300 CÂU HỎI CỦA BỐ MẸ TRẺ

Started by saos@ngmo, 11/01/08, 13:36

Previous topic - Next topic

saos@ngmo

V. Nuôi bộ

1. Tôi không cho con bú. Khi cho cháu ăn sữa bột có cần phải thêm các chất sắt vào không?

Thường các loại sữa bột có bán trên thị trường đều có đủ lượng sắt cần thiết. Nếu bạn muốn cho thêm chất sắt, nên hỏi ý kiến của bác sĩ nhi khoa.

2. Có nên cho trẻ ăn sữa bột trước khi đi ngủ không?

Việc cho trẻ ăn thêm sữa bột nên phụ thuộc vào chế độ, giờ giấc ăn và tuổi của trẻ. Nếu như sữa bột mà bạn định cho trẻ ăn trước lúc đi ngủ là một bộ phận trong khẩu phần của cả ngày thì việc đó hoàn toàn cần thiết. Nếu chỉ cho trẻ ăn thêm thì không nên cho ăn trước khi ngủ.

3. Từ khi tôi bắt đầu cho con ăn sữa bột, tôi nhận thấy màu sắc và thành phần phân của cháu có thay đổi. Liệu điều đó có bình thường không?

Những đứa trẻ đang bú mẹ thường có phân màu vàng và hơi lỏng. Khi cho trẻ ăn sữa bột, màu và thành phần của phân có thể thay đổi, phân thường có màu sẫm hơn và đặc hơn. Trẻ ăn sữa bột trong vòng 4-5 tháng tuổi có thể đại tiện 1-2 lần/ngày, trong khi trẻ bú mẹ đi tới 2-4 lần/ngày.

4. Khi nào có thể dạy trẻ uống bằng cốc?

Khi trẻ được 7-8 tháng, nên bắt đầu dạy trẻ uống bằng cốc có miệng rộng. Lúc đầu, người lớn nên giữ cốc giúp trẻ. Đến 12 tháng tuổi, đứa trẻ phải tự uống lấy bằng cốc một mình.

5. Con tôi đã biết uống bằng cốc, nhưng nó không chịu ngủ nếu không có chai ngậm kèm theo. Tôi phải làm thế nào?

Không nên cho trẻ ngậm chai đi ngủ vì điều đó có thể làm cho răng trẻ bị sâu. Chỉ cho trẻ mút chai trước khi ngủ, sau đó đặt trẻ ngủ không có chai. Thường trong một vài tối đầu trẻ sẽ quấy khóc, sau đó sẽ ngủ bình thường.

6. Tôi hết sữa bột dự trữ. Trong lúc tôi chưa kịp mua sữa mới, liệu có thể dùng tạm sữa bột của người lớn hoặc sữa đặc có đường không?

Trong trường hợp đó, có thể tạm dùng sữa của người lớn nhưng phải pha chế.

7. Cho trẻ ăn bao nhiêu sữa là đủ?

Lượng sữa cho trẻ ăn phải phù hợp với trọng lượng cơ thể:

- Khi trẻ được 6-8 tuần, lượng sữa bột phải đạt mức 1/5 trọng lượng cơ thể trẻ.

- Từ 8 tuần đến 4 tháng: 1/6 trọng lượng cơ thể.

- Từ 4 đến 6 tháng: 1/7, sau đó bằng 1/8, rồi 1/9 trọng lượng cơ thể.

Cụ thể, trẻ được một tháng tuổi trong một ngày đêm cần khoảng 700 ml sữa, 2 tháng: 800 ml, các tháng sau tăng thêm 50 ml mỗi tháng.   300 CÂU HỎI CỦA BỐ MẸ TRẺ                                                   40

8. Con tôi chỉ uống một nửa lượng sữa theo quy định. Tôi phải làm gì?

Trong trường hợp đó, không nên ép trẻ ăn thêm. Cần phải xác định xem trẻ uống được bao nhiêu sữa trong các lần ăn khác, trẻ có quấy khóc không? Trẻ có tăng trọng đều không? Nếu trẻ bình thường, tăng cân đều thì không cần phải lo lắng gì cả, dần dần trẻ sẽ ăn hết khẩu phần sữa.

9. Con tôi cứ bú chai xong lại bị trớ. Tại sao? Cách phòng cho trẻ khỏi bị trớ là gì?

Cũng có thể con của bạn ăn quá no, hoặc nuốt phải không khí trong khi bú chai. Bạn hãy thử giảm bớt lượng bột cho trẻ ăn. Nếu trẻ vẫn bị trớ, mỗi lần ăn xong nên bế trẻ theo chiều thẳng để không khí do trẻ nuốt vào khi bú chai thoát ra ngoài.

saos@ngmo

VI. Các vấn đề khi cho trẻ ăn

1. Cho trẻ ăn sữa tươi hay sữa đã loại bỏ chất béo?

Cả sữa tươi lẫn sữa bò không có chất béo đều khó tiêu hóa hơn sữa mẹ hoặc sữa bột trẻ con. Vì vậy, không nên cho trẻ dưới một năm tuổi ăn sữa bò, mặc dù có thể sử dụng sữa này để nấu cháo cho trẻ ở độ tuổi 4-5 tháng. Việc cho trẻ ăn sữa bò hoặc bất kỳ thức ăn mới nào cần phải tiến hành từ từ.

2. Đứa con 2 tuổi của tôi hình như ăn không biết no. Liệu có phải cháu bị giun không?

Trẻ 2 năm tuổi ăn khoảng 4 lần/ngày, lượng thức ăn mỗi lần khoảng 300-350 ml. Nếu con bạn ăn quá mức đó và tăng cân quá nhiều thì nên hạn chế cho trẻ ăn hoặc thay đổi khẩu vị, liều lượng của bữa ăn cho phù hợp. Nếu trẻ ăn quá nhiều mà không tăng cân thì phải cho trẻ tới bác sĩ nhi khoa để khám. Ở lứa tuổi này rất ít khả năng có giun.

3. Đứa con 2 tuổi của tôi tăng cân rất nhanh. Tôi có cần cho cháu ăn sữa không có chất béo không?

Có lẽ không cần thiết vì lượng sữa cho trẻ ăn trong một ngày không nên vượt quá 0,5 lít. Việc trẻ tăng cân nhanh có lẽ là do thừa đường, chất bột hoặc khoai tây gây ra.

4. Thỉnh thoảng chồng tôi cho đứa con trai 2 tuổi của tôi uống bia. Có nên không?

Nói chung không nên cho trẻ uống bia vì nồng độ cồn có trong bia có thể làm cho trẻ bị nhiễm độc, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, gây ra bệnh nghiện rượu.

5. Nước uống cho trẻ có cần phải đun sôi không? Thời gian sôi bao nhiêu lâu là đủ?

Nhất thiết phải cho trẻ uống nước đã đun sôi (sôi trong 3-5 phút). Nước phải để ấm, cho trẻ uống giữa các bữa ăn. Nước đun sôi chỉ nên để uống trong vòng 1 ngày.

6. Khi nào có thể cho trẻ ăn cùng thức ăn của người lớn?

Thường sau 3 tuổi, trẻ có thể ăn cùng với người lớn, nhưng tránh không cho trẻ ăn các món cay, mặn, khó nhai.

7. Sau khi ăn, nên cho trẻ ngủ ở tư thế nào, nằm ngửa, nằm sấp hay nằm nghiêng?

Sau khi ăn, nên cho trẻ ngủ nằm nghiêng về phía bên phải.

8. Con tôi rất hay bị trớ sau khi ăn, liệu cháu có bị làm sao không?

Trẻ nhỏ bị trớ thường do ăn quá nhiều (trẻ tự trớ số sữa thừa ra). Cần theo dõi cân nặng của trẻ, nếu trẻ tăng cân bình thường thì không phải lo lắng. Nhưng nếu trẻ tăng cân kém (mặc dù vẫn ăn sữa đủ lượng cần thiết), cần cho trẻ tới bác sĩ nhi khoa để khám.

9. Trong lúc ăn, con tôi hay bị ợ hơi. Tại sao vậy? Có thể do cháu bú nhiều sữa quá chăng?

Trẻ bị ợ hơi trong lúc ăn là do nó nuốt quá nhiều không khí. Không khí đó tập trung ở dạ dày và làm cho trẻ khó chịu. Do ợ hơi, nhiều trẻ bị nấc và không thể tiếp tục ăn được nữa. Có hai cách giúp trẻ đẩy không khí ở trong dạ dày ra ngoài. Một là cho trẻ ngồi lên đùi, giữ lưng trẻ, xoa nhẹ bụng trẻ. Hai là bế trẻ đứng lên, đầu dựa vào vai bạn, dùng tay vuốt nhẹ lưng trẻ. Nếu không đỡ, nên đặt trẻ nằm xuống vài phút, sau đó lại làm 1 trong hai động tác trên.

10. Khi bắt đầu cho trẻ ăn thịt, rau, hoa quả nghiền, nên cho trẻ ăn cái gì trước?

Nếu trẻ được bú mẹ đủ, tăng trọng bình thường thì sau 4 tháng tuổi hãy nên cho trẻ ăn thêm. Trước tiên, nên cho trẻ ăn hoa quả nghiền. Đầu tiên cho trẻ ăn 1/3, 1/4 thìa cà phê/ngày, rồi tăng dần lên 30-50 g/ngày vào tháng thứ 5. Từ tháng thứ 5 trở đi, có thể cho trẻ ăn thêm cháo.

Trẻ bị còi xương có thể cho ăn thêm rau nghiền từ tháng thứ 5, sau đó khoảng 2-3 tuần có thể bắt đầu cho trẻ ăn thêm cháo. Đến tháng thứ 6, bắt đầu nghiền rau cho trẻ ăn. Các loại thịt nghiền, cá nghiền chỉ nên cho trẻ ăn từ tháng thứ 8-9 trở đi.

saos@ngmo

11. Các loại thức ăn mới có ảnh hưởng tới màu phân của trẻ không?

Có, một số loại thức ăn có thể làm cho màu sắc phân của trẻ thay đổi. Chẳng hạn như rau, cháo làm cho phân có màu sáng hơn, các món thịt làm phân có màu sẫm hơn. Củ cải đỏ có thể làm phân trẻ có màu hồng sẫm...

12. Có nên cho trẻ 2 năm tuổi nhai kẹo cao su không?

Không nên cho trẻ nhỏ nhai kẹo cao su vì chúng có thể nuốt kẹo vào bụng. Ngoài ra, kẹo cao su được làm từ hóa chất, có thể không tốt đối với trẻ. Với trẻ 2 năm tuổi, nên cho ăn các loại hoa quả tươi, dạy trẻ nhai kỹ. Như vậy, răng trẻ sẽ chắc hơn và cơ thể cũng phát triển tốt hơn.

13. Tôi hết mất bột nấu cháo. Liệu có thể cho trẻ ăn bằng cháo nấu như bình thường không?

Trẻ bắt đầu có thể ăn cháo vào lúc 4-5 tháng tuổi. Lúc đầu, tốt nhất nên cho trẻ ăn cháo nấu bằng bột gạo, bột đậu xanh. Nếu nấu cháo như bình thường, sau đó phải nghiền qua rây bột hoặc khăn xô gấp lại. Trẻ được 7-8 tháng tuổi có thể cho ăn cháo đặc được.

14. Khi nào thì nên thôi không cho trẻ bú chai nữa và dạy trẻ tự dùng thìa?

Lúc bắt đầu cho trẻ ăn thêm (rau, cháo) chính là thời điểm thích hợp để ngừng cho trẻ bú bằng chai sữa. Khi trẻ được 7 tháng tuổi, nên huấn luyện cho trẻ uống bằng cốc, khuyến khích trẻ tự cầm lấy cốc. Nếu được dạy thường xuyên, đến 1 năm tuổi, trẻ có thể tự uống bằng cốc được. Điều quan trọng cần nhớ là không bao giờ được quát mắng trẻ nếu trẻ chưa làm được cái gì đó.

15. Khi nào trẻ có thể uống nước không cần đun sôi?

Thường trẻ lớn hơn 6-7 tuổi có thể uống được nước không cần đun sôi nhưng với điều kiện bạn phải bảo đảm được chất lượng vệ sinh của nước đó. Với trẻ dưới 6-7 tuổi, không nên cho uống nước chưa đun sôi.

16. Con tôi rất hay trung tiện. Có cách gì giúp được không?

Nếu trẻ hay bị trung tiện, mỗi lần trước khi cho trẻ ăn nên đặt trẻ nằm sấp, sau đó xoa nhẹ quanh bụng trẻ 7-10 lần theo chiều kim đồng hồ. Cũng có thể cho trẻ nằm sấp lên túi chườm ấm làm bằng các tã gấp lại sau khi được là nóng.

Nếu các biện pháp trên không có tác dụng, nên làm chè thìa là theo cách sau: Lấy 1 thìa cà phê hạt thìa là khô cho vào phích, đổ 200 ml nước đun sôi vào, để khoảng 2 tiếng, sau đó lọc qua vải màn. Cho trẻ uống 1 thìa cà phê nước lọc ấm 10-15 phút trước bữa ăn. Số chè còn lại để trong tủ lạnh, có thể dùng tiếp trong vòng 2 ngày. Cần lưu ý, nếu trẻ khỏe mạnh, việc trung tiện không làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe thì cũng không nên quá lo lắng. Nếu trung tiện nhiều kèm theo đau bụng và đi ngoài thì trước hết phải xác định rõ nguyên nhân gây ra đau bụng và đi ngoài.

17. Đứa con 2 tuổi của tôi bề ngoài không có vẻ ốm đau nhưng rất lười ăn, ăn ít hơn trước. Liệu điều đó có bình thường không?

Việc trẻ biếng ăn không phải bao giờ cũng là biểu hiện của bệnh tật. Sự ngon miệng của trẻ 2 năm tuổi thường không đều, có lúc trẻ ăn rất tốt, sau đó lại không muốn ăn nữa, vì vậy không nên quá lo lắng. Nhưng bạn cũng phải biết các đặc điểm tâm lý của trẻ ở lứa tuổi này. Đối với trẻ đang bú mẹ, cảm giác có một vai trò quyết định. Đến giờ ăn mà không được ăn, trẻ sẽ khóc và lúc đó không có trò chơi hay bài hát nào có thể làm trẻ nín được. Trong khi đó, trẻ 2 tuổi có thể mải chơi không nghĩ tới việc ăn. Vì vậy, không nên rứt trẻ ra khỏi trò chơi và bắt trẻ phải ngồi vào bàn ăn. Cần có một khoảng thời gian nhất định để trẻ bình tĩnh lại, tự rời bỏ trò chơi. Việc trẻ ăn không đều là bình thường. Khi trẻ ăn nhiều, thích ăn, nên cho trẻ ăn các món ăn mà nó ưa thích, giảm bớt số lượng món ăn, cố gắng bảo đảm cho trẻ được ăn đa dạng, đủ chất. Nếu bạn quá lo lắng, có thể tự lập một cuốn sổ theo dõi hằng ngày xem trẻ ăn uống thế nào để có cách cho trẻ ăn phù hợp.

18. Đứa con mới đẻ của tôi rất quấy, không chịu ăn. Liệu cháu có bị làm sao không?

Có thể con bạn bị ốm, cần cho cháu tới bác sĩ nhi khoa khám. Thường những đứa trẻ khỏe mạnh ăn hết khẩu phần và giữa các lần ăn thường ngủ ngon giấc.

19. Đứa con 2 tuổi của tôi thời gian gần đây rất khảnh ăn. Liệu có nên bắt cháu phải ăn không?

Không nên bắp ép trẻ ăn vì điều đó sẽ tạo cho trẻ thái độ tiêu cực đối với việc ăn uống, nhiều khi dẫn đến việc trẻ bị nôn, trớ thức ăn. Thường sau 1 tuổi, trẻ lười ăn hơn. Đến 2 tuổi, trẻ thích lựa chọn thức ăn. Có trẻ ăn 2 bữa một ngày, có trẻ ăn tới 3-4 bữa một ngày. Một số trẻ kiên quyết không ăn những thức ăn mà bố mẹ chúng cho là bổ và cần thiết. Nếu trẻ được ăn uống đầy đủ, đa dạng thì bố mẹ sẽ không gặp khó khăn gì.

Cũng không nên quá lo lắng nếu có lúc trẻ không thích ăn một món gì đó. Quan trọng nhất là người mẹ cần biết con mình đã được ăn đầy đủ các chất cần thiết chưa, ngay cả khi nó không thích một món ăn nào đó.

20. Đứa con 2 tháng của tôi cứ 4 tiếng ăn một chai sữa 240 ml, nhưng sau đó nó vẫn khóc đòi ăn thêm. Tại sao vậy?

Trẻ khóc khi đói, nhưng nó cũng khóc khi quá no. Rõ ràng mức ăn 240 ml sữa sau 4 tiếng là quá nhiều đối với một đứa trẻ 2 tháng tuổi. Như vậy, trẻ đã phải ăn tới 1,5 lít sữa trong một ngày đêm! Trong khi đó, mức ăn ở độ tuổi này chỉ là 800 ml. Vì vậy, bạn hãy cố gắng giảm mức ăn một lần của trẻ xuống còn khoảng 130-140 ml. Sau một lần ăn, nên bế đứng trẻ lên để không khí do trẻ nuốt khi mút sữa bị đẩy ra ngoài. Nếu trẻ tăng cân chậm, cần kiểm tra lại thành phần trong sữa mẹ hoặc thay loại sữa bột khác nếu trẻ không bú mẹ.

saos@ngmo

21. Tôi bị bệnh thừa mỡ, có nên tránh các chất mỡ khi cho con bú không?

Việc bạn lo lắng cũng rất dễ hiểu vì giữa bệnh thừa mỡ với bệnh xơ vữa động mạch có sự liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhiều nghiên cứu cho thấy, lượng mỡ trong máu càng nhiều bao nhiêu thì khả năng mắc các bệnh tim mạch càng lớn bấy nhiêu. Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác gây ra xơ vữa động mạch như hút thuốc lá...

Quá trình xơ vữa có thể được hình thành ngay từ khi còn bé. Chế độ ăn uống phù hợp, tập thể thao, uống thuốc có thể làm giảm lượng mỡ trong máu.

Vì vậy, trẻ lớn hơn 12 tháng có thể giảm bớt các thức ăn có nhiều mỡ, thay thế các mỡ động vật bằng mỡ thực vật. Nếu bạn đang cho con bú thì nên có chế độ ăn uống hợp lý, ngay cả khi các chất béo có trong thức ăn không ảnh hưởng gì tới trẻ. Nếu muốn thay đổi thành phần hoặc số lượng của thức ăn, nên gặp bác sĩ để được tư vấn thêm.

22. Gần đây, con tôi không chịu bú sữa. Để cháu không bị còi xương, tôi phải làm gì?

Khi trẻ không chịu bú mẹ, để đề phòng bệnh còi xương, nên cho trẻ ăn sữa bột có chứa vitamin D. Ngoài ra, cần cho trẻ ăn thêm rau, hoa quả nghiền, đồng thời có chế độ massage, tập thể dục cho trẻ hoặc đi dạo.

23. Con tôi sau khi ăn bị nôn ra hết. Tôi phải làm gì?

Bạn cần cho cháu đi khám. Đó có thể là biểu hiện của bệnh lý, cũng có thể do cháu ăn phải thức ăn ôi thiu, có khi do trẻ bị phản ứng hoặc không thích loại thức ăn đó. Việc ép buộc trẻ ăn cũng có thể làm trẻ bị nôn ra.

25. Khi nào có thể cho trẻ ăn một ngày 3 bữa?

Thường trẻ 5 tuổi có thể ăn theo chế độ ngày 3 bữa, nhưng nếu trẻ thích ăn ở độ tuổi bé hơn cũng không sao cả.

26. Có thể cho trẻ 2 tháng tuổi nằm mút chai trong giường không?

Không nên cho trẻ ăn như vậy vì trẻ dễ bị sặc sữa hoặc sữa bị chảy vào đường hô hấp, gây ra viêm nhiễm.

27. Khi nào cần cho trẻ sơ sinh uống nước (mà không làm ảnh hưởng đến chế độ ăn uống của trẻ)?

Tốt nhất là cho trẻ uống nước vào giữa các lần cho ăn, khi trẻ còn thức. Không nên cho trẻ uống nước ngay trước khi cho ăn.

28. Liệu có thể cho trẻ ăn các thức ăn như của người lớn không?

Trẻ bé hơn 3 tuổi cần phải có chế độ ăn riêng. Trẻ lớn hơn 3 tuổi có thể cho ăn một số món của người lớn (xúp, canh, cháo, rau...). Cần tránh cho trẻ ăn các món cay, quá mặn, quá cứng.

29. Khi nào thì trẻ có thể tự ăn được?

Khoảng 1,5 tuổi, trẻ có thể tự ăn được. Điều này còn tùy thuộc vào việc người lớn có cho trẻ thử sức mình hay không. Khi trẻ được 1 tuổi, hầu hết trẻ đều muốn ăn bằng thìa.

30. Đứa con 3 tháng tuổi của tôi bị dị ứng nước cam, nổi mần đỏ ở mặt. Vậy những loại nước quả nào và khi nào thì nên cho cháu uống?

Con bạn bị một dạng dị ứng, để lâu có thể biến chứng thành các dạng chàm trẻ em, viêm phế quản... Do đó, bạn cần hết sức thận trọng khi cho trẻ ăn uống. Nếu con bạn còn bú sữa mẹ thì trước 6 tháng, không nên cho cháu uống các loại nước quả. Sau đó, có thể dùng các loại nước táo ép, anh đào, dâu tây. Các loại nước cam, bưởi, lựu, nho chỉ nên cho uống khi trẻ được 1 năm hoặc lớn hơn.

31. Khi nào có thể cho trẻ ăn thêm thịt nghiền và cách làm như thế nào?

Khi trẻ được 7 tháng tuổi, có thể cho trẻ ăn thêm thịt nghiền. Thịt nghiền thường là thịt bò, bê, thăn lợn. Luộc thịt trên lửa nhỏ, băm hoặc cho qua cối xay thịt 2-3 lần để thịt mềm hơn, sau đó đổ nước vào đun. Để trẻ đỡ ngán, có thể cho thêm rau nghiền. Lúc đầu, cho trẻ ăn nửa thìa cà phê, sau đó tăng dần lên 4-5 thìa cà phê.

saos@ngmo

VI. Thiếu máu

1. Nguyên nhân gì gây ra việc thiếu máu ở trẻ sơ sinh?

Đa số trẻ sơ sinh đều có hiện tượng hồng cầu và huyết cầu bị giảm. Người ta gọi đó là hiện tượng thiếu máu sinh lý ở trẻ sơ sinh. Lượng hồng cầu giảm mạnh vào khoảng tuần thứ 10-12 sau khi sinh. Trong trường hợp này, việc giảm số lượng hồng cầu không bao giờ gây ra việc thiếu máu nhiều. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác làm xuất hiện thiếu máu ở trẻ sơ sinh đó là:   7

- Sự không phù hợp giữa mẹ và con về nhóm máu, thành phần máu và các tiêu chí khác. Trong trường hợp này, "mâu thuẫn" bắt đầu ngay từ trong thời kỳ mang thai và biểu hiện rõ nét sau khi đứa trẻ ra đời với sự phá hủy hồng cầu, gây thiếu máu.

- Có các khuyết tật trong cấu tạo của huyết cầu hoặc sự rối loạn ở vỏ ngoài của hồng cầu. Thường các khuyết tật này mang tính di truyền. Đứa trẻ có bố mẹ hoặc họ hàng gần bị bệnh thiếu máu do tan huyết cầu sẽ có mức độ nguy hiểm cao hơn.

Những đứa trẻ bị thiếu máu thường là trẻ đẻ thiếu nhiều tháng hoặc mắc các bệnh khác nhau, như nhiễm trùng máu chẳng hạn.

2. Bệnh thiếu máu có nguy hiểm đối với trẻ không? Làm thế nào để tránh được bệnh thiếu máu?

Bệnh thiếu máu làm cho trẻ chậm lớn. Dạng thiếu máu hay gặp ở trẻ sơ sinh là thiếu sắt trong máu. Những trẻ bị bệnh này thường xanh xao, yếu ớt, hay mệt mỏi, biếng ăn, hay bị táo bón. Trọng lượng cơ thể có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức quy định. Các biểu hiện nói trên là do không đủ ôxy cho các tế bào trong cơ thể. Các tế bào cần ôxy để bảo đảm hoạt động bình thường, chất sắt đóng vai trò chính trong việc vận chuyển ôxy qua máu tới các tế bào.

Bệnh thiếu máu có thể xuất hiện ở những trẻ đẻ thiếu tháng, trẻ sinh đôi, trẻ không được ăn uống đầy đủ. Lượng sắt dự trữ trong cơ thể của những đứa trẻ này không lớn và bị tiêu hao rất nhanh. Sự thiếu sắt sẽ phá vỡ quá trình hình thành huyết cầu và gây thiếu máu. Những đứa trẻ trên cần được khám nghiệm lượng huyết cầu 3 tháng 1 lần để ngăn ngừa bệnh thiếu máu.

Ăn uống đầy đủ là điều kiện quan trọng để ngăn ngừa bệnh thiếu máu ở trẻ sơ sinh. Đối với trẻ ở nhóm có nguy cơ cao, cần cho ăn thêm các loại thực phẩm giàu chất sắt. Theo chỉ dẫn của bác sĩ, có thể cho trẻ uống thêm các viên chứa chất sắt nhằm đề phòng bệnh thiếu máu.

3. Đứa con sơ sinh của tôi rất xanh xao. Đó là hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh hay cháu bị bệnh thiếu máu?

Bệnh thiếu máu ở trẻ sơ sinh thường rất ít gặp; nếu có, các bác sĩ đã phát hiện ra bằng cách cho trẻ thử máu. Muốn xác định trẻ có bị thiếu máu hay không, cần xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân. Ở những trẻ phát triển bình thường ở độ tuổi 6-12 tháng cũng có thể có hiện tượng thiếu máu. Nếu trẻ đẻ thiếu tháng, có thể bị bệnh thiếu máu sớm hơn và ở dạng nặng hơn. Đối với những trẻ này, cần cho ăn các chất chứa sắt sớm hơn.

4. Làm thế nào để biết được con tôi có bị bệnh thiếu máu hay không?

Các triệu chứng của bệnh thiếu máu là xanh xao, chóng mệt mỏi, hay quấy, táo bón, biếng ăn. Trẻ có biểu hiện bị thiếu máu cần phải được đi khám và thử máu để xác định chính xác.

5. Thời gian gần đây con tôi rất xanh xao và chóng mệt mỏi. Nguyên nhân là gì?

Xanh xao và mệt mỏi có thể là những biểu hiện đầu tiên của bệnh thiếu máu do giảm hồng cầu. Hồng cầu vận chuyển ôxy cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Máu đủ ôxy có màu đỏ tươi và làm cho da của trẻ hồng hào. Khi lượng ôxy trong máu thấp, trẻ chóng mệt mỏi, xanh xao. Việc thiếu vitamin, sắt và các sắc tố cần thiết khác làm cho quá trình hình thành hồng cầu bị phá vỡ. Hồng cầu cũng có thể bị hủy diệt do các bệnh viêm nhiễm. Trẻ cần được đi khám và có phương pháp điều trị kịp thời.

6. Đứa con 2 tuổi của tôi uống viên sắt phòng bệnh thiếu máu. Liệu sức đề kháng cơ thể của cháu đối với viêm nhiễm có bị yếu đi không?

Con bạn uống viên sắt để chữa bệnh thiếu máu và các chỉ số trong máu sẽ được bình thường hóa, điều đó sẽ nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Chỉ không nên cho trẻ uống viên sắt trong trường hợp có bệnh viêm nhiễm nặng.

7. Trẻ có cần uống thuốc gì để bệnh thiếu máu không tái phát không?

Sau khi điều trị xong bệnh thiếu máu, nếu các chỉ số trong máu đã trở lại bình thường và bác sĩ điều trị không đề nghị cho uống thêm thuốc khác thì cũng không nên uống nữa. Chỉ cần lưu ý tới chế độ ăn uống của trẻ cho có đủ sắt và vitamin.

saos@ngmo

VII. Dị ứng

1. Dị ứng là gì, nó xuất hiện ở trẻ như thế nào?

Sự nhạy cảm cao của cơ thể đối với tác động của chất nào đó, gây ra phản ứng thì gọi là dị ứng. Chất gây ra dị ứng có thể là bụi, lông các con vật nuôi, lá các cây cảnh, thuốc, thịt, cá, rau, quả, sữa...

Nếu bố mẹ trẻ bị dị ứng thì sự nhạy cảm của cơ thể có thể sẽ di truyền cho đứa trẻ. Sự xuất hiện dị ứng ở trẻ phụ thuộc vào lứa tuổi.

Trong những tháng đầu tiên, dị ứng chủ yếu xuất hiện ở bề mặt da (viêm loét ở quanh miệng, hậu môn) và đường tiêu hóa (nôn mửa, đau bụng, tức bụng...).

Từ tháng thứ 6 trở lên, dị ứng có thể xuất hiện ở đường hô hấp (ho, sổ mũi, chảy nước mũi...). Khi trẻ lớn hơn, dị ứng thường là các dạng viêm da, viêm phế quản, hen phế quản hoặc đau mắt, viêm tai, mẩn đỏ, sưng răng, sưng mặt.

Bố mẹ có thể giúp cho bác sĩ rất nhiều bằng việc quan sát, theo dõi trẻ. Việc loại bỏ chất gây dị ứng sẽ có thể làm cơ thể trẻ trở lại bình thường.

2. Con tôi bị nôn ngay sau khi uống Aspirin. Có thể cháu bị dự ứng với thuốc này chăng?

Không hẳn thế. Aspirin tác động tới thành dạ dày và gây ra nôn. Hiện tượng trẻ bị dị ứng với Aspirin rất ít khi gặp. Nếu có, nó sẽ biểu hiện bằng các vết mẩn dưới da vài giờ hoặc vài phút sau khi uống Aspirin.

3. Tôi nghe nói có nhiều người bị dị ứng với trứng gà. Tôi cũng cho con nhỏ ăn trứng gà. Làm thế nào để biết cháu có dị ứng với thực phẩm này hay không?

Có khá nhiều người bị dị ứng với trứng gà; có khi bị dị ứng với lòng trắng, có khi với lòng đỏ. Lòng đỏ trứng gà có hàm lượng đạm và chất khoáng khá cao. Trẻ em từ 2 tháng tuổi có thể ăn thêm trứng gà.

Lòng trắng trứng rất hay gây dị ứng. Vì vậy, nên tránh cho trẻ ăn lòng trắng trước 2 tuổi. Với lòng đỏ, cần cho ăn lòng từ từ, bắt đầu là 1/6 cái, rồi 1/5 và sau đó lên 1/2 trong một lần ăn.

Dị ứng trứng gà thể hiện dưới các dạng đau bụng, nôn, đi ngoài... Sau khi cho trẻ ăn trứng gà, nếu trẻ có thay đổi gì, cần đưa tới bác sĩ để khám.

4. Chồng tôi bị dự ứng do ong đốt. Liệu con tôi có bị dị ứng như vậy không? Chúng tôi phải làm gì nếu cháu bị ong đốt?

Khả năng con của bạn có phản ứng nhạy đối với việc bị ong đốt là rất lớn, nhưng không phải là tuyệt đối. Nếu cháu bị ong đốt, cần nhanh chóng rút ngòi ong ra khỏi vết đốt, sau đó bôi các loại dầu cao chống sưng, vôi. Nếu có thể, cho cháu uống thuốc chống dị ứng do bác sĩ chỉ định và theo dõi.

5. Tôi bị dị ứng với thuốc penicillin. Liệu điều đó có ảnh hưởng tới việc xuất hiện dị ứng ở con tôi không?

Nếu vậy, con bạn cũng có thể rất nhạy cảm với penicillin. Bạn cần báo cho bác sĩ điều trị biết. Không nên cho con bạn dùng penicillin.

6. Con tôi rất hay hắt hơi mặc dù cháu không hề bị cảm cúm gì cả. Liệu có phải cháu bị dị ứng không?

Không nhất thiết là con bạn đã bị dị ứng. Trẻ 1-2 tuổi rất khó xác định hoặc chẩn đoán xem có bị dị ứng hay không. Nếu bố hoặc mẹ bị dị ứng, trẻ có thể sẽ bị ngứa mũi hoặc chảy nước mũi, viêm mũi. Những bệnh này có thể xuất hiện ngay cả khi bạn hoàn toàn khỏe mạnh, thân nhiệt bình thường.

7. Con tôi bị dị ứng với sữa. Liệu tôi có cần cho cháu kiêng tất cả các sản phẩm của sữa không?

Nếu con bạn bị dị ứng với sữa thì cần tránh cho trẻ ăn các sản phẩm được làm từ sữa. Dị ứng do sữa ở trẻ nhỏ thường xuất hiện dưới các dạng rối loạn tiêu hóa, viêm loét hoặc sổ mũi. Ở những trẻ lớn hơn, nó biểu hiện ở các dạng hen hoặc gây viêm tuyến nhờn ở mũi.

8. Con tôi đi khám dị ứng, các bác sĩ nói rằng cháu bị dị ứng với bột mỳ. Liệu có thể thay thế bột mỳ bằng cái gì?

Tất cả các loại thức ăn có bột mỳ cần tránh không cho trẻ ăn. Có thể thay bột mỳ bằng các loại bột gạo, bột sắn, bột ngô, bột đại mạch.

9. Liệu chuối có gây ra dị ứng ở trẻ không?

Có, chuối cũng có thể là nguyên nhân gây dị ứng.

10. Con tôi bị viêm mũi, cháu muốn tôi nuôi chó, mèo trong phòng. Liệu điều đó có gây nguy hiểm gì cho cháu không?

Khi trẻ bị viêm mũi do dị ứng, viêm phế quản, hen phế quản..., không nên nuôi cá, chim, chó, mèo trong phòng. Lông của các con vật này và thức ăn của chúng có thể là nguyên nhân gây dị ứng hoặc phản ứng của đường hô hấp.

11. Con tôi bị sổ mũi và ho do bụi trong nhà gây nên, chúng tôi cần làm gì?

Cần phải làm ẩm không khí trong phòng, thường xuyên thông gió. Nên là quần áo ngủ và chăn đệm của trẻ trước khi cho trẻ đi ngủ. Trẻ cần được điều trị bằng phương pháp chống dị ứng do bụi.

12. Dị ứng sữa bò làm cho con tôi bị nôn và đi ngoài mỗi khi uống. Trong trường hợp này tôi cần làm gì?

Trẻ bị dị ứng sữa bò có thể bị nôn nhiều, sau đó đi ngoài lỏng. Ở một số trẻ, dị ứng sữa bò còn kèm theo cả đau bụng. Trường hợp này cần gọi cấp cứu. Trong khi đợi bác sĩ tới, nên cho trẻ đi nằm và cho uống nước.

saos@ngmo

VIII. Tã lót

1. Con tôi thét lên mỗi khi cháu [em xin lỗi, em là người chửi bậy] ướt tã lót. Vì sao vậy?

Trẻ khóc thét lên khi [em xin lỗi, em là người chửi bậy] ướt tã có nhiều nguyên nhân khác nhau:

- Bị hăm ở vùng mông và bẹn: Trẻ thường [em xin lỗi, em là người chửi bậy] rất ít lần.

- Viêm âm đạo (ở các bé gái): Bị đau khi tiểu tiện, có các chất nhầy chảy ra từ âm đạo.

- Ngứa hoặc bị hẹp quy đầu (ở các bé trai), làm cho việc đi tiểu khó.

- Ống dẫn nước tiểu hẹp hay có dị tật bẩm sinh làm trẻ bị viêm nhiễm ở hệ thống bài tiết nước tiểu.

2. Để tã ngấm nước tiểu lâu không thay cho trẻ có thể gây ra viêm nhiễm không?

Có, rất có thể, đặc biệt đối với các bé gái. Tã bẩn hoặc tã ướt làm cho các vi khuẩn có thể theo đường dẫn nước tiểu đi ngược lên, gây viêm nhiễm cho cả bọng [em xin lỗi, em là người chửi bậy] của trẻ.

3. Ở vùng âm hộ của con gái tôi ở phía ngoài có màu đỏ. Nguyên nhân gây ra hiện tượng đó là gì?

Thuật ngữ y học gọi hiện tượng đó là viêm âm đạo, do quá trình viêm nhiễm hoặc chăm sóc không cẩn thận gây ra. Đó cũng là biểu hiện đầu tiên về dị ứng của trẻ. Ở một số bé gái, hiện tượng này cũng xuất hiện vài ngày đầu ngay sau khi sinh, nhưng sau đó lại tự mất đi và không cần phải điều trị.

4. Cái gì gây ra hăm ở trẻ. Khi có hăm xuất hiện thì cần phải làm gì?

Đa số trẻ trong những tháng đầu tiên có làn da rất nhạy cảm và dễ bị hăm. Hăm do chất amôniắc có trong nước tiểu ngấm vào các tã lót gây ra. Nếu trẻ bị hăm, cần chú ý:

- Thay tã lót cho trẻ thường xuyên.

- Luộc tã lót qua nước sôi, sau đó phơi dưới ánh nắng mặt trời. Phải giặt tã bằng xà phòng và rũ thật sạch.

- Không nên dùng các băng, các khố hút nước đóng tiếp cho trẻ.

- Hăm ở dạng nhẹ sẽ tự khỏi không cần phải điều trị. Chỉ cần bôi kem trẻ em vào các vết hăm hoặc dùng dầu hướng dương đã sát trùng bôi vào cũng được.

- Với hăm ở dạng nặng hoặc có mủ, tốt nhất là không bôi kem. Phải để hở chỗ hăm ra không khí trong phòng khoảng vài tiếng.

Các vết hăm khó điều trị có thể là biến chứng của dạng dị ứng thức ăn. Do đó, nếu bạn đang cho con bú thì không nên ăn các thức ăn có thể gây dị ứng cho con như: chocolate, cà phê, cá, trứng, sữa, đồ hộp, bánh ngọt, lạc, nấm, cam, nho, bắp cải muối... Nên hạn chế dùng sữa tươi và các sản phẩm làm từ sữa. Nếu con bạn nuôi bộ nên đổi sữa bột cho trẻ, tránh không cho trẻ uống nước hoa quả ép.

5. Tã lót của con tôi có mùi rất giống amoniac. Điều đó có bình thường không?

Đó là hiện tượng không bình thường, chứng tỏ chất amoniac trong nước tiểu còn đọng lại trên tã lót, quần áo của trẻ. Cần luộc tã lót trẻ qua nước sôi, giặt bằng xà phòng, phơi hoặc là thật kỹ.

6. Làm thế nào để biết được con tôi có bị viêm bàng quang hay không?

Khi bị viêm bàng quang, trẻ sẽ có biểu hiện [em xin lỗi, em là người chửi bậy] buốt, [em xin lỗi, em là người chửi bậy] nhiều lần, lượng nước tiểu ít. Trẻ có thể bị sốt, biếng ăn, nôn mửa, đau bụng dưới. Nước tiểu có màu đục hoặc màu hồng. Nhiều trường hợp trẻ viêm bàng quang mà không có biểu hiện rõ ràng. Do đó, cần phải thường xuyên cho trẻ đi khám. Nếu không xét nghiệm nước tiểu, các bác sĩ rất khó chẩn đoán chính xác bệnh này.

7. Con gái sơ sinh của tôi tiết ra chất nhầy màu nâu từ âm đạo. Cháu có sao không?

Không cần phải lo lắng. Nếu hiện tượng đó xảy ra trong vòng 10 ngày đầu tiên sau khi trẻ sinh ra, nó sẽ tự hết đi sau 3-4 ngày.

8. Trên tã lót của con tôi xuất hiện các vết màu hồng. Liệu cháu có bị làm sao không?

Các vết màu hồng là do sự thay đổi màu sắc nước tiểu gây ra. Các thức ăn như củ cải đỏ, hạt anh đào cũng làm cho nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ. Một số loại thuốc nhuận tràng chứa chất Fenolftalein cũng có thể làm cho nước tiểu chuyển màu hồng hoặc màu đỏ. Màu hồng của nước tiểu cũng có khi do chảy máu trong đường tiết niệu gây ra. Nếu phát hiện ra các vết màu hồng ở tã lót, bạn cần đưa nước tiểu của trẻ đi xét nghiệm; theo dõi chế độ dinh dưỡng và các loại thuốc trẻ đang dùng. Nếu cần, nên cho trẻ tới bác sĩ nhi khoa để khám.

saos@ngmo

IX. Tiêm chủng

1. Con tôi có nhất thiết phải tiêm chủng không? Nếu có thì cần tiêm những vacxin gì và vào thời điểm nào?

Việc tiêm chủng cho trẻ để phòng các loại bệnh viêm nhiễm là cần thiết. Có rất ít trường hợp cơ thể có phản ứng đối với tiêm chủng. Chỉ có bác sĩ mới là người quyết định không cần tiêm chủng cho trẻ.

Trong năm đầu, trẻ cần được tiêm chủng phòng lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván. Trong năm thứ hai, trẻ cần được tiêm phòng sởi, quai bị và 2 mũi phòng bạch hầu. Năm thứ 3, trẻ lại được tiêm phòng lao, bạch hầu, ho gà và uốn ván tới năm 7 tuổi. Trước khi tiêm chủng, trẻ cần được bác sĩ khám và đo nhiệt độ.

2. Đứa con sơ sinh của tôi khóc suốt 2 giờ liền sau khi tiêm phòng ho gà, nhiễm trùng và uốn ván. Sau đó cháu bị sốt. Tôi cần phải làm gì?


Việc trẻ kêu gào, khóc lóc kéo dài cũng có thể làm tăng thân nhiệt. Trong trường hợp đó, cần cởi bớt quần áo cho trẻ, đắp khăn ướt và gọi cấp cứu. Nếu trẻ sốt hơn 38 độ C, cần cho trẻ đi khám. Triệu chứng trên cũng có thể là phản ứng của trẻ đối với vacxin phòng ho gà.

3. Con tôi đã được tiêm chủng phòng sởi và quai bị. Sau này cháu có khả năng mắc các bệnh đó không?

Khả năng bị mắc bệnh là có nhưng rất thấp. Ngay cả khi trẻ có bị sởi hoặc quai bị thì cũng ở dạng nhẹ và không gây nguy hiểm gì.

4. Sau khi đã tiêm phòng ho gà, liệu con tôi có thể bị bệnh này không?

Hầu như không có chuyện đó, nếu có cũng chỉ ở dạng rất nhẹ.

5. Tôi đi công tác nước ngoài theo chồng và phải tiêm chủng. Liệu đứa con sơ sinh của chúng tôi có cần tiêm chủng không?

Các nước khác nhau tiến hành tiêm chủng phòng các loại bệnh khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của từng nước. Bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi có quyết định cuối cùng.

6. Con tôi được tiêm chủng vào mông; sau 5 giờ, vết tiêm sưng lên và cứng lại. Tôi phải lau rửa chỗ đó thế nào? Phản ứng ở vết tiêm có bình thường không?

Chỗ tiêm chủng hơi sưng và cứng hoặc tấy đỏ là hiện tượng bình thường. Nhưng nếu xung quanh vết tiêm xuất hiện các vết chấm đỏ, hãy hỏi ý kiến bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm hoặc phản ứng của cơ thể đối với vacxin. Trong trường hợp này, nên cho trẻ nằm lên giường, dùng dung dịch sát trùng lau xung quanh vết tiêm. Không được đụng vào vết tiêm; hãy cho trẻ mặc quần rộng. Lần sau khi tiêm chủng nên tiêm vào chỗ khác.   

7. Tôi biết rằng đa số vacxin được làm từ trứng. Con tôi bị dị ứng với trứng. Vậy có nên cho cháu tiêm chủng không?


Có thể tiêm chủng được vì dị ứng với các vacxin hoàn toàn khác dị ứng với trứng.

8. Khi tiêm chủng cho trẻ, nên tiêm vào chỗ nào?

Mỗi loại vacxin có đường riêng của mình để vào cơ thể để chúng hòa tan được nhanh hơn.

9. Tại sao tiêm chủng phòng bệnh đậu mùa không được coi là bắt buộc đối với trẻ nữa?

Bệnh đậu mùa coi như đã được thanh toán hoàn toàn trên thế giới.

10. Tiêm chủng có nguy hiểm gì đối với trẻ không?

Nếu tuân thủ mọi quy định thì tiêm chủng hoàn toàn vô hại. Tiêm chủng làm tăng thêm sức đề kháng của cơ thể đối với một số bệnh nguy hiểm (có thể gây ra tử vong hoặc tàn tật ở trẻ).

saos@ngmo

X. Sự phát triển của trẻ

1. Con tôi có cặp mắt màu xanh. Liệu cháu có thể giữ được màu mắt này khi lớn không?

Trẻ sinh ra có thể có mắt màu xanh hoặc màu đen. Những trẻ mắt đen sẽ không thay đổi về màu mắt, còn những trẻ mắt xanh có thể sẽ thay đổi trong vòng 6 tháng đầu tiên. Màu sắc của mắt được xác định bởi gene của bố hoặc mẹ.

2. Trẻ sơ sinh có phân biệt được màu sắc không?

Đứa trẻ sơ sinh không phân biệt được màu sắc. Khoảng tuần thứ 10, trẻ mới có phản ứng đối với màu sắc. Người ta cho rằng, khoảng 3-4 tháng tuổi, trẻ có khả năng phân biệt màu như người lớn.   300 CÂU HỎI CỦA BỐ MẸ TRẺ                                                   56

3. Khi nào con tôi bắt đầu biết sợ người lạ?

Khoảng 5-6 tháng, trẻ biết phân biệt đâu là người quen, đâu là người lạ. Nếu sau 10 tháng tuổi mà trẻ vẫn không phân biệt được người quen với người lạ thì cần cho trẻ đến bác sĩ thần kinh để khám.

4. Khi nào con tôi có thể bò được?

Trẻ bắt đầu bò không sớm hơn 6 tháng. Lúc đầu, trẻ trườn tới gần các đồ vật mà nó thích và bắt đầu bò tích cực vào tháng thứ 7. Có trẻ bò bằng đầu gối, có trẻ lết mông, một số trẻ bỏ bò mà đi luôn. Bò chẳng qua là bước trung gian giữa ngồi và đi, không nhất thiết phải có.

5. Khi nào con tôi mới với được các đồ vật và cầm nắm chúng bằng tay?

Cuối tháng thứ nhất, đầu tháng thứ 2, trẻ bắt đầu muốn với các đồ vật. Tới tháng thứ 3, thứ 4, trẻ có thể với tay nắm các đồ vật. Tới tháng thứ 5, trẻ có thể dùng hai tay, sau đó một tay để lấy đồ chơi. Nếu bố mẹ thường xuyên chơi với trẻ thì tới tháng thứ 6, trẻ có thể dùng một tay giữ và đổi đồ chơi một cách tự tin.

6. Tôi có thể gần như nhấc đứa con tôi lên khi cháu bấu các ngón tay vào tôi. Liệu điều đó có lợi cho sự phát triển của trẻ hay có hại cho cháu?

Bấu chặt của trẻ sơ sinh là một trong những phản xạ bẩm sinh. Đến khoảng 3 tháng, phản xạ này sẽ tự mất dần đi. Thường xuyên nhấc trẻ lên bằng cách để trẻ bấu vào tay là không nên vì điều đó có thể làm trẹo các khớp cổ tay của trẻ. Nên tìm cách chơi khác an toàn hơn.

7. Bụng của con tôi rất cứng và phồng. Liệu cháu có bị làm sao không?

Ở trẻ sơ sinh, do hệ thống thần kinh giúp cho ruột nhỏ lại chưa được hoàn thiện, hoặc do các rối loạn trong hệ tiêu hóa nên tình trạng đầy hơi trong ruột hay xuất hiện. Lúc đó, bụng trẻ phình to và rất cứng. Nhiều khi tình trạng này còn kèm theo cả đau bụng nữa. Khi đó, nên chườm ấm lên bụng trẻ, xoa bụng trẻ nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ, cho trẻ tới bệnh viện khám.

8. Tinh hoàn của con tôi không tụt xuống phía dưới. Nguyên nhân do đâu? Có cần phải mổ để khắc phục tình trạng này không?

Các tuyến sinh dục của đàn ông hình thành trong quá trình phát triển của bào thai. Thường thường đến tuần 32-36 của thai kỳ, tinh hoàn sẽ chuyển xuống vùng bẹn. Nó sẽ tụt hẳn xuống phía dưới khi sinh, nếu đứa trẻ đủ tháng. Nếu trẻ đẻ non, tinh hoàn có thể không kịp tụt xuống. Trong trường hợp này, thường các tinh hoàn sẽ tự tụt xuống trong vòng 1 năm. Nếu không, bạn cần gặp bác sĩ ngoại khoa để quyết định xem có cần phải phẫu thuật không?

9. Khi nào thì con tôi có thể xác định đúng người và đồ vật?

Ngay đứa trẻ sơ sinh cũng có thể nhìn được mặc dù còn chưa rõ nét. Đến 6-8 tháng, trẻ đã có khả năng xác định đúng người và đồ vật, nhìn theo các vật đang chuyển động và các vật sáng.

10. Khi nào con tôi có thể nhìn được?

Ngay sau khi sinh ra, trẻ đã có khả năng nhìn và phân biệt màu tối với màu sáng. Sau 2 tuần, trẻ có thể nhìn chăm chú các vật lớn. Nếu để ý, bạn sẽ thấy trẻ nhìn bạn rất thích thú trong lúc bú hoặc cho ăn.

saos@ngmo

11. Khi nào con tôi có thể giữ được đồ chơi và các đồ vật khác?

Ngay từ khi sinh, trẻ có thể đã nắm giữ đồ vật người lớn đưa cho nhờ có phản xạ bẩm sinh về cầm nắm. Trước 4-5 tháng, trẻ chưa có khả năng tự cầm nắm đồ chơi nên nó chỉ giữ cái gì vừa tay và tìm cách đẩy những cái khác ra.

12. Khi nào trẻ bắt đầu nhận biết mặt và giọng nói của người lớn?

Khoảng tháng thứ 3, trẻ bắt đầu biết được các đồ vật quen thuộc. Từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6, trẻ lắng nghe giọng nói của mẹ và những người xung quanh.

13. Khi nào con tôi có thể tự lật người khi ngủ được?

Đối với trẻ phát triển bình thường, từ tháng thứ 4, trẻ có thể tự nằm nghiêng, tháng thứ 5 nằm sấp và tháng thứ 6 lật từ sấp ra ngửa.

14. Khi nào trẻ biết cười đáp lại nụ cười và lời lẽ của người lớn?

Khi được 1,5 đến 2 tháng, trẻ có thể đã biết cười khi giao tiếp với người lớn.

15. Con tôi bò lùi lại phía sau chứ không phải tiến lên phía trước. Liệu điều đó có bình thường không?

Khi đứa trẻ bắt đầu bò bằng đầu gối, nó hay lùi lại phía sau. Đó là hiện tượng hoàn toàn bình thường trong quá trình phát triển của trẻ. Nếu đến 10 tháng tuổi, trẻ vẫn tiếp tục bò lùi thì cần cho trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa.

16. Khi nào thì trẻ có thể tự ngồi được?

Khả năng này ở trẻ xuất hiện vào các thời điểm rất khác nhau, từ 4,5 tháng đến 8 tháng.

17. Ở độ tuổi nào, trẻ đang bú mẹ có thể ngẩng đầu, chống tay nhổm bụng lên được?

Đến cuối tháng thứ 2, khi nằm sấp, trẻ đã có thể ngẩng đầu và ngực. Nếu đến 4 tháng, trẻ vẫn không ngẩng đầu lên được, cần đưa trẻ tới bác sĩ thần kinh khám.

18. Đứa con 5 tháng tuổi của tôi thích dùng tay trái để bò. Liệu lớn lên cháu có bị thuận tay trái không?

Rất khó nói lớn lên trẻ sẽ thuận tay nào. Trong vòng năm đầu tiên, trẻ sử dụng cả hai tay luân phiên nhau, còn việc trẻ thuận tay nào sẽ diễn ra muộn hơn.

Người ta cho rằng thói quen thuận tay trái hay tay phải thuộc bẩm sinh, sớm hay muộn nó sẽ được bộc lộ rõ. Ước tính có khoảng 10% người trên trái đất là thuận tay trái. Nếu trẻ thuận tay trái thì việc "cải tạo" tay trẻ là không cần thiết.

19. Khi nào trẻ có thể tự đứng một mình được?

Đa số trẻ bắt đầu tự đứng được vào khoảng tháng thứ 9; tới tháng thứ 10 trẻ có thể tự đứng được tới 10 giây. Một số trẻ ở độ tuổi này đã chập chững bước đi những bước đầu tiên.

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội