NHỮNG CHUYỆN MUÔN THỦA VỀ TÌNH YÊU

Started by QUANGKHAI, 22/07/07, 10:17

Previous topic - Next topic

hoatim

em cộng điểm rồi đó nha .đừng đòi em nữa nhé........đòi nữa là thế này này............. :bawling:........... :chair: :food_smile: :Gutted: :prrr: :leuleu: :pc:
trên con đường một mình em về nơi chốn tha hương ,cơn đau xa người còn thắm môi hôn nhớ về ai?....~bàn tay như cố kéo những ước mơ đã mai xa rồi
những tháng năm tàn phai hình bóng thôi còn ai??

QUANGKHAI

Ánh bình minh


"...CÔ TIN RẰNG MỘT NGÀY NÀO ĐÓ ÁNH BÌNH MINH TRONG TRÁI TIM CÔ SẼ LẠI TỎA SÁNG..."


Nắng dần buông, gió hiu hiu thổi, Hiền rảo bước nhanh trên con phố đi về phía quán cà phê quen thuộc. Tâm trạng cô tràn ngập niềm vui, không hiểu do buổi chiều quá đẹp hay lời hẹn gặp của anh mà lòng cô xao xuyến lạ thường.

Yêu nhau đã hai năm, tình cảm thật chân thành, gắn bó, cô tin anh nên trao trọn tình yêu và con tim nơi anh. Tình yêu với cô thật đơn giản chỉ là niềm tin. Tin vào sự chân thành của anh, tin vào tiếng nói con tim mình, điều đó có phải là quá mạo hiểm chăng?

Đường phố đông đúc, cô phải len thật nhanh để đến chỗ hẹn đúng giờ. Một mùi hương quen thuộc, một hình ảnh thân quen đập vào mắt cô. Anh, đúng anh rồi, nhưng sao anh lại đang có vẻ rất tình tứ với một người con gái khác. Hiền thấy toàn thân lạnh ngắt, cổ họng nghẹn đắng, bầu trời như tối sầm lại.

- Xin lỗi em, chúng ta chia tay nhau đi...

- Em hiểu rồi, anh và người con gái đó... em không là gì của anh sao? Được rồi mình sẽ kết thúc ở đây...

Nỗi thất vọng ghê gớm cộng với nỗi đau khôn xiết như bóp nghẹt trái tim đáng thương của Hiền. Cô vùng chạy ra khỏi quán với khuôn mặt thấm đẫm nước mắt. Trái tim vỡ vụn của cô đang gào thét, cấu xé... niềm tin nơi cô không còn.

Đau khổ, thất vọng, chán nản nhưng Hiền biết cô vẫn còn yêu anh lắm. Nỗi nhớ nhung vẫn dày vò cô mỗi buổi đêm và đánh thức cô vào mỗi buổi sáng sớm. Yêu và hận, Hiền không biết làm thế nào để thoát khỏi cảm giác ấy. Cô ước gì mình có thể quên, nhưng liệu đến bao giờ?

Có lẽ người hiểu cô nhất và là chỗ dựa tinh thần cho cô những lúc như thế này chỉ có thể là Hoàng - cậu bạn thân từ hồi còn để chỏm, lúc nào cũng chu đáo, tận tâm.

Hoàng luôn có mặt vào những lúc Hiền có chuyện buồn và suy sụp nhất, và chính cậu là người vỗ về, an ủi cô, đưa cô thoát ra đường hầm tối tăm của sự mất thăng bằng tâm lý. Bằng cách này hay cách khác Hoàng luôn mang sự dễ chịu đến cho Hiền, cô cũng cảm thấy gần gũi, tin tưởng ở bờ vai ấy.

Nhưng vì quá yêu anh hay còn quá đau khổ với mối tình đã mất, Hiền chưa cảm nhận hết được tình cảm thật sự Hoàng dành cho cô. Trong trái tim Hoàng, Hiền chiếm một vị trí thật sự quan trọng. Tim anh đau cùng nỗi đau của cô và hạnh phúc khi biết cô hạnh phúc.

Đã nhiều ngày nay Hoàng thực sự hoang mang, anh yêu Hiền và muốn được che chở cho cô trong suốt quãng đời còn lại. Nhưng anh không biết tình yêu đơn phương trên suốt chặng dài sẽ đi về đâu, rồi anh sẽ phải làm sao khi con tim thấm mệt không còn muốn bước tiếp nữa. Không lẽ nào chứ? Anh tin vào tiếng nói của trái tim, tin vào sự lựa chọn của mình, nhưng sao đến bây giờ mà Hiền không chịu nhận ra tình cảm nơi anh, sao trái tim cô vẫn lạnh giá, đóng băng như thế. Hiền ơi, anh muốn sưởi ấm trái tim em!

Hiền bần thần ngồi nhâm nhi cốc cà phê đen đắng ngắt. Bầu trời thật ảm đạm, mưa buồn, con người còn buồn hơn. Tâm trạng cô thật sự rối bời, cô không biết phải đối diện ra sao. Lời tỏ tình của Hoàng vẫn còn văng vẳng bên tai, tuy nhiên biết trả lời thế nào khi trái tim cô vẫn chưa sẵn sàng cho những điều mới mẻ tiếp theo: vết thương cũ chưa lành, liệu cô có thể bắt đầu tốt cho một cuộc tình mới? Rồi việc Hoàng phải chuyển công tác ở một nơi xa, anh muốn cô cùng đi với anh... quả thật trong cô có nhiều nỗi băn khoăn.

Ngồi nơi đây ngắm ánh bình mình trên biển, tâm hồn Hiền dần dần ổn định và vui trở lại. Cô đã đúng khi chọn con đường đi cho riêng mình, mặc dù không có anh, không có Hoàng nhưng cô đã tìm được đúng con người cô. Cô tin rằng một ngày nào đó ánh bình minh trong trái tim cô sẽ lại tỏa sáng. 

Nhật Minh     

sống phải chiến đấu - chiến đấu để thấy mình còn sống

QUANGKHAI

HOA KHÔNG MÙA


Mùa hạ về, chói lói là nắng. Dì Hà xổ đám tóc màu mun dài như mây khói ra gội dưới giàn thiên lý ngan ngát. Mái tóc dày, trẻ trung ánh lên dưới mặt trời như chưa phải đã sắp sang tuổi bốn mươi mãn chiều xế bóng. Dì ngọt ngào "Con ra đây gội đầu với dì cho mát. Nước lá sả, hương nhu, bồ kết dì nấu thơm lắm. Con gái gội lá tóc mới mượt mà và dày. Mà sao dạo này tóc con lại ngắn cũn cỡn vậy". "Bây giờ có mấy ai để tóc dài và gội đầu lá bằng nước đâu dì. Dì biết không, mái tóc của con lạ, hợp mốt nhất lớp đấy". Nó nói một tràng rồi im bặt vì biết mình lỡ lời. Nó tần ngần nhìn dì, đang không biết phải nói câu gì thì ngoại đi vào "Đi hái rau tập tàng về nấu canh cua với ngoại không?". Tìm được lối thoát, nó lon ton ôm cái rồ chạy theo ngoại, hệt như thuở bé tí xíu suốt ngày bám gót dì ngoài cánh đồng lúa xanh mát, bao la chạy tới chân trời.

Ngày đầu, lơ ngơ gặp nhau ở trường đại học, Trung bảo "Xin lỗi, mình làm bạn với nhau được không?" Nó cười rũ rượi vì cái vẻ ngô ngố, quê quê, "bé cái nhầm" của Trung nhưng vẫn gật đầu rất điệu. Bởi rất đơn giản, nó thích được coi như một thằng con trai chính cống. Nhà gồm tứ mỹ nữ. Hình như bao nhiêu khát khao chờ mong có đứa con chống gậy, khói hương của bố trút cả vào nó. Từ mái tóc, dáng điệu đến tính cách y hệt một cậu con trai nghịch ngợm. Ngày vào đại học, nó chọn giao thông khoa cầu đường, một sự lựa chọn không giống ai để bắt đầu khởi nghiệp.
Trung ở trọ trong căn phòng ngột ngạt chín mét vuông và ba người bạn. Thỉnh thoảng nó theo Trung về không gian chật hẹp ấy ăn bữa cơm sinh viên nghèo nàn nhưng ngon lạ. Món nó thích nhất là những chú cá thu đập riềng Trung mang ra từ miền quê cỗi cằn gió lào cát trắng. Con trai vùng biển mộc mạc, rắn rỏi và khéo tay lạ. Nó là con gái, vậy mà chưa bao giờ nấu cơm cho Trung, chỉ biết ăn, khen ngon rồi lãnh phần rửa bát. Đám bạn cùng phòng Trung trêu "Sau này ai lấy được em thì phước to bằng quả táo trái mùa". Nó cười ha hả "Thứ nhất, em không phải người yêu Trung, thứ hai, bố em bảo, con gái bố sau này chỉ nên làm việc lớn, và thứ ba (nó nhỏ giọng) em là con gái giao thông". Các anh cười ngất ngư, căn phòng nhỏ hẹp rộn lên. Nó đem cái ồn ào đi muôn nơi nên hòa nhập rất nhanh. Quen nhau một năm, sinh nhật, Trung tặng nó một cái kẹp tóc màu hồng nhỏ xinh gói trong một chiếc hộp hình trái tim kiểu cách. Nó xé toạc lớp giấy, băn khoăn sờ lên mái tóc ngắn ngủn "Lão Trung này thật dở hơi. Chắc mua quà không có ai tặng nên đem bừa cho nó" rồi quẳng cái cặp vào xó tủ. Đêm của màu hoa phượng tuổi hai hai là giấc mơ rực rỡ.

Hoàng hôn phủ lên phía chân trời cái màu đỏ tía gắt gỏng, buồn thương. Dì Hà xách thuyền ra hồ sen. Ngoại với theo "Nhớ cắt mấy bông về thắp hương cho thơm con à". Nó lập cập bước theo cái dáng liêu xiêu của dì. Mẹ bảo ngày xưa dì đẹp nhất làng. Vào tuổi cập kê trai làng đến nhà trồng cây si dì đông như trảy hội. Bà thường sai mẹ đun nước pha trà hoa nhài cho dì tiếp bạn. Chẳng hiểu số trời dun dủi làm sao hay hồng nhan bạc mệnh. Dì đem lòng yêu chú Đông, anh bộ đội cụ Hồ, chỉ trong một lần tình cờ gặp nhau ở hồ sen ngoài cánh đồng. Tình yêu ấy theo tháng năm mặn mà, bền chặt đến bây giờ. Chỉ có điều, người con trai dì chờ mong thì mãi mãi nằm lại nơi chiến trường, không bao giờ trở về để làm lễ cưới vào mùa sen rực rỡ như lời hẹn ước. Biết bao nhiêu người đến hỏi nhưng lòng dì đã khép chặt kể từ ngày nhận được giấy báo tử của chú Đông. Bao năm trôi qua, dì ở lại với ngoại trong căn nhà cũ kỹ và hồ sen ngan ngát bốn mùa. Dì làm nhiều việc nhưng công việc dì yêu thích và gắn bó nhất là chăm sóc hồ sen... Dì thẩn thơ buông mái chèo nhìn ra xa xăm, mái tóc quấn quýt bay giữa hương sen. Lần đầu tiên nó cảm nhận thấy vẻ đẹp sang trọng, thanh khiết của mái tóc dài. Chiếc cặp tóc màu hồng kỷ niệm sinh nhật năm cũ bất chợt ánh lên trong tâm trí.

Trung gọi điện hỏi sao về quê lâu vậy. Rồi huyên thuyên đủ chuyện "Loan đến chơi mấy lần, có hỏi Trung, "cậu" bạn con gái nghịch ngợm của cậu đâu rồi. Loan gửi cho Trung bông hồng khô và một bức thư. Chả hiểu thế nào, mau về giải mã giúp Trung nhé". Nó buông điện thoại, thấy buồn da diết. Loan là cô bạn gái gần nhà của Trung, đang học bên sư phạm. Loan rất duyên dáng, đặc biệt là mái tóc dài, mượt mà. Đám con trai lớp nó vẫn thường xướng lên "Giao thông là chồng sư phạm". Còn gì phải giải mã nữa, đích thị là Loan có tình ý với Trung rồi. Tự dưng nó thấy mất mát gì đó.

Đêm. Dì Hà không thắp điện, ngồi dưới sân trăng óng ánh đan những chiếc giỏ mây xinh xinh óng vàng. Tay dì trắng thon như tay con gái, thoăn thoắt luồn những thanh nan quấn quýt vào nhau. Nó ngồi say mê ngắm dì, nghe dì kể đủ thứ chuyện xóm làng bằng cái giọng trong vắt như giếng làng. Nó không hiểu sao dì có thể vui vẻ đi qua tháng năm dằng dặc của cuộc đời lẻ loi và cô đơn một mình như vậy. Tâm hồn dì đa cảm và rộn ràng như mùa sen vào ngày tươi thắm nhất. Thoảng có chút buồn của sen cuối hạ nhưng vẫn đẹp đến nao lòng. Nó không thể nhìn sâu vào lòng dì, cũng như chưa thể hiểu, sau những lấp lửng của Trung tại sao lại là ánh mắt quá đỗi nồng nàn.

Nó trở về thành phố vì thấy mình trống trải và thiếu vắng điều gì đó chẳng thể cắt nghĩa nổi. Trung lạch cạch đạp chiếc xe cà tàng không phanh ra tận bến xe đón nó. Chiều ngập ngừng thả những mong nhớ chơi vơi vào phố. Hai đứa không về nhà, chở nhau ra quán nước bờ sông ngắm hoàng hôn đang làm duyên làm dáng với sóng nước. Từ ngày về ngoại, nó thấy lòng mình mềm lại. Trung nhìn nó lạ lẫm "Này, cô bé! Sao về quê có vài ngày mà bâng khuâng quá vậy. Nói thật nhé, em chỉ nên để tóc dài thôi. Để tóc dài là em bao giờ cũng đáng yêu nhất đấy". Cái kiểu xưng hô của Trung hôm nay nghe là lạ, nhưng nó không nạt nộ như mọi lần mà thủ thỉ "Sao dì Hà lại trẻ mãi vậy Trung, mà dì đâu có yêu ai?". "Em ngốc thật, dì trẻ vậy là lòng dì mãi còn một tình yêu. Sao lại bảo dì không yêu ai. Chỉ cần lòng người ta luôn yêu và hướng về một người thì sự sống không bao giờ tắt". "Vậy là..." "Vậy dì là hoa không mùa đấy. Bé có muốn làm hoa không mùa không...?" Tiếng Trung làm tim nó run lên. Ngoài kia là chiều và dập dềnh con nước xuyến xao.


Vũ Mai Thùy     

sống phải chiến đấu - chiến đấu để thấy mình còn sống

QUANGKHAI

Có một loại tình yêu gọi là từ bỏ

Anh và cô vốn dĩ là hàng xóm từ thuở nhỏ. Anh lớn hơn cô 7 tuổi. Còn cô là một đứa trẻ mồ côi sống với bà ngoại. Khi anh học lên cấp hai cũng là lúc cô mới chập chững bước vào lớp một. Bà ngoại cô vẫn thường nhờ anh chở cô đi học. Và như thành thói quen, chiếc xe đạp của anh trở thành người bạn đường quen thuộc của họ trong suốt thời học sinh.

Thời thơ ấu của hai người trôi đi êm đềm và đáng nhớ trong từng nụ cười thơ ngây, từng buổi đến trường trên chiếc xe đạp đầy kỷ niệm. Và cho đến khi mơ hồ hiểu được thế nào là "thanh mai trúc mã", anh đã tự nói với bản thân rằng, cô chính là sự lựa chọn của cuộc đời mình. Và cũng từ giây phút ấy, anh vẫn luôn lặng lẽ ở bên cạnh cô, quan tâm và bảo vệ cho cô.

Vào ngày sinh nhật lần thứ mười tám của cô, anh đã mua 99 bông hồng đến tặng, và nói với cô về tình cảm của mình. Cô thực sự bất ngờ và hoang mang trước những lời bày tỏ của anh. Những bông hồng đỏ rực rơi xuống đất vụng về.

Trở về nhà, cô thẫn thờ ngồi bên cửa sổ. Lời nói của anh vẫn vang trong hồi tưởng: "Bao nhiêu năm nay, anh vẫn luôn chờ em trưởng thành, kiên nhẫn chờ đợi, cho dù em có tiếp nhận tình yêu của anh hay không, anh sẽ luôn ở bên em làm bạn". Bình tĩnh sắp xếp lại ký ức của mình từ khi còn nhỏ, cô mới chợt phát hiện ra, hình bóng của anh thì ra từ lâu đã đầy ắp từng góc nhỏ trong cuộc đời cô...

Năm đó, cô thi đỗ vào một trường đại học danh tiếng ở miền Nam. Còn anh, nhận được một suất học bổng ở nước ngoài. Đứng trước cơ hội ngàn vàng, anh lại cảm thấy do dự quá. Bởi vì nghĩ đến cô, và cũng bởi vì bố mẹ sức khỏe đã yếu.

Lúc ấy, cô đã ghé sát tai anh, thì thầm với anh rằng: "Anh yên tâm đi, ngày trước là anh đợi em trưởng thành. Còn sau này, sẽ là em đợi anh trở về. Em sẽ thay anh chăm sóc bố mẹ".

Buổi tối hôm đó, hai người họ đã cùng hẹn ước cho một tình yêu định sẵn là trắc trở. Và dưới ánh mắt kiên quyết của cô, anh đã bay sang bên kia đại dương để bắt đầu nghiệp học.

Sau khi anh đi, cô cũng lặng lẽ cất tờ thông báo nhập trường đại học vào một góc tủ. Cuộc sống du học sinh đằng đẵng kéo dài năm năm. Vất vả mà cũng vô vị. Điều kiện kinh tế hạn hẹp khiến anh cảm thấy mệt mỏi và nản lòng. Chỉ có những buổi tối cô đơn, nỗi nhớ lại được hâm nóng đến quen thuộc bởi câu nói của cô: "Em sẽ đợi anh về!". Anh cảm thấy mình được an ủi nhiều lắm.

Năm năm chờ đợi đã khiến cô thực sự trưởng thành hơn. Bà ngoại đã mất. Trong năm năm ấy, cô đã quan tâm săn sóc bố mẹ của anh như chăm lo cho bố mẹ mình. Năm năm sau, anh đã kết thúc nghiệp học và quay trở lại. Màn trùng phùng trong bao mong đợi từ rất lâu gói gọn trong cái nắm tay và những giọt nước mắt.

Khoảng thời gian năm năm xa cách khiến hai người cảm thấy giữa họ có chút ngượng ngập, không còn quen thuộc như trước kia. Còn lại trong ký ức chỉ là hình bóng của năm năm trước, phai nhạt dần, mơ hồ và mông lung. Cái cảm giác chung một tâm hồn, chung một suy nghĩ trước kia đã bị thời gian xóa mờ dần theo dòng chảy.

Trong mắt anh, cô không còn đáng yêu, ngây thơ như ngày trước nữa, trong lời nói, trong tâm hồn thiếu đi một chút hồn nhiên, thiếu đi một chút thuần khiết, và nhiều hơn một chút trần tục, nhiều hơn một chút thiển cận. Rất nhiều tư tưởng của họ không còn thống nhất nữa, tâm hồn không còn giao hòa đồng điệu, mặc dù cô vẫn hiền thục, dịu dàng. Nhưng trong mắt anh, hiền thục dịu dàng và sự đồng cảm trong tâm hồn đều quan trọng như nhau.

Anh không biết có phải năm năm xa nhau đã tạo nên khoảng cách này. Chỉ biết trong cảm nhận của anh, cô không còn là người con gái mà anh mong đợi, người sẽ cùng anh xây dựng hạnh phúc trong cuộc sống. Họ không còn là hai người đứng trên cùng một đường chạy rồi. Anh bắt đầu thấy sợ ở bên cô.

Trong cảm nhận của cô, anh càng trở nên cao lớn đến nỗi không thể với tới. Anh không còn giống như trước kia, cười với niềm hạnh phúc của cô, khóc với nỗi buồn của cô. Thế giới của anh không còn giữ cô làm trọng tâm nữa. Anh có nhiều suy nghĩ hơn, bạn bè cũng nhiều hơn.

Cô cảm thấy giữa hai người họ dường như đã mất đi một thứ gì đó. Một thứ mà mãi mãi không thể lấy lại được. Cô nhận thức được rõ ràng rằng hai người không còn hợp nhau nữa. Và bắt đầu có cảm giác sợ không muốn ở bên anh.

Gia đình anh chuẩn bị lễ cưới cho họ thật chu đáo. Biết bao lời chúc phúc, bao lời ngưỡng mộ dành cho họ. Bạn bè anh mừng vì anh có được một cô gái chung tình đến vậy, đợi chờ anh năm năm trời, chúc anh có thể lấy được một người vợ hiền thục dịu dàng như cô, có thể hi sinh cho anh nhiều đến vậy. Bạn bè của cô lại ngưỡng mộ cô, khổ tận cam lai, có thể lấy một người đàn ông thành đạt ưu tú như anh.

Chỉ có trong lòng họ mới biết, những lời chúc tụng ngưỡng mộ ấy không có ý nghĩa gì. Nó khiến trái tim cả hai người đều xót xa. Trong thâm tâm của anh, anh biết mình cần có trách nhiệm với cô.

Cô đã chờ anh năm năm, vì để chăm sóc cho bố mẹ anh, cô đã từ bỏ việc học đại học. Cô hi sinh nhiều như vậy, anh không thể làm việc gì có lỗi với cô. Yêu cô, mang lại cho cô hạnh phúc, đó là trách nhiệm của anh. Anh phải thực hiện lời thề tình yêu của mình, cho dù chỉ là trên hình thức. Tâm tư anh rối loạn. Sợ thời gian trôi quá nhanh sẽ tới ngày làm lễ cưới.

Lòng cô cũng đang ngổn ngang bao suy nghĩ. Cô rất nhớ cái thời niên thiếu, hai người họ đã có những sự đồng điệu từ trái tim. Cô nhớ nụ cười của anh khi ấy, vô tư lắm, không gượng gạo như bây giờ. Nhưng cô vẫn yêu anh, cho dù biết rõ anh không còn yêu cô như trước kia nữa.

Cô không biết mình có nên giữ chặt mối tình không còn thuộc về mình này nữa không? Cô biết, sau hôn nhân, anh sẽ là một người chồng tốt. Bởi anh là một người có trách nhiệm.

Nhưng một cuộc hôn nhân không tình yêu có phải là thứ cô cần không? Là vì tìm một đáp án cho năm năm chờ đợi của mình, hay vì một sự báo đáp cho những gì cô đã hi sinh trong ngần đấy năm? Hay là chỉ vì bản thân muốn giữ chặt lấy anh mà thôi?

Cô không biết mình có thể ích kỷ như vậy không? Độc chiếm một người đàn ông đã không còn yêu mình? Bản thân cô không còn giống như trước kia nữa, việc gì cũng nghĩ cho anh.

Một lần nữa nhìn tấm ảnh cưới của hai người, nước mắt cô lại tuôn rơi. Khuôn mặt vốn rất quen thuộc kia, nụ cười miễn cưỡng kia của anh khiến tim cô đau thắt lại. Cô nhìn thấy ở đó một gia đình không hạnh phúc...

Ngày kết hôn, khi anh mở cánh cửa phòng cô, vắng lạnh và ảm đạm. Chỉ có chiếc váy cưới đặt ngay ngắn trên ghế và một bức thư trên bàn. Trong thư, cô chỉ viết một dòng chữ ngắn: "Hôn nhân nên là khởi đầu của hạnh phúc, chứ không phải là khởi đầu của bất hạnh. Trong chúng ta không có ai sai cả. Cái sai duy nhất chỉ là thời gian mà thôi".

Khi tình yêu không còn, tất cả nên cất giữ vào nơi sâu thẳm nhất của ký ức, không nên hâm nóng lại. Hãy để gió thổi khô những giọt nước mắt...   

HPPL     



sống phải chiến đấu - chiến đấu để thấy mình còn sống

QUANGKHAI

Tôi là hoa hậu?

 

Là con gái, dù có hơi xấu xí, tôi cũng có khát vọng và ước mơ - ước mơ của tôi rất khiêm nhường: được làm vợ, làm mẹ, vậy thôi. Nhưng cái ước mơ nho nhỏ ấy hình như đã vĩnh viễn khép lại khi tuổi tôi thập thò con số ba mươi - cái tuổi mà ngày xưa các cụ bà đã từng ca cẩm "gái ba mươi tuổi đã toan về già".

Quả thật, cứ mỗi lần nhìn vào tấm gương tôi lại xót xa, bởi thời gian đang đếm từng nhịp một, rất nhỏ, rất mong manh, như sợi kim giây của chiếc đồng hồ vô tư đến lạnh lùng, bước qua tất cả, bước qua cả nỗi buồn của tôi, để lại hai bên khóe mắt những vết lăn tăn dù còn rất nhỏ!

Lẽ nào, chỉ vì chuyện chồng con mà tôi sinh ra lẩn thẩn? Thi thoảng tôi lại thì thầm nhẩm tính: Cô Điệp, cô Hoa đẹp như thế sẽ được làm vợ, làm mẹ, rồi đến cô Hồng, cô Thu, rồi đến... Còn tôi? Nhan sắc chỉ dưới trung bình ở cái làng con gái nhiều hơn con trai mà lại nhiều con gái đẹp thì chắc chắn tôi thuộc vào diện... ế!

Có lúc, không hiểu sao, tôi chợt nghĩ đến anh Tân mù làm nghề dạy đàn ở đầu làng! Thế có nghĩa là tôi đang tự hạ mình xuống vị trí những người dưới đáy xã hội. Ở vị trí này, người ta nhận ra nhiều điều: Tôi biết mình là ai và cũng nhìn thấy muôn mặt của cuộc đời; tôi không sao khắc phục nổi cảm giác tự ti, nản lòng và nỗi buồn thân phận, về cái nghèo và gương mặt không nhan sắc của mình.

Trước đây tôi không bao giờ để ý đến Tân, mặc dù anh đã hiện diện ở làng này mấy chục năm qua. Với tôi, anh chỉ thấp thoáng như một cánh cò, mỗi ngày bay qua cánh đồng làng một lượt, ngày mai, ngày mốt cũng một cánh cò nhưng có thể là một con cò khác, thế thôi.

Những gì thuộc về anh không hề dừng lại trong tôi dù chỉ là một khắc: một khắc xao xuyến vì tiếng đàn của anh, một khắc tự hỏi, anh ta là ai, anh sống ra sao, và... một khắc chạnh lòng.

Bây giờ, khi có ý, tôi mới thấy anh đâu thua kém gì nhiều so với những người đàn ông mà tôi thầm mơ ước. Ngày ngày, anh khoác chiếc đàn ghi-ta ra khỏi nhà, không phải là đi hát xẩm, đi ăn xin, mà đi dạy nhạc cho những người yêu thích đàn; ai tặng bao nhiêu anh cũng nhận, không bao giờ ra giá. Anh tự sống được mà còn đem lại niềm vui cho nhiều người, hèn gì dân làng ai cũng gọi anh bằng cái tên nghe thật ấm áp: Anh Hai, cậu Hai Tân...

Lần đầu, khi đến gần anh, tôi đã bị cuốn hút bởi những ngón tay thanh tú như những ngón tay của một nhà ảo thuật tài năng, những ngón tay mềm mại múa trên phím đàn, gọi dậy cả một dòng suối âm thanh náo nức lòng người...

Nhưng rồi, ngay cả sự phát hiện ấy của tôi cũng đã quá muộn! Con Hồng mà tôi thầm xếp vào hạng nhất nhì trong làng bất ngờ tuyên bố: Nó chuẩn bị cưới anh Tân về làm chồng. Nhìn gương mặt ngời ngời hạnh phúc của nó và cái cách nó chuẩn bị cho lễ cưới, tôi hiểu là nó hoàn toàn tự nguyện, không phải chuyện ban ơn, bố thí tình yêu, cũng không phải chuyện tình tân trang về nàng Mỵ Nương với chàng nghệ sỹ Trương Chi.

Có ai hỏi tại sao, nó nói ngay: "Cha tôi ngày trước bị bom mìn làm mù cả hai mắt, nhưng khối người lành lặn không bằng; mấy trăm gốc xoài, gốc bưởi trong vườn là tay ba tôi trồng cả đấy. Anh Tân bây giờ cũng thế, anh ấy có nghề nghiệp, lại siêng năng, không cờ bạc rượu chè, mai mốt về tôi mở cho anh ấy một lớp dạy nhạc, tiếng lành đồn xa, lo gì...".

Thế là rõ, nó yêu anh thật lòng, nó cảm thấy mình vừa đôi phải lứa với anh, chứ không phải cố hạ mình như tôi để đến với anh, và mọi người đều tin: nó sẽ có hạnh phúc.

Còn tôi? Niềm hy vọng cuối cùng về chuyện chồng con đã bị tắt lịm. Suốt mấy năm sau đó, tôi hầu như chỉ quanh quẩn trong hàng rào nhà mình, lụi cụi với mấy công đất ruộng và vài chục gốc xoài, tôi đã an phận với cuộc sống độc thân như một ni cô...

Một buổi chiều, khi đang làm cỏ trong vườn, tôi bỗng nghe tiếng ai gọi tên mình. Từ lâu, tôi đã trở nên thờ ơ với việc chăm lo cho thân xác của mình, tôi chẳng cần phủi bụi trên quần áo, chẳng cần cặp lại mái tóc bù xù, uể oải cầm luôn chiếc liềm đi ra mở cổng. Vừa nhìn thấy tôi, chị Mùi reo lên:

- Ôi... Xin chào... Hoa hậu...

Thấy tôi cau mày, tự ái, chị Mùi liền vồ vập:

- Tôi nói thật lòng đấy... Đã lâu không gặp, nhìn cô đẹp hẳn ra, trắng trẻo, hơi có vẻ buồn, nhưng rất có hồn... Mà làng mình bây giờ còn ai hơn cô, hoa hậu chẳng là cô thì là ai nào?

Hình như tuổi trẻ và khát vọng chưa tắt hẳn trong tôi nên vừa nghe thấy một chuyện lạ tai, tôi đã tò mò gặng hỏi:

- Người ta đi đâu mà không còn ai?

Chị Mùi nắm tay tôi kéo ra ngoài hàng rào chỉ vào một dãy nhà hai ba tầng mới xây, rồi bảo:

- Đấy... Cô thấy chưa... Cô cứ quanh quẩn trong nhà nên lạc hậu mất rồi. Bây giờ làng mình đã trở thành phố - phố làng.

- Người ta làm gì mà làm giàu nhanh quá - tôi bỗng nói bâng quơ.

Chị Mùi như được gãi đúng vào chỗ ngứa, sung lên, vừa nói vừa hoa chân múa tay như một nhà hùng biện. Chị miêu tả một cuộc di cư ngoạn mục của phe đàn bà con gái làng Mĩ Hội.

Đầu tiên là cô Hường lên Sài Gòn làm tiếp viên, tiếp tân gì đấy, rồi bặt hai ba năm không về, đến khi về lại đi bằng xe hơi, dẫn theo một ông Đài Loan rất sang, rất phong độ. Cô Hường về mua bò, mua heo đãi đằng cả làng, cả họ, rồi xây cho cha mẹ một căn nhà bốn tầng ngất nghểu giữa làng. Cô cũng nói thật: Nhờ lấy được ông này nên cô mới sung sướng thế. Nếu ai muốn được như cô thì đăng ký, cô sẽ giới thiệu...

Thế là các ông Việt kiều, rồi Đài Loan, Hồng Kông lũ lượt kéo đến làng mình. Có ông sáu bảy mươi tuổi, có ông vừa gù, vừa lùn, chỉ khoảng một mét hai nhưng con gái làng mình ôkê tuốt.

Bọn con trai thấy mấy lão người ngoại khoác tay khoác chân những cô Hương, cô Hoa, cô Nhàn, cô Phượng đi phớn phở ngoài đường cũng tức tối lắm nhưng làm gì được người ta. Mấy anh thấy trước nguy cơ, sang bên Mĩ Thuận, Mĩ Hưng kiếm vợ, đã bị trai làng bên ấy người ta phang cho một trận! Bên ấy người ta cũng đang trong tình trạng khủng hoảng thiếu đàn bà, cung không đủ cầu.

Sau trận ấy, nhiều anh tức khí lên Sài Gòn tìm cơ hội làm giàu, chẳng biết làm gì, nhưng nếu chỉ làm thuê, cửu vạn thì còn khuya mới cưới được con gái làng này! Chị thở dài rồi nói nhỏ:

- Ngay đến cậu Hiếu nhà bên cạnh nhà tôi, bây giờ có muốn kiếm một người vợ như cô, cũng khó. Thật là một điều lạ. Anh Hiếu cũng thuộc diện đẹp trai, lại khỏe mạnh, giỏi giang, nhà có mấy mẫu ruộng liền vườn...

Anh là người con trai đầu tiên của làng Mĩ Hội học xong trung cấp nông nghiệp trở về quê áp dụng mô hình VAC, hàng năm thu lãi hàng chục triệu. Mấy năm trước đây, anh còn là một mẫu đàn ông mà con gái trong làng mơ ước. Ngày còn học phổ thông, tôi đã có những phút giây xao xuyến khi nghĩ tới anh. Lúc ấy, nhìn lại mình, đã chẳng đẹp, lại con nhà nghèo nên tôi phải cố dập tắt ngay những mơ mộng viển vông!

Chị Mùi nhìn đăm đăm vào mặt tôi có vẻ rất quan trọng rồi nhỏ nhẹ:

- Chị có chuyện này...

Tôi chưa kịp hỏi, chị đã nói tiếp:

- Nói gần nói xa chẳng qua nói thật. Xưa nay chị chưa bao giờ làm mai làm mối, nhưng bây giờ chị thấy đàn ông, con trai tội nghiệp quá, nhiều người khỏe mạnh, đẹp trai mà vẫn lo không lấy được vợ, như cậu Hiếu đấy, mấy lần định sang chỗ cô... chơi, nhưng lại... e cô đã có đám Đài Loan, Việt kiều rồi thì... quê.

- Em thì ai người ta cưới! Làm vợ anh Hiếu ít ra cũng phải như cô Hường, cô Hoa - tôi nói vui với chị.

- Cô lạc hậu rồi - Mặt chị Mùi sáng rực lên - Bây giờ là thời của chúng ta: thời - của - đàn - bà; đàn bà bắt đầu có giá.

Chị lấy ví dụ: trong chồng đơn xin việc ở một cơ quan, nếu có hai hồ sơ của một anh con trai và một cô con gái thì bao giờ cô con gái cũng được gọi trước, còn anh con trai thì... Xin lỗi: hãy - đợi - đấy! Rồi, tuyển lao động xuất khẩu, tuyển thư ký, trợ lý giám đốc người ta cũng đều nhấn mạnh: ưu tiên ứng viên là nữ... và...!

Chưa đâu, cứ giữ cái thói trọng nam khinh nữ í à, rồi siêu âm hễ thấy thai nhi gái là nạo, là phá, thì sẽ đến lúc mười anh con trai mới có một cô con gái! Bấy giờ đàn bà sẽ tha hồ lấy chồng bé, chồng lẽ, để cho cánh đàn ông biết thế nào là lễ độ.

Chị dám tuyên bố mạnh một câu: "Mười lăm, hai chục năm nữa đàn bà sẽ cai trị thế giới; hầu hết Tổng thống, Thủ tướng trên các quốc gia đều là đàn bà, chúng ta cũng sẽ ra thông báo tuyển thư ký, trợ lý, lái xe, và cũng sẽ ra điều kiện: Nam - cao từ một mét bảy trở lên, ngoại hình coi cho được, không hút, hít, ít uống rượu...".

Đúng... vào cái lúc chị Mùi đang hăng, bỗng từ ngoài hàng rào có tiếng gọi:

- Mẹ ơi!

Mặt chị Mùi đang đỏ lựng đột ngột tái xanh! Tiếng gọi đó tiếp tục thông báo: "Mẹ ơi... Ba về!". Gương mặt chị Mùi tái xanh lại trở nên tái xám. Chị giật mình rút từ trong giỏ ra một chiếc chai, miệng líu lại như bị trúng gió:

- Chết cha! Cái lão ấy về mà chưa kịp dọn cơm là lão chửi, cơm không có rượu cũng chửi, biết thế này thà lấy chồng Đài Loan.

Chị không kịp chào tôi, vội vã đi như chạy. Tôi nhìn theo bóng dáng người đàn bà liêu xiêu như một con cò mà lòng thắt lại. Người đàn bà mới ngoài ba mươi tuổi đã già nua, cằn cỗi bởi gánh nặng gia đình và nỗi uất hận vì ông chồng tối ngày say xỉn. Hình như trong chị đang có một cuộc nổi loạn, chị muốn lập lại trật tự thế giới (thế giới đàn ông và đàn bà).

Tôi không đoán định được rồi đây trật tự thế giới giữa đàn ông và đàn bà sẽ ra sao, nhưng cái phần của tôi trong bài diễn văn hùng hồn của chị Mùi đã bắt đầu linh nghiệm: tôi đã được anh Hiếu mang lễ vật đến cầu hôn.

Thú thật, khi vừa nhìn thấy anh thập thò ngoài cổng, tôi đã rộn rạo như người sốt phát ban. Nhưng đến khi anh Hiếu ngỏ lời, tôi đã lấy lại được bình tĩnh, tôi đã nhớ ra lời giáo huấn của chị Mùi về thời - của - đàn - bà, nên tôi cũng phải làm kiêu chút đỉnh...

Tôi cúi đầu để che bớt nỗi vui mừng đang muốn nổ tung lồng ngực, vừa ra chiều đắn đo, cân nhắc, tôi bảo:

- Cám ơn anh đã có lòng thương, nhưng... xin anh thư thả cho một vài... tuần để em... suy nghĩ kỹ...

Gương mặt anh Hiếu buồn hiu, anh cảm ơn rồi lủi thủi ra về! Tôi đã muốn chạy theo nắm tay anh kéo lại. Chắc các bạn cũng đoán được rồi đấy: anh Hiếu nhất định sẽ quay trở lại. Còn tôi? Tôi đã yêu anh một nghìn lẻ một phần trăm. Nhưng... tôi phải để cho anh đi lại đến lần thứ mười - tổng cộng: đủ bảy lần ra, ba lần vào. Lúc ấy, tôi mới... Duyệt! 

Vũ Đức Nghĩa     



sống phải chiến đấu - chiến đấu để thấy mình còn sống

QUANGKHAI

Cửa sổ  

Hạnh vừa dọn đến một căn nhà cũ, căn nhà có nét đặc sắc của nó, mỗi phòng đều có một cửa sổ nhỏ. Mỗi một cửa sổ đều có thể trồng được một cái cây nhỏ, giống như chung cư của châu Âu, cửa sổ nào cũng đẹp.

Trưa thứ bảy Hạnh nằm ở nhà, mua những cây xương rồng về chăm sóc, cho chúng trở thành những thành viên mới trên cửa sổ. Khi Hạnh nhìn ra cửa sổ bên trái thì thấy có một người đàn ông đang tưới nước. Anh trồng cây trường xuân mà anh cũng đang nhìn Hạnh mỉm cười. Hạnh cũng cười:

- Xin lỗi, tôi là hàng xóm mới đến, tôi tên là Hạnh.

Anh muốn bắt tay nhưng khoảng cách quá xa, cho nên chỉ mỉm cười:

- Tôi tên là Jordan, rất vui mừng được làm quen với cô.

- Anh trồng cây trường xuân à?

- Phải, nó ra nhanh lắm. Jordan nhìn cây xương rồng của Hạnh nói:

- Cây xương rồng của cô rất đẹp, nó cũng cách điệu như chủ nhân vậy.

Hạnh vui mừng nói tôi đã từng đi học trồng hoa.

Anh mỉm cười:

- Vật giống như người mà.

Hạnh mắc cỡ mỉm cười, cả hai quay về nhà mình. Sau đó Hạnh đi chơi, hút thuốc, khiêu vũ, có lẽ vì chưa có bạn trai nên mới vui như vậy. Hạnh làm giám đốc một công ty, nhân viên hay khách hàng gì cũng là phụ nữ. Hạnh cũng quen với những người đàn ông ở các lớp tiếng Nhật, tiếng Pháp, cứ đi học đều đặn, chỉ là bạn bè với nhau nhưng còn thân thiết hơn một chút thì không có.

Hạnh nằm trên ghế nhìn cây xương rồng, chẳng lẽ những lời nói của Jordan là sự thật? Hạnh cũng cách điệu như cây xương rồng? Nhiều năm nay Hạnh không nghe đàn ông khen như vậy. Những ngày sau khi đi làm, cả hai hay gặp nhau ở cầu thang máy, nghe anh nói mới biết anh làm ở ngân hàng, khi hai người ra khỏi thang máy, thì không nói nữa. Hạnh nghe tim mình đập mạnh hơn.

Bữa đó trong văn phòng Hạnh không thể nào tập trung tinh thần được. Anh đẹp trai như vậy lại nhiều lần khen Hạnh, Hạnh có nên hạnh phúc không? Khi về nhà Hạnh mở cửa sổ nhìn ra ngoài, nhà Jordan không mở đèn, nhưng Hạnh nhìn thấy ở cửa sổ có trồng mấy loại cây nhỏ, không biết là cây gì có lẽ là cây trường xuân.

Buổi sáng Hạnh và Jordan gặp nhau ở cầu thang, anh nói buổi sáng gặp cô làm cho tôi thấy rất vui. Hạnh chỉ mỉm cười, khi cửa thang máy mở ra, anh để Hạnh vào trong. Thang máy không có người khác, Hạnh khen cái cà vạt của anh thật đẹp, anh khen Hạnh có con mắt thông minh, còn nói cả nhà anh có cả trăm cái, sáng nào đi làm nhìn thấy chúng anh cũng không biết nên chọn cái nào, nếu có cô chọn giúp thì hay biết mấy.

Hạnh nhìn anh không nói, cũng may là thang máy đã mở ra, anh ra trước Hạnh, còn quay lại nói lời tạm biệt. Hạnh cũng không biết có phải anh thích Hạnh không, mỗi lần anh khen là nàng lại cảm thấy vui.

Thứ sáu Hạnh đi mua đồ trong siêu thị, tình cờ gặp Jordan, anh xách đồ về nhà giúp Hạnh, còn hỏi chuyện nhà Hạnh, nói Hạnh đẹp như vậy chắc có nhiều người theo đuổi. Ở công ty anh nếu có người đẹp như vậy chắc anh cũng thích công việc của mình. Anh để đồ trước cửa nhà Hạnh rồi nói tạm biệt, Hạnh ghét anh nói tạm biệt, chẳng lẽ thái độ của anh không thể tiến thêm một bước nữa sao? Tại sao trong lúc Hạnh đang vui thì anh lại bỏ đi?

Đã nói là đừng đi nhưng cuối cùng Jordan vẫn bỏ về nhà. Về nhà Hạnh mở cửa sổ ra, anh không có ở đó. Hạnh nhìn vào bóng đêm, trong lòng thấy buồn bã lo lắng, không có gì đáng nói. Có phải Hạnh đang yêu không?

Yêu người hàng xóm một cách đơn phương. Các cây nhỏ ở dưới cửa sổ đã ra nhụy màu hồng phấn, cuối cùng là hoa gì? Loài hoa đó đang nhìn Hạnh, như nhìn vào sự cô đơn tình yêu của một cô gái. Phải, Hạnh đang cô đơn khi nghĩ tới anh hàng xóm.

Có phải là anh thích Hạnh không? Anh nói những lời ngon ngọt với Hạnh, nếu anh không thích Hạnh thì đâu có nói với Hạnh như vậy. Mà nếu thích thì tại sao anh không công khai theo đuổi Hạnh?

Bữa sau, Hạnh đi làm hỏi bạn bè việc này, người nói có thích, người nói không. Có người còn nói có lẽ anh đã có bạn gái rồi, cho nên dù thích người ta cũng không dám nói.

Hạnh chưa hết ngạc nhiên thì lại nghe người khác nói đàn ông không thích cô nên không theo đuổi. Hạnh suy nghĩ một hồi, sau đó tin vào lý luận của một đồng sự: thái độ thường ngày là anh thích Hạnh, nhưng anh không công khai theo đuổi vì anh có bạn gái khác. Hạnh đâm ra nghi ngờ, cứ nhìn ra cửa sổ.

Cây xương rồng Hạnh trồng chỉ toàn là gai, những bông hoa hồng phấn ở tầng dưới nhà Hạnh thì ngày càng thay đổi, có hình dạng như hoa mẫu đơn vậy. Nhưng hoa mẫu đơn có bao nhiêu loại? Đẹp như vậy nhìn từ xa cũng thấy đẹp. Hạnh nhìn cửa sổ bên trái, ở đó có cây trường xuân của Jordan, nó cũng đẹp giống như cảm giác mà anh đem đến cho Hạnh.

Có một buổi tối Hạnh lại nhìn ra ngoài thấy có một bóng người cạnh cây trường xuân, đang vui mừng thì thấy đó là một cô gái xinh đẹp, Hạnh nhìn thấy cô ta vào nhà với Jordan, trong lòng Hạnh thấy thất vọng, đúng là anh đã có bạn gái rồi, cho nên anh mới không để ý tới Hạnh. Hạnh lưu ý tất cả nhất cử nhất động ở cửa sổ, có tiếng nhạc, tiếng tivi, không biết tại sao Hạnh lại khóc.

Hai ngày sau Hạnh và Jordan lại gặp nhau ở cầu thang, anh chủ động nói với Hạnh cô ấy là tiếp viên hàng không cho nên cô ít gặp cô ấy. Hạnh nhìn anh trong lòng thấy an ủi, có lẽ là anh thích Hạnh. Hạnh theo sau anh vào thang máy, dù anh có bạn gái nhưng Hạnh vẫn đợi, đợi họ chia tay. Khi ra khỏi thang máy anh lại tạm biệt Hạnh.

Từ bữa đó Hạnh trở nên bình tĩnh hơn, Hạnh chờ đợi một cơ hội. Cây mẫu đơn nhà dưới đã nở, nó xinh đẹp như một bức tranh, không biết mùi hương thế nào? Cây xương rồng của Hạnh chỉ có thể nhìn bên ngoài, không có mùi hương! Lúc đó Hạnh rất muốn biết mùi hương mẫu đơn như thế nào.

Đến cuối tuần nhà Jordan lại có tiếng cãi nhau, Hạnh nhìn ra ngoài nghe họ cãi nhau bằng tiếng Anh, Hạnh nghe không hiểu. Lát sau có tiếng mở cửa, Hạnh cũng mở cửa nhìn ra, thấy cô tiếp viên hàng không nói:

- Sau này chúng ta không gặp nhau nữa.

Jordan cũng nói:

- Không gặp thì không gặp! Chúng ta chia tay.

Cô nhìn anh sau đó đi vào thang máy. Hạnh đóng cửa lại, trong lòng thấy thích, sau đó anh ra cửa sổ, Hạnh cũng ra nhìn mặt trăng, trong lòng cũng muốn anh ra ngoài cửa sổ hít thở không khí trong lành. Hạnh vội chào anh, anh nói không khỏe, vì vừa cãi nhau với bạn gái.

Anh mời Hạnh qua nhà uống rượu, nhà anh cũng đẹp như trong tưởng tượng của Hạnh, anh mở chai rượu đỏ mời Hạnh uống. Hạnh ngồi ở ghế nhìn đâu cũng thấy hình bạn gái anh. Anh nói mỗi tháng anh chỉ gặp bạn gái anh chỉ có một lần, cũng giống như là không gặp, gặp rồi lại cãi nhau.

Sau đó Hạnh mới biết thì ra anh không thích Hạnh, những gì anh nói với Hạnh chỉ là phép lịch sự, dù sao thì hai người cũng là hàng xóm, anh xin lỗi vì đã làm cho Hạnh hiểu lầm, ở công ty người ta cũng nói sự nhiệt tình của anh là quá đáng.

Khi về nhà Hạnh cảm thấy thật xấu hổ, rõ ràng là anh không thích nàng nên mới có thái độ như vậy, anh không thích Hạnh chút nào, Hạnh thấy mình quá đa tình.

Hai ngày sau Hạnh không đi làm, sợ gặp Jordan mà quan trọng nhất là Hạnh tính dọn nhà đi, làm sao không thể dọn đi được, ở đây thật là buồn. Ngày nghỉ Hạnh đi kiếm nhà, kiếm sáu căn nhà mà không có căn nào vừa ý Hạnh, vậy là phải quay về.

Khi ra về trước thang máy Hạnh gặp một người con trai trẻ tuổi, anh ôm chậu hoa mẫu đơn, hình như là căn nhà ở lầu dưới, anh nhìn Hạnh rồi hỏi có phải Hạnh ở lầu trên phải không? Còn nói tuy Hạnh trồng cây xương rồng nhưng cũng biết Hạnh là con gái, mà từ lâu anh cũng thích Hạnh.

Anh thấy Hạnh hay nhìn lên trời, có khi còn thở dài, mà Hạnh hay mở những băng nhạc tiếng Nhật, không chỉ nói tiếng Nhật mà còn hát tiếng Nhật, anh hỏi có thể làm bạn với Hạnh được không? Những điều anh nói về Hạnh đều đúng, anh nói anh vừa đi học vừa đi làm, còn giới thiệu tên mình là Viên Gia Dĩnh.

Tối nay anh và bạn bè mở tiệc, muốn mời Hạnh tới dự, anh còn nói rất vui khi được quen biết với Hạnh. Khi về nhà Hạnh thấy không có gì phải buồn, và cũng không có ý định chuyển nhà nữa, thì ra từ bấy lâu nay có người luôn để ý tới Hạnh mà Hạnh không biết. Tối nay Hạnh tới nhà trồng cây mẫu đơn để dự tiệc, anh nói là rất thích Hạnh, lần này giấc mơ của Hạnh là sự thật. 

Đỗ Hoàng Thanh Hương     



sống phải chiến đấu - chiến đấu để thấy mình còn sống

QUANGKHAI

Hú vía tại mình

Ngồi sau Cường, bạn học hồi cấp III, người xóm trên - kẻ xóm dưới, Thoải lúc nào cũng thấy an tâm. Hôm nay Cường rủ Thoải đi dự sinh nhật một anh bạn. Hết bia đến rượu, hết rượu vòng lại bia, mọi người cứ chuốc nhau.

- Ta về đi, muộn rồi! - Thoải nói với Cường.

- Về là về thế nào! - Giọng Cường lè nhè - Chẳng lẽ Thoải lại để cho mình đói hơi men vào cái ngày đáng vui này.

Rồi người Cường như rạp xuống, cả cánh tay, rồi cả cái vai của Cường đè xuống mái tóc Thoải.

- Ơ... ơ này...

Thoải muốn kêu to, chưa bao giờ Thoải thấy Cường mất tự chủ như vậy, nhưng vì có tí men bia, men rượu trong người nên Thoải thấy choáng váng, ngả nghiêng không thể nào nói thành lời được...

Đúng lúc đó phía vai bên này, một người bạn của Cường cũng được thể choàng tay lên, một cậu ngồi phía xa tranh thủ vuốt mái tóc Thoải. Còn cậu ngồi phía trước dùng chân gãi gãi bắp chân Thoải...

"Chết rồi! Mình say rồi! Mình như con tàu sắp chìm nghỉm rồi!". Thoải trợn mắt lên cho tỉnh trí lại, rồi bỗng dùng hết sức quát to:

- Buông ra! - Nói rồi Thoải đứng phắt dậy, gạt tay Cường và mấy anh bạn trai kia. - Thôi, bạn ở đây uống, để mình ra thuê xe ôm về vậy! - Thoải loạng choạng bước đi.

- Kìa, kìa... - Cường chạy theo - Thoải ơi... - Cường loạng choạng chộp lấy tay Thoải.

- Buông tôi ra! - Thoải bỗng giật mạnh tay, làm Cường ngã chúi về phía trước.
Thoải chạy ra ngoài. Cường đi lấy xe đuổi theo Thoải.

- Thoải ơi, cho mình xin lỗi! Mình say quá nên đã thiếu kìm chế! Cho mình xin lỗi đi mà...

- Lần sau, cậu chớ làm thế nhé! Tớ là con gái, cậu phải giữ cho tớ chứ.

- Ừ, ừ, dứt khoát rồi... Cho tớ xin lỗi!

Thoải ngồi lên xe Cường, và tự nhủ: "Chính mình cũng có lỗi, như người ta nói: "Người đàn bà uống say như cửa nhà không khóa"... Chính mình đã thiếu kìm chế... để cánh đàn ông thiếu kìm chế theo...".

Thật hú vía! Muốn bình an, thì mọi việc chắc phải ở ranh giới của nó! 

ST

sống phải chiến đấu - chiến đấu để thấy mình còn sống

QUANGKHAI

Hai trừ một bằng một

Ta đã ba mươi mùa mưa nắng, cái tuổi không còn trẻ để có những mơ mộng về bao điều kì diệu của cuộc sống. Thế mà không hiểu sao ta quen em. Em còn trẻ và hồn nhiên quá. Những câu chuyện giữa ta và em đôi khi thật ngớ ngẩn, vậy nhưng theo cảm nhận của em thì nó đầy thi vị.

Những khi ta cố làm cho em vui, ta lại nhận được từ em những dỗi hờn vô cớ. Tại em hay buồn hay tại ta không hiểu được em? Em hay cười nhưng cũng hay khóc lắm! Đôi mắt em những lúc buồn trông vời vợi như mặt nước của hồ thu thăm thẳm đầy bí hiểm. Đã nhiều lần ta suýt chìm vào đôi mắt ấy. Để rồi khi mới quen nhau, ta lại gọi em là: "Moon lonely" với hàm ý rằng em là vầng trăng cô đơn.

Có lẽ tại nhiều lúc nhìn, ta thấy em đẹp như vầng trăng mười sáu. Đẹp nhưng buồn. Nét buồn toát ra từ em hay từ tâm hồn người cảm nhận ta cũng không biết nữa. Hình như ta yêu em, và hình như em cũng dành tình cảm cho ta. Chút tình mơ hồ ấy có thể không trở thành tình yêu được nếu không có một lần...

Em hỏi ta: "Một cộng với một là bao nhiêu?". Ta nhíu mày: "Lẽ nào em không biết?". Em phụng phịu: "Thì cứ coi là vậy, em hỏi thì anh cứ trả lời đi!". "Thôi được rồi", ta nói: "Là hai". Mắt em buồn như biển chiều hôm dờn dợn sóng.

"Không phải hai đâu, sao mà đơn giản thế. Khi một người tìm được một người, hai trái tim hòa hợp. Niềm hạnh phúc bất tận trào dâng. Lẽ nào ta gọi đó là "hai hạnh phúc"? Lẽ nào anh không biết? Một với một phải là bằng "vô cùng", chẳng thể nào khác được".

Bài toán cuộc đời, em là người đầu tiên lí giải cho ta. Rồi một ngày, em lại hỏi ta: "Hai trừ hai là mấy?". Ta trả lời trong vội vã: "Là không". Mắt em buồn như một dòng sông đi qua buổi chiều hôm trong mắt người lữ khách.

"Món nợ trần gian có bao giờ hết được, chưa trả cho người đã lại vay thêm. Và chẳng có cái gì trừ hết được đâu. Khi hai người yêu nhau, sống với nhau đến khi mái đầu đã bạc, họ gửi lại cuộc đời nấm mộ xanh rêu. Hai trừ hai vẫn là hai, không bao giờ sai được".

Em mơ ước một ngày ta đưa em đi đến nơi có "Đồi thông hai mộ. Hồi mới quen, những khi em bắt bí được ta điều gì, em cười hồn nhiên khi nghĩ mình là người thắng cuộc, vậy mà bây giờ... Sao em không vui và cũng không hờn dỗi. Em lớn thật rồi đó "Moon..." ơi!

Thế rồi một ngày, em cũng phải xa ta. Em cần đến những chân trời mới. Ta buồn và ta biết em buồn hơn. Đời là thế, gặp nhau chỉ để chia tay, bên nhau là khoảnh khắc còn xa nhau là mãi mãi. Nơi những con đường ngày xưa ta đi giờ đây lại đón chờ em đến. Tại thời gian nên ta và em không thể đi cùng.

Ngày chia tay, em ngồi bên ta, mắt em vời vợi buồn. Nỗi buồn như màn đêm giăng mắc. Ta nắm bàn tay em. Run rẩy. Những ngón tay em mềm mại nằm gọn trong bàn tay thô cứng của ta. Hình như em khóc.

Những lúc em buồn, dù không có nước mắt rơi thì đôi mắt ấy cũng đã rất u buồn. Bây giờ, ngồi bên em, nhìn đôi mắt em long lanh, ươn ướt, ta có cảm giác như mình đang ngồi một mình ở miền hoang dã trong cơn mưa chiều cuối thu.

Ta muốn ôm em, hôn thật nhiều lên đôi mắt ấy cho vơi đi ưu tư. Nhưng... Em trẻ trung, em thánh thiện quá. Còn ta, cỗi cằn một linh hồn và một tương lai với đầy những điều nhỏ bé.

Ta và em cứ ngồi như thế, không ai nói một câu gì. Nơi cuối chân trời, đám mây đen xám xịt đã nuốt chửng mặt trời, chỉ còn lại những dải ánh sáng vàng vọt như những thanh gươm chọc thẳng lên trời.

"Hai trừ một là mấy?". Đột nhiên, em quay lại hỏi ta. Không vội vàng như những lần trước, ta biết những câu hỏi của em luôn ẩn chứa nhiều triết lí sâu xa. Ta im lặng nhìn em rồi lại quay về phía mặt trời. Nơi ấy đã bắt đầu thấp thoáng ánh sáng biêng biếc của ngôi sao hôm.

Vậy nhưng cuối cùng, ta cũng trả lời em, đáp án giản đơn như bao lần trước. "Là một". Em không đồng tình hay phủ nhận ngay như những lần trước, khẽ xoay người, em tựa vào ta. Lần đầu tiên bên em, ta thấy mình run rẩy, ta hiểu đây có thể là lần duy nhất trong đời em tựa vào ta như muốn cho ta cảm giác của kẻ chở che hay đó là sự an ủi của em đối với ta cũng không biết nữa.

Bất chợt, ta thấy bờ vai em run lên, rồi tiếng nấc nghẹn ngào bật lên theo hơi thở. "Anh!". Em nói. Em từng sống trong một mái nhà hạnh phúc. Nơi đó có bố, mẹ, có chị và em của em. Những lúc quây quần bên nhau, mấy chị em em thường tranh giành tình thương của bố mẹ. Những khi bố mẹ đi làm về, ba chị em thường đón bố mẹ bằng những công việc nhà sẵn sàng và gọn ghẽ. Dù đó là những điều nhỏ bé nhưng em biết bố mẹ rất vui.

Thế rồi không hiểu sao cả bố và mẹ dần dần tỏ ra thay đổi. Tình yêu của bố mẹ dành cho mấy chị em vẫn còn nhưng không như trước nữa. Mỗi người quan tâm đến những đứa con theo một cách khác và thường là không cùng lúc.

Bố và mẹ bắt đầu thay nhau đi làm về muộn. Nhiều đêm, em khao khát được nghe tiếng bước chân của hai người vội vã bước trong đêm. Nhưng thường là họ trở về nhà khi mà em đã ngủ.

Rồi đến một ngày, bố mẹ em chia tay nhau. Mái ấm ngày xưa giờ chỉ còn trong kí ức mơ hồ. Em không theo bố và cũng không theo mẹ. Dường như với em, hoặc là tất cả, hoặc là không có gì. Em về sống với bà ngoại. Đó là lí do vì sao em về với miền quê này, gặp gỡ và để bây giờ em lại xa tôi...

"Hai trừ một bằng không". Em nói gãy gọn và lạnh lùng như một lời phán quyết. Tôi quay nhìn, em đã thôi khóc và không còn tựa vào tôi nữa. Bây giờ, tôi thấy em thật xa lạ, như chưa hề quen biết nhau. Phải, em nói đúng. Hai trừ một bằng không nghĩa là khi tình yêu tan vỡ, còn lại gì để được coi là hạnh phúc?

Cho đến bây giờ, ta vẫn sống một mình. Miền quê heo hút xưa giờ đã nhiều thay đổi. Riêng ta, vẫn cỗi cằn, mòn mỏi nhưng không chờ đợi một điều gì. Ta vẫn dõi theo em, đơn giản vì ta biết ta yêu em. Em đã có chồng, con và một cuộc sống đủ đầy về vật chất.

Em có hạnh phúc không, điều đó thì chỉ em mới biết. Hạnh phúc, ấy là do cảm nhận của mỗi người. Nhưng cuối cùng, ta cũng vỡ vạc ra một điều rằng thực ra, em cũng gặp nhiều bi kịch trong mái ấm gia đình. Và cũng giống như điều đã xảy ra với mái ấm gia đình em thuở trước, chỉ có điều là chóng vánh hơn.

Em chia tay chồng sau năm năm chung sống với một cô con gái. Sau li hôn, em không về miền quê xưa như ta trông đợi, cũng không ở lại thành phố. Em cùng con gái xuất ngoại nhờ sự bảo lãnh của bố.

Nhưng dù đi đâu, ta biết em cũng không hạnh phúc. Em chỉ muốn trốn chạy cuộc đời. Hóa ra, hai trừ một không phải bằng không như em từng giải thích cho ta. Thời gian mới là người thầy mẫu mực, uyên bác nhất. Hai trừ một vẫn bằng một. Đó là nỗi đau. Hi vọng ở nơi xa, em đừng hiểu ra chân lí ấy. 

Lêvitan     

sống phải chiến đấu - chiến đấu để thấy mình còn sống

QUANGKHAI

Bình yên như cây cỏ

Bạn bè nói nhan sắc tôi rất bình thường, không xấu không đẹp. Tôi cũng không giàu có nên chỉ mặc những bộ quần áo tầm tầm, đi xe rẻ tiền, cũng ít khi tô son điểm phấn. Đã thế, tôi không quen giao tiếp nên tính nhút nhát và ít nói. Vậy mà thật kỳ lạ là Vũ lại chọn tôi, giữa rất nhiều cô gái xinh đẹp luôn bao vây xung quanh anh.

Có lần tôi hỏi: "Vì sao anh yêu em?". Vũ áp khuôn mặt có hàm râu quai nón xanh rì lên má tôi, dịu dàng: "Đơn giản vì bên em, anh có cảm giác thật bình yên. Bình yên như cây cỏ vậy!". Tôi nghĩ ngợi rồi nói: "Em sợ...". Anh quay sang: "Sợ gì?". "Sự bình yên thường đi đôi với sự tẻ nhạt! Em sợ đến một lúc nào đó anh sẽ chán em...". Anh cạ má anh lên má tôi: "Ôi! Ốc sên của anh (anh thích gọi tôi như vậy)! Anh đi nhiều nơi, quen biết nhiều người. Nhưng chỉ bên em anh mới tìm được sự thanh thản!".

Ngược lại với tôi, Vũ là người sôi nổi. Những lần cùng anh và đám bạn đi picnic, tôi nhận ra anh luôn là linh hồn của những cuộc vui. Mỗi khi anh đi đâu đó, mọi người buồn hẳn, cứ nghểnh cổ chờ đợi.

Có lần, nhỏ Vi nửa đùa nửa thật: "Mày và Vũ như hai cực trái dấu. Nếu là điện tích thì sẽ hút nhau mạnh lắm. Nhưng nếu là người yêu thì... hơi bị gay!". Tôi hỏi tại sao. Nó lấp lửng: "Bởi không cùng nhìn về một hướng". Tôi mỉm cười yên lặng. Yên lặng và mơ màng.

Có thể không cùng nhìn về một hướng, nhưng chúng tôi yêu nhau. Thế chưa đủ sao? Nhưng rõ ràng tôi không có được sự tự tin. Trong khi anh cao lớn, sang trọng và lịch thiệp thì tôi lại nhỏ bé và giản dị. Giản dị đến tầm thường. Đi bên anh, tôi nhận ra những ánh mắt so sánh và ái ngại.

Mặc cảm về vẻ ngoài của mình, tôi hỏi anh có muốn tôi đẹp hơn không? Ví dụ, mỗi khi đi chơi với anh, tôi sẽ mặc những bộ quần áo mới, có thể trang điểm đôi chút... Anh cười dí tay vào trán tôi: "Ôi! Ốc sên của anh! Em không cần phải thay đổi gì cả. Hãy cứ là chính mình. Anh yêu em vì em là em. Vì em khác với những người khác! Em là bến đỗ bình yên mà anh muốn con thuyền anh neo đậu!".

Tôi tin anh nói thật lòng. Đến với tôi, anh có thể trút bỏ mọi nỗi lo toan thường nhật. Anh ôm tôi vào lòng, rủ rỉ những câu chuyện không đầu không cuối. Tôi im lặng lắng nghe. Không ngắt lời, không chen ngang, không bình luận. Chỉ thỉnh thoảng gật đầu khích lệ, thỉnh thoảng nhắc nhẹ: "Rồi sao nữa anh?"... Chỉ vậy thôi nhưng tôi nhận ra vẻ tức giận hay những buồn bực trong anh dường như tan biến.

Ai đó đã nói: "Thật hạnh phúc khi có người lắng nghe bạn!". Có lẽ điều đó đúng với anh. Khi những buồn phiền, oan ức, giận dữ... anh đã thổ lộ, gương mặt anh trở nên nhẹ nhõm và ánh mắt lại long lanh. Để rồi sau đó, anh bình thản trở về với công việc của một trưởng phòng Marketing bận rộn.

Tôi đã yên tâm với tình yêu của anh, thờ ơ với các "đối thủ" nặng ký khác. Cho đến khi Ly Ly xuất hiện. Ly Ly mới du học Mỹ về, khá xinh đẹp nên rất kiêu kì (đương nhiên!). Những người theo đuổi cô ta không thể tính bằng đầu ngón tay (không có gì ngạc nhiên!). Cô ta hiện là trợ lý giám đốc công ty X., đối tác của anh (cũng chẳng sao!). Lương cô ta hàng ngàn đô...

Tôi chẳng thèm quan tâm khi những thông tin ấy bay đến tai tôi. Nhưng những lời đồn đại lại dính dáng đến Vũ: "Hôm qua, trong buổi chiêu đãi, thấy Ly Ly và Hạ Vũ thân mật ghê!". "Cặp ấy đúng là trai tài gái sắc!". "Trưởng phòng Hạ Vũ làm sao mà thoát được Ly Ly. Ngay trong lần gặp gỡ đầu tiên, cô ta đã bị anh ta mê hoặc". "Với phong cách rất Mỹ, cô ta không giấu giếm ý định sẽ chinh phục anh ta bằng mọi giá đấy!". "Ừa! Không chỉ trên bàn đàm phán đâu...".

Tôi bắt đầu cảm thấy lo sợ. Nhận ra ánh mắt bồn chồn và những câu hỏi thăm dò quẩn quanh của tôi, Vũ nói: "Em đừng để ý làm gì cho mệt óc, Ốc sên của anh! Chỉ là tin đồn nhảm nhí thôi mà!".

Song, nỗi lo âu, cảm giác bất an cứ như một cái nhọt, sưng tấy lên và đau nhức khiến tôi trở nên khó tính. Mỗi khi gặp nhau, thay vì lắng nghe anh bộc bạch thì tôi lại hành hạ, hoạnh họe anh về một nàng Ly Ly nào đó, mặc kệ những giải thích, an ủi, vỗ về của anh. Cho đến một ngày...

Hôm ấy, anh đưa tôi đến buổi dạ hội của công ty. Ly Ly trong bộ váy bằng voan trắng bó sát người, đẹp lộng lẫy như một nàng công chúa. Cô ta đến trước mặt chúng tôi, mỉm cười cực kỳ duyên dáng: "Em chào Hạ Vũ!".

Mắt cô ta đong đưa một cách cố tình (làm sao mà giấu được?). Giọng nói ngọt ngào và kiểu xưng hô của những người rất thân nhau (chắc vậy!). Cô ta không giấu sự ngưỡng mộ anh (biết ngay mà!).

Nhưng Vũ có vẻ vô tình lắm. Anh nhìn thẳng vào mắt Ly Ly, lịch sự: "Chào Ly Ly!". Quay sang tôi, cô ta hỏi Vũ: "Đây là chị, phải không anh?". Ánh mắt cô ta lướt nhanh trên bộ quần áo giản dị của tôi, làm rơi xuống một cái nhìn khinh miệt (tôi nhận ra ngay). Nhưng giọng cô ta thì vẫn rất dịu dàng: "Chị thật là dễ thương!" (đừng có làm bộ làm tịch!).

Bất giác, tôi nóng bừng mặt: "Thôi! Đủ rồi đấy! Cám ơn cô!". Bên cạnh cô ta, tôi như một con vịt xấu xí. Rõ ràng cô ta muốn hạ gục tôi trước mặt Vũ bằng cách châm chọc và mỉa mai như thế này. Vậy mà sao Vũ không để ý? Hay Vũ giả vờ không nhận ra?
Anh tươi cười đưa tay chỉ vào tôi: "Ừa! Giới thiệu với Ly Ly, đây là Thùy Dung, bạn gái của tôi! Hai người làm quen với nhau đi!". Ly Ly chìa bàn tay búp măng trắng muốt về phía tôi, cười thật tươi: "Chào Thùy Dung! Ly Ly có nghe kể về chị! Lúc nào rảnh rỗi, mời anh chị đến nhà chơi!".

Bên tai tôi chợt văng vẳng những lời đồn đại. Cô ta định cướp Vũ của tôi. Vậy mà còn "Mời anh chị đến chơi?". Máu nóng dồn lên mặt. Tôi hằn học: "Đồ giả dối". Ly Ly sững sờ: "Chị nói gì? Ai giả dối?". Tôi chỉ tay vào mặt cô ta: "Tôi đã biết hết rồi! Cô đừng hòng tìm cách tấn công anh Vũ!".

Tôi hả hê nhận ra khuôn mặt Ly Ly chợt tái nhợt. Song, cô ta chỉ nhún vai, bình thản: "Chị nhầm rồi!". Quay người một cách duyên dáng, cô ta bỏ đi. Vũ lúng túng chạy theo: "Ly Ly! Khoan đã!". Nhưng cô ta vẫn đi thẳng, đầu ngẩng cao. Tấm lưng cong tuyệt mỹ uyển chuyển theo những đường sóng lượn của chiếc váy...

"Em sao kỳ vậy?". Vũ quay lại, cáu gắt với tôi. Mặt anh đỏ gay, mắt trợn trừng. Chưa bao giờ tôi thấy Vũ giận dữ đến vậy. Tôi ngơ ngác nhìn Vũ, chợt cảm thấy một cái gì đó vỡ vụn.

"Thật là xấu hổ! Sao em có thể thô lỗ và bất lịch sự đến thế?". Nước mắt ứa ra, tôi hất tay Vũ, vùng vằng: "Em như vậy đấy!", rồi lao nhanh ra khỏi phòng. Vũ hoảng hốt đuổi theo. Anh năn nỉ nhưng tôi cương quyết bỏ về. Mặc kệ Vũ đứng lại một mình. Trong mắt anh đầy vẻ thất vọng và bóng tối.

Những ngày tiếp theo, tôi sống trong chống chếnh và dằn vặt. Chống chếnh vì không có Vũ. Dằn vặt vì ghen tuông, vì biết mình đã gây nên sự đổ vỡ nặng nề.

Mấy ngày sau, tôi đến Vũ, thành thực nhận lỗi. Vũ lặng lẽ gật đầu. Nhưng giữa hai đứa chỉ còn là một khoảng trống gượng gạo. Tôi đau xót nhận ra bến bờ bình yên mà anh muốn neo đậu đã không còn nữa.

Dần dần, tôi được biết Ly Ly đã có người yêu bên Mỹ. Những lời đồn đại về quan hệ giữa Ly Ly và Vũ là do người ta ganh ghét với Vũ. Và còn vì Vũ đã chọn tôi mà gạt ra nhiều cô gái xinh đẹp, hơn hẳn tôi về mọi mặt...

Nhưng tất cả đã muộn. Mất Vũ, tôi mất luôn sự bình yên mà vì nó, Vũ đã chọn tôi. Bình yên như cây cỏ... 

st

sống phải chiến đấu - chiến đấu để thấy mình còn sống

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội