Bệnh rụng tóc và cách điều trị

Started by tinhbanvatoi, 03/09/06, 14:42

Previous topic - Next topic

tinhbanvatoi

Bệnh rụng tóc và cách điều trị   

Rụng tóc có nhiều nguyên nhân, có thể do bản thân tóc hoặc do bệnh của cơ quan khác. Đây là hậu quả của sự tăng hoạt tính hoóc môn nam ở những người mẫn cảm về phương diện di truyền, có thể liên quan tới tiền sử rụng tóc của gia đình.

Chu kỳ phát triển tóc trải qua hai giai đoạn: mọc và nghỉ. Giai đoạn tóc mọc thường kéo dài 3-5 năm, sẽ cho biết chiều dài của sợi tóc. Tóc mọc trung bình 0,35 mm mỗi ngày. Có một giai đoạn kéo dài độ vài tuần giữa 2 kỳ mọc và nghỉ. Giai đoạn ngưng phát triển kéo dài độ 3 tháng, đưa tới sự rụng tóc. Sau đó, nang tóc chuyển qua một chu kỳ mới, một lớp tóc mới thay cho lớp tóc đã rụng. Chu kỳ đó giúp cho sự thay thế tóc trên da đầu. Ở bất cứ lúc nào cũng đều có 90% tóc ở trong giai đoạn đang mọc và 10% tóc ở trong giai đoạn nghỉ. Bình thường da đầu mất 100-150 sợi tóc mỗi ngày và tóc thưa dần khi có tuổi.

Bệnh rụng tóc tùy thuộc vào sự biến đổi testosterone thành dihydrotestosterone (DHT) bởi yếu tố men 5-alpha reductase. DHT sẽ gắn vào một thụ thể kích thích tố nam, gây nên những tác dụng phức tạp và khác biệt. Ở nang tóc của những người bị hói thiên về di truyền hay mẫn cảm với nồng độ kích thích tố nam bình thường có hiện tượng thừa DHT, ngăn cản sự mọc tóc.

Nam giới thường rụng tóc ở vùng trán và thưa tóc trên đỉnh đầu. Tùy theo mức độ, họ có thể bị rụng gần hết hay chỉ còn lại tóc hình móng ngựa ở vùng thái dương và sau gáy (hói đầu). Trái lại, phụ nữ thường còn tóc ở vùng trán và thưa tóc ở trên chẩm. Nếu xem kỹ da đầu người bị rụng tóc sẽ thấy một số lớn tóc nhỏ, ngắn và thưa hơn bình thường, không thấy dấu hiệu viêm hay có sẹo như những bệnh nhân bị rụng tóc do nguyên nhân khác (như bệnh lupus ban đỏ). Vì bệnh này tiến triển chậm nên tóc thường không rụng khi chải hoặc gội đầu.

Trường hợp rụng tóc thái quá thường là do kết quả của bệnh nặng hoặc do ngưng phát triển tóc hay rụng tóc từng vùng. Bệnh thứ nhất thường xảy ra sau khi đau ốm, có thai hay dùng một số thuốc, trong khi bệnh thứ hai là do một sự tự miễn làm cho tóc rụng từng vùng.

Dù rằng bệnh là kết quả của một sự gia tăng biến đổi testosterone thành DHT, nhưng bác sĩ cũng cần loại bỏ nguyên nhân dư thừa kích thích tố nam từ trung ương. Những triệu chứng khác của bệnh dư thừa testosterone gồm: có nhiều trứng cá, mọc nhiều lông, kinh nguyệt không đều và hiếm muộn. Đo lượng testosterone và DHT sẽ giúp cho việc định bệnh.

Một số biện pháp điều trị:
Dùng minoxidil

Thuốc này dùng để chữa trị bệnh cao áp huyết, dạng thuốc bôi ngoài. Nó đã được Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) chấp thuận để chữa bệnh rụng tóc vì kích thích tố nam tăng hoạt tính, bán tự do không cần đơn. Dường như minoxidil làm gia tăng sự tăng trưởng tế bào gốc chân tóc và kéo dài giai đoạn mọc tóc. Khi điều trị minoxidil, khoảng một nửa số nữ bệnh nhân thấy có kết quả khả quan. Thuốc thường được thoa trên da đầu hai lần/ngày trong một thời gian dài. Biến chứng thường gặp là tóc mọc rậm, đặc biệt là trên trán và gò má.

Dùng spironolactone

Đây là thuốc lợi tiểu, thường được dùng để chữa bệnh cao áp huyết vì kháng aldosterone. Nó có tác dụng kháng testosterone do cạnh tranh thụ thể với DHT và ngăn chặn sản xuất testosterone. Nam giới dùng thuốc này có thể bị phì đại tuyến vú và giảm khả năng tình dục.

Việc uống spironolactone chữa rụng tóc thường bắt đầu ở hàm lượng 25-50 mg mỗi buổi sáng và tăng dần cho tới 100 mg, mỗi ngày uống 2 lần. Những phản ứng phụ thường thấy là kinh nguyệt bất thường và đau nhức vú, chúng có thể giảm nếu bệnh nhân dùng thuốc ngừa thai loại progestin thuộc thế hệ thứ ba. Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi và chóng mặt do hạ áp huyết, có thể ngừa được nếu uống nhiều nước mỗi ngày.

Dùng Finasteride

Thuốc này ngăn ngừa sự sản xuất DHT mà không ảnh hưởng tới các hoóc môn khác. Finasteride đặc biệt ngăn chặn sự biến đổi testosterone ra DHT và không có ảnh hưởng đáng kể trên lượng testosterone trong huyết thanh. Phản ứng không mong muốn gồm: mất khả năng tình dục, làm giảm ham muốn tình dục, giảm khối lượng tinh dịch ở khoảng 5% bệnh nhân. Finasteride không dùng cho phụ nữ có thai vì có thể gây quái thai.

Ngoài ra, còn nhiều cách khác cho ta cảm tưởng tóc dày như dùng thuốc nhuộm, keo xịt tóc, gel... Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ nên dùng một cách chừng mực để không làm bệnh rụng tóc nặng thêm.

(Theo Vnexpress)

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội