Xưởng Điện lạnh Đức Hải

CLB Bơi lội đê cho HTY?

Started by saos@ngmo, 07/06/07, 10:32

Previous topic - Next topic

saos@ngmo

hè đến rồi không rõ diễn đàn mình có ai thích bơi không, muốn rủ đi cùng cho vui, chứ đi 1 mình ra chỗ đông người, hở a, hở b, hở c, hở ... thì ngại lắm.

mình thì chắc sẽ tranh thủ tầm 5h30 tới 7h. hoặc là sáng sớm các ngày trong tuần.

saos@ngmo

3 lỗi thường mắc khi bơi ngửa

Bơi lội là môn thể thao rất thích hợp để giữ form người đẹp. Vào mùa hè, môn bơi lội càng được ưa chuộng hơn. Tuy nhiên khi thực hiện các kiểu bơi, nếu không cẩn thận, chúng ta dễ phạm một số sai lầm dễ gây tác dụng phụ ngoài ý muốn cho quá trình luyện tập. Sau đây là ba điều lưu ý khi bơi ngửa giúp bạn tham khảo và tập luyện tốt hơn.

Lỗi đầu tiên mà các bạn thường mắc phải khi bơi ngửa là cố gắng nhổm đầu tránh cho nước vào miệng.

Hãy để nước nâng đầu bạn khi bơi. Và đừng ngậm chặt miệng lại. Cứ để nước vào miệng giúp ngăn chặn việc nước bị nghẹt lên mũi. Luôn giữ đầu thẳng so với xương sống và cơ thể trong khi bơi.


Đánh tay quá vội vàng là sai lầm thứ hai thường mắc phải trong khi bơi.

Rất nhiều người luôn cố gắng vung tay đánh vào nước thật mạnh để bơi cho nhanh. Nhưng thay vì thế, bạn nên để cho phần sống lưng chuyển động dài ra phía trước trong khi tay còn đang vung lên trong không khí.

Khi tay chạm nước, hãy dừng một giây và sau đó nhẹ nhàng di chuyển. Không nên vội vùng vẫy trong nước ngay. Luôn giữ đầu thẳng khi bơi.

Và lỗi cuối cùng mà những người tập bơi ngửa hay mắc phải là việc hay đá chân, vung gối.

Động tác này khiến chân bị chìm sâu xuống theo hướng chân đá. Ngoài ra còn gây nước văng tung tóe trên bề mặt nước.

Để tránh điều đó, bạn hãy vung chân bằng hông và đùi trong khi thả lỏng mắt cá chân, bàn chân giãn ra giúp cho bàn chân hoạt động giống như chân chèo và đôi chân không chìm sâu so với mặt nước.

saos@ngmo

Kỹ thuật bơi ếch



Bơi Ếch là kiểu bơi mang tính truyền thống có từ rất lâu đời. Kiểu bơi này mô phỏng các động tác bơi dưới nước của con ếch. Đây là kiểu bơi phổ biến đối với nhiều người tập bơi với mong muốn rèn luyện sức khỏe. Bơi ếch không  nhanh bằng các kiểu bơi khác nhưng điều này không có nghĩa là bơi ếch không thể phát huy được sức mạnh và đạt được tốc độ. Ngoài ra, đây cũng là kiểu bơi căn bản cho người mới tập vì các lý do sau đây:
-    Dễ phân tích động tác.
-    Phối hợp động tác dễ dàng, nhịp nhàng với hơi thở.
-    Người tập thoải mái vì có thời gian nghỉ trong khi bơi.
-    Khi biết bơi, người tập cố thể đứng trong nước (nổi người một chỗ khi ngừng bơi) dễ dàng, làm nền tảng để học các kiểu bơi khác.

Kỹ Thuật Bơi Ếch Cơ Bản:

Giai đoạn 1: Tập chân ếch trên cạn.
Khi tập các kiểu bơi, luôn luôn tập động tác chân trước. Sau khi động tác bơi chân đã thuần thục rồi, mới tập tay và sau cùng là chân và tay phối hợp thở.

1. Ngồi trên thành bể, 2 tay chống phía sau, người hơi ngửa ra sau, 2 chân và 2 bàn chân đều duỗi thẳng, nhưng thoải mái (không gồng cứng).

2. Từ từ co 2 chân lên, 2 đùi và 2 gối hơi mở rộng ra 2 bên, 2 bàn chân vẫn duỗi thẳng.

3. Co 2 mũi bàn chân lên và bẻ ra 2 bên cho lòng bàn chân hướng ra ngoài.



4. Đạp mạnh ra 2 bên.

5. Sau khi đạp mạnh (duỗi thẳng 2 chân) sang 2 bên, liền khép mạnh nhanh 2 bàn chân sát vào nhau, bàn chân duỗi thẳng như lúc đầu và cứ thế tiếp tục tập nhiều lần cho thuần thục.




Để dễ nhớ 4 động tác này, bạn cần thuộc lòng những chứ tắt.
Co...Bẻ (bẻ bàn chân lên và sang 2 bên). Đạp... Khép... Nếu bàn là người hướng dẫn, cũng cần hô 4 chữ tắt.
Co...Bẻ...Đạp...Khép cho người tập dễ nhớ và thực hành được đồng loạt.

Giai đoạn 2: Tập chân ếch dưới nước.

Sau khi bạn đã tập thuần thục trên cạn rồi, bạn hãy xuống nước để tập tiếp.
1. Nếu bạn là người hướng dẫn: Bạn hãy cho người tập nằm úp xuống nước, 2 tay nắm chắc thành bể, người duỗi thẳng. Sau đó, bạn nắm lấy 2 bàn chân người tập để hướng dẫn họ thực hiện động tác chân ếch: Co...Bẻ...Đạp...Khép(theo hình dưới)


2. Nếu bạn là người tập: Bạn hãy nắm thành bể hoặc nắm tấm ván nổi, hoặc tập đạp chân ếch sau khi lướt nước theo chiều ngang bể (mực nước ngang bụng, không nên tập chỗ nước sâu, nguy hiểm).


Sau khi tập động tác chân thuần thục rồi, bạn có thể tự tập ở mực nước cạn theo chiều ngang bể: lướt nước khoảng 1m, xong, đạp chân ếch và cứ thế tập bơi qua, bơi lại theo chiều ngang bể ở mực nước thấp ngang bụng cho đến khi động tác bơi thấy nhuần nhuyễn.




Giai đoạn 3: Tập tay ếch trên cạn.
1. Đứng khom người về phía trước. Đầu hơi cúi xuống, mắt nhìn thẳng, hai chân dang rộng bằng vai, hai tay duỗi thẳng phía trước, lòng bàn tay úp xuống đất.

2. Hai tay quạt mạnh ra 2 bên và xuống dưới, lòng bàn tay hướng ra 2 bên, đầu ngước lên, miệng há ra thở
3. Khi 2 tay kéo tới ngang vai, lập tức khép nhanh, thu 2 khuỷu tay (cùi chỏ) gần sát vào nhau và duỗi thẳng về phía trước như tư thế ban đầu. Để dễ nhớ, bạn vừa tập vừa hô: Chèo mạnh (hay đè mạnh)...Khép nhanh... duỗi thẳng... Và cứ như thế tập cho đến khi nhuần nhuyễn.

Giai đoạn 4: Tập tay ếch dưới nước.
1. Đứng khom người, nước ngang ngực, quạt tay ếch dưới nước như động tác trên cạn
2. Vừa đi vừa quạt tay ếch: Khi quạt dưới nước thấy nặng và nguời lướt về phía trước là tốt.
3. Phối hợp thở khi tập tay ếch:
- Đưa thẳng tay về phía trước, đầu chìm dưới nước thổi khi ra bằng miệng (thổi bong bóng).
- Kéo tay ếch cho người trườn tới, ngóc đầu hít khí trời bàng miệng và mũi. Vừa đi dưới nước vừa vừa tập động tác cho thật nhuần nhuyễn.

Giai đoạn 5: Tập chân và tay ếch phối hợp thở trên cạn.
1. Hai tay chắp trước ngực, 2 khuỷu tay gần sát nhau, 2 chân dang rộng bằng vai và khuỵu thấp xuống như đang niệm Phật.
2. Đạp mạnh, duỗi thẳn 2 chân xuống đầt và duỗi thẳng 2 tay lên trời. (H 2-3-4 bên dưới)
3. Kéo mạnh 2 tay xuống ngang vai, lòng bàn tay hướng ra 2 bên (quạt nước). Đầu nhô lên, há miệng thở. (H 5-6)
4. Khép nhanh 2 khuỷu tay gần sát trước ngực, người thu nhỏ, 2 chân khuỵu xuống như tư thế ban đầu. (H7)

Để cho nguời tập dễ nhớ và đồng loạt, vừa làm vừa hô 3 chữ tắt của động tác: Đạp + Kéo + Khép (Đạp mạnh 2 chân, Kéo nước đến ngang vai, Khép nhanh 2 khuỷu tay sát vào trước ngực).


Giai đoạn 6: Tập động tác bơi ếch dưới nước, chân và tay ếch phối hợp thở.
Khi tập đã nhuần nhuyễn động tác phối hợp trên cạn trong gian đoạn 5 thì việc thực hiện dưói nước rất dễ dàng như sau:
1. Đứng sát thành bể, đầu úp xuống nước, 2 tay duỗi thằng, 2 chân co lên cao, chuẩn bị đạp mạnh vào thành bể... (để lướt nước).
2. Đạp mạnh vào thành bể và lướt nước một đoạn... đồng thời thổi bong bóng (thở ra).
3. Kéo 2 tay ngang ngực (Quạt nước sang 2 bên, đồng thời nhô đầu há miệng thở).
4. Khép nhanh 2 khuỷu tay và chắp 2 bàn tay sát vào trước ngực và thu nhỏ 2 vai lại như niệm Phật, đồng thời co 2 chân lại gần sát mông như tư thế ban đầu.

Và cứ thế tiếp tục các động tác liên tục cho thật nhuần nhuyễn. Để cho dễ nhớ, các bạn nên ghi nhớ 6 chữ ngắn gọn:
Đạp mạnh... Kéo tay... Ngóc đầu (khỏi mặt nước, há miệng thở)




tinhbanvatoi

hôm nào muốn đi bơi qua rủ bạn đi cùng hihihi. dạo này trời nóng quá đi đá bóng nhiều cũng mệt, thay đổi chút không khí cũng hay nhỉ hihihiihi

saos@ngmo

vậy chúng mình ra bể bên SVĐ Mỹ Đình khoe cơ nhé?!

tinhbanvatoi

chiều hôm nọ đợi mãi không thấy ông phone cho tui để đi bơi hix

saos@ngmo

Học bơi thật đơn giản !
[/b]


Giới thiệu:

Không ai có thể phủ nhận bơi lội là môn thể thao có nhiều lợi ích và rất cần thiết trong đời sống hàng ngày của chúng ta...
Bơi lội là môn thể thao hoàn chỉnh nhất làm phát triển thân thể một cách toàn diện, cân đối, hoàn hảo nhất, giúp tăng nhanh chóng chiều cao, phòng chống một số bệnh tật như: vẹo cột sống, gầy còm, kém ăn, mất ngủ, một số bệnh về tim mạch, bệnh do thiếu vận động, là phương pháp mát-xa đơn giản mà hiệu quả...
Để biết bơi thì không khó, nhưng để bơi thế nào cho đúng và phát huy được hết những lợi ích của môn bơi lội thì không đơn giản, nếu chúng ta không có sự kiên trì, lòng đam mêm và một phương pháp tập luyện khoa học mang tính bài bản.
Dưới đây là những bài học mang tính cơ bản nhất, dành cho người chưa biết bơi và mới học bơi.


Làm quen với nước
Trước khi tập, bạn nên nhảy dây, khởi động bằng những động tác làm mềm dẻo các khớp xương, các cơ bắp hoặc chạy vài vòng làm nóng cơ thể (không nên chạy vòng quanh bể bơi vì ở đó rất trơn và dễ làm cho bạn bị ngã). Sau đó, bạn tắm rửa và bước xuống bể theo hình chỉ dẫn sau:

I. Cách xuống và lên bể bơi:

1. Cách xuống bằng tay nắm:


2. Cách xuống và lên bằng thang:


3. Cách xuống bể và lên bờ khi bề không có cầu thang hay tay nắm:
a) Cách xuống:


b) Cách lên:


II. Tập nín thở lâu dưới mặt nước:


Động tác này rất quan trọng, bởi vì, nếu người học bơi không biết nín thở và nằm ngang trên nước và lướt nước thì không thể tập bơi được. Hãy tập nín thở dưới nước (Càng lâu càng tốt, tư thế như hình vẽ), nín thở ít nhất từ 10-20 giây trở lên (nhẩm đếm). Nắm thành bể, hít thật sâu, ngồi xuống, đầu chìm trong nước, nín thở càng lâu càng tốt.

III. Tập hít, thở dưới nước:
Cách hít thở khi bơi khác với trên bờ. Bạn cần phải tập nhiều lần cho quen.


1. Nắm thành bể hoặc chống gối, gập người lại, mặt úp xuống nước "thổi" hết không khí, tống hơi ra thành những bọt khí trong nước (thở ra). Sau đó, bãnh hãy ngẩng đầu lên hay nghiêng đầu qua một bên há miệng (hít vào) bằng miệng và mũi (Chủ yếu bằng miệng, vì tránh không cho nước vào mũi).
2. Nắm thành bể, hụp lên hụp xuống nhiều lần, liên tục (hụp xuống thổi bong bóng ra, trồi lên há miệng hít hơi vào).

IV. Tập nổi người:
1. Mực nước ngang bụng, hít vào thật sâu rồi nín thở, ngồi xuống ôm gối, khoanh tròn như quả trứng. Lúc đầu người sẽ chìm, nhưng từ từ thân người sẽ nổi hẳn lên.


2. Khi người nổi hẳn lên, bạn duổi tay và chân thẳng ra như tấm ván. Và Khi nào hết hơi, bạn co chân lại, đứng lên.


V. Lướt nước:
Đây là động tác rất quan trọng. Thực hiện được động tác này thì việc học bơi thật dễ dàng và nắm chắc thành công.



1. Mực nước sâu ngang bụng hay ngực:
- Tựa lựng vào thành bể, hít hơi vào, nín thở:
+ Hãy duỗi thắng tay về phía trước.
+ Hai tay khép sát 2 bên tai, thu nhỏ 2 vai tạo thành mũi nhọn (ít bị cản nước)
2. Mặt úp xuống nước:
- Người hơi nghiêng về phía trước.
- Đưa mông lên cao, co 2 chân lên cao.

3. Đạp mạnh vào thành bể. Phóng mình về phía trước. Duỗi thẳng chân.


4. Thân người nằm thẳng, lướt nhẹ nhàng trên mặt nước.


VI. Tập đứng lên:
- Khi đang lướt nước, muốn đứng lại.
- Bạn hãy co 2 chân về phía trước ngực. Kéo 2 tay về phía sau. Quạt nước từ trước ra sau bằng cả hai tay.
- Sau đó lấy thăng bằng, đứng thẳng lên (thật dễ dàng).





nothing

ko biết bơi  :bawling:
Ngày mai chẳng biết ra sao nữa. Mà có ra sao cũng chẳng sao :D
BP

saos@ngmo

anh nghĩ, đó là lý do em cần phải vào topic này, ;), như nothing mà không biết bơi á?

vitconhocve

Đầu tháng 7 em mua vé tháng ở Mỹ Đình. Có ai đi được giờ bủi chiều không ạ. Bủi sáng thì lạnh lém, sọ không dám xuống nước. Bơi chiều cho nó mát mẻ.
Anh Sao ơi dạy em bơi.
Em đi, bỏ lại con đường vắng. Bỏ lại vạt nắng vàng, bỏ lại hàng cây buồn ngơ ngẩn..........

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội