Cách tham gia vào Thị trường chứng khoán

Started by 123, 01/09/06, 12:00

Previous topic - Next topic

Final_Fantasy

Một số phương pháp đê tính giá trị thực của cổ phiếu niêm yết

Có rất nhiều phương pháp để tính và dự đoán giá CP, sau đây là 3 phương pháp có thể áp dụng được trong điều kiện hiện tại của TTCK Việt Nam.

Ngoài ra, để đơn giản hoá vấn đề, chúng ta sẽ lấy giá cao nhất trong các giá CP tính theo các phương pháp trên làm giá trị thực của CP được phân tích.

Định giá cổ phiếu phổ thông theo phương pháp chiết khấu luồng thu nhập (DCF)
Phương pháp định giá chiết khấu luồng thu nhập (DCF) được dựa trên một nguyên lý cơ bản là "tiền có giá trị theo thời gian", một đồng tiền của ngày hôm nay luôn có giá trị hơn một đồng tiền của ngày mai, một đồng đầu tư vào trong doanh nghiệp (DN) này có mức sinh lời khác với một đồng đầu tư trong DN khác, do đó, giá trị của DN được xác định bằng các luồng thu nhập dự kiến mà DN đó thu được trong tương lai được quy về giá trị hiện tại bằng cách chiết khấu chúng bằng một mức lãi suất chiết khấu phù hợp với mức độ rủi ro của DN đó.
Do vậy, trong phương pháp DCF có 3 thông số cơ bản nhất cần được xác định, đó là luồng thu nhập công ty sẽ thu về trong tương lai, mức lãi suất chiết khấu luồng thu nhập đó và thời hạn tồn tại dự tính của DN. Phương pháp này được áp dụng phổ biến ở những nước mà TTCK phát triển, nơi thường có đầy đủ thông tin về lịch sử cũng như thông tin hiện tại và dự báo hợp lý về tình hình tài chính và rủi ro của doanh nghiệp. Hiện nay, việc áp dụng công thức này ở Việt Nam cũng được nhiều người chấp nhận bởi giá CP tính theo phương pháp này phản ánh được tương đối đầy đủ mọi mặt bản chất hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty so với các phương pháp khác và đứng trên quan điểm của nhà đầu tư thì, ngoài việc tính toán theo phương pháp này rất đơn giản, nó còn đáp ứng đúng suy nghĩ, nguyện vọng của họ khi đầu tư vào một DN.
Tuy nhiên, tại Việt Nam việc áp dụng công thức này có một số khó khăn làm cho việc ước tính nguồn thu trong tương lai của các công ty khó có thể chính xác như: Tình hình môi trường kinh doanh có nhiều biến động; Các DN Việt Nam trong đó có các công ty đang niêm yết đều chưa quen với việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, đặc biệt là còn xa lạ với việc dự báo chi tiết luồng tiền dài hạn ra, vào công ty... Do đó, chúng ta sẽ điều chỉnh lại công thức này theo hướng 5 năm và cộng giá trị tài sản ròng được tính vào thời điểm niêm yết.

Công thức được điều chỉnh sẽ là:
P = Po + E1/(1+r) + E2/(1+r)2 + E3/(1+r)3 + E4/(1+r)4 + E5/(1+r)5

Định giá CP phổ thông theo phương pháp hệ số P/E
Đây là phương pháp cũng được áp dụng phổ biến ở các TTCK đã phát triển. Hệ số P/E là hệ số giữa giá CP (thị giá) và thu nhập hàng năm của một CP đem lại cho người nắm giữ. Thông thường, để dự tính giá của một loại CP, người ta thường dùng thu nhập trên mỗi CP của công ty nhân với hệ số P/E trung bình ngành hoặc của một công ty tương tự về qui mô, ngành nghề và đã được giao dịch trên thị trường. Việc áp dụng hệ số P/E để tính giá CP tại Việt nam còn gặp phải nhiều khó khăn do thiếu số liệu và TTCK chưa phát triển.
Tại các thị trường đã phát triển, theo số liệu thống kê về chỉ số P/E, hệ số này từ 8-15 là bình thường, nếu hệ số này lớn hơn 20 thì công ty đang được đánh giá rất tốt và người đầu tư trông đợi trong tương lai, mức thu nhập trên một CP của công ty sẽ tăng nhanh. Trường hợp công ty có hệ số P/E thấp có thể là do thị trường không đánh giá cao công ty đó hoặc chưa hiểu biết nhiều về công ty. Khi tất cả các CP trên thị trường đều có giá quá cao so với giá trị thực của của nó thì phần bong bóng sẽ vượt quá phần thực và nhất định có ngày nổ tung, gây khủng hoảng thị trường như đã từng thấy ở các nước phát triển.

Định giá cổ phiếu dựa trên cơ sở tài sản ròng có điều chỉnh
Quan điểm chung của phương pháp này cho rằng, một công ty có giá trị không kém hơn tổng các giá trị của từng loại tài sản riêng của nó trừ đi các khoản nợ của nó. Tài sản riêng ở đây được hiểu bao gồm cả những giá trị lợi thế của công ty.

Giá CP của công ty có thể được tính theo phương pháp tổng quát sau:
Giá CP = (Giá trị TS ròng + Giá trị lợi thế)/Tổng số CP định phát hành
Phương pháp này thường được sử dụng để tính toán giá tham chiếu và so sánh. ở Việt Nam, phương pháp này được áp dụng phổ biến cho các DN Nhà nước thực hiện CPH. Tuy nhiên, giá trị tài sản ròng của công ty dù được định giá chính xác đến đâu cũng chỉ thể hiện giá trị thanh lý của công ty, trong khi đó đối với người đầu tư mua CP thì tương lai của công ty mới là điều đáng quan tâm hơn cả. Trong các DN CPH ở Việt Nam có nhiều loại tài sản mà chúng ta không xác định được giá do không có thị trường cho các loại tài sản này, nhưng có một loại tài sản mà ai cũng thấy rõ là đang góp phần khiến cho các DN Nhà nước CPH được định giá thấp là giá trị quyền sử dụng đất.
Quan sát cho thấy, việc quyền sử dụng đất trong các DN Nhà nước CPH được định giá thấp hơn giá cả trên thị trường nhà đất từ 4 đến 5 lần không phải là hiện tượng cá biệt. Hơn thế nữa, trong nhiều DN, quyền sử dụng đất là một tài sản có giá trị cao nhất, chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản của công ty. Chúng ta sẽ dựa trên một số số liệu về cổ phần hoá, tính những thiếu hụt trong quá trình định giá của các DN Nhà nước cổ phần bằng cách nhân tổng giá trị tài sản ròng của công ty lên 2 lần. Dựa trên các phương pháp được giới thiệu trên và chỉ sử dụng một cách máy móc những con số ghi trên trên báo cáo tài chính năm 1999 và 2000 được công bố của các công ty niêm yết, các bạn có thể tự tính toán được giá trị CP của các công ty theo bảng dưới đây. Tuy nhiên, theo những tính toán nêu trên thì giá CP vẫn chưa thể hiện được hoàn toàn về các giá trị thực của công ty mà nó phản ánh. Để có thể hiểu được một cách rõ nét và toàn diện hơn, chúng ta cần phải đi sâu vào phân tích những yếu tố phi định lượng khác nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến những kết quả tính toán nêu trên.
Những yếu tố mà bạn cần phải tính đến khi phân tích và tính giá CP của một công ty bao gồm:
- Độ tin cậy của số liệu
- Mức độ rủi ro trong hoạt động của công ty bao gồm cả những yếu tố như tình hình thị trường và triển vọng của công ty (điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thời hạn hoạt động cuả công ty, hệ số chiết khấu trong công thức tính DCF);
- Những yếu tố liên quan đến tài sản vô hình của công ty như trình độ quản lý của ban giám đốc, uy tín sản phẩm, nhãn hiệu thương mại, chất lượng sản phẩm được thể hiện theo các tiêu chuẩn ISO...

Đây chỉ là các phương pháp chủ yếu được sử dụng tại VN thôi, các công thức trên chỉ đúng về tương đối thôi. Còn để tính được giá cổ phiếu với độ tin cậy cao thì có rất nhiều yếu tố như em đã nói. Mọi người chỉ nên tham khảo thôi nhé.


Final_Fantasy

Một số lý thuyết giao dịch áp dụng trong phân tích kỹ thuật

Nói một cách tổng quát, phân tích kỹ thuật là nghiên cứu mối tương quan giữa cung và cầu của một loại hàng hoá cụ thể nào đó, chẳng hạn như là cổ phiếu (CP), trái phiếu (TP), hợp đồng quyền lựa chọn... Việc nghiên cứu chủ yếu là xem xét, đánh giá giá cả và khối lượng giao dịch của chúng.

Cơ sở lý luận nền tảng của phương pháp phân tích kỹ thuật là giả cả chứng khoán (CK) được quyết định bởi cung và cầu về CK. Vì vậy, các công cụ áp dụng trong phân tích kỹ thuật chủ yếu là đánh giá các mặt nhất định của cung và cầu. Cụ thể các nhà phân tích kỹ thuật lập biểu đồ các chỉ số tài chính trong quá khứ như giá cả, khối lượng giao dịch CK, chỉ số chung của thị trường chứng khoán (TTCK)...
Trong phương pháp phân tích kỹ thuật, người ta phải công nhận các giả định sau đây:
- Giá trị thị trường của CK được quyết định bởi sự tác động hỗ tương giữa cung và cầu về CK đó.
- Cung và cầu được quyết định bởi một số yếu tố nhất định. Trong số đó có những yếu tố liên quan đến những thay đổi về kinh tế do các nhà phân tích căn bản đưa ra, xem đó là quan điểm và sự phỏng đoán cho hoạt động của thị trường.
Dưới đây là một số lý thuyết giao dịch chủ yếu trong phương pháp phân tích kỹ thuật:

1. Lý thuyết ý kiến đối nghịch
Quan điểm của lý thuyết này là nên đi ngược lại hành động của một nhóm nhà đầu tư cụ thể. Điển hình của lý thuyết này là lý thuyết "lô lẻ", theo đó giao dịch lô lẻ thường do các nhà đầu tư không chuyên với số vốn mua hạn chế thực hiện. Lý thuyết này cho rằng, các nhà đầu tư nhỏ thường hành động không mấy hiệu quả vì vậy nên đưa ra chiến lược đi ngược lại với những gì mà các nhà giao dịch lô lẻ đang làm. Hầu hết các nhà phân tích theo lý thuyết lô lẻ đều lập ra biểu đồ tỷ lệ giữa khối lượng lô lẻ mua vào trên khối lượng lô lẻ bán ra hàng tuần (gọi là chỉ số mua - bán lô lẻ). Đồng thời với tỷ lệ này, các nhà phân tích còn đưa vào chung một biểu đồ một số loại chỉ số của thị trường như là căn cứ về mức giá chung của thị trường. Chỉ số mua - bán lô lẻ cao thường dẫn đến dự đoán giá trên thị trường giảm và ngược lại nếu chỉ số này thấp thường được coi là có dấu hiệu dự đoán giá sẽ lên.

2. Thuyết bán khống khối lượng nhỏ Theo tâm lý chung, nhà đầu tư sẽ thực hiện bán khống khi họ mong đợi giá CK sẽ giảm trong tương lai. Nhà đầu tư nhỏ chỉ có tâm lý bi quan khi giá CK bị sụt giảm trong khoảng thời gian dài tức là chỉ khi nào thị trường sắp sửa thay đổi theo chiều hướng khác.

3. Vị thế tiền mặt của quỹ hỗ tương (hay là đồng tiền thông minh)
Các quỹ hỗ tương thường nắm giữ một phần giá trị của danh mục đầu tư dưới dạng tiền mặt vì thứ nhất, quỹ luôn cấn tiền mặt để đảm bảo khả năng thanh toán cho các CK do những người chủ quỹ bán lại cho quỹ và thứ hai là tiền thu được từ hoạt động kinh doanh CK của quỹ có thể chưa được đầu tư kịp thời. Một quỹ hỗ tương có lượng tiền mặt cao có thể được coi là một chỉ dẫn đầu tư giá tăng cho nhà đầu tư, bởi vì khả năng mua vào tiềm tàng của nó rất cao và ngược lại một tỷ suất tiền mặt thấp nghĩa là các quỹ này đã mua vào rất nhiều nên khả năng mua vào tiếp là rất nhỏ mà khả năng bán ra rất cao như là chỉ dẫn đầu tư giá hạ cho nhà đầu tư.
Khi đó, các nhà phân tích kỹ thuật sẽ theo dõi tình trạng tiền mặt của các quỹ hỗ tương để thăm dò hoạt động và sẽ hành động trái ngược với các quỹ hỗ tương, tức khi quỹ có lượng tiền mặt cao các nhà phân tích kỹ thuật khuyến cáo nhà đầu tư bán CK ra để thu lợi nhuận vì lúc này nhu cầu mua CK của các quỹ là rất lớn và ngược lại.

4. Số dư có trên tài khoản môi giới
Số dư có là phần lãi của nhà đầu tư do việc bán chứng khoán (CK) mang lại, được để lại trong tài khoản của mình tại công ty môi giới để tái đấu tư. Các nhà phân tích kỹ thuật xem số dư này như là một khả năng mua tiềm tàng vì thế họ giải thích sự sụt giảm của số dư có cũng tương đương với việc đầu cơ giá hạ bởi vì khả năng mua vào của nhà đầu tư khi đó sẽ thấp. Nói cách khác, các nhà phân tích kỹ thuật xem việc xây dựng số dư có như là một sự tăng trưởng trong khả năng mua CK và là dấu hiệu để đầu cơ giá lên.

5. Các ý kiến tư vấn đầu tư Các nhà phân tích kỹ thuật cho rằng, khi đa số các dịch vụ tư vấn đầu tư đều đồng loạt tư vấn các nhà đầu tư bán CK ra thì đó là dấu hiệu cho thấy thị trường đang tiến dần đến điểm đáy và bắt đầu có xu hướng lên giá. Vì vậy số người bán ra thường nhiều nhất khi đồ thị tiến gần đến điểm đáy của thị trường. Các nhà phân tích kỹ thuật thống kê và xem tỷ lệ các dịch vụ tư vấn bán ra (đầu cơ giá xuống) như là một chỉ số đo lường khuynh hướng biến động thị trường. Thường khi chỉ số này đạt tới một tỷ lệ khoảng 60%, tức là thị trường đang đi xuống khi đó nhà phân tích kỹ thuật là người theo quan điểm đối lập sẽ xem như đây là biểu hiện của thị trường sắp đi lên. Ngược lại, khi chỉ số này đạt mức 20% tức là thị trường đang đầu cơ giá lên thì nhà phân tích kỹ thuật xem như đây là biểu hiện của thị trường sắp đi xuống.

6. Tỷ lệ giữa quyền lựa chọn mua và quyền lựa chọn bán (Put/Call option)Đây là công cụ tương đối mới của các nhà phân tích kỹ thuật theo quan điểm đối lập. Họ sử dụng các hợp đồng về quyền chọn bán (Call option: Cho phép người nắm giữ quyền được bán cổ phiếu với một giá cụ thể trong một khoảng thời gian xác định khi cổ phiếu có dấu hiệu giá xuống) và quyền chọn mua (Put option: Cho phép người nắm giữ quyền được mua cố phiếu với một giá cụ thể trong một khoảng thời gian xác định khi cổ phiếu có dấu hiệu giá lên).
Các nhà phân tích kỹ thuật lý giải rằng, khi tỷ số Put/Call option thấp, tức là thị trường đang có xu hướng sụt giá mà theo họ (với quan điểm đối lập) thì đây lại là biểu hiện của chỉ thị giá lên và ngược lại. Trên thị trường, các nhà phân tích kỹ thuật đang áp dụng quy tắc cho rằng, khi tỷ số Put/Call option lớn hơn 0,70 tức là thị trường đang đi lên (nhưng đối với họ lúc này thị trường sẽ có biểu hiện sắp đi xuống). Ngược lại, khi tỷ số Put/Call option bằng hoặc nhỏ hơn 0,70 tức là biểu hiện của giá xuống (nhưng đối với họ lúc này thị trường có biểu hiện sắp đi lên).

7. Số dư nợ trên tài khoản môi giới

Số dư nợ trong tài khoản thể hiện tình trạng nhà đầu tư vay mượn CK từ công ty môi giới. Số dư này được xem như là sự biểu thị cho thái độ của một nhóm nhà đầu tư hoạt động hiệu quả, dựa trên sự chênh lệch của giá CK. Vì vậy, một sự gia tăng về số dư nợ sẽ chỉ cho các nhà phân tích kỹ thuật thấy có một sự gia tăng về sức mua CK và cung là dấu hiệu của sự lên giá CK.
Trong thực tế, phương pháp phân tích kỹ thuật thường không được xem là phương pháp thay thế cho phương pháp phân tích cơ bản mà chúng được sử dụng kết hợp với nhau. Tuy nhiên, phân tích kỹ thuật có điểm ưu việt hơn phân tích cơ bản đó là việc phân tích dễ hơn, nhanh hơn và có thể cùng lúc thực hiện việc phân tích đồng thời với nhiều loại CK hơn.
Một thuận lợi khác của phương pháp phân tích kỹ thuật là không bị lệ thuộc vào các báo cáo tài chính (tức là dựa vào sự chính xác trong công việc của kế toán viên, kiểm toán viên khi lập và kiểm tra các báo cáo này, mà trong thực tế đã có nhiều sai sót xảy ra), vì hầu hết các dữ liệu được các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng như là giá CK, khối lượng giao dịch và những thông tin về giao dịch khác đều có nguồn gốc từ TTCK



Final_Fantasy

#12
Chắc mình ngừng post bài về TTCK thôi. Cho mọi người tự tìm hiểu thì sẽ hứng thú hơn. Post thì ko biết bao giờ cho hết.
Thực ra ngoài yếu tố phân tích ra. TTCK của Việt Nam còn tồn tại cả yếu tố may rủi nữa.

Loằng ngoằng

Mình nghĩ các bạn nên chia nhỏ các vấn đề ..rồi từ từ mình bàn luận thì mọi vấn đề sẽ dễ hiểu hơn.
Chứ thú thật mình nhìn thấy thế kia...ngại lắm cơ.
..chạy à...chạy à..chát chát (vào mông) đừng hòng tẩu thoát..KÝ VÀO ĐÂY © Loằng Ngoằng

Final_Fantasy

Quote from: Loằng ngoằng on 12/01/07, 18:13
Mình nghĩ các bạn nên chia nhỏ các vấn đề ..rồi từ từ mình bàn luận thì mọi vấn đề sẽ dễ hiểu hơn.
Chứ thú thật mình nhìn thấy thế kia...ngại lắm cơ.

Đồng ý với LN.
Chứ cứ đưa chủ đề là "Thị trường Chứng Khoán" với "Thương mại điện tử" thì không biết phải post bài theo kiểu gì, post đến tháng năm nào cho hết các vấn đề liên quan.
Mình có thể mổ xẻ ra thành từng phần nhỏ. Ví dụ như là "Cổ phiếu", "trái phiếu", "bảo lãnh phát hành", "cổ tức", "lưu ký chứng khoán"........cứ thế ta đi từ khái niệm, đến các phương pháp tính, rồi áp dụng vào thị trường chứng khoán tại Việt Nam.
Như thế thì sẽ hữu dụng hơn nhiều. Chứ cứ chung chung thế này, người post cũng oải mà người đọc cũng nản.

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội