Lưu ý khi sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ

Started by tinhbanvatoi, 03/09/06, 14:23

Previous topic - Next topic

tinhbanvatoi

Lưu ý khi sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ   


"Nhiều bậc cha mẹ cho rằng chỉ cần giảm liều, trẻ em có thể dùng thuốc của người lớn. Thực tế, có những thuốc trẻ không được dùng. Thêm nữa, việc điều trị và dùng thuốc ở trẻ và người lớn đều có một số khác biệt" - TSDS Nguyễn Hữu Đức cho biết.

Việc chọn thuốc ở trẻ em phải thận trọng hơn so với người lớn vì ở trẻ, nhất là trẻ sơ sinh, các cơ quan như gan, thận, hệ thần kinh trung ương, hệ tim mạch... chưa phát triển hoàn chỉnh. Vì thế, sự hấp thu, phân bố, chuyển hóa và đào thải thuốc không hoàn toàn thuận lợi, rất dễ xảy ra hiện tượng thuốc gây độc tính.

Mỗi loại thuốc đều được tính toán liều lượng và dạng thuốc cho phù hợp với từng đối tượng sử dụng. Trên nguyên tắc, đối với trẻ dưới 2 tuổi phải dùng loại thuốc "dành cho trẻ sơ sinh", trẻ từ 2 đến 15 tuổi dùng thuốc "dành cho trẻ em". Trẻ trên 15 tuổi có thể dùng thuốc dành cho người lớn, nhưng liều phải giảm.

Phân liều thuốc cho trẻ phải tính trên nhiều yếu tố: tuổi, cân nặng, diện tích cơ thể, và tính cả sự kém chức năng gan, thận của chính lứa tuổi này. Người lớn thường được tính liều theo số lượng viên uống mỗi lần và uống trong ngày, còn với trẻ không thể thực hiện theo cách tính này, mà phải tính liều cho trẻ theo số mg thuốc/kg cân nặng.

Nếu thuốc có độc tính cao (như thuốc trị ung thư) nên tính theo số mg thuốc/m2 diện tích da của trẻ. Phải tính theo cân nặng và diện tích da như thế thì liều dùng ở trẻ mới chính xác.

Ở Việt Nam, các bậc phụ huynh hay có thói quen khá phổ biến là dùng dạng thuốc của người lớn, rồi từ liều của người lớn phân nhỏ ra tính liều cho trẻ. Điều này chỉ nên nên áp dụng đối với thuốc thông thường, có rất ít độc tính, gần như vô hại đối với trẻ.

Còn với những loại thuốc đặc trị, tuyệt đối không được dùng theo cách này. Như với thuốc paracetamol, dù được dùng phổ biến để hạ sốt nhưng trẻ rất dễ bị dùng quá liều nếu cha mẹ không tính liều dùng theo mg/kg cân nặng của trẻ.

Đặc biệt cần nhấn mạnh thêm việc dùng thuốc viên nén của người lớn bẻ nhỏ, cà nhuyễn hoặc dùng dụng cụ nghiền thuốc để phân liều, giúp cho trẻ dễ uống là việc không nên làm. Nên lưu ý, thuốc dạng viên nén, viên nang trong nhiều trường hợp phải giữ nguyên vẹn viên khi uống, nếu phân nhỏ, tháo nang có khi là có hại.

Phải dùng thuốc đúng liều, nếu dùng không đủ liều, bệnh sẽ không được chữa khỏi, còn dùng quá liều sẽ bị tai biến nguy hiểm. Như các loại thuốc bổ sung vitamin, nhiều người cứ tưởng đây là thuốc bổ dùng sao cũng được. Thật ra, đây là thuốc (nhiều nước gọi là thực dược phẩm) nên dùng đúng liều, phù hợp với từng nhu cầu khác nhau ở người lớn và trẻ em.

Ví dụ, nếu dùng vitamin D quá liều sẽ gây vôi hóa nhau thai ở phụ nữ có thai, còn trẻ thì bị chán ăn, mệt mỏi, nôn ói, xương hóa sụn sớm.

Thuốc bổ sung dược chất gọi là "bổ mắt", đối với trẻ cần được bổ sung vitamin tốt cho thị giác như A, E, C, đặc biệt là chondroitin chiết xuất từ sụn vi cá mập thiên nhiên có tác dụng tốt cho mắt. Trong khi đối với người lớn tuổi, thuốc bổ mắt không chỉ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho hoạt động thị giác mà còn cần bổ sung các chất chống oxy hóa, ngăn ngừa quá trình lão hóa như khoáng chất selen, kẽm, đồng...

(Theo Dân Trí)

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội