hàng dọ bán căn nhà mà ông đã cầm. Còn người vợ ông ta thì bỗng bị chứng sưng khớp xường hành dữ dội, thuốc thang, kiêng cử thế nào cũng không bớt, mãi cho tới khi tài chính trong nhà được phong túc hn thì bệnh mới tuần tụ mà lui.
ưu tư lại có thể sinh ra chứng sâu rằng nữa. Bác sĩ William nói trong một tờ thông điệp đọc trước hôi nha y của Mỹ: "Những cm xúc khó chịu như khi ta lo lắng, sợ sệt, bàn cãi luôn luôn, rất dễ làm cho chất vôi trong c thể phát không đều và ta sinh ra sâu răng". Bác sĩ kể lể chuyện một thân chủ ông có hai hàm răng rất tốt. Khi vợ y thình lình đau, y lo quá, sinh ngay chứng đau răng. Trong ba tuần vợ nằm nhà thưng thì y có chính cái răng sâu.
Bạn đã bao giờ thấy một người có bệnh trong giáp trạng tuyến hoạt động dị thường không? Tôi đã thấy nhiều lần. Họ run cầm cập như những kẻ sợ chết vậy. Mà có lẽ họ cũng sợ quá thiệt. Giáp trạng tuyến, cái hạch điều hoà c thể của ta nầy, lúc ấy như nổi doá lên làm cho tim đập mạnh và toàn c thể hoạt động ồ ạt, sôi nổi như một cái lò than đúc thép mở tung các cửa cho hi và không khí ùa vào. Và nếu không trị ngay, thì người bệnh có thể chết được như tự thiêu vậy.
Mới rồi tôi đưa một người bạn mắc chứng đó lại Philadephie kiếm một bác sĩ chuyên môm nổi danh và đã kinh nghiệm được 38 năm rồi. Bạn có thể biết các bác sĩ nầy lời khuyên các bệnh nhân ra sao không? Ông viết lời khuyền bằng sn trên một tấm gỗ treo trên tường giữa phòng khách để cho người bệnh nào cũng thấy. Dưới đây là lời khuyên ấy mà tôi đã chép vào một bao thư trong khi tôi ngồi chờ được tiếp:
"Nghi ngờ và gii trí"
"Không có gì gii trí và làm cho óc ta được nghỉ ngi bằng giấc ngủ, âm nhạc, vui cười.
Nên thích những bn nhạc hay và ngó cái bề mặt tức cười của đời.
Như vậy ta sẽ thấy khỏe mạnh và sung sướng".
Đến lúc khám bệnh, câu đầu tiên bác sĩ hỏi bạn tôi là câu nầy: "Ông ưu tư nỗi gì mà đến tình trạng ấy?" Và ông khuyên: "Nếu ông không quẳng gánh lo đi thì ông còn nhiền biến chứng khác như đau tim, vị ung và đường sí. Tất c những chứng đó đều là anh em chú bác với nhau, anh em chú bác ruột". Thì chắc chắn như vậy rồi vì tất c đều do ưu tư mà sinh ra!
Khi tôi phỏng vấn cô Merle Oberon cô tuyên bố rằng cô nhất định quẳng gánh lo đi, vì cô biết cái ưu tư sẽ tàn phá cái nhan sắc của cô, cái bo vật quý nhất, nhờ nó cô nổi danh trên màn nh.
Cô nói: "Khi tôi bắt đầu làm đào hát bóng, tôi lo lắng sợ sệt quá. Mới ở ấn Độ tới Luân Đôn tìm viẹc mà không quen ai ở đây hết. Tôi có lại xin việc tại nhiều nhà sn xuất phim nhưng không một ai mướn tôi. Mà tiền giắt lưng thì ít, tiêu gần cạn rồi. Nhưng hai tuần tôi chỉ ăn bánh và uống nước lạnh. Đã lo lại đói nữa.
Tôi tự nhủ: "Có lẽ mình sẽ nguy mất, không bao giờ được làm đào hát bóng đâu. Xét kỹ thì mình không kinh nghiệm chưa đóng trò lần nào, vậy chắc chỉ có nhan sắc của mình là giúp mình được thôi.
Tôi đi lại tấm gưng, ngó trong đó đã thấy sự lo lắng làm cho dung nhan tôi tiều tuỵ làm sao! Những nét nhăn đã bắt đầu hiện, do bàn tay tàn phá của ưu tư. Rồi tôi tự nhủ: "Phi thôi ngay đi! Không được ưu tư nữa. Chỉ có cai nhan sắc giúp ta được việc. Vậy đừng tàn phá nó bằng cách chuốc lấy lo phiền".
Ta thấy ít nguyên nhân nào phá hoại nhan sắc một người đàn bà mau chóng bằng ưu tư. Nó làm cho họ già đi, tính tình hoá chua cay. Nó huỷ dung nhan họ, làm cho hai hàm răng nghiến chặt lại, làm cho nét nhăn hiện lên mặt. Họ có vẻ luôn luôn cáu kỉnh, tóc họ bạc hoặc rụng, nước da họ sinh ra đủ thứ mụn, nhọt, ghẻ, lác.
Bệnh đau tim là tên sát nhân số 1 ở Mỹ. Trong chiến tranh vừa rồi, khong một phần ba triệu người chết trên trận địa, nhưng cũng trong thời gian đó, bệnh đai tim giết tới hai triệu nhân mạng, trong số đó có một nửa đau vì quá lo lắng và sống một đời ồ ạt, rộn rịp quá. Phi, chứng đau tim là một nguyên nhân chính, khiến bác sĩ Alexis Carrel thốt ra câu này: "Những nhà kinh doanh không biết thắng ưu sầu sẽ chết sớm".
Người da đen ở phưng nam và người Trung hoa ít khi đau tim vì lo lắng, nhờ họ đã nhìn đời một cách bình tĩnh. Số bác sĩ chết vì đau tim nhiều gấp 20 lần nông phu chết về bệnh đó, vì các bác sĩ sống một đời rộn rịp quá. Đó là cái lẽ nhân nào qu nấy.
William James nói: "Trời có thể tha lỗi cho ta được, nhưng bộ thần kinh của ta thì không khi nào có thể dung thứ cho ta hết".
Và đây là một điều ngạc nhiên vô cùng, gần như không tin được. tại Mỹ mỗi năm, số người tự tử lại nhiều hn số người chết trong năm bệnh truyền nhiễm lan rộng nhất.
Tại sao vậy? Chỉ tại họ "ưu tư" quá đó!
Khi bọn quân phiệt tàn bạo của Trung Quốc muốn hành hạ một tội nhân nào, họ trói kẻ bất hạnh rồi đặt dưới một thùng nước cứ đều đều nhỏ giọt... từ giọt... từ giọt... không ngừng...ngày và đêm trên đầu y. Sau cùng tội nhân thấy khổ sở như búa đập vào đầu và hoá điên. Phưng pháp đó được Y-Pha-nho dùng trong những buồng tra tấn và Hitler dùng trong các trại giam.
ưu tư nào khác những giọt kia? Nó đập, đập, đập, không ngừng vào thần kinh ta, đủ sức làm cho ta điên và tự tử được.
Khi tôi còn là một đưa nhỏ nhà quê ở Misssouri, tôi nghe người ta tử cnh vạc dầu ở âm phủ mà sợ quá muốn chết ngất. Nhưng thật không ai t cnh vạc dầu ở cői trần này hết, cnh thê thm của những kẻ quá ưu tư. Chẳng hạn, nếu bạn ưu tư luôn năm suốt tháng, thì một ngày kia bạn có thể bị một chứng bệnh đau đớn, ghê ghớm vô cùng, tức là chứng đau nhói ở ngực.
Hỡi bạn thanh niên, nếu bạn bị chứng đó thì bạn sẽ phi kêu trời, một tiếng kêu trời rùng rợn như sắp chết, không có tiếng kêu trời rùng rợn như sắp chết, không có tiếng kêu nào so sánh cho ngang. Nếu đem tiếng gào của Âm ti so với tiếng kêu trời đó chỉ là tiêng kêu êm ái trong bài "Thằng cuội" của trẻ nhỏ. Bạn sẽ tự than: "Trời hỡi trời!" Nếu tôi t được bệnh này thì tôi sẽ sung sướng tuyệt trần, thề không giờ còn lo buồn gì nữa". (Bạn cho tôi nói quá ư? Xin bạn cứ hỏi vị y sĩ thường chữa cho bạn thì biết).
Bạn có thích sống không? Có muốn sống lâu và khoẻ mạnh để hưởng cái vui "ăn ngon ngủ kỹ làm tiên trên đời" không?. Thích vậy, muốn vậy bạn cứ theo đúng lời khuyên sau đây, cũng lại của bác sĩ Alexis Carrel nữa. Ông nói: "Kẻ nào giữ được tâm hồn bình tĩnh giữa những đô thị huyên náo thời nay kẻ đó sẽ không bị bệnh thần kinh".
Bạn có giữ được như vậy chăng? Nếu bạn là một người bình thường, vo beenhj, bạn có thẻ tr lời. "Có". Chắc chắn ta có những năng lực tiềm tàng mà có lẽ chưa bao giờ dùng tới. ÔNg Thoreo đã nói trong cuốn "Walden" bất hủ của ông: "Tôi không thấy cái gì làm tôi phần khởi bằng kh năng nâng cao đời sống của cô tôi do sự gắng sức có ý thức. Khi ta tự tin, tiến theo con đường đựp đẽ tự vạch ra và gắng sức sống theo đời sống đã phác hoạ trong đầu, thì ta có thể thành công một cách rất không ngờ".
Chắc chắn nhiều độc gi cũng đầy nghị lực và năng lực tiềm tàng như cô Olga K Jarvey ở Coeur d'Alčne. Một hôm, trong những trường hợp bi đát nhất, cô nhận thấy cố có thể diệt được ưu tư. Vậy thì tôi tin chắc bạn và tôi, chúng ta có thể diệt được ưu tư được, nếu chúng ta theo những chân lý cổ truyền mà tôi bàn tới trong cuốn này. Câu chuyện của cô
Olga K Jarvey chép lại cho tôi như vậy: "Tám năm rưỡi trước tôi bị chứng ung thư, nó suýt làm tôi chết lần mòn, vo cùng đau đớn. Những y sĩ tài giỏi nhất trong nước, tức là các bác sĩ ở dưỡng đường như ở một con đường cùng, đứng trước cửa Âm ti mở sẵn. Trong cn thất vọng tôi dùng điện thoại kêu vị bác sĩ dưng chữa cho tôi đến để mà rên la, mà kể lể nỗi thất vọng đang chiếm cứ lòng tôi. Song bác sĩ nóng ny ngắt lời ngay: "Cái gì vậy, cô Olga K Jarvey?"Phi can đm lên chớ! Nếu cứ la hét như vậy thì mau chết lắm. Bệnh của cô rất nguy hiểm thiệt đấy. Nhưng phi can đm chống với nó... Đừng ưu phiền nữa mà kiếm việc gì làm cho khuây kho đi". Ngay lúc đó, tôi nắm chặt tay, thề một cách qu quyết đến nỗi mong tay đâm sâu vào da thịt, đến nỗi thấy lạnh mình, mồ hôi chy ròng ròng theo sống lưng. Tôi thề rằng: "Ta không ưu phiền nữa! Ta không rên là nữa! Và nếu tinh thần thắng được thể chất, ta sẽ sống".
Bệnh nặng không thể dùng quang chất được, phi cho chạy tuyến vào ung thư luôn trong 30 ngày, mỗi ngày mười phút rưỡi. Riêng bệnh của tôi các bác sĩ đã cho chạy quang tuyến trong 49 ngày, mỗi ngày 14 phút rưỡi. Nhưng mặc dầu xưng tôi gần lòi khỏi da, như những mỏm đá trên sườn đồi, mặc dù chân tôi nặng như chì, tôi cũng chẳng hề ưu phiền! Tôi không khóc một tiếng, tôi cứ mỉm cười! Phi, tôi bắt buộc phi mỉm cười.
"Tôi không điên tới mức tin rằng chỉ mỉm cười thôi mà hết được bệnh nội ung, song tôi quyết tin rằng tinh thần khoan khoái giúp c thể thắng được bệnh. Dù sao đi nữ lần dó tôi đã tìm thấy một phép trong những phép mầu nhiệm để trị bệnh nội ung. Mấy năm gần đây, tôi mạnh khỏe khác thường chính là nhờ những lời nhắc nhở của Bác sĩ Mc. Caffery. "Hãy can đm chống đối với bệnh; đừng ưu phiền nữ; làm việc gì cho khuây kho đi!".
Để kết luận, tôi muốn chép lại câu của bác sĩ Alexis Carrel
"Những nhà kinh doanh không biết thắng ưu sầu sẽ chết sớm".
Bọn tín đồ cuồng nhiệt của giáo chủ Mohammed thường xâm trên ngực những câu th trong kinh thánh Koran. Tôi cũng muốn các vị độc gi cuốn này xâm lên ngực câu"Những nhà kinh doanh không biết thắng ưu sầu sẽ chết sớm".

à mà biết đâu được? Bác sĩ Alexis Carrel muốn nói c tới bạn đó không chừng!




phuongdong

 :::: Nguyễn Hiến Lê ::::
Quẳng gánh lo đi và vui sống

Chương 4



Tại sao? Ai đó? ở đâu?
Cách nào? Chi đó? Khi nào? Biệt danh?
Sáu người giúp việc trung thành?
Dạy tôi hiểu được mọi nhành gần xa.
Rydyard Kipling

Định thức thần hiệu của H.Carrrier ở chương II phần nhất có thể giải quyết được hết thấy những vấn đề rắc rối không? Tất nhiên là không.
Vậy thì phải làm sao? Phi tập phân tích theo ba giai đoạn căn bản sau đây:

1.Vạch rő những sự kiện
2.Phân tích những sự kiện
3.Quyết định, rồi hành động theo quy định đó.

Thì cố nhiên rồi, phải không bạn? Vâng, Aristote từ xưa đã dạy ta vậy và cũng đã dùng cách ấy. Bạn và tôi, chúng ta cũng phi dùng cách ấy nữa, nếu chúng ta muốn gii quyết những việc rắc rối nó giày vò ta ngày đêm, đổi cuộc đời của ta thành địa ngục.
Chúng ta hãy xét định lệ thứ nhất đã: Vạch rő những sự kiện. Tại sao việc đó lại quan trọng như vậy? Vì thiếu sự kiện thì không sao gỉai quyết vấn đề một cách sáng suốt được. Thiếu nó chúng ta chỉ còn có thể quay cuồng trong sự hỗn độn mà thôi. Đó là ý riêng của tôi chăng?. Không đâu, đó là ý của ông Herbert E. Haawwkes, hồi sinh tiền, khoảng 20 năm về trước, làm trưởng khoa Đại học Columbia. Ông đã giúp 200. 000 sinh viên gii quyết vấn đề rắc rối; và ông nói với tôi: "Sự hỗn độn là nguyên nhân chính của sự lo lắng". Ông ging: "Phân nửa những nỗi lo lắng của loài người là do người ta cứ gắng tìm một quyết định trước khi thu thập đủ những sự kiện để làm nền tng cho quyết định đó. Ví dụ nếu tôi có vấn đề phi gii quyết trước ba giờ chiều thứ ba sau, thì tôi nhất định không quyết định gì hết trước thứ ba. Trong thời gian ấy, tôi chuyên tâm thu thập hết các sự kiện quan tới vấn đề. Tôi vẫn ngủ kỹ như thường. Chỉ chuyên tâm kiếm sự kiện thôi. Và ngày thứ ba sau, nếu tôi đã thu nhập được đủ các sự kiện thì gii pháp tự nó tới, khỏi phi kiếm".
Tôi hỏi: " Có phi ông muốn nói rằng ông đã hoàn toàn trừ hết được nỗi lo lắng không? "Ông đáp: "Tôi tưởng có thể chân thành nói rằng đời tôi bây giờ gần như tuyệt được hết nỗi lo rồi. Tôi nhận thấy rằng nếu dùng hết thời gian vào việc tìm tòi những sự kiện một cách vô tư khách quan, thì khi nhận thức những sự kiện ấy, ưu tư sẽ tan dần đi".
Xin bạn cho tôi nhắc lại câu đó: "Nếu dùng hết thời gian vào việc tìm tòi những sự kiện một cách vô tư khách quan, thì khi nhận thức những sự kiện ấy, ưu tư sẽ tan dần đi".
Vậy mà phần đông chúng ta hành động ra sao? Ông Thomas Edison đã rất nghiêm trang nói rằng: "Loài người tìm đủ cách để tránh sao cho khỏi mất công nghĩ - cho nên chúng ta dù có chịu hành động như những con chó săn chim, nghĩa là chỉ chạy theo những sự kiện nào chống đỡ cho ý của ta đã nghĩ rồi, và bỏ quên những sự kiện khác đi! Chúng ta chỉ dùng những sự kiện nào biện hộ cho hành động của chúng ta, những sự kiện nào hợp với nghĩa, ý muốn của ta và bào chữa cho những định kiến của ta thôi.
Y như lời ông Andé Maurois đã nói: "Cái gì hợp với sở thích của ta thì ta cho là đúng. Không hợp với sở thích của ta thì ta nổi khùng lên". Như vậy có khó gii quyết được các vấn đề cũng là dĩ nhiên". Có khác chi gii một bài toán đệ nhị cấp (1) mà nhất định theo gi thiết hai với hai là năm không? Mà trên đời có biết bao người cứ nhất định nói rằng hai với hai là năm- có khi là 500 nữa, rồi làm cho đời sống của họ và của người khác thành một cnh địa ngục.
Vậy ta phi làm sao? Ta phải giữ đừng cho cảm xúc xen vô những suy nghĩ của ta, nghĩa là như ông Hawwkes đã nói, phải thu thập những sự kiện một cách "vô tư khách quan".
Việc đó không phi dễ, vì trong khi chúng ta lo lắng, cm xúc thường lên tới cao độ. Nhưng tôi đã kiếm được hai cái nầy nó giúp tôi đứng dang ra xa vấn đề của tôi, để xét những sự kiện một cách sáng suốt và khách quan.
1-Khi ráng kiếm sự kiện, tôi làm như thu thập nó không phải cho tôi mà cho một người khác. Cách đó giúp tôi nhận xét một cách lạnh lùng, khách quan và diệt được hết những cảm xúc.
2-Trong khi thu thập những sự kiện về một vấn rắc rối, thỉnh thoảng tôi làm bộ như một luật sự bênh vực cho quan điểm ngược với quan điểm của tôi. Nói ách khác là tôi ráng thu thập đủ những sự kiện chống lại tôi, trái với ý muốn của tôi. Rồi tôi chép lại c những lý lẽ thuận lẫn những lý lẽ nghịch, và tôi thường thường nhận thấy rằng sự thực ở vào một ni nào đó, khong giữa hai thái cực ấy.
Tôi xin tóm lại. bạn cũng vậy, tôi cũng vậy, c ông Eistein, cả Toà án tố cao của Huê Kỳ nữa, không ai có đủ thông minh để tìm một quyết định sáng suốt về bất kỳ một vấn đề nào, nếu trước hết không chịu thu thập đủ những sự kiện đã. Ông Thomas Edison hiểu điều đó, nên khi chết, ông để lại 2.500 cuốn sổ nhỏ, trong đó ghi đầy những sự kiện về mọi vấn đề mà hồi sinh tiền ông đã gii quyết.
Vậy định lệ thứ nhất là: thu nhập những sự kiện. Hãy bắt chước khoa trưởng Hawkes, đừng cố gii quyết những nỗi khó khắn trước khi đã thu thập đủ sự kiện một cách vô tư.
Tuy vậy, thu thập hết những sự kiện ở trên trái đất nầy cũng không ích lợi gì cho ta nếu ta không phân tích và giải đoán nó.
Tôi đã trả một giá rất mắc bài học nầy: phi viết những sự kiện đó lên giấy rồi mới phân tích chúng một cách dễ dàng được. Chỉ một việc chép sự kiện lên giấy và đặt vấn đề một cách rő ràng cũng đã giúp ta đi được một quãng đường dài tới một sự quyết định hợp lý rồi. Đúng như Charles Keteling đã nói: "Khéo đặt vấn đề là đã gii quyết được một nửa".
Tôi xin lấy thực tế chứng mình điều đó. Người Trung Hoa nói một bức vẽ giá trị hn một vạn tiếng nói. Vậy tôi thử vẽ cho bạn thấy một người đã thực hành phưng pháp đó ra sao. ấy là ông Galen Litchfield, một trong những nhà doanh nghiệp thành công nhất ở miền Tây Mỹ. Tôi quen ông ta từ lâu. Năm 1942, ông đang ở Trung Hoa khi quân Nhật chiếm Thượng Hải. Ông kể cho tôi nghe chuyện sau này: "ít lâu sau khi Nhật chiếm Trân Châu Cng, chúng ùa vào Thượng Hải. Hồi ấy tôi là giám đốc một công ty bo hiểm nhân mạng ở đó. Chúng phái một "thanh toán viên nhà binh" lại hãng tôi- viên này là một đô đốc- và ra lệnh cho tôi giúp đỡ vő quan đó trong khi thanh toán tài sản của công ty. Tôi không có quyền từ chối. Tôi phi hợp tác nếu không.... mà "nếu không" nghĩa là chết chắc chắn. Không còn cách nào khác, tôi tỏ vẻ làm đúng chỉ thị của chúng. Nhưng toio không biện vào bng thống kê một số bo đm đáng giá 750.000 mỹ kim và tôi nghĩ những bo hiểm ấy thuộc về chi nhánh ở Hồng Kông, không liên quan gì tới tài sn của hãng ở Thượng Hi. Mặc dù vậy tôi cũng lo rằng nếu tụi Nhật tìm ra thì tôi sẽ khốn đốn với chúng chớ chẳng chi. Và qúa thiệt chúng thấy liền.
Khi chúng khám phá ra điều ấy thì tôi không có mặt tại phòng giấy. Chúng gặp người đầu phòng kế toán của tôi. Người này kể lại với tôi rằng đô đốc nổi tam bành lên, giậm chân chửi thề, bo tôi là quân ăm trộm, quân phn nghịch, rằng tôi đã c gan khiêu khích quân đội Thiên Hoàng! Tôi hiểu như vậy nghĩa là gì rồi. Tôi hiểu như vậy nghĩa là gì rồi. Tôi sẽ bị giam vô "nhà cầu" của chúng. Nhà cầu! Tức là phòng hành tội của hiến binh Nhật Bổn! Bạn bč của tôi có nhiều người chẳng thừa tự tử chứ không chịu bị giam trong khám đó. Còn những bạn khác thì chết ở đấy sau mười ngày tra tấn. Mà bây giờ chúng đã sắp nhốt tôi vô cái ngục hiểm độc kia!

Tôi làm gì lúc ấy? Tôi hay tin chiều thứ By. Chắc chắn là tôi đã chết điếng. Và tôi đã chết điếng thật, nếu không có sẵm một phưng pháp nhất định để gii quyết những nỗi khó khăn. Từ lâu rồi mỗi lần gặp nỗi lo lắng gì thì luôn luôn tôi lại bàn đánh máy, đánh hai câu hỏi sau nầy, rồi đánh luôn những câu tr lời nữa:
1-Tôi lo cái gì đấy?
2-Làm sao tránh được bây giờ?
Trước kia tôi thường tr lời miệng mà không chép lên giấy, nhưng từ lâu tôi bỏ lối ấy vì nhận thấy rằng chép những câu hỏi và tr lời lên giauas làm cho óc tôi sáng suốt hơn. Vậy chiều chúa nhật đó, tôi vào thẳng trong phòng tôi hội các Thanh niên theo Thiên Chúa giáo ở Thượng Hải, lấy máy đánh chữ ra đánh:
1-Tôi lo cái gì đây?
Lo sáng mai bị nhốt vào "nhà cầu".
Rôi tôi lại đánh câu hỏi thứ nhì:
2-Làm sao tránh được bây giờ?
Tôi suy nghĩ hàng giờ rồi chép lại bốn hành động mà tôi có thể làm được những kết qu có thể xy ra của mỗi hành động ấy.
1-Tôi có thể giải cho viên thống đốc Nhật. Nhưng y không nói tiếng Anh. Dùng một người thông ngôn để ranwgs ging cho y thì chỉ làm cho y thêm nổi gianaj và có thể đưa tôi dến chỗ chết được, vì y tính vốn độc ác lắm, sẽ không cho tôi ging gii gì hết mà giam ngay tôi vào "nhà cầu".
2-Có thể kiếm cách trốn được không? Không. Chúng luôn luôn rình tôi. Nếu bỏ phòng của tôi ở hội Thanh niên theo Thiên Chúa Giáo mà đi chắc bị bắt và bị đem bắt liền.
3-Tôi có thể ở lì trong phòng này mà không lại hãng nữa. Nhưng làm như vậy viên đô đốc Nhật sẽ ngờ vực, sẽ cho lính lại bắt và giam tôi ngay vào "nhà cầu" không cho tôi nói lới nửa lời.
4-Sáng thứ hai, tôi có thể lại hãng như thường lệ. Như vậy có thể gặp được dịp may là viên đô đốc Nhật bận việc quá sẽ quên điều tôi đã làm. Mà nếu mà y nghĩ tới thì có thể rằng y đã bớt giận không la ó quát tháo nữa. Được vậy thì tốt lắm, còn rủi y có quát tháo thì tôi cũng có dịp để ráng ging gii cho y. Vậy sáng thứ hai cứ xuống hãng như thường lệ, và cứ hành động như khong có gì xy ra c thì còn có hai dịp may để khỏi bị nhốt vào "nhà cầu".
Nghĩ vậy và quyết định theo kế thứ tư rồi- nghĩa là sáng thứ hai cứ xuống hãng như thường lệ - tức thì tôi thấy vô cùng nhẹ nhàng thư thái.

Sáng hôm sau, tôi vào hãng, viên đô đốc Nhật đã ngồi đó, miệng ngậm điếu thuốc. Y ngó tôi chừng chừng như mọi lần, nhưng không nói gì hết. Và nhờ Trời phù hộ, sáu tháng sau y trở về Tokio, thế là hết lo.
Như tôi đã nói, lần đó tôi thoát chết có lẽ nhờ chiều chúa nhật ngồi chép lại những hành động có thể làm được cùng những kết qu có thể xy ra được mỗi hành động. Do đó tôi được bình tĩnh để quyết định. Nếu không thì có lẽ tôi đã vùng vẫy, do dự để rồi đâm quàng đấm xiên dưới xô đẩy của tình thế. Nếu tôi đã không suy nghĩ kỹ rồi mới quyết định thì có lẽ tôi đã cuồng loạn vì lo sợ c buổi chiều chúa nhật, mất ngủ đêm đó, và sáng thứ hai, xuống hãng, mặt mũi b phờ, hong sợ. Chỉ bấy nhiêu cũng đủ làm cho viên đô đốc Nhật nghi ngờ và tra kho tôi rồi.
Đã kinh nghiệm nhiều lần, tôi thấy rằng sự quyết định là một điều rất quan trọng. Chính sự không có lấy một mục đích nhất định, sự chạy loanh quanh hoài, như điên khùng nó sinh ra bệnh thần kinh suy nhược và biến đổi đời sống của ta thành một cnh địa ngục.
Tôi nghiệm 500 phần trăm những nỗi lo lắng của tôi tiêu tan đi, khi toi quyết định đó thì 40 phần trăm nữa cũng biến mất.
Vậy tôi chỉ cần làm bốn công việc sau lần khong 90 phần trăm những nỗi lo lắng của tôi tan biến.
1-Viết rő ràng lên giấy những nỗi lo của tôi.
2-Viết lên giấy những gii pháp có thể theo được.
3-Lựa lấy một gii pháp.
4-Bắt đầu thi hành ngay quyết định ấy.
Ông Galen Litchfield bây giờ làm giám đốc ở Viễn Đông cho Công ty Park and Freeman.
Như trên kia tôi đã nói, ông hiện nay là moot trong những nhà doanh nghiệp Mỹ lớn nhất ở Châu á. Ông thú với tôi rằng ông thành công, một phần lớn là nhờ ông biết phân tích những vấn đề rắc rối của ông rồi qu quyết hành đọng tức thì.
Vì đâu mà phưng pháp của ông có kết qu đẹp đẽ như vậy? Vì nó thực tế và đi thẳng vào trung tâm vấn đề, nhưng thứ nhất vì nó là kết qu của định luật thứ ba rất quan trọng nầy: Phi làm cái gì để chống với tình thế. Nếu không hoạt động, thì dù có thu thập, phân tích sự kiện cũng chỉ là công dã tràng mà thôi.
William James nói: "Khi đã quyết và bắt đầu hành động rồi thì đừng lo nghĩ gì về kết qu ra sao nữa "Ông muốn nói: Một khi đã quyết định sắc đanh sau khi xem xét kỹ lưỡng các sự kiện rồi, thì hành động ngay đi. Đừng đưng hành động mà ngừng để xem xét lại nữa. Đừng do dự, lo lắng hoặc đi ngược trở lại. Phi tự tin. Lòng tự ngở vực sẽ tạo ra nhiều nỗi ngờ vực khác. Đừng quay lại ngó về phía sau.
Có lần tôi hỏi ông WWait Phillips, một người quan trọng nhất trong kỹ nghệ dầu xăng: "Ông thi hành những quyết định của ông ra sao?". Ông đáp: "Tôi nghĩ rằng cứ suy nghĩ hoài về vấn đề của ta, chỉ làm cho ta hoang mang và thêm lo. Tới một lúc nào đó thì phi thôi đừng suy nghĩ đắn đo nữa, nếu không thì sẽ tai hại. Lúc ấy ta phi quyết định, hành động và đừng bao giờ ngó về phía sau mà cứ một mực tiến tới".
Sao bạn không dùng ngay bây giờ thuật của Galen Lithchfield để gii quyết một trong những nỗi lo lắng của bạn đi, mà tự hỏi những câu sau này:
1-Tôi lo lắng điều chi? (Xin bạn lấy viết chì đáp ở khaongr bỏ trống dưới đây).
2-Làm sao gii quyết được bây giờ? (Xin viết những câu tr lời xuống dưới đây?).
3-Đây, tôi sẽ hành động như thế này.
4-Khi nào tôi bắt đầu hành động?




phuongdong


:::: Nguyễn Hiến Lê ::::
Quẳng gánh lo đi và vui sống

Chương 5



Nếu bạn là một nhà doanh nghiệp, chắc bạn nghĩ: "Nhan đề chương này thiệt là lố bịch. Ta làm ăn đã 19 năm nay. Nếu có người nào biết cách trừ được 50 phần trăm nỗi lo lắng về công việc làm ăn, thì người đó tất phi là ta chớ còn ai nữa. Bây giờ lại có kẻ muốn dạy khôn ta, có vô lý hay không?
Đúng lắm. Mấy năm trước, giá có đọc một nhan đề như vậy, tôi cũng nghĩ y như bạn. Nhan đề đó hứa hẹn nhiều quá. Hứa hẹn suống có tốn gì đâu?
Chúng ta nên thành thực: Có thể rằng tôi giúp bạn tẩy được 50% nỗi lo lắng về công việc và làm ăn của bạn. Không ai làm được việc đó hết, trừ phi chính bạn, Nhưng điều mà tôi có thể làm được là chỉ cho bạn biết những người khác trừ 50% nỗi lo của họ ra sao- còn bạn phi tự trừ nỗi lo của bạn!
Chắc bạn nhớ rằng ở một chưng trên tôi đã dẫn một câu danh ngôn của bác sĩ Alexis Carrel: Những nhà kinh doanh không biết thắng ưu sầu sẽ chết sớm".
Vì ưu sầu tai hại như vậy, cho nên nếu tôi giúp bạn trừ được 10% nỗi ưu sầu của bạn thôi, bạn cũng đã thích rồi chứ?... Thích... Được lắm! Vaayjd dể tôi kể cho bạn nghe chuyện một nhà kinh doanh đã trẻ nổi 50% ưu tư của ông ta mà lại còn tiết kiệm được 75 % thời giờ bó phí trong các cuộc hội nghị để gii quyết vấn đề làm ăn nữa.
Tôi không kể chuyện ông "X", ông "Y" nào, hoặc "một người quen ở Ohio" cho bạn nghe đâu. Những chuyện như vậy hàm hồ quá, bạn không kiểm tra được hết.
Chuyện tôi sắp kể là chuyện một người có thiệt, ông Leosn Shimkin, vừa có cổ phần lại vừa làm giám đốc một nhà xuất bn lâu đời nhất tại Mỹ: Nhà xuất bn Simon Schuster ở Nữu ước.
Ông Léon Shimkin kể chuyện mình như sau này: "Trong 15 năm, tôi phi bỏ một nửa thời gian làm việc để họp hội nghị và bàn cãi về các vấn đề làm ăn. Chúng tôi hỏi nhau: Nên làm thế nầy? Chúng tôi cáu kỉnh ngồi không yên trong ghế? đi đi lại lại trong phòng, bàn cãi trong vòng lẩn quẩn. Tối đến, tôi mệt lắm, và tin rằng không có cách nào khác hết. Tôi theo cách đó 15 năm và không bao giờ nghĩ rằng có thể kiếm cách khác hiệu qu hn được. Nếu lúc đó có ai bo rằng tôi có thể tiết kiệm ba phần tư thời gian dùng trong những hội nghị quay cuồng ấy, và ba phần tư nỗi mệt nhọc về tinh thần của tôi thì chắc tôi đã cho người đó là quá lạc quan, hi điên và không thực tế chút nào cả. ấy vậy mà sau này tôi đã kiếm được một phưng pháp kết qủa đúng như thế. Tôi đã dùng phưng pháp đó tám năm. Kết quả lạ lùng về năng lực cũng như về sức khoẻ và hạnh phúc gia đình của tôi.
"Có vẻ một trò ảo thuật- nhưng cũng như các trò ảo thuật, một khi bạn đã biết, thì thấy nó vô cùng gỉan dị".
"Đây là bí quyết đó: Trước hết tôi bỏ hẳn cách làm việc mà tôi đã theo 15 năm rồi. Trước kia chúng tôi vào phòng hội nghị, lo lắng, kể lể hết những chő bất mãn, thất bại trong công việc làm ăn để rồi sau cùng hỏi nhau: "Làm sao bây giờ?" Tôi bỏ hẳn lői đó đi, lập ra một một quy tắc mới: "Hội viên nào muốn đưa một vấn đề ra bàn cãi, trước hết phi tho và trình tờ chép những câu trả lời cho bốn câu hỏi này:

Câu hỏi thứ nhất: Nỗi khó khăn ra sao?

(Trước kia tôi thường phí một hoặc hai giờ để lo lắng than thở mà chẳng ai biết được một cách rő ràng vấn đề đó khó khăn ở chỗ nào. Chúng tôi thường phí sức, bàn cãi về nỗi lo của chúng tôi mà không bao giờ chịu khó chép rő nó lên giấy).

Câu hỏi thứ nhì: Nguyên nhân nỗi khó khăn ở đâu?

(Nhớ lại hồi trước mà tôi hong: tôi phí biết bao thời giờ và những bàn cãi, lo lắng mà không bao giờ chịu tìm rő nguyên nhân đầu tiên của nỗi khó khăn hết).

Câu thứ ba: Có những gỉai pháp nào?

(Hồi trước, mỗi hội viên đề nghị một gii pháp và một hội viên khác chỉ trích gii pháp đó. Ai nấy nổi nóng lên, rồi ra ngoài dầu đề, rốt cuộc không ai nghi lại những gii pháp có thể theo được c).

Câu hỏi thứ tư: Bạn đề nghị giải pháp nào!

(Một trong bốn hội viên thường phí hàng giờ để lo lắng quay cuồng về một tình thế nào đó, không bao giờ chịu nghĩ về tất c những gii pháp có thẻ đưa ra được và cũng không bao giờ chịu ghi lại: Đây, theo ý tôi, gii pháp nầy hn hết).
Bây giờ, các hội viên của tôi rất ít khi đem những nỗi khó khăn ra bàn với tôi lắm. Tại sao? Vì muốn tr lời bốn câu hỏi ấy họ phi thu thập đủ các sự kieenjv à suy nghĩ kỹ về vấn đề. Và sau khi làm những công việc ấy rôi, họ thấy trong bốn trường hợp có tới ba trường hợp họ khỏi phi hỏi ý tôi nữa, vì gii pháp hỏi ý tôi, thì trước kia bàn cãi mất ba giờ, nay cũng chỉ mất một giờ thôi. Vì chúng tôi tuần tự theo một con đường hợp lý để tới một kết qu hữu lý. Vì thế trong hãng Simmon hiện nay chúng tôi phí rất ít thời giờ để lo lắng và bàn tán về những chỗ hư hỏng, s sót, mà hành động rất nhiều để ci thiện công việc.
Bạn tôi, ông Frank Bettger, nhân viên một công ty bo hiểm quan trọng nhất ở Mỹ nói với tôi rằng ông không những diệt bớt được ưu tư về công việc của ông mà còn tăng số lời lên gấp đôi, nhờ một phưng pháp tưng tự. Ông nói: "Hồi xưa, khi mới giúp việc cho công ty bo hiểm, tôi vô cùng hăng hái và yêu nghề. Rồi lần là tôi thất vọng đến nỗi khinh nghề và có ý giải nghệ. Mà có lẽ tôi đã gii nghệ rồi, nếu một buổi sáng kia tôi không ngồi suy nghĩ, ráng kiếm nguyên nhân nỗi thất vọng của tôi.
1- Trước tiên tôi tự hỏi: "Nguyên nhân thất vọng ở đâu? ở chỗ kiếm được ít huê hồng quá, không xứng với công vất v đi chào khách. Trong khi đi chào khách, công việc gì cũng dễ hết, trừ lúc khách ký hợp đồng. Lúc đó thiệt chán ngắt, hoặc "Thôi để lần sau gặp ông sẽ tính lại". Chính là công toi, chào khách năm lần bẩy lượt như vậy làm cho tôi thất vọng.

2-Rồi tự hỏi: "Có những gỉai pháp nào?"Muốn trả lời câu đó, tôi phải tìm tòi sự kiện, tài liệu. Tôi bčn mở cuốn sổ tay của tôi ra và xem xét những con số trong 12 tháng qua.
Và tôi tìm thấy một điều làm tôi ngạc nhiên vô cùng là 70% những khách tôi mời được, đều nhận lời ngay từ đầu tôi lại thăm. Thực rő ràng như mực đen trên giấy trắng. Còn 23 phần trăm nữa nhận lời trong làn thứ nhì. Chỉ có 7 % nhận lời trong những lần mới thứ ba, thứ tư, thứ năm... Mà chính 7 phần trăm đó làm cho tôi cứ mệt nhọc, bực tức mất thời gian. Nói một cách khác thì tôi đã phí 50% cái thời gian làm viẹc để lượm được một kết qu rất nhỏ là 7 %.

3. Vậy thì làm sao? Không còn phải suy nghĩ gì cả. Tôi gỉai quyết tức thì: Không mời ai tới huê hồng nữa và để thời gian đó kiếm mối khác. Kết qu không ngờ. Chỉ trong một thời gian ngắn, tôi làm tăng số huê hồng lên gần gấp đôi.
Như tôi đã nói, ông Frank Bettger hiện nay là một nhân viên công ty bo hiểm, được nhiều người biết nhất ở Mỹ.
Ông giúp việc cho công ty Fidelity ở Philadephie và mỗi năm ký được một triệu mỹ kim hợp đồng bo hiểm.
Vậy mà hồi trước có lần ông tính giải nghệ, chịu nhận là thất bại, cho đến khi ông phân tích được nỗi khó khăn thẳng tiến trên đường thành công.
Vậy sao bạn không dùng bốn câu hỏi của ông để gii quyết nỗi khó khăn trong việc làm ăn của bạn? Nó sẽ giúp bạn trừ được 50% nỗi lo. Bạn thử xem được không nào? Tôi xin nhắc lại bốn câu hỏi ấy:

1-Nỗi khó khăn ra sao?
2-Nguyên nhân ở đâu?
3-Có cách nào gỉai quyết được?
4-Gỉai pháp nào hơn cả?
Chín lời khuyên để đọc cuốn sách này cho có lợi nhiều hơn

1.Luyện có một lòng ham muốn sâu xa, nhiệt liệt có những quy tắc thắng ưu tư.
2.Đọc mỗi chưng hai lần rồi hãy qua chưng sau.
3.Trong khi đọc thường ngừng lại và tự hỏi xem nên áp dụng mỗi quy tắc cách nào?
4.Gạch dưới mỗi ý quan trọng.
6.áp dụng những quy tắc trong mỗi c hội. Coi cuốn này như một cuốn sổ tay trong khi làm việc; dùng nó để gii quyết áp dụng những nỗi khó khăn hàng ngày.
7.Đặt ra lệ: hễ bạn nào bắt gặp ta không theo đúng những quy tắc trong sách thì phi nộp người đó 10 đồng.
8.Ghi lại những tiến bộ của ta trong mỗi tuần. Tự hỏi: ta đã lầm lẫn chỗ nào? Ta đã ci thiện được ở chỗ nào? Đã học thêm được bài gì?
9.Có một tập nhật ký ghi rő ràng ngày nào ta đã áp dụng những quy tắc trong cuốn này và áp dụng ra sao?



phuongdong


:::: Nguyễn Hiến Lê ::::
Quẳng gánh lo đi và vui sống

Chương 6



Tôi không bao giờ quên đêm đó, cách đây ít năm, khi ông Marcon J.Douglas theo học một trong những lớp ging của tôi. Dưới đây là chuyện thiệt do ông kể cho tôi nghe. Gia đình ông gapwj tao hoạ liên tiếp. Lần đầu, đứa con gái cưng của ông, mới năm tuổi, thình lình chết. Hai vợ chồng ông tưởng không sao chịu nổi cnh từ biệt đó. Mười tháng sau ông bà lại bỏ một người con gái nữa, sanh được năm ngày.
Hai cái tang kế nhau, đau đớn thay! Ông mất ngủ, mất ăn, cũng không nghỉ ngi được nữa. Bộ thần kinh của ông xúc động mạnh quá, lòng tin tưởng tiêu tan. Sau cùng ông lại khám bác sĩ. Ông ta thử c hai, nhưng đều vô hiệu. C thể ông như bị kẹp vào một chiếc kìm, mà hai mỏ kìm mỗi ngày một siết chặt lại. Đoạn trường ai có qua cầu mới hay!
Ông kể: "Nhưng cũng may, tôi còn một đứa con trai bốn tuổi. Nhờ cháu, tôi tìm được gii pháp cho tình thế bi thm đó. Một buổi chiều, trong kho tôi ngồi than thờ một mình, cháu bo tôi: "Ba i, đóng cho con chiếc tàu, ba nhé!". Tôi không buồn đóng tàu chút nào, mà cũng không buồn làm việc gì cả. Nhưng cháu nằng nặc đòi cho kỳ được. Tôi đành phi chiều cháu.
Đóng chiếc đồ chi đó, mất khong ba giờ. Lúc đã xong, tôi nhận thấy rằng đã mấy tháng nay, lần đó tôi mới được hưởng ba giờ bình tĩnh, hưu dưỡng tinh thần.
Nhờ sự phát giác ấy mà tinh thần tôi ra khỏi cői mê man và bắt đầu suy nghĩ được một chút. Trước kia óc tôi quay cuồng, có nghĩ ngợi gì được đâu. Tôi nhanaj thấy rừng trong khi bận làm một việc nào đó, cần phi tính toán, nỗi lo buồn khó mà tồn tại được. Trong trường hợp của tôi, công việc đóng tàu đã thắng nỗi buồn của tôi. Cho nê tôi quyết định kiếm việc mà làm để khỏi ngồi không.
Ngay đêm đó, tôi đi khắp phòng này sang phòng khác, lập tức một bng kê những việc cần phi thi hành. Có biết bao đồ đạc phi sửa lại: tủ sách, bực thang, cửa sổ, mái ngói, qu nắm, ống khoá, vòi rỉ nước. Thiệt là lạ lùng, trong hai tuần lễ, tôi kể ra được 242 công việc sửa chữa phi làm.
Trong hai năm nay, tôi đã sửa chữa gần hết. Hn nữa tôi lại còn làm nhiều việc khuyến khích kẻ khác, thành thử đời tôi được đầy đủ. Mỗi tuần tôi bỏ ra hai đêm theo lớp ging cho người lớn ở Nữu ước. Tôi giúp việc xã hội trong châu thành, làm hội trưởng hội học sinh. Tôi dự hàng chục cuộc hội họp và quyên tiền giúp hội Hồng thập tự. Còn nhiều hoạt động khác nữa. Bây giờ tôi bận việc tới nỗi không có thời gian để buồn lo.
"Không có thời gian để lo lắng!" Chính ông Winston Churrchill cũng nói vậy khi ông làm việc 18 giờ một ngày trong những tháng nguy kịch nhất hồi chiến tranh. Người ta hỏi ông có lo về nhiệm vụ ghê ghớm của ông không, ông đáp: "Tôi quá bận, không có thời gian để lo chi tiết".
ÔNg Charles Ketting cũng ở trong tình trạng đó khi ông bắt đầu chế một thứ máy cho xe hi tự động, khỏi cần quay. Ông mới từ chức phó trưởng ban nghiên cứu của hãng đó. Ban Motors và qua giúp việc cho ban nghiên cứu của hãng đó. Ban này nổi tiếng khắp thế giới. Nhưng hồi ấy ông nghčo tới nỗi phi dùng một cái lẫm chứa cỏ khô làm phòng thí nghiệm. Nhờ có 1.500 mỹ kim của vợ ông ký cóp trong khi dạy đàn Piano mà ông có tiền độ nhật, nhưng ông lại phi mượn trước 500 mỹ kim ở số tiền bo hiểm nhân mạng của ông nữa mới đủ sống. Tôi hỏi bà Kettering trong mấy năm ấy bà có lo buồn không. Bà đáp: "Có, Tôi lo buồn đến nỗi mất ngủ; nhưng nhà tôi thì không. Nhà toi say sưa làm việc, không hề còn biết lo buồn".
Nhà bác học trứ danh Pasteur, đã nói về "sự bình tĩnh tạo các thư viện và các phòng thí nghiệm". Tại sao vậy? Vì những người ở trong những phòng ấy thường mê man vào công việc của họ, không còn thời giờ để lo nghĩ về mình. Những nhà nghiên cứu ít kho bị bệnh thần kinh suy nhược. Họ không có thời giờ phung phí.
Chỉ làm việc không ngừng, cũng đủ cho nỗi lo âu phi tiêu tan. Tại sao lại gin dị như vậy? Đó là nhờ luật sau này, một trong những luật quan trọng nhất mà các tâm lý gia đã tìm ra được; óc người ta, dù thông minh đến đâu đi nữa, cũng không thể đồng thời nghĩ đến hai điều. Bạn không tin vậy ư? Được, xon bạn thí nghiệm đi.
Bạn hãy ng lưng vào ghế, nhắm mắt lại, rổi ráng cùng một lúc nghĩ tới tượng hần Tự do và tới công việc bạn định làm sáng mai.
Bạn thấy rằng nghĩ tới cái này rồi tới cái kia thì được, còn đồng thời nghĩ tới c hai thì tốt baat kh phi không? Những cm xúc của ta cũng vậy. Không thể đồng thời thấy hăng hái nhiệt liệt về một công việc nào đó và thấy chn nn thất vọng vì một nỗi lo buồn khác. Cảm xúc này xô đẩy cảm xúc kia đi và sự phát giác gỉan dị ấy đã giúp các y sĩ chuyên trọ bệnh thần kinh trong quân đội làm được việc phi thường, hồi chiến tranh vừa rồi.
Khi binh sĩ ở mặt trận về, tinh thần hoảng loạn đến nỗi thành bệnh thì các bác sĩ ra phưng thuốc: "Đừng cho họ ngồi không".
Người ta không để các bệnh nhân được ngồi yên một phút nào, thường là bắt họ phi hoạt động ở ngoài trời như câu cá, săn bắn, đánh banh, chi cầu, chụp hình, làm vườn, hoặc khiêu vũ khiến họ chẳng có phút nào rảnh để nhớ lại những nỗi ghê gớm ở trận tiền.
Phưng pháp trị bệnh thần kinh đó của các bác sĩ tên là "tác động liệu pháp", thiệt không mới mẻ gì. Các y sĩ Hy Lạp đã cổ xuý nó 500 năm trước Thiên Chúa Giáng Sinh.
Thời Benjamin Franklin, các tín đồ phái Quaker cũng thường dùng nó ở tỉnh Philadephie. Năm 1774 một người lại thăm dưỡng đường do một tín đồ phái ấy lập ra, đã lấy làm bất bình khi thấy những người đau bệnh thần kinh bị bắt phi đan vi gai và y liền cho rằng các tín đồ đã lợi dụng những kẻ khốn nạn kia. Các tín đồ bčn ging cho y hay rằng họ nhận thấy hễ người bệnh làm một chút thì bệnh nhân tình bớt đi, vì thần kinh của bệnh nhân được an tĩnh.
Những nhà chữa bệnh thần kinh đều nói rằng công việc- nghĩa là luôn luôn có việc làm- là thứ thucoocs an thần rất kiến hiệu. Ông Longfelow, một thi hào Mỹ, tìm được chân lý đó khi bà vợ trẻ của ông mất. Nguyên một hôm bà đưng đốt xi trene ngọn đčn cầy thì áo bỗng bắt lửa. Ông nghe tiếng kêu, chạy lại, thì đã không cứu được nữa vì bị bỏng quá nặng. Trong ột thời gian khá lâu, thi hào nhớ cnh ghê rợn ấy nên đau xót quá đến gần hoá điên; nhưng may sao ông còn ba đứa con nhỏ phi chăm sóc. Thế là mặc dầu đau xót trong lòng, ông rắng làm tròn bổn phận "gà trống nuôn con". Ông dắt chúng đi chi, kể chuyện cho chúng nghe, đùa với chúng, và viết bài th bất hủ "giờ của con nít" để t cnh thân mật với trẻ. ÔNg cũng dịch những tác phẩm của Dante và tất c nhữn công việc đó làm ông bận rộn luôn luôn, quên hẳn chính thân để mà lấy lại được sự tĩnh trong tâm hồn. Đúng như lời Tennyson đã nói khi bạn thân nhất của ông là Arrthur Hallam qua đời: " Tôi phi cắm đầu làm việc, không thì thất vọng cũng giết tôi thôi".

Trong những lúc cắm đầu cắm cổ làm việc hàng ngày như con trâu kéo cầy, thì phần đông chúng ta không thấy sao hết. Nhưng những ngày nghỉ mới là nưhngx giờ nguy hiểm nhất. Chính lúc ta được rảnh rang để hưởng vui thú trên đời và đáng lẽ được sung sướng thì nỗi buồn chán, lo lắng len lỏi vào tâm hồn ta. Lúc đó là lúc ta tự hỏi đời người ta rồi đấu có nên cái thá gì không? Ông chủ của ta muốn nói gì kho ông vừa chỉ trích ta? Mà sao đầu ta mỗi ngày mỗi hói như vậy nhỉ?
Khi không có việc gì làm thì óc ta như trông rỗng. Mà các sinh viên đại học đều biết rằng: "Tạo hoá ghét sự trống rỗng lắm". Bạn và tôi, chúng ta thường thấy một vật gần như trống rỗng; bóng đčn điện. Đập vỡ nó đi tức thì không khí ùa vào lấp khoảng trống ấy.
óc ta cũng vậy. Khi nó trống rỗng thì tạo hoá cho một cái gì ùa vào trong đó liền. Cái đó là cái gì? Thường thì là những cảm xúc như lo lắng, sợ sệt, ghen ghét, oán hờn, vì từ khi tổ tiên ta còn ăn lông ở lỗ, những nghịch cảnh thiên nhiên đã gây ở trong lòng loài người những cảm xúc rất mạnh ấy, mạnh tới nỗi đuổi ra khỏi óc ta tất cả những cảm xúc và tư tương vui vẻ, êm ái, dịu dàng.
Ông James L. Mursel dạy môn giáo khoa ở trường sư phạm Columbia, đã nhận rő như vậy khi ông nói : "Sự lo buồn giầy vò bạn không phải trong lúc bạn làm việc, mà trong lúc bạn nghỉ ngơi. Lúc đó óc tưởng tượng của bạn hỗn loạn. Bạn tưởng tượng được cả những cái vô lý, lố bịch nhất và phải phóng đại cả những lỗi lầm cực nhỏ... Lúc đó, óc bạn như một cái máy quay thả cửa, quay tít mù, khiến cho những bộ phận chỗng đỡ có thể bị cháy hoặc tan tành ra từng mảnh. Vậy thì muốn trị chứng lo buồn không gì bằng kiếm việc ích lợi để rồi say sưa làm việc đó".
Nhưng không cần phải là một giáo sư đại học mới nhận thấy và thi hành cái chân lý ấy đâu. Trong chiến tranh vừa rồi, một bà nội ở Chicago đã tự nhận ra rằng "phương thức trị bệnh lo buồn là luôn luôn kiếm một việc gì ích lợi để làm". Tôi gặp bà ta ngồi với ông chồng trong một toa xe lửa có phòng ăn, từ Nữu Ước về một xứ có trại ruộng của tôi là tôi vốn ghét lối kể thí dụ mà không cho biết tên và địa chỉ của các nhân vật để chứng minh cho câu chuyện.
Hai ông bà kể với tôi rằng hôm trước có vụ oanh tạc Trân Châu Cảng thì hôm sau người con độc nhất của ông bà phải nhập ngũ. Rồi lo lắng về y quá, bà ta gầy ốn đi vì những câu hỏi thầm: "Con ta ở đâu?" Có được ở yên không? Hay là đã ra trận? Có bị thương không? hay là chết rồi?
Khi tôi hỏi làm sao dẹp được nỗi lo ây ấy, bà đáp: "Tôi bầy ra viẹc để làm. Mới đầu tôi cho ngươì thôi và tự làm hết việc trong nhà cho khỏi ngồi không. Nhưng bấy nhiêu chưa đủ, vì những công việc làm đó gần như máy chạy không phông phải suy nghĩ, cho nên toi vẫn lo buồn. Khi làm giường, rửa chén, thấy rằng phút nào nghỉ ngơi mới được. Và tôi liền xin một chân bán hàng ở một tiệm lớn".
Bà tiếp: "Như vậy có kết quả. Từ đó tôi phải lăng xăng: khách hàng bao vây tôi, hỏi giá cả, đòi coi màu sắc, kích thước. Không bao giờ tôi rảnh một giây để lo tới cài gì khác ngoài công việc đương làm, và đem tới, chân đau như dần, cũng không còn nghĩ gì được. Vừa mới ăn xong là ném mình xuống giường và ngủ li bì. Thực toio không còn thì giờ mà cũng không còn sức để lo lắng nữa".
Như vậy bà ấy đã tự tìm thấy chân lý của John Cower Powy trong cuốn: "Nghệ thuật để quên điều bất hạnh". Ông viết: " Khi mê man vào công việc cần phải làm, ta thấy yên ổn dễ chịu, bình tĩnh hoàn toàn trong tâm khảm và khoan khoái dịu được thần kinh".
Mới đây phụ nữ thám hiểm nổi danh nhất thế giới là bà Osa Johnson cho tôi nghe cách bà diệt ưu phiền. Bà đọc cuốn "Tôi kết hôn với mạo hiểm" sẽ biết đời bà> nếu có một phụ nữ nào đã đính hôn với Mạo hiểm thì chính bà vậy. Ông Martin Johnson cười bà khi bà mới 16 tuổi, đã lôi bà khỏi châu thành Chanute tại Kansas và đặt bà ngay vào giữa khi rừng ở Bornéo. Trong một phần tư thế kỷ, capự vợ chồng gốc gác ở Kansas dó, du lịch khắp thế giờim, quay phim về đời sống dã man của những người gần tiêu diệt ở Châu á và Châu Phi. Cách đây chín năm ông bà trở về Mỹ, đi diễn thuyết cùng chiếu nhưng phim tài liệu ấy khắp tỉnh này sang tỉnh khác. Do đó có lần ông bà đi máy bay từ Penver tới bờ biến Thái Bình Dương, và máy bay đâm vào một trái núi. Ông chết tức thì, còn bà bị thương nặng đến nỗi bác sĩ nói phải suốt đời nằm liệt. Nói vậy là vì học chưa hiểu biết bà Osa Jonhson: Ba tháng say bà ngồi trong một cái ghế có bánh xe diễn thuyết trước một số thính giả rất đông. Rồi mùa đó, bà dùng kiểu ấy diễn thuyết trên 100 lần. Khi tôi hỏi bà tại sao lại tự buộc vào khổ thảm làm vậy, bà đáp: "Để khỏi có thời gian ưu tư".
Bà Osa Johnson đã tìm thấy chân lý mà Tennyson đã phô diễn vào thi ca cách đây khoảng thế kỷ: "Tôi phải cặm cụi làm việc nếu không thì thất vọng chán nản sẽ giết tôi mất".
Đô đốc Byrd cũng đã tìm ra chân lý ấy khi ông sống một mình trong một cái chòi bị vùi lấp dưới lớp băng mênh mông, bao phủ Nam cực như một cái nón đội lên trái đất - một lopự băng trùm một dại lúc bí mật, rộng hơn cái diện tích chung của Châu Âu và nước Mỹ. Đô đốc Byrd sống cô độc ở đó trong năm tháng,. Suốt một trăm hải lú ở chung quanh không có một sinh vật nào hết. Tiết trời lạnh tới nỗi ông nghe thấy hơi thở của ông đóng băng lại thành những tinh thể nhỏ xíu mỗi khi gió đánh bạt hơi thở qua tai. Chính cuốn "Cô đơn" của ông đã kể rő 5 tháng sống trong bối cảnh đêm tối, làm cho ta phát nản phát điên đó. Ngày cũng tối như đêm. Ông phải kiếm việc làm để cho tinh thanà khỏi rối loạn. Ông nói: "Đêm tới, trước khi tắt đčn, ông tập thói quen vạch rő công việc hôm sau. Ví dụ như định để một giờ đào hầm ra, nửa giờ san phẳng đống tuyết, mọt giờ chêm đống thùng xăng cho được vững, một giờ đục những ngăn chứa sách trong bức tường hầm đựng thức ăn và hai giờ để thay một cây ngang gẫy trong chiếc xe".
Ông tiếp: "Nhờ đó tôi thấy tự chủ được mình. Không thế thì chuỗi ngày của tôi không có mục đích, mà không có mục đích thì đời tôi chắc đã tan rã rồi tàn luôn vậy".
Cho nên nếu bạn và tôi, ta có ưu phiền thì cứ nhớ tới phương thuốc cũ kỹ những rất công hiệu ấy, là bày ra việc làm. Lời khuyên đó không phải riêng của bác sĩ Richard C. Cabol (trước làm ở trường thuốc Harvard) mà thôi đâu. Trong cuốn: "Loài người sống bằng gì?". Ông nói: "Vì là y sĩ, tôi có cái vuui thấy sự hoạt động chữa được người mắc bệnh thần kinh chân ray run run, tôi có cái vui thấy sự hoạt động chữa được nhiều người mắc bệnh thần kinh chân tay run run, tê liệt. Bệnh ấy di nghi ngờ, do dự, sợ sệt quá mà sinh ra. - Sự làm lụng cho ta sự can đảm, mà sự can đảm, cũng như lòng tự tín, đã giúp Emerson lưu danh muôn thuở".
Nếu bạn và tôi không kiếm được để làm, cữ ngồi không mà nghĩ vơ nghĩ vẩn, thì có một hày quỷ dữ sinh ra và đục khoét, phá tan năng lực hành động và ý chú của ta.
Tôi được biết một nhà buôn ở Nữu Ước đã thắng bầy quỷ dữ đó bằng cáh cắm đầu làm việc luôn tay, tới nỗi không có thời giờ ưu phiền nữa. Ông tên Tromper Longmay và hãgn ông oẻ đường 40 Wall street. Ông theo lớp giảng của tôi. Câu chuyện của ông hay và cảm động tới nỗi sau mỗi buổi học, tôi mời ông lại dùng bữa tối với tôi. Ông ngồi ở khách sạn tới quá nửa đêm, bàn bạc về những kinh nghiệm của ông. Ông kể với tôi như vầy: "Mười tám năm trước, tôi ưu phiền, tới mất ngủ. Tôi nhăn nhó, quạu quọ... Tôi có cảm tưởng sắp bị thần kinh suy loạn.
Mà tôi ưu phiền không phải là vô cớ. Nguyên tôi làm thủ quỹ một công ty bán trái cây ở Nữu ước. Chúng tôi bỏ ra nửa triệu mỹ kim để mua trái dâu về đóng hộp. Đã 20 năm rồi chúng tôi bán dâu hộp cho những hãng nước đá. Thình lình bán không được nữa vì hãng như National Dairyand Borden tăng năng lực sản xuất lên rất nhanh và chỉ nhận mua dâu đóng thùng, cho được rẻ và đỡ mất thời gian.
Thế là không những nửa triệu mỹ kim trái dâu ấy dành bỏ ế, mà lại còn số dâu trị giá môt triệu mỹ kim, theo giao kčo, phải mua trong 12 tháng sau nữa. Làm sao tiêu thụ được bây giờ? Chúng tôi đã vay ngân hàng 350.000 mỹ kim. Không có cách nào trả nổi mà cũng không vay thêm được. Vậy tôi có lo lắng cũng là lẽ tự nhiên.
Tôi chạy lại xưởng ở California, ráng làm cho ông hội trưởng hiều rằng thời vận đã xui, và chíng tôi đương bị phá sản. Ông nhất định không tin, ông đỗ lői cho cơ quan thương mãi của chúng tôi ở Nữu ước. Tội nghiệp cho họ!
Sau tôi phải giải nhiều ngày, ông mới chiuh ngưng đóng hộp dâu và đem dâu tươi bán ở chợ San Francisco. Như vậy là nỗi khó khăn của chúng tôi gần giải quyết được. Đáng lẽ tôi hét lo; nhưng trái lại, lo lắng là một thói quen, mà tôi có thói tệ hại ấy.
Khi tôi trở lại Nữu ước, cái gì cũng làm cho tôi lo, lo về số trái cây mua ở ý, mua ở Hawai và trăm ngàn thứ nữa. Tôi nhăn nhó càu nhàu mất ngủ và như vừa mới nói, tôi muốn loạn óc.
Trong khi thất vọng, tôi quyết định một lối sống mới, nhờ đo àm ngủ được và hết lo. Tôi kiếm việc làm. Tôi cặm cụi vào những việc nào choán hết tâm trí tôi, đến nỗi toio không còn thời giờ lo buồn nữa. Trước kia tôi làm việc bảy giờ một ngày, Bây giờ mọt ngày tôi làm 15, 16 giờ. Tôi nhận những phận sự, trách nhiệm mới. Nửa đêm về nhà, toio mệt mỏi đến nỗi vừa lăn xuống giường được vài giây đã thiếp đi rồi.
Tôi theo đúng chương trình này trong khoảng ba tháng, thành thử tôi đã bỏ được tật hay lo, sau đó trở lại làm việc bảy tám giờ như đời sống cũ. Chuyện đó xảy ra 18 năm trước. Từ đó đến nay không bao giờ tôi lo lắng hoặc mất ngủ nữa'.
Ông Bernard Shaw có lý. Ông tóm tắt hết những điều đó trong câu này: "Có muốn khổn khổ thì cứ phí công tự hỏi xem mình sướng hay khổ". Vậy bạn đừng bao giờ phí công nghĩ đến điều đó nhé! Xăn tay lên và làm việc. Máu bạn sẽ lưu thông, óc bạn sẽ haotj đọng và chẳng lâu đâu, sự dồi dào của nhựa sống chạy khắp cơ thể bạn, sẽ đuổi ưu phiền ra khỏi đầu óc bạn ngay. Kiếm việc ra làm. Đừng ngồi không đó là phương thức rẻ nhất ở đời - mà cũng thần hiệu nhất nữa.


phuongdong

 
:::: Nguyễn Hiến Lê ::::
Quẳng gánh lo đi và vui sống

Chương 7



Có lẽ suốt đời tôi không quên chuỵên thê thảm dưới đây do ông Robert Moore ở Newsey kể lại.
Ông rằng: "Tháng ba năm 1945 tôi đã học được một bài quan trọng nhất trong đời tôi, học được ở ngoài khi bờ biển Đông Dưng, dưới mặt nước hn 90 thước. Bấy giờ chúng tôi biết hết thy 88 người ở trong chiếc tiềm thuỷ đĩnh Baya SS.318. Nhờ máy ra đa chúng tôi biết có một đoàn tàu nhỏ của chúng tôi cho tàu lặn xuống để tấn công. Nhìn vào kính tiềm vọng, tôi thấy một chiếc tàu hộ tống, một chiếc tàu đầu và một chiếc tàu th mìn. Chúng tôi bčn thả trái thuỷ lôi về phía chiếc tàu hộ tống, nhưng cắc đã có bộ phận nào hư trong máy móc của những thuỷ lôi ấy nên đều không trúng. Tuy nhiên chiếc tàu hộ tống không hay chi hết, vẫn tiến tới. Chúng tôi đang sửa soạn để tấn công chiếc tàu thả mìn đi sau cùng; thì dường như một phi c địch đã nhận được vị trí chúng tôi ở dưới 20 thước nước và đã đánh vô tuyến điện cấp báo nên thình lình chiếc tàu này quay mũi tiến thẳng lại. Chúng tôi liền lặn xuống hơn 50 thước để trốn và để tránh những thuỷ lôi của địch. Rồi tắt máy quạt, máy lạnh và tất cả những máy điện cốt cho không có tiếng động nào hết.
Nhưng nào có thoát. Ba phút sau, sáu thuỷ lôi nổ chúng quanh chúng tôi như trời long đất lở và đưa chúng tôi xuống đáy biển, sâu trên 90 thước.
Chúng tôi vô cùng kinh khủng. ở mực sâu chừng 300 thước mà bị tấn công dã là nguy hiểm rồi, nếu lại ở mực không đầy 150 thước thì đành là tận số. Mà chúng tôi bị tấn công ở dưới sâu chỉ già nwarcon số sau một chút. Mười phần chắc chìm hết năm. Quân địch th thuỷ lôi tấn công chúng tôi luôn 15 giờ. Nếu có một chiếc nổ cách chiếc tiềm thuỷ đĩnh năm sáu thước thôi, cũng đủ làm thủng một lỗi vỏ tàu và có c chục chiếc thuỷ lôi đã nổ cách chúng tôi 16 thước. Chúng tôi được lệnh phi nằm yên trên giường không nhúch nhích. Riêng tôi, tôi sợ tới nỗi gần như nghẹt thở, luôn miệng lẩm bẩm: "Chết rồi!... Chết rồi!... Chết rồi!" Cùng vì chúng tôi đã tắt máy lạnh và máy quạt, nên nhiệt độ trong tàu tăng lên đến 40độ, mặc dù vậy, tôi cũng run lên vì quá sợ, đã phi mặc thêm một chiếc áo len và một chiếc áo lót có lông nửa mà cũng chẳng hết run. hai hàm răng đánh lập cập. mồ hôi toát ra lạnh và nhờn. Bọn Nhật tiếp tục tấ công như vậy trong 15 giờ rồi có lẽ vì hết thuỷ lôi, chúng lặng lẽ bỏ đi. Mười lăm giờ đó, chao ôi! Lâu bằng 15 triệu năm. Lúc ấy tôi nhớ lại hết quãng đời đã tri, nhớ lại những hành vi xấu xa, những nỗi lo lắng lặt vặt.
Trước khi vô hi quan, tôi giúp việc một ngân hàng và hồi ấy tôi phiền muộn vì việc làm thì nhiều, số lưng thì nhỏ, mà ít hy vọng được tăng.
Toi lại buồn vì không tậu được một căn nhà, không mua được chiếc xe mới, không sắm được áo mới cho vợ. Và tôi ghét ông chủ của tôi biết bao, cái người mà lúc nào cũng rầy la, quạ quọ. Tôi nhớ cứ những buổi tối có điều buồn bực, tôi về nhà, lại gắt gỏng vô cớ rồi gây sự với nhà tôi. Tôi cũng buồn vì một cái thẹo xấu xí nằm ngay giữa trán do tai nạn xe hi nữa.
"Hồi ấy tôi chi những nỗi ưu tư vĩ đại vô cùng! Nhưng bây giờ, trong lúc thuỷ lôi của quân giặc vô tình muốn mời tôi xuống chi thuỷ thủ, tôi thấy nó vô nghĩa làm sao! Tôi tự hứa "Chuyến này mà thoát chết, còn được trông thấy mặt vợ con thì quyết không bao giờ thčm lo một điều gì nữa. Không bao giờ! Không bao giờ! Không bao giờ! Trong 15 giờ đồng hồ ấy tôi đã học được về nghệ thuật sống nhiều hn là học sách vở tại trường đại học Syrracuse trong bốn năm".
Chúng ta thường can đm đối phó với những nạn ghê gớm, mà lại để cho những nỗi lo lắng nhỏ mọn vô lý nó thắng ta. Chẳng hạn như chuyện ông Harry Vane bị xử trm do ông Samuel Pepys chép lại trong tập "Nhật ký" của ông. Khi ông Harry bước lên đoạn đầu đài, ông không an ủi, dặn dò vợ con mà chỉ căn dặn tên đao phủ trong khi chặt đầu đừng chạm tới cái nhọt nhức nhối ở cổ mình.
Đô đốc Byrd cũng nhận thấy điều đó trong những đêm ở Nam Cực lạnh buốt xưng và tối như âm phủ. Ông nghe bọn tuỳ tùng phàn nàn về những chuyện lặt vặt hn là về những việc lớn. Họ vui vẻ về chịu hết mọi sự nguy hiểm, khổ sở vì thời tiết lạnh tới 45 độ dưới số không. Nhưng ông đã thấy hai người chung sốn mà giận nhau đến không thčm nói với nhau nửa lời, chỉ vì người này nghi người kia lấn sang chỗ để đồ của mình mất vài phân; và một người nữa không chịu ăn nếu không kiếm được một chỗ khuất để khỏi trông thấy một tín đồ kỳ cục cứ mỗi miếng ăn nhai đủ 28 lần rồi mới nuốt.
Đô đốc nói: "Trong trại cắm ở Nam Cực, những chuyện vụn vặt như vậy làm cho những người dù trọng kỷ liật thế mấy cũng gần phi hoá điên".
Đô đốc có thể nói thêm rằng: "Những chuyện vụn vặt trong hôn nhân có thể làm cho người ta gần hoá điên và có thể sinh ra năm chục phần trăm bệnh đau tim ở thế gian này".
Đó chính là ý kiến của nhà chuyên môn. Như ông toà Joseph Sabath ở Chicago, một người đã rắng điều gii trene 40 ngàn vụ ly hôn, tuyên bố: "Phần nhiều những cặp vợ chồng xin ly dị đều do chuyện lặt vặt hết"; và ông F.S- Hogan cướng lý Nữu ước nói": "Già nửa các vụ xử trong toà đại hình đều do những nguyên nhân rát nhỏ. Thách doạ nhau trong quán rượu, kẻ ăn người ở gây gỗ nhau, một câu sỉ nhục, một lời mất lòng, một hành vi thô lỗ, những cái lăng nhăng đó đưa tới ẩu đ và án mạng. Rất ít người tàn ác xấu xa lắm. Một nửa những đau đn của ta là bởi lòng tự ái bị thưng tổn nhẹ hoặc lòng kiêu căng bị kích thích nhục nhã".
Khi mới cưới, cô Eleanor Roosevelt ngày nào cũng bát bình vì người hầu bếp làm hư một món ăn. Nhưng sau cô đã đổi tánh. Cô nói: "bây giờ thì tôi chỉ nhùn vai rồi bỏ qua". Được lắm, như vậy mới phi là người lớn. Cứ xem Nga hoàng Catherine chuyên chếc làm vậy mà cũng chỉ cười khi người bếp nấu hư một món ăn, huống hồ là chúng ta. Vợ chồng tôi có lần ăn tiệc nhà người bạn là anh John ở Chicago. Bạn tôi cắt thịt cò vụng về không, tôi không thấy, mà nếu có thấy cũng không cần biết. Nhưng chị John để ý nhy lên la: "Anh John phi có ý tứ chứ?" Anh không biết cắt thịt rồi!!".
Doạn chị nói với chúng tô: "Anh ấy luôn luôn vụng về như không tập cắt thịt bao giờ". Có lẽ bạn tôi không tập cắt thịt bao giờ thiệtm, nhưng tôi phi khen anh đã dám sống chung với chị ấy trên 20 năm trường. Thứ thật, chẳng thà bắt tôi ăn thịt voi, xấu chấm muối trong một không khí hoà thuận còn hn là cho tôi ăn nem công ch phượng mà bắt phi nghe những lời rầy của chị.
ít lâu sau, chúng tôi mời bạn bč lại nhà dùng bữa. Vừa lúc khách khứa tới thì nhà thôi thấy có ba chiếc khăn ăn không cùng một thứ với nắp bàn.
tiệc an, nhà tôi kể lại: "Em chạy đi kiếm một người dọn bàn thì ra chiếc khăn ăn kia còn ở tiệm giặt. Khách đã tới cửa rồi, không sao thay kịp nữa. Em muốn khóc, thầm nghĩ: "Tại sao lại có sự vô ý kia khiến cho chiều nay mất vui đi như vậy? Nhưng sau em tự nhủ: "Tại sao mất vui? Cứ nhất đinh vui đi nào! và em vô phòng ăn, đành mang tiếng với bạn bč là người nội trợ dở, còn hn là tiếng cáu kỉnh, xấu thói. Song thiệt ra khách khứa nào có ai để ý tới khăn ăn ấy đâu!".
Trong luật có câu này ai cũng biết: "Luật không kể tới những việc lặt vặt". Người hay ưu tư cũng đừng kể gì những việc lặt vặt, mới có thể bỉnh tĩnh trong tâm hồn được.
Nhiều khi muốn thắng nổi lo lắng lặt vặt, ta chỉ cần xét chúng theo một phưng diện mới mẻ. bạn toi, ông Homer Croy, tác gi cuốn: "Họ phi viếng thành Ba lê" và motoj chục cuốn khác nữa, đã thi hành phưng pháp ấy và có kết qu lạ thường. Khi ông ngồi viết sách tại bàn giấy, tiếng máy sưởi điện ở trong phòng làm cho ông nhức đầu đến muốn điên. Hi nước do máy xịt ra, khiến ông quụa quọ, cn giận cũng muốn xì ra.
Ông nói: "Rồi một hôm đi cắm trại cùng mấy anh em, tôi nghe tiếng củi nổi lạch tạch, tiếng lửa phun phì phì, mà cm thấy những tiếng đó không khác chi tiếng máy sưởi ở nhà toi hết. Tôi tự hỏi tại sao tiếng nọ thì ghét, tiếng này thì ưa? Về nhà, tôi tự nhủ: "Tiếng máy sưởi cũng tưng tự tiếng củi nổ lạch tạch, mà tiếng này ta thấy vui tai, thì ta chãy đi ngủ và đừng bực tức về tiếng máy sưởi nữa". Và tôi làm đúng như vậy. Trong ít ngày đầu, còn nghĩ tới máy sưởi, nhưng về sau lần lần tôi quên nó rồi.
"Những nỗi bực mình nhỏ nhặt của ta cũng vậy. Ta oán ghét, thịnh nộ, chỉ vì ta coi nó quá quan trọng..."
Nhân vì Disrael có nói: "Đời nglười tựa bóng câu, hi đâu mà nghĩ tới những chuyện lặt vặt", nên Andres Maurois viết trong tờ "This Week": "Câu đó đã giúp tôi nén được biết bao nỗi đau lòng. Chúng ta thường để cho những chuyện lặt vặt làm ta điên đo mà đáng lý ta nên khinh và quên nó đi...Chúng ta còn sống được vài năm trên trái đất nước này, thời khắc bất tái lai, cớ sao bỏ phí bao nhiêu giờ để ấp ủ trong lòng ưu tư, bất bình không quan trọng mà chỉ một năm sai là người khác và c ta nữa đều quên hết? Không nên vậy, hãy nên hy sinh đời ta cho những hành động và cm tình đáng quý, những tư tưởng cao thượng, những tình thưng chân thật và những sự nghiệp lâu bền".
ấy vậy mà một danh nhân như Rudyard Kipling cũng đã có lần quên rằng "Đời người tựa bóng câu, hi đâu mà nghĩ tới những chuyện lặt vặt". Và kết qu ra sao? Kết qu là ông và ông anh vợ kiện nhau, làm náo động c miền Verrmont như một cuộc chiến tranh về pháp luật vậy, một chiến tranh vang động tới nỗi có người đã viết một cuốn sách nhan đề là "Rudyard Kipling tranh hùng ở Verrmont".
Câu chuyện như thế này: Rudyard Kipling sau khi cưới một cô ở Vermont, tên là Caroline Balestier bčn cất một ngôi nhà xinh xắn ở Brattleboro, hy vọng sẽ lấy đó làm ni dưỡng già.
Rồi nhân vì cùng người anh vợ tên Beeatty Balestier thân thiết trong khi làm việc cũng như lúc chi bời, Kipling mới mua một miếng đất của Balestier mà thuận để y giữ lại được quyền cắt cỏ. Nhưng một hôm không biết nghĩ sao Kipling lại trồng hoa trên bãi cỏ kia, Balestier thấy vậy liền sôi máu lên, la ó, chửi rầm rĩ. Kipling không kém, cũng nổi lôi đình. Thế là lời qua tiếng lại, không khí Vermont hoá ra khó thở, u ám.
Vài ngày sau khi Kipling đạp xe máy trên đường, thình lình gặp người vợ đánh xe ngựa ra cn lộ. Ông phi nhẩy vội xuống hố bên lề và hẳn đã quên bẵng câu này mà chính ông đã viết: "Nếu bạn giữ được tâm hồn bình tĩnh trong khi những người chung quanh mất óc phán đoán và rách bạn quá thn nhiên, thì bạn mới thật là con người. "Ông mất óc phán đóan tới nỗi đòi bắt giam Balestier, dể xy ra vụ kiện sôi nổi. Các nhà báo ở đô thị lớn đổ xô về Vermont. Tin tức bay khắp thế giới. Vụ kiện không có kết qu những làm vợ chồng Kipling phi bỏ ngôi nhà xinh xắn ở Verrmont cho tớ chết. Thật là bao nỗi oán giận chua chắt chỉ vì một nguyên nhân lặt vặt: một bó cỏ khô.
Dưới đây là một cốt chuyện hay nhất do bác sĩ Harry Emerson Fosdick kể lại, một truyện về những thắng bại của một cây đại thụ trong rừng.
Trên sườn núi Long's Peak ở Colorado, có một cây khổng lồ bị tàn phá còn tr lại nội một khúc thân. Những nhà thực vật học đoán câu đó sống khong 400 năm. hồi Kha Luân Bố đặt chân lên đất San Salvador, nó đã có ròi và khi những cố đạo tới gây dựng sự nghiệp ở Plymouth, nó mới sống được nửa đời của nó. Trong đời sống dài đằng đẵng suốt bốn thế kỷ đó, nó bị sét đánh 14 bận và tri qua biết bao lần sâu đục khoét nó đành chịu đỏ lăn ra. Đàn sâu khoét hé lớp vỏ rồi, mỗi ngày nhấm một chút, liên tiếp không ngừng, tuần tự phá phách sinh lực của cây. Thành thử một cây cổ thụ khổng lồ chống nổi với thời gian, với sấm sét, với ông tó, mà rút cục bị hạ, vì những con sâu tí hon, nhỏ xíu tới nỗi có thể bẹp nát giữa hai đầu ngón tay người!
Chúng ta chẳng giống cây khổng lồ trong rừng đó ư? Chúng ta chẳng thường vinh quang thắng được những cnh sấm sét, dông tố, trời long đất lở trong đời để rồi bị những nỗi lo lắng lặt vặt ấy có khác cho những con sâu nhỏ kia mà ta có thể bóp bẹp giữa hai đầu ngón tay không?
Mấy năm trước, tôi du lịch qua vườn Tetton ở Wyoming, Charles Seifred và người bạn của ông. Chúng tôi đi thăm khu vườn của John D. Rockfeller. Nhưng chẳng may chiếc xe của tôi lạc đường thành thử đi tới khu vườn một giờ sau các xe khác. Ông Seifred giữ chìa khoá để mở cừa vườn, cho nên ông phi đợi tôi một giờ đồng hồ ở trong rừng vừa hầm vừa nhiều muỗi. Muỗi bu lại làm cho ai cũng phi điên, thế mà không làm ông Charles Seifred bực bội chút nào hết. Và khi chúng tôi tới không thấy ông đưng nguyền rủa muỗi mà lại thấy ông đưng thổi còi. Tôi giữ chiếc còi ấy làm kỷ niệm để nhớ một người dã biết coi rẻ những chuyện nhỏ nhặt.




phuongdong

 
:::: Nguyễn Hiến Lê ::::
Quẳng gánh lo đi và vui sống

Chương 8



Hồi nhỏ tôi sống ở mọt trại ruộng tại Missouri, và một hôm trong khi giúp má tôi lấy một anh đào, tự nhiên tôi oà lên khóc. Má tôi hỏi: "Dale, cái gì mà khóc vậy?" Tôi sụt sùi đáp: "Con sợ sắp bị chôn sống".
Thời ấy óc tôi đầy những lo lắng. Trời sấm sét, tôi lo bị sét đánh. Trờ làm mất mùa, tôi lo đói. Tôi lo sợ sẽ phải xuống đại ngục. Tôi sợ hảng khi nghe một đứa bạn lớn, tên Sam White, doạ sẽ cắt lấy tai. Tôi lo sợ các cô gái cười tôi khi tôi dở nón chào các cô. Tôi lo sợ sau này khong có cô nào ưng tôi. Tôi lo lắng không biết khi mới nghinh hôn xong, sẽ nói với vợ tôi câu gì. Tôi tưởng tượng sẽ làm lễ cưới tại một nhà thờ thôn quê, rồi ngồi chiếc xe song mã có rčm rủ mà trở về trại... Nói chuyện gì với tôi suốt quãng đường về trại đó? Làm sao được? Tôi suy nghĩ hàng giờ tới vấn đề động trời đó trong khi cày ruộng.
Và ngày tháng qua, tôi dần dần tháy rừng 99 phần trăm những nỗi lo lắng ấy không bao giờ xảy tới.
Chửng hạn như trên kìa đã nói, tôi sợ bị sét đánh, thì bây giờ tôi biết rằng, theo bảng thống kê mỗi năm của quốc gia trong số 350.000 người chị có một người bị sét đánh ( nghĩa là phần rủi ro chỉ là 1/350.000). Còn sợ bị chôn sống mới vô lý nữa chứ, tôi không tin rằn trong 10 triệu người có tới một người bị chôn sống, vậy mà tôi đã lo sợ tới khóc lóc.
Trái lại trong tám người, có một người chết vì nội ung. Thế thì nếu nên lo lắng, ta lo bị ung thư còn có lý hơn là lo bị sét đánh hoặc chôn sống. Đã đành, trên kia tôi chỉ kể những ưu tư của tuổi thơ và tuổi xuân, nhưng biết bao lần nỗi lo của người đứng tuổi cũng gần vô lý như vậy. Bạn và tôi đều có thể giải được 9 phần những âu sầu chúng ta ngay, bây giờ, nếu chúng ta chịu quên ưu tư trong một lúc, vừa đủ để suy nghĩ xem, theo luật trung bình, những lo lanứg của ta có lý hay không.
Hãng bảo hiểm nổi danh nhất thế giới, - hãng Lyond ở Luân Đôn- sở dĩ kiếm được không biết bao nhiêu triệu đồng là do cái thói cả lo của chúng t vềnhững sự ít khi xảy tới. Hãng đánh cá với thân chủ rừng nhữgn tai nạn mà mọi họ lo đó không bao giờ có hết. Nhưng họ không chịu nhận như vậy là đánh cá. Họ gọi là bảo hiểm. Thiệt thì đó là đánh cá, một lối đánhh cá khoa học, lấy luật trung bình là nền tảng vậy. 200 năm nay hãng đã phát đạt vô cùng. Và bản tính của loài người chư thay đổi thì hãng còn phát đạt cả ngàn năm nữa, nhờ sự bảo hiểm xe, tàu, giầy dép, keo khằn... vì theo luật trung bình, ít khi xảy ra tai hoạ cho những món đó lắm. mà người đời không chịu hiểu như thế.
Xét kỹ luật ấy, chung ta sẽ thấy nhiều sự phát giác bất ngờ. Chảng hạn nến tôi biết trước ràng khoảng 5 năm nữ, tôi phải chiến đấu trong một trận cũng đổ máu như trận Gettyberg (hồi Nam Bắc chiến tranh) thì chắc là tôi hoảng sợ tới chết ngất. Tôi sẽ bảo hiểm nhân mạng tôi liền, tôi sẽ nói: "Không sao sống sót sau trận đó được đâu, còn được ngày nào thì tận hưởng ngày đó đi". Nhưng sự thật thì theo luật trung bình, phần rủi bị chết trong trận ấy cũng chỉ bằng phần rủi bị chết trong thời bình, vào khoảng 50 tới 55 tuổi thôi. Nghĩa là thời bình cứ 1.000 người có nhiều người chết từ 50 đến 55 tuổi thì trong số 163.000 lính ở trận Gettyberg cũng cứ 1.000 người chỉ có bấy nhiêu người bỏ mạng.
Tôi viết nhiều chương trong cuốn này ở bên bờ "Hồ Bán Nguyệt" tại miền núi đá xứ Canada, nơi mà tôi làm quen với vợ chồng bà Herbert H. Salinger. Bà rất điềm đạm, bình tĩnh, nhưng không bao giờ lo lắng hết. Một buổi chiều, ngồi trước lò sưởi, củi nổ lách tách, tôi hỏi có bao giờ bà bị lo lắng quấy nhiễu không thì bà đáp: "Quấy nhiễu mà thôi ư? Nó đã gần làm hại đời tôi nữa kia. Trước khi tháng được nó, tôi sống 11 năm trong cảnh địa ngục mà tôi tự giam vào. Tôi nóng tính và hay oán. Lúc nào cũng lo sợ không yên. Thường thường mỗi tuần tôi đi xe ô tô buýt từ nhà đến San Francisco để mua bán lặt vặt. Nhưng trong khi mua bán, tôi lo lắng tới cái này cái nọ: Bàn ủi điện đã gỡ ra chưa? Có lẽ cháy nhà mất? Chị ở chắc bỏ đi rồi, ai coi sóc tụi nhỏ? Dễn mà tụi nó cưỡi xe máy đi chơi, bị xe cán rồi cũn nên? Có kho tôi sợ toát mồ hôi, chạy vội về nhà coi có xảy ra chuyện gì không. Ông xem như thế thì vợ chồng tôi đã phải ly dị nhau, điều đó cũng không còn gì đáng lạ.
"Người chồng sau của tôi là một luật sư bình tĩnh, có óc phân tích, không bao giờ lo lắng. Khi tôi ưu tư, dây thần kinh căng thẳng, nhà tôi bảo: "Cứ yen tâm. Thử suy xét việc đó xem nào. Mình lo về chuyện gì vậy? áp dụng luật trung bình xem việc đó có thể xảy ra được không đã!".
Chẳng hạn, tôi nhớ lần chúng tôi lái xe từ Albuquerque ở Neew Mexico tới Carlsbad. Đường thì lầy mà trời thì gió mưa, dông tố. Xe cứ trượt đi, khó kčm tay lái được. Tôi tin thế nào cũng lăn xuống hố bên đường, nhưng nhà tôi không ngớt lời nhắc: "Tôi lái rất chậm. Không có chi xảy ra đâu. Mà dù có đâm xuống hố nữa thì theo luật trung bình chúng ta đi cắm trại ở thung lũng Touquin tai chân dãy núi Canada. Một đêm, chúng tôi nghỉ trêm một nơi cao hơn bờ biển 2.300 thước. Bỗng có cơn dông nổi lên, muốn phá tan cái lều vải của chúng tôi. Lều dựng trên một sàn gỗ bằng dây thừng. Gió thổi đến vải căng phồng rung động, rít lên. Tôi lo nó bị lung tung lên trời quá. Tôi hoảng sợ. Nhưng nhà tôi bình tĩnh nói: "Này mình, chúng ta đi lần này có nhiều người dẫn đường. Họ hiểu công việc của họ chứ! Họ cắm trại núi này 60 năm rồi. Mấy năm nay đã có nhiều trại cắm ở chỗ này. Chưa có trại nào bị gió tung lên trời, thì theo luật trung bình, đếm nay cũng không sao hết; mà nếu rủi trại mình có thổi tung đi nữa thì qua trại khác chứ có gì đâu... Thôi đừng lo nữa".
Tôi nghe lời và ngủ thẳng giấc suốt đêm.
Rồi lại mấy năm trước, miền Califonie của chúng tôi phát sinh bệnh dịch trẻ con tê liệt. Trước kia, hay tin đó tôi đã sợ và mà phát kinh động. Nhưng nay dã có nhà tôi khuyên tôi bình tĩnh. Chúng tôi đề phòng rất cẩn thận không cho các con cháu lại chỗ đông người, không cho chúng đi học, đi coi hát bóng. Sau lại hỏi sở y tế thì hay rằng từ trước tới nay Califonie, trong những khi bệnh đó phát, thấy một lần ghê gớm nhất có 1.835 đứa trẻ chết, còn những lần khác chỏ có 200 hoặc 300 đứa. Những con số ấy mặc dầu đáng sợ, nhưng theo luật trung bình thì phải rủi có là bao?
"Theo luật trung bình nỗi lo lắng đấy sẽ không xảy ra đâu". Câu ấy đã phá tan 90 phần trăm nỗi lo của tôi và làm cho đời tôi trong 20 năm nay bình tĩnh không ngờ.
Đại tá George Grook, người da đen cầm quân có lẽ giỏi nhất trong lịch sử Mỹ, chép ào cuốn "Tự truyện" của ông rằng: "Hầu hế những nỗi lo lứng và khỏ sở của người da đen đều do họ tưởng tượng ra, chứ không có thiệt".
Nghĩ lại mấy chục năm sau này, tôi thấy nhữn ưu tư của tôi do tưởng tượng mà ra. Ông Jim Grant nói với tôi ông cũng nhận thấy vậy. Ông có một tiệm bán trái cây ở Nữu Ước, vẫn hay mua 10 đến 13 toa xe cam và bưởi/ Ông thường bị nhữn ý nghĩ này dày vò: Nếu có một chuyến xe trật đường rầy thì sao? hay là nếu xe đương qua cầu mà sập thì sao? Đã đành, trái cây đã có bảo hiểm, nhưng ông sợ nếu đến hẹn, không có trái để giao cho khách hàng thì sẽ mất mối. Ông lo nghĩ quá đến nỗi ông tưởng bị ung thư trong bao tử, phải đi khám bác sĩ. bác sĩ nói ông không đau gì hết, chỉ có thần kinh suy nhược. ông nói: Nghe lời ấy tôi hiểu ra ngay nên tự hỏi rồi tự đáp những câu này:
-Này Jim Grant, từ trước tới nay, anh đã mua bao nhiêu tao trái cây rồi?
- Khoảng 25.000 toa.
- Có bao nhiêu toa bị trật đường rầy?
- ồ! Khaongr năm toa. 25.000 toa mà chỉ có năm toa bị tai nạn. Thấy nghĩa lý gì không? Tỷ lệ là 1/5000. Nói một cách khác, theo luật trung bình do kinh nghiậm mà biết thì phần rủi bị tai nạn chỉ là một phần 5000. Vậy anh còn lo nỗi gì?
ừ, một chiếc cầu có thể sập được: nhưng từ trước tới nay mất mấy toa vì cầu sập rồi/
- Cầu chưa bao giờ sập hết 5.000 toa mới có một toa trật đường rầy, vậy mà lo tới nỗi tưởng bị ung thư trong bao tử thì chẳng phải là điên ư?
Khi tôi nghĩ vậy, tôi thấy trước kia tôi ngu quá. Tức thì tôi quyết định để luật trung bình lo giùm tôi và từ đó tới nay, tôi hết sợ bị ung thư trong bao tử nữa".
Khi Al. Smith làm Thống đốc Nữu ước, tôi thấy khi ông đứng trước sự công kích của đối phương trên trường chính trị đã đối phó bằng cách lặp đi lặp lại mỗi một câu này: "Chúng ta hãy coi những con số... hãy coi những con số". Rồi ông đưa những sự kiện ra . Lần sau bạn và tôi có lo lắng điều chi thì cũng nên theo phương pháp khôn khéo của ông già Al.smith: hãy coi con số và xem xét lý lẽ- nếu có- của những lo lắng có vững chãi không. Chính ông Fréderick J. Mahlstedt nói vậy khi ông bị vùi xuống huyệt. Ông kể:
"Đầu tháng sáu năm 1944, tôi nằm trong một lỗ hầm gần vịnh Omala. Tôi ở trong đội tình báo 999 và chúng tôi mới "vùi thân" ở miềm Normadie. Tôi nhìn xung quanh, xem xắt lại lỗ hầm chữ nhật của tôi và tự nhủ: "Có vẻ lỗ huyệt quá". Khi nằm xuống và rán nghỉ thì tôi có cảm tưởng như nằm trong mồ. tôi tự nghĩ: "Có lẽ mồ của ta đây". Mười một giờ sáng, khi phi cơ oanh tạc của Đức bay lượn trên đầu bom bắt đầu dội suống, tôi sợ tới nỗi chết cứng. Ha ba đêm đầu tôi không hề chợp mắt được một chút. Đên thứ tư hay thứ năm tinh thần tôi rời rạc, hoang mang. Tôi biết nếu không làm gì thì sẽ điên mất. Toio nhớ lại thì té ra đã năm đêm ròi mà tôi còn sông, cũng như những người bạn đồng đội chỉ có hai bạn bị thương, nhưng không phải vì bom địch, mà vì mảnh đạn súng cao xạ trong bộ đội. Thế rồi, tôi quyết định một việc gì có ích cho hết lo, tôi bčn cất một mái gỗ dày che lỗ hầm để khỏi bị mảnh bom, đạn. Tôi tưởng tượng khu đất mênh mông trên đó bộ đội đóng rải rác, và tj nhủ khi nào bom rớt trúng lỗ hầm nhỏ, sâu đó tôi mới chết được. Mà cái rủi ấy chỉ là một phần mười ngàn. Sau hai đêm suy nghĩ như vậy, tôi bình tĩnh lại và ngủ được, cả trong lúc bom địch dội như mưa nữa!'.
Bộ Hải quân Hoa Kỳ dùng những bảng thống ke về luật quân bình để nâng cao tinh thần thuỷ quân. Một cựu thương binh kể với tôi khi anh và bạn bč bị đưa xuống chiếc tàu chờ dầu xăng Oatane (một thứ xăng rất dễ bén lửa) ai nấy đều hoảng hồn. Họ tin nếu tàu bị trúng thuỷ lôi sẽ nổ và tung họ lên tới mây xanh.
Nhưng bộ Hải quân Hoa Kỳ biết rő hơn họ, cho nên đưa ra những con số chắc chắn chứng minh rằng 100 tàu dầu bị thuỷ loi chỉ có 40 chiếc ấy chỉ óc năm chiếm chìm ngay nội trong mười phút. Như vậy nghĩa là lính thuỷ cí thể nhảy kịp xuống biển và phần rủi bị chết không lớn mấy. Tài liệu ấy có nâng cao tin thần họ không?. Đây, anh lính thuỷ kể chuyện kết: "Biết luật trung bình rồi, tôi hết lo liền. Tinh thần của thuỷ thủ cao hơn. Chúng tôi biết còn có nhiều phần may và theo luật trung bình chúng tôi rất có có hy vọng sống sót được".





phuongdong

 

Chương 9



Hồi nhỏ tôi toàn chơi với vài đưa bạn trên thương lương một ngôi nhà bỏ hoang ở Missouri. Tôi leo từ trên sàn gác xuống, đặt chân lên thành một cửa sổ rồi nhảy xuống đất. Ngón tay trỏ bên trái của tôi đeo một chiếc nhẫn, và khi nhảy, chiếc nhẫn móc vào đầu một cây đinh, ngón tay tôi đứt văng ra.
Tôi hoảng lên, la lớn, chắc chắn là sẽ chết. Nhưng khi vết thương đã lành tôi không còn nghxi chút xíu gì tới bàn tay cụt một ngón của tôi hết. ích lợi gì đâu?... Điều gì đã không tránh được thì lo buồn làm gì?
Bây giờ có khi cả tháng tôi không nhớ rằng bàn tay trái của tôi chỉ còn bốn ngón.
Mấy năm trước, có lần lên thang máy trong một ngôi nhà chọc trời ở Nữu Ước, tôi thấy người coi thang cụt bàn tay trái. Tôi hỏi có buồn vì cụt tay không, người đó đáp: "Không, ít khi tôi nghĩ đến điều ấy lắm. Tôi sống độc thân và chỉ khi nào xỏ kim tôi mới nhớ tới".
Thiệt lạ lùng! Gặp một anh hoàn cảnh nào, nếu đã phải nhận nó, thì ta nhận một cách dễ dàng, mau mắn; chúng ta tự thay đôi tánh tình để thích hợp với hoàn cảnh ấy rồi quên hẳn nó đi.
Tôi nhớ câu này khắc trên cửa một ngôi nhà hoang tàn cất từ thế kỷ 15 ở Amsterdam (Hà Lan): "Như vậy đó, mà không thể khác vậy được".
Bạn và tôi, tren đường đời, sẽ gặp nhiều tình thế bất mãn, không thể thay đổi. Những lúc ấy ta phải lựa lấy một trong hai đường sau này: hoặc nhận tình thế đó mà tự thay đổi cách sống cho thích hợp hoặc chống cự lại để rồi hại sức khoẻ và sau cùng mang lấy bịnh thần kinh.
Dưới đây là lời khuyên rất minh triết của một trong những tâm lý gia tôi ngưỡng mộ nhất, ông William James: "Chịu thuận với hoàn cảnh đi. Biết nhận một tình thế đã xảy ra là bước được bước đầu để thắng nổi những kết quả của bất kỳ tai hoạ nào". Bà Elizabeth Connley đã khổ sở mới tìm được chân lý ấy. "Chính ngày mà nước Mỹ cử hành lễ đại thắng quân địch ở Bắc Phi, tôi nhận được một điện tín của bộ chiến tranh báo tin đứa cháu tôi- mà tôi thương nhất - bị coi là mất tích. Kế đó, một điện tín khác cho hay nó đã tử trận".
Tôi đau đớn vô cùng. Từ trước, tôi cho đời là rất đẹp. Toio có một công việc làm mà tôi thích: chu cấp cho đứa cháu ấy để nó nên người. Toio thấy nó thiệt là một thanh niên dễ thương, đáng làm kiểu mẫu. Trời đã thưởng công tôi! ... Rồi thì bức điện tín tới. Đất như sụt dưới chân tôi. Tôi thấy không còn lú do gì sống nữa. Tôi bỏ bê công việc, lạt lẽo với bạn bč, phó hết thảy cho dòng nước chảy xuôi.
Tôi hoá ra chua chát và uất ức. Tại sao Trời già độc địa bắt đứa cháu của tôi đi? Tại sao một thanh niên dễ thương như vậy- có cả một tương lai xán lạn trước mắt - mà lại phải chết? Tôi không tin có thể thế được. Tôi uất ức quá đến nỗi muốn bỏ việc, bỏ cả xứ sở, tự giam trong một nơi để khóc lóc và than thở.
Tôi xếp dọn giấy tờ trên bàn, sửa soạn đi xa, thì thấy mọt bức thư bỏ quên, của cháu viết cho tôi khi thân mẫu tôi mất mấy năm về trước. Trong thư nói: "Bà mất, cô và cháu thấy nhà vắng hẳn đi, nhất là cô. Nhưng cháu chắc rằng cố sẽ nén buồn được, nhờ chân lý cô đã tự tìm thấy. CHúa không bao giờ quên được cái chân lý đẹp đẽ ấy mà cô đã dạy cháu. Dù ở chân trời góc bể, ngăn sông cách núi, cháu cũng ghi tâm tạc dạ ràng cô đã khuyên cháu gặp bất kỳ nghịch cảnh nào cũng luôn luôm mỉm cười, vui vẻ nhận nó như một kẻ trượng phu vậy".
Tôi đọc đi đọc lại bức thư ấy, thấy như có cháu đang đứng bên cạnh, nói với tôi: "Tại sao cô không hành dộng như cô đã khuyên cháu? Cứ vui sống đi, mặc kệ tình thế ra sao thì ra, giấu nỗi lòng trong một nụ cười rồi vui vẻ sống".
Tôi dùng hết cả tâm lực trong công việc của tôi. Tôi viết thư cho những người lính khác để an ủi họ và thân nhân của họ. Tôi nhận dạy giúp buổi tối trong một lớp thanh niên, tìm ra được những nỗi vui mới, làm quen được với được với những người bạn mới. Bây giờ nhớ lại, tôi cũng ngạc nhiên về sự thay đổi gần như khó tin đó. Tôi không còn than thở về cái dĩ vãng đã thiệt chết rồi nữa. Tôi vui vẻ sống mỗi ngày, y như lời cháu khuyên và tôi đã cam nhận lấy số phận, không chống lại đời tôi. Đời tôi bây giờ đầy đủ hơn lúc nào hết".
Bà Elizabeth Counley ở Portland đã học được một điều mà chúng ta trước sau gì cũng phải học là: số phận đã không tránh được thì hãy nhận và hợp tác với nó đi: "Như vậy đó và không thể nào khác được".
Bài học ấy khó thiệt. Cả những vấn vương trên ngai vàng cũng cần phải biết tự chủ mới theo được đúng. Anh hoàng George V cho đóng khuôn câu này rồi treo trên tường trong thư viện của ngài cung điện Buckingham: "Xin ai hãy khuyên tôi đừng đòi ông trăng trên trời hoặc bất bình về motoj tình thế không sao cứu vãn được nữa". Schopenhauer cũng nghĩ như vậy trong câu này: "Trên đường đời, hành lý quan trọng nhất phải mang theo là lòng nhẫn nhục".
Chắc là hoàn cảnh tự nó không thể làm cho ta sung sướng hay đau khổ. Chính cái cách ta phản động lại với nó làm cho ta khổ hay vui. Giê su nói: Thích đường ở trong lòng ta". Trong lòng ta có Thiên đường mà cũng có Địa Ngục là thế đó.
Nếu cần, chúng ta có thể chịu nổi và thắng được tất cả nhưng tai hoạ và thảm kịch vì chúng ta có những năng lực tiềm tàng mạnh lạ thường mà biết dùng tới, ta sẽ thắng được mọi nghịch cảnh. Chúng ta mạnh hơn chúng ta tưởng.
Ông Booth Tarkington luôn luôn nói: Tai hoạ gì trời đất bắt tôi chịu, tôi cũng chịu được hết, chỉ trừ một tật đui thôi. Không bao giờ tôi chịu cảnh ấy".
Nhưng một ngày kia, khi tới lục tuần, ông ngó xuongs tấm thảm ở trên sàn nhà thì... sa mà màu mờ, loé thế này? Ông không còn trông rő hình thêu trên thảm nữa. Lại hỏi một bác sĩ chuyên muôn trị mắt, ông mới hay cái sự thật đau đớn này: ông sắp đui. Một con mắt đã gần mù hẳn rồi, com mắt kia cũng sẽ mù luôn. Điều này toi sợ nhất đã xảy ra!
Ông Tarkington phản động lại cách nào khi ông bị "tai nạn ghê gớm nhất ấy?" Ông có nghĩ như vầy không? "Tới số rồi. Tới lúc tận số rồi đây". Không. Ông ngạc nhiên thấy mình rất vui vẻ, còn có óc trào phúng nữa là khác. Ông bực bội vì những đốm mờ mờ nó đi qua con người ông, làm ông hết còn rông rő, nhưng khi cái đốm lớn nhất vừa qua khỏi, ông nói: "A! ông nội lại tới. Sáng nay đẹp trời, ông nội đi dạo chơi đâu vậy?".
Vận mạng làm sao mà thắng nổi một tâm hồn như thế? Khi đã hàn toàn đui, ông nói: "Tôi thấy rằng tôi chịu được cảnh đui như những người khác chịu được những tai nạn của họ. Tôi tin chắc nếu cả ngũ quan của tôi mang tật, hoá ra vô dụng nữa thì tôi vẫn có thể sống với tinh thần, vì chúng ta trông bằng tinh thần, sống bằng tinh thần".
Trong một năm, ông dể cho y sĩ mổ mắt mộng 12 lần, hy vọng sẽ khỏi bệnh. Các y sĩ đều dùng thuốc tê mà không lần nào ông phản kháng rên la. Ông biết không sao tránh được cho nên chỉ có chách để tránh bớt đau khổ là vui lòng nhận lấy hết. Tại nhà thương, ông không chịu nằm trong phòng têng mà xin nằm trong một phòng chung để được gần những người đau khổ khác. Ông rán nâng cao tinh thần họ, và sắp bị mổ mắt, ông biết trước sẽ đau đớn lắm, nhưng ông rán nhớ rằng ông hãy còn sung sướng nhiều. Ông nói: Thiệt kỳ diệu! Khoa học ngày nay tinh vi tới nỗi mổ được phận tế nhị là con mắt! Thiệt kỳ diệu!".
Người thường, nếu đui và bị nổ mắt 12 lần thì chắc là sợ mà gầy ốm như ma dại, còn ông Tarkingtom thì nói "Bây giờ có đổi női đau đớn ấy để được nỗi vui hơn tôi cũng không đổi". tại sao vậy? Vì nó đã dạy cho ông biết an phận, cho biết rằng sức ông chịu được những cảnh đau đớn nhất đời, nó đã cho ông thấy lời này của thi sĩ John Milton là chí lý: "Đui không phải là khổ, không chịu được cảnh đui mới là khổ".
Bà Margaret Faller, người bênh vực nữ quyền nổi danh nhất ở Anh, một lần dùng câu này làm châm ngôn: "Cői đời ra sao, tôi nhận làm vậy!". Ông già quạ quọ Thomas Carlyle nghe câu đó, liền nói mỉa: "Thì tất nhiên mụ ấy phải đành vậy"! Phải, bạn và tôi, chúng ta cũng phải nhận số phận của ta vậy chứ sao!
Nếu chúng ta, rên rỉ giẫy giụa, sinh ra chua chát, thì cũng không thay đổi được tình cảm mà chỉ làm thay đổi được tính tình, cơ thể ta thôi. Tôi nói vậy vì tôi đã được kinh nghiệm.
Có lần tôi không chịu nhận một tình thế mà tôi không sao tránh được. Tôi nổi điên, chống cự lại, sinh ra mất ngủ, khiến đời tôi thành cảnh địa ngục. Thành thử tôi tự mia chuộc thêm những nỗi bất mãn. Rút cục, sau một năm tự giày vò tấm thân, tôi phải nhận cái tình thế mà ngay từ lúc đầu tôi đã không có cách nào cải thiện cả.
Sao tôi không noi gương ông già Walt Whitman mà thản nhiên như loài câu, loài thú trước những cảnh tối tăm, đói lạnh, dông tố?
Hồi nọ, tôi luôn bò trong 12 năm trời. Không khi nào tôi thấy con bò cái nổi nóng lên vì nắng đai làm cháy cỏ hoặc vì trời lạnh quá và mưa đá, hoặc vì con bò đực bạn trăm năm của nó o bế một con bò cái khác. Loài vật thản nhiên trước cảnh tối tăm, dông tố và thất tình; vì vậy chúng không bao giờ đau thần kinh hoặc bị vị ung, cũng không bao giờ hoá điên hết.
Như thế có phải là tôi khuyên bạn cúi đầu mà chịu hết những nghịch cảnh trên đường đời không? Không bao giờ tôi có mảy may ý đó. Như vậy là theo thuyết định mạng rồi. Hễ còn hy vọng vãn cứu được tình thế thì còn phải tranh đấu! Nhưng khi biết rő rằng chống lại cũng vô ích, sự đã vậy, không soa thay đổi được thì xin bạn thương bộ thần kinh của bạn mà đừng quay cuồng, ngó trước ngó sau, than tiếc những tình thế đẹp tốt hơn nữa.
Ông khoa trưởng Hawkers ở trường Đại học Columbia nói với tôi ông lấy bài ca "Ngỗng mẹ" sau này làm châm ngôn.
Trời sinh mỗi bệnh ở đời
Có phương chữa được, không thời vô phương
Có phương hãy ráng tìm phương
Vô phương thì chịu, lo lương làm gì.

Để tìm tài liệu cuốn này, tôi phỏng vấn nhiều nhà doanh nghiệp lớn nhất ở Mỹ. Tôi ngạc nhiên thấy họ hợp tác với những tình thế không thể tránh được và đời họ tuyệt nhiên không có ưu tư gì hết. Nếu không sống như vậy thì mệt óc quá, họ chịu sao nổi. Tôi kể ra đây vài thí dụ:
ÔNg J.C.Penney, người sáng lập ra tiệm tạp hoá Penney có chi nhành strong khắp nước nói: "Dù có bị phá sản cho tới khong còn một đồng nữa, tôi cũng không lo buồn, vì tôi biết rằng lo buồn không ích gì cả. Hết sức làm được tới đâu thì làm, còn kết quả, phó cho vận mạng".
ÔNg Henry Ford cũng nghĩ tương tự: "Khi tôi không điều khiển được biến cố nó tự điều khiển lấy".
Khi tôi hỏi ông K.T.Keller, hội trưởng nghiệp đoàn "Chrysler rằng làm cách nào mà khỏi ưu tư, ông đáp: "Gặp một tình thế khó khăn, nếu có cách cải thiện được thì tôi cải thiện. Nếu không có cách nào thì tôi không thčm nghĩ đến nó nữa, quên nó đi. Không bao giờ tôi lo lắng về tương lai vì tôi hiểu không một ai có thể tưởng tượng tương lai sẽ ra sao mà ta không hiểu được động lực đó ra sao và sức gì đưa đẩy nó. Vậy thì lo nghĩ về tương lai làm gì?". Nếu bạn khen ông K.T.Kaller là một nhà hiền triết thì ông sẽ ngượng lắm. Ông chỉ là một nhà doanh nghiệp khôn khéo đã tự kiếm ra được triết lý của Epictčte dạy cho dân La Mã 19 thế kỷ trước: "Chỉ có một cách tìm được hạnh phúc là đừng lo nghĩ về những điều ngoài ý lực của ta".
Bà Sarah Berhard cho ta một chứng cớ có giá trị rằng đàn bà cũng biết hợp tác với những tình thế không thể tránh được. Suốt 50 năm, bà như một bà hoàng trên kịch trường năm Châu, chưa có cô đào nào được người ta mến như bà. Nhưng đến năm 71 tuổi thì bà nghčo khổ- không còn đồng nào hết. Thế rồi giữa khi thất thế đó, lương y của bà khi vượt Đại dương, bà té trên boong tàu và bị thương nặng ở chân. Chứng viêm tĩnh mạch bạo phát, chân bà tóp lại, đau đớn vô cùng, đến nỗi y sĩ phải quyết định cưa bỏ. Biết tính bà nóng như lửa, y sĩ ngại không cho bà hay quyết định ấy, sợ sẽ làm bà phát chứng dộng kinh. Nhưng ông ta đã lầm. Khi hay quyết định ấy, bà Sarah ngó lương y một hồi rồi bình tĩnh nói: "Nếu phải cưa thì ông cứ cưa. Số mạng đã bắt vậy.
Trong khi bà nằm trên xe để người ta đẩy lại phòng mổ, người con trai của bà đứng bên khóc lóc. Bà vui vẻ vẫy lại và bảo: "Con đợi đó nhé. Má sẽ trở lại".
Trên đường tới phòng mổ, bà đọc lại một màn kịch bà đã diễn. Có kẻ hỏi có phải bà là như vậy để hăn hái lên không thì bà đáp: "Không, tôi cốt ý cho các bác sĩ và các cô đều vững lòng tin. Thần kinh họ đương bị kích thích dữ".
Chân lành rồi, bà đi vòng khắp thế giới, làm cho công chúng say mê thêm bảy năm nữa.
Elsi Mac Corrmick trong bài đăng ở nguyệt san Reader's Digest viết: "Nếu ta chịu nhận một tình thế không tránh được thì năng lực của ta được thong thả và giúp ta tạo được một đời sống phong phú hơn".

Không ai có đủ khí lực và nghị lực để vừa chống cự với một tình thế không tránh được, vừa tạo một đời sống mới đâu. Phải lừa một trong hai hành động ấy, hoặc là cúi đầu chịu những cơn bão táp tất có trong đời, hoặc chóng lại với nó để rồi chết".
Chính tôi đã được mục đích cảnh chết ấy trong trại của tôi ở Missouri. tại đó tôi trồng vài chục gốc cây. Mới đầu chúng mọc rất mau. Rồi một trận bão tuyết ào tới, tuyết đóng nặng trên mỗi cảnh, mỗi nhánh. Đáng lẽ uyển chuyển trĩu xuống dưới sức nặng thì những cây ấu lại hiên ngang đứng thẳng chóng cự lại, tới nỗi tuyết nặng quá, cành phải gãy, thân phải nứt - rồi tôi phải đốn bỏ hết đi.
Những cây trong rừng phương Bắc khôn hơn. Tôi đã đi qua hàng mấy trăm cây số rừng bốn mùa xanh tốt ở Canada mà tôi chưa thấy một cây nào bị tuyết đč nặng làm gãy hết. Những cây quanh năm tươi ấy biết uốn thân, cành dưới sức nặng, biết cái dạo hợp tác với những tình thế không tránh được.'
Các ông thầy vő Nhật dạy các môn đệ phải "mềm mại như cây liễu, đừng cứng cỏi như cây tùng".
Biết có bạn tại sao những vỏ xe hơn lăn trên đường mà chịu được đủ cái tội tình: nào cọ vào đường, nào để lên đá nhọn không? Mới đàu các nhà chế tạo những vỏ xe cứng rắn. Nhưng chẳng bao lâu vỏ xe tan tành ra từng mảnh. Rồi họ mới chế ra những vỏ xe mềm hơn để làm cho sự đụng chạm trên đường dịu, nhẹ đi và những vỏ này "chịu đựng" được. Trên đường đời khấp khểnh, bạn và tôi nếu ta học cách làm cho những sự đụng chạm dịu bớt đi, thì cuột hành trình của ta cũng dài hơn à êm đềm, sung sướng.
Nếu không theo cách ấy mà cứ chống lại với những sự khó khăn trong đời, chúng ta sẽ ra sao? Nếu không chịu "mềm mại như cây liễu" mà cứ nhất định "cứng cỏi như cây tùng" chúng ta sẽ ra sao? Dễ biết lắm. Chúng ta sẽ gây ra những xung đột bất tận trong thâm tâm ta, chúng ta sẽ lo lắng, khổ sở, cáu kỉnh và bị bệnh thần kinh.
Hơn nữa, nếu chúng ta tới mức phủ nhấn ự thực đau đớn và lùi về một thế giới ảo mộng do ta tưởng tượng, thì ta mất thăng bằng rồi.
Trong chiến tranh vừa qua, hàng triệu binh sĩ kinh hoảng đã phải lựa một trong hai đường này: chịu nhận một tình thế không thay đổi được hay là ưu tư để rồi chết. Như trường hợp của William H. Casselins. Câu chuyện ông kể lại dưới đây trong một lớp giảng của tôi ở Nữ Ước, đã được ban giám khảo của trường chấm thưởng.
"ít lâu sau khi sung đột canh phòng bờ biển, tôi bị đưa tới một nơi nguy hiểm nhất trên bờ Đại Tây Dương. Lệnh trên bắt tôi coi việc vận tải những chất nổ. Bạn thử tưởng tượng xem. Tôi, một thằng bán bánh bích quy mà coi việc vận tải các chất nổ! Chỉ nghĩ tới sự phải đứng giữa hàng ngàn tấn thuốc nổ T.N.T cũng đủ làm cho một anh bán bánh lạnh xương sống rồi. Người ta dạy việc tôi trong có hai ngày, mà những điều chỉ bảo đó lại càng làm cho tôi sợ hơn nữa. Không bao giờ tôi quên được hôm tôi bắt đầu nhận việc. Trời u ám và lãnh lẽo. Tôi nhận được lệnh ở giữa trởi, trên đập đá tại bờ biển Bayonne. Lệnh rằng tôi phải coi một bọn năm người khiêng chất nổ vào khoang thứ năm trong chiếc tàu của chúng tôi. Bọn đó lưng dài vai rộng, nhưng không biết chút gì về các chất nổ hết. Thế mà họ phải vận những thùng chứa một tấn thuốc nổ T.N.T. Bấy nhiêu chất nổ đủ làm văng chiếc tàu cũ kỹ của chúng tôi lên tới mây xanh. Họ dùng hai sợi dây cáp để đưa thùng xuống tàu. Tôi luôn luôn lẩm bẩm: "Nếu một trong hai sợi dây đó tuột hay đứt...!"Trời! Lúc đó tôi mới sợ làm sao!Tôi run lên. Miệng tôi khô, chân tôi quỵ, tim tôi đập thình thình. Nhưng tôi không chốn đâu được hết. Trốn tức là đào ngũ, là nhục nhã cho tôi và cha mẹ tôi, là bị xử bắn nữa. Cho nên tôi không dám trốn. Tôi phải ở lại. Mắt tôi không rời những người phu, thấy họ khiêng những thùng chất nổ một cách hờ hững mà lạnh xương sống.


Chỉ vô ý một chút chiếc lá tàu này sẽ nổ tung lên. Sau hơn một giờ kinh hãi, tôi mới bắt đầu suy nghĩ một chút. Tôi tự nhủ: "Cứ cho là chiếc tàu này sẽ nổ tung lên thì đã làm sao? Ta sẽ chết tức tốc, có hay trước gì đâu? Chết cách đó giản dị quá, ờ còn hơn là chết vì nội ung nhiều. Thôi đừng điên nữa, ở đời ai mà khỏi chết? Ta đã phải làm công việc đó, không thì bị bắn. Vậy sao không rán thích nó đi".
Tôi tự nhủ như vậy hàng giờ,và bắt đầu thấy dễ chịu. Sau cùng tôi bắt tôi nhận một tình thế không thể hay đổi được và nhờ vậy tôi thắng nổi ưu tư và sợ sệt.
Tôi ghi tâm tạc dạ bài học ấy. Bây giờ, mỗi lần lo nghĩ về một điều gì không sao thay đổi được, tôi nhún vai nói: "Quên nó đi". Và tôi thấy phương pháp ấy công hiệu.
Ngoài cái chết trên thánh giá của Đức Chúa Giê Su, cái chết nổi danh nhất trong lịch sử nhân loại là cái chết của Socrate. Mấy ngàn năm sau, loài người vẫn còn đọc và thích đoạn văn bất hủ của Platon tả cái chết đó - đoạn văn ấy là một đoạn đẹp nhất, cảm động nhất trong văn học từ xưa tới nay. Có vài kẻ Athenes ghen ghét hiền triết Socrate, vu oan cho ông và ông bị xử tử. Người giữ ngục vốn quý mến ông, khi đưa cho ông chén thuốc độc, y nói: "Sự thế đã vậy, xin ông ráng vui vẻ coi thường nó đi". Socrate theo lời. Ông nhìn thẳng vào cái chết bình tĩnh, nhẫn nhục, làm dộng tới quỹ thần.
"Rán vui vẻ coi thường một tình thế phải tới". Lời đó thốt ra 399 năm trước Giê su giáng sinh, nhưng ngày nay cái thế giới gìa cỗi, ưu tư của bọn ta còn nhớ lời ấy hơn bao giờ hết "Ráng coi thường một tình thế phải tới".
Trong 8 năm vừa rồi, tôi đã đọc hết những sách, báo cũ, mới mà tôi có thể kiếm được bàn về vấn đề diệt ưu tư....Bạn muốn biết một lời khuyên ngắn, hay nhất mà tôi đã chọn được trong hết thảy nhữn sách vở báo chí ấy không? Thì đây, lời khuyên đó tóm tắt trong mấy hàng sau này rất đáng dán lên tấm kính của mọi phòng tắm để mỗi khi rửa bụi bặm, mồ hôi trên mặt, chúng ta cũng rửa luôn những ưu tư trong óc nữa. Xin nói rő đó là lời cầu nguyện viết ra bời Reinhald Niebu:
"Xin cho toi một tâm hồn bình tĩnh để cam nhận nhữn tình thé không thể thay đổi được, một lòng can đảm để thay đổi những tình thế có thể thay đổi được và một tinh thần sáng suốt để biết phân biệt tìn thế thế nào thay đổi được, tình thế nào không thể thay đổi được".




phuongdong

 

Chương 10



Bạn có muốn biết cách kiếm tiền ở thị trường chứng khoán không? Có ư? Thì cả triệu người khác cũng muốn như bạn và nếu tôi chỉ dược cách ấy, cuốn sách này sẽ bán với một gía thị phi thường. Nhưng tôi có thể cho bạn biết một mánh lớn rất kỳ diệu mà nhiều người đầu cơ thường dùng có kết quả. Xin bạn hãy đọc câu chuyện dưới đây do ông Charles Robert, một nhà cố vẫn tài chánh kể lại:
"Tôi quê quán ở Texas, đến Nữu Ước với 20.000 mỹ kim của các bạn giao cho để đầu cơ chứng khoán. Tôi tưởng mình dã biết hết các mánh khoé và đầu cơ thì sẽ lời, vậy mà rồi lỗ, không còn một xu. Thiệt ra tôi cũng có lời trong một vài vụ, nhưng rút cục vẫn là thua thiệt.
"Nếu là tiền của thì tôi không cần, nhưng tai hoạ là tiền của các bạn, mặc dầu số tiền đó đối với họ không là bao. Vì thế tôi ngại không muốn gặp mặt anh em, nhưng lạ lùng thay, họ chẳng những không phiền hà gì tôi hết, lại còn như mắc một thứ bệnh lạc quan bất trị nữa, vẫn tiếp tục xuất vốn cho tôi.
"Tôi dã chơi lối "Sấp ngửa" một là được hết, hai là thua tận với sự chỉ trông ở vận mạng của mình và tin ở những lời mách bảo kê của kẻ khác. Như ông H.T.Phillips nói, tô đã "đầu cơ bằng tai", ai nói làm sao tin ngay làm vậy".
"Tôi bắt đầu suy nghĩ về lỗi lầm của toio và quyết định trước khi đầu cơm, sẽ ráng tìm ra bí quyết cảu nghề ấy. Và tôi làm quen với ông Burton S.Castles, một trong những nhà đầu cơ đã thành công nhất từ trước tới giờ. Tôi tin có thể học ông ta được nhiều điều hay vì ông ta nổi danh là thành công năm này qua năm khác. Thành công liên tiếp như vậy, nào đâu phải chuyện may rủi!".
"Ông ấy hỏi vài câu về những vụ đầu cơ trước của tôi và dạy tôi một thuật mà tôi tin rằng quan trọng nhất trong nghề đầu cơ. Ông nói: "Mỗi khi mua một chứng khaons văn tự nào toio cũng quyết định "tốp" số lỗ lại. Ví dụ tôi mua một chứng khaons giá 50 mũ kim, thì tôi "lỗ" khi giá nó hạ tới 45 mỹ kim; nghĩa là khi bán chứng khoán đó sụt xuống dưới giá mua 5 mỹ kim thì tôi bán liền, hạn chế số lỗ, không chịu thiệt quá 5 mỹ kim".
"ÔNg thầy già đó tiếp: "Tring những công việc mua bán đầu tiên, khéo đặt vốn một cách thông minh, bạn lời trung bình 10, 25 có khi 50 mỹ kim nữa. Vậy nếu hạn chế số lỗ là 5 mỹ kim, thì có thể lời khá lắm vì trong 12 lần chỉ có độ năm lần bị lỗ".
"Tôi theo quy tắc đó liền và luôn từ bấy tời ngay. Quy tác ấy đã giúp các bạn xuất vốn và tôi, đỡ lỗ cả ngàn mỹ kim".
ít lâu sau, toio nhận thấy rằng quy tắc "tốp lỗ" đó có thể áp dịng vào nhiệc việc khá, ngoài việc đầu cơ. Tôi bčn bắt đầu "tốp lo" mỗi khi gặp điều gì ưu phiển bất mãn. Kết quả rất thần hiệu.
"Chẳng hạn, tôi thường ăn trưa với một anh bạn ít khi tới đúng giờ. Trước kia nhiều phen tôi mất thì giờ đợi anh ta tới nửa bữa. Sau cùng tôi "tốp đợi". Tôi nói: "Anh Bill này, tôi chỉ đợi anh mười phút thì lời hẹn ăn chung bàn của chúng ta sẽ quẳng xuống biển. Nghãi là tôi dông da!".
Trời hỡi! Phải chi trước kia toi có đủ lương tri để "tốp" tính nóng nảy, tính dễ giận dữ, tính hay tự bào chữa, hay hối hận và tất cả nhữn kích thích về cảm xúc và tinh thần! Tại sao tôi ngu lừa, không nhận thức những tình thế có hại cho sự bình tĩnh cảu tâm hồn mà tự nhủ rằng "này Dale Carnegie, tình thế này chỉ đáng làm cho anh lo âu đến thế là cùng; Thôi đấy, hết rồi đấy, đừng lo thêm nữa, nghe chưa?" Tại sao tôi đã không hành dộng như vậy?
Nhưng tôi cũng phải nhận, ít nhát là một lần, tôi đã có chút lương tri. Lần đó- một lần quan trọng lắm, một cơn khủng hoảng trong đời tôi- tôi thấy những cơn mơ mộng, dự định về tương lai và những việc làm trong nhiều năm của tôi tan ra như mây khói. Việc xảy ra như vầy:
Hồi 30 tuổi, tôi quyết chuyên viết tiểu thuyết. Tôi sắp thành một Frank Norris hoặc Jack London hoặc Thomas Hardy thứ nhì. Tôi hăng hái tới nỗi qua ở Châu Âu hai năm. Tại đó tôi sống dễ dàng với mỹ kim mỗi tháng, vì sau chiến tranh thứ nhất, ở đây có sự làm phát giấy bạc. Trong hai năm ấy, tôi viết một kiệt tác nhan đề là "Blizzard" (Dông tuyết), nhan đề ấy hợp quá vì bản thảo được các nhà xuất bản tiếp thổi trên cách đồng Dakota cả. Khi nhà xuất bản nói thẳng vào mặt rồi rằng cuốn ấy bỏ là đồ bỏ, rằng tôi không tài, không khiếu về tiểu thuyết, thì tim tôi muốn ngừng đập. Tôi quay gót ra, như kẻ mất hồn. Có ai đập mạnh vào đầu tôi cũng không làm cho tôi choáng váng hơn. Tôi đê mê, rụng rời. Tôi thấy tôi đương đứng ở ngã tư đường đời và tôi phải lựa lấy một quyết định quan trọng. Làm gì bây giờ? Đi ngả nào đây? Tôi mê mẩn hàng tuần như vậy. Nhớ lại lúc ấy chưa được ai khuyên "tốn nỗi lo lại", cái giá trị của một thí nghiệm cao thượng, có vậy thôi. Rồi tôi bỏ không nghĩ tới nữa. Tôi trở lại công việc là tổ chức và dạy những lớp cho người lớn. Lúc nào rảnh thì viết tiểu sử các danh nhân hoặc những loại sách thiết thực như cuốn bạn đương đọc đây.
Bây giờ, nghĩ lại, tôi có thấy sung sướng đã quyết định như vậy không?
Sung sướng mà thôi ư? Tôi còn thấy muốn nhảy múa điên cuồng lên nữa chứ? Tôi có thể thiệt thà nói rằng không bao giờ tôi phí thời giờ để tiếc và than thở rằng sao mình không phải là một Thomas Hardy thứ nhì.
Một đêm, cách đây một thế kỷ, khi cú kêu trong rừng bên bờ hồ Walden, ông Henry Thoreau chấm cây bút lông ngỗng vô bình mực tự tay chế lấy và chép vào nhật ký: "Muốn biết giá trị của một vật là bao nhiêu thì cứ xét xem bây giờ hoặc sau này phải đem bao nhiêu đời sống để đổi lấy vật ấy".
Nói một cách khác: Lo lắng về một việc gì để hại đời sống ta, tức là đánh giá việc đó đắt quá, có khác gì điên không?
Chính Gilbert và Sullivan điên như vậy. Họ biết soạn những điệu nhạc và lời ca vui vẻ mà họ không biết chút gì về cách gây hạnh phúc cho đời họ. Họ đã soạn mấy bản ca nhẹ nhàng du dương nhất để làm vui cho người đời như bản: Patience, Pinafore, The Mikado. Nhưng họ không tự chủ được. Họ đầu đọc đời họ chỉ vì cái giá tiền một tấm thảm. Sullivan mua một tấm thảm rạp hát của hai người mới lập. Gilbert thấy đắt tiền quá, nổi xung lên. Thế rồi họ kiện nhau và cho tới chết không thčm nói với nhau nửa lời ca cũng chép lại gởi cho Gilbert; và khi Gilbert viết rồi lời ca cũng chép lại gởi cho Sullivan. Có lần họ phải ra sân khấu cùng một lúc thì mỗi người đứng một đầu, người quay mặt ra phía này để chào khán giả, người ngó ra phái kia để khỏi trông thấy mặt nhau. Họ không biết "tốp" nỗi giận của họ lại, như Lincoln.
Một lần, trong trận Nam Bắc chiến tranh, khi nghe bạn thân tố áo những kẻ thù cau độc nhất cảu mình, ông nói: "Các anh còn giận dai hơn tôi nữa. Có lẽ tôi dễ làm lành quá, nhưng không bao giờ tôi nghĩ rừng giận nhau là có lợi. CHúng ta đâu có thì giờ để gây lộn suốt nửa đời người. Nếu có người nào thôi không kích tôi nữa thì tôi quên hẳn chuyện cũ đi liền".
Tôi ước gì một bà cô của tôi- bà Edith- cũng dễ quên giận như Lincoln nhỉ! Bà và ông chồng tên là Frank sống tại mọt khu trại dã cầm cố rồi. Chung quanh là đất cằn và hầm hố mà trong nhà thì xó nào cũng đầy những con gián. Hai ông bà làm việc cực nhọc và chắt bóp từng xu. Nhưng bà muốn sắm màn và ít đồ trang hoàng khác cho nhà cửa được sáng sủa nên đã đi mua chịu những món ấy ở tiệm tạp hoá Dan Eversole.
Ông thấy bà công nợ thì sinh lo lắng. Vả lại, cũng như các chủ trại khác, có tính rất ghét sự mua chịu, ông ngầm bảo Dan Eversole đừng bán chịu cho bà nữa. Khi hay tin, bà nổi giận đùng đùng- và 50 năm sau, bà vẫn chưa nguôi. Tôi nghe bà kể lại chuyện ấy cả chục lần rồi. Lần cuối cùng gặp tôi, bà đã 70 tuổi. Thưa với bà: "Thưa cô, dượng làm mất mặt cô như vậy, quả là dượng có lỗi; nhưng thành tâm mất mặt cô như vậy, quả là có lỗi; nhưng thành tâm xét, đã gần nửa thế kỷ mà cô vẫn càu nhàu về chuyện đó hoài, thì cô còn vô lý hơn dượng lắm nữa". Nhưng lời khuyên của tôi như nước đổ lá khoai. Bà dã mất hẳn bình tĩnh trong tâm hồn và như thế là trả giá rất đắt nỗi oán giận ấp ủ hoài trong lòng vậy.
Bẹnamin Fraklin hồi bảy tuổi, lỡ làm một việc mà 70 năm sau ông còn nhớ tới. Thuở ấy ông mê một chiếc còi (tu-huýt), mê tới nỗi, chẳng hỏi giá chi hết, đã dốc ráo tiền trong túi ra mua. Bảy chục năm sau, ông viết thư cho bạn: "Rồi tôi về nhà, vừa đi, vừa thổi, thích chí lắm. Nhưng các anh chị tôi thấy trả hớn quá, chế giễu tôi, khiến tôi xấu hổ quá, oà lên khóc".
Về sau, khi Franklin đã nổi danh khắp hoàn cầu, làm Đại sứ ở Pháp, ông còn nhớ rằng nỗi buồn vì mua hớ mạnh hơn nỗi vui được chiếc còi, và trước khi làm việc gì, ông cũng tự nhủ: "Coi chừng kẻo hớ như mua còi, nhé!".
Nhưng nghĩ kỹ bài học còn rất rẻ. Ông nói: "Khi lớn lên, suy xét những hành động của người đời, tôi tường có rất nhiều người lớn hơn đã "mua hớ chiếc còi". Tóm lại, tôi nhận thấy rằng họ mua chuốc hầu hết những nổi khổ sở của họ vì đã định sai những vật trên đời và đã "mua hớ những chiếc còi".
Gilbert và Sullivan đã mua hớn chiếc còi của mình. Bà cô Ethid cũng vậy. Theo bộ Bách khoa tự điển của Anh, thì "Ông Leson Tolstoi trong 20 năm cuối đời có lẽ là người được ngưỡng mộ nhất thế giới". Trong hai chục năm ấy từ 1890 tới 1910, không lúc nào ngớt người đến nhà ông- như tín đồ hàng hường ở đất Thánh- để được ngó dung nhan, nghe tiếng nói, hoặc rờ vạt áo của ông. Mỗi lời ông thốt, được ngừơi ta chép liền vào sổ tay, gần như lời thiên khải vậy. Nhưng về đời sống, đời sống hằng ngày của ông, thì Tolstoi 70 tuổi không khôn hơn Franklin hồi 7 tuổi chút nào hết.
Tôi xin giảng bạn nghe.ÔNg cưới một cố mà ông yêu lắm, tên là Thietra. Đời sống chung của cặp vợ chồng sung sướng quá đến nỗi ông bà thường quỳ gối cầu trời cho được sống hoài cảnh thần tiên ấy. Nhưng tính bà cả ghen. Bà thường ăn mặc giả người nhà quê, mà dò thám cử chỉ của ông cả khi ông đi chơi trong rừng. Rồi thì dông tố ghê gớm nổi lên. Bà lăn lộn trên sàn, đưa một ve nha phiến lên môi và dọa tự tử khiến con cái hoảng sợ, nép vào góc phòng mà la hét.
Còn ông thì làm gì? Ta đừng trách ông, ông đập chén đập đĩa không phải là vô cớ. Nhưng còn làm tệ hơn vậy nữa kia. Ông chép những chuyện đó vào nhật ký để trút cả lỗi lên đầu bà! Đó "cái còi" của ông đó! Ông nhất định kiếm cách tỏ cho hậu thế biết rằng không phải ông mà là do bà có lỗi. Và bà làm gì đề đáp lại? Tất nhiên bà đã xe phăng hết rồi cũng viết nhật ký để mạt sát ông. Bà còn viết một tiểu thuyết nhan đề là: Lỗi tại ai? Trong đó bà tả ông như một con quỷ còn bà thì như một người chịu cực hình vậy.
Rồi tấn bi kịch kết cục ra sao? Tại sao hai ông bà nhất định gia đình của mình thành một "nhà thương điên" như ông đã nói? Đã đành có nhiều nguyên nhân lắm, nhưng nguyên nhân chính là cả hai ông bà đều nhiệt tâm muốn làm cho chúng ta, bạn và tôi cảm động. Phải, chúng ta là dàn hậu sinh mà ông bà lo âu về lời bình phẩm khen che của hậu thế lắm. Nhưng bạn có mảy may quan tâm về sự ông bà có lỗi không? Không. Chúng ta đều lo đến chuyện gia đình Tolstoi. Cặp vợ chồng khốn khổ ấy dã trả mắc "chiếc còi" của họ biết bao! Năm chục năm sống trong cảnh địa ngục- chỉ vì không một người nào có đủ lương tri để nói "Tốp lại đi", hoặc có đủ sáng suốt nhận giá trị của mỗi sự, mà rằng: "Thôi chúng ta tốp chuyện đó ngay bây giờ nhé. Chúng ta phí đời chúng ta quá. Thôi đi, đã kéo dài quá rồi".
Tôi thành thực tin rằng có một trí sáng suốt biết nhận chân giá trị của mỗi sự vật là nắm được bí quyết mầu nhiệm nhất để cho tâm hồn hoàn toàn bình tĩnh. Và tôi cũng tin rằng có thể dẹp được tức thì 50% những ưu phiền là chúng ta lập được một thứ kim bản vị riêng cho chúng ta, một thứ kim bản vị để đánh gía xem mỗi sự vật quan trọng tới bực nào đối với đời sống.




SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội