Ai là Ai: Đi tìm nhân vật

Started by Sao_Online, 07/02/08, 00:45

Previous topic - Next topic

Sao_Online

Quote from: saos@ngmo on 20/02/08, 14:13
mày cứ trêu tao, cô lôm bô mà cũng đố tao nữa. Hix.

Tao đưa câu hỏi từ Tết mà sao mày không trả lời? Ngày nào mày cũng vào mạng cơ mà. Sao phải đợi khi tao gợi ý mày mới trả lời. Thằng L_A nó chát với tao và trả lời trước mày nhưng tao không thèm Accept cho nó vì tội mồi tao gợi ý qua YM!

Dành riêng cho mày đây SSM. Quá dễ, mày mà trả lời được thì tao cho mày câu thứ 2 chuối nhất HTY.



Đi dân nhớ, ở dân thương!

saos@ngmo

Ờ cái thằng này, tao chưa đọc cái đề tài này, hồi Tết tao có vào mạng ngày nào đâu, tao trông vợ tao, khi ko phải trông vợ tao khắc phục sự cố của host, có đọc được đâu. Mày có muốn mượn cuốn các nhà thám hiểm với tất cả các trang là bìa cứng và ảnh màu minh họa không, tao cho mượn.

Sao_Online

Quote from: saos@ngmo on 20/02/08, 14:59
Ờ cái thằng này, tao chưa đọc cái đề tài này, hồi Tết tao có vào mạng ngày nào đâu, tao trông vợ tao, khi ko phải trông vợ tao khắc phục sự cố của host, có đọc được đâu. Mày có muốn mượn cuốn các nhà thám hiểm với tất cả các trang là bìa cứng và ảnh màu minh họa không, tao cho mượn.

Muốn cãi nhau à? Tết qua được bao nhiêu ngày rồi? HTY sống lại là thời điểm mày bắt đầu online đấy. Đố có ảnh như thế nhưng chắc gì mày đã biết sách nào mà giở. Không những chỉ mày có sách, trên mạng cũng đầy thông tin gần như sách của mày!
Đi dân nhớ, ở dân thương!

saos@ngmo

Tết qua được đến 2 tuần chưa?

Sao_Online

Lão nào đây?


SSM mày còn 2 người ở trên kìa!
Đi dân nhớ, ở dân thương!

symphony

Tìm kiếm nhà đất trực tuyến: http://tknd.vn

symphony

Quote from: symphony on 15/02/08, 15:59
Nhân tiện anh em cho hỏi ai đây?



Không ông nào trả lời câu này của tôi à?
Tìm kiếm nhà đất trực tuyến: http://tknd.vn

Sao_Online

#27
Dmitri Ivanovich Mendeleev

Tiểu sử

Ông sinh ngày 27 tháng 1 năm 1834 tại Tobolska, Sibérie. Mất ngày 2 tháng 2 năm 1907. Thời bấy giờ cha ông là hiệu trưởng trường Trung học cấp 3. Là con út trong gia đình có 17 anh em nên được  mẹ quý nhất.

Khi cha ông mất, mẹ ông quyết định đi Moscou. Ông học môn Khoa học Tự nhiên và Toán tại trường Ðại học Khoa học. Tháng Năm và tháng Sáu năm 1855 ông đậu và đạt điểm cao nên được huy chương vàng.

Lúc 32 tuổi ông được bổ nhiệm làm giáo sư Hóa học tại trường St-Pétersbourg. Tháng Tư 1859, sau khi học xong Hóa học Hữu cơ, ông về lại Heidelberg (Ðức) để  thong thả  nghiên cứu.

Ông là một nhà hóa học, nhà sư phạm, nhà hoạt động xã hội Nga, viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Pêtecbua (Peterburg, 1876). Ông là người đã phát minh ra bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Năm 1869 ông thiết lập bảng phân loại những nguyên tố dựa trên khối lượng nguyên tử và trên tính tuần hoàn về tính chất vật lý và hoá học của chúng , gọi là Bảng phân loại tuần hoàn các Nguyên tố

Bản gốc chỉ có 63 nguyên tố. Một năm sau khi ông mất bảng đã  có 86 nguyên tố...

Ông nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau như lí thuyết dung dịch, phương pháp công nghiệp tách phân đoạn dầu mỏ, phương pháp sản xuất thuốc súng không khói, vv. Đặc biệt, Menđêlêep đã phát minh (1869) định luật tuần hoàn và lập Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, mà nhờ nó, người ta đã tìm ra nhiều nguyên tố hoá học mới. Để ghi nhớ công lao to lớn của ông, một nhóm các nhà vật lí Hoa Kì đứng đầu là Xibooc G. T. (G. T. Seaborg) đã đặt tên cho nguyên tố hóa học thứ 101 do họ tổng hợp được (1955) là Menđelevi (Mendelevium). Để lại hơn 500 công trình đã được đăng, trong đó có quyển "Hoá học cơ sở".

Dmitri Ivanovich Mendeleev sinh ngày 27 tháng 1 năm 1834 ở thành phố Tobolsk (Serbia) trong một gia đình hiệu trưởng trung học phổ thông. Sau khi tốt nghiệp trường Tobolsk, ông vào học trường Đại học sư phạm Sankt-Peterburg và nhận huy chương vàng khi tốt nghiệp trường này năm 1855.

Năm 1859, sau khi bảo vệ luận án phó tiến sĩ với đề tài "Về Thể tích riêng" Mendeleev đã công tác ở nước ngoài hai năm. Sau khi trở về Nga, ông được bầu làm giáo sư Đại học tổng hợp Sankt-Peterburg. Ở đây ông tiến hành công tác giảng dạy khoa học trong vòng 35 năm. Năm 1892, ông được bổ nhiệm làm phụ trách khoa học bảo toàn của trạm cân đo mẫu. Theo sáng kiến của ông, năm 1893 trạm này được cải tiến thành viện cân đo chính.

Kết quả hoạt động sáng tạo nhất của Mendeleev là sự phát minh ra hệ thống tuần hoàn của các nguyên tố vào năm 1869, lúc ông mới 35 tuổi. Trong các công trình khác của Mendeleev quan trọng nhất là "Nghiên cứu trọng lượng riêng của dung dịch nước", luận án tiến sĩ "về hợp chất của rượu với nước" và "quan niệm dung dịch như sự liên hợp". Những khái niệm cơ bản về thuyết hóa học hay hydrat hóa của dung dịch do ông nghiên cứu là phần quan trọng của thuyết hiện nay về dung dịch.

Công trình xuất sắc của Mendeleev là cuốn cơ sở hóa học, trong đó toàn bộ hóa học vô cơ được trình bày theo quan điểm định luật tuần hoàn. Ông mất ngày 2 tháng 2 năm 1907.

Sự bảo thủ của Mendeleev

Định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học của Mendeleev là phát hiện có tính cách mạng trong lĩnh vực hoá học. Sau đó, Mendeleev cũng từng dự định tiếp tục nghiên cứu làm rõ nguyên nhân sự biến hoá có tính tuần hoàn về tính chất của các nguyên tố theo nguyên tử lượng. Nhưng ông không thoát khỏi ảnh hưởng của những quan niệm truyền thống - nguyên tố hóa học không thể chuyển hoá, không thể phân chia. Vì thế đến cuối thế kỷ 19, khi người ta tìm ra các nguyên tố phóng xạ và điện tử, đưa ra những chứng cứ thực nghiệm mới, chỉ ra sự biến đổi từ lượng sang chất của nguyên tử thì Mendeleev không lợi dụng thành quả mới này tiếp tục phát triển định luật tuần hoàn của mình, ngược lại ra sức phủ định tính phức tạp của nguyên tử và sự tồn tại khách quan của điện tử. Việc phát hiện ra nguyên tố phóng xạ rõ ràng chứng tỏ nguyên tố có thể chuyển hoá, nhưng ông lại nói: "Chúng ta không nên tin tính chất phức tạp của đơn chất mà chúng ta đã biết". Ông còn tuyên bố: "Khái niệm nguyên tố không thể chuyển hoá là hết sức quan trọng, là cơ sở của cả thế giới quan".

Tuy vậy, trên cơ sở những phát hiện vĩ đại về nguyên tố phóng xạ và điện tử, các nhà khoa học đã từng bước vạch ra bản chất của định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Họ dựa vào những nội dung hợp lý trong định luật tuần hoàn Mendeleev để đưa ra định luật tuần hoàn mới, khoa học hơn so với lý luận của ông. Định luật này chỉ ra các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo hoá trị của nguyên tử, nguyên tử số tăng thì hoá trị của nguyên tử cũng tăng, số lượng neutron cũng sẽ tăng. Số hoá trị và số neutron kết hợp lại thể hiện gia tăng của nguyên tử lượng. Nhưng thực tiễn chứng minh không phải có bao nhiêu nguyên tố là có bấy nhiêu loại nguyên tử. Trong một loại nguyên tố có đồng vị tố chứa nhiều neutron, cũng có đồng vị tố chứa ít neutron. Nguyên tử lượng của nguyên tố là số bình quân của đồng vị tố. Hoá trị đây chính là số lượng điện tử bên ngoài nhân nguyên tử, cũng chính là điện tích của nhân nguyên tử, tức nguyên tử số. Từ đó giải quyết được vấn đề mà Mendeleev còn bỏ ngỏ. Tính bảo thủ đã khiến một nhà khoa học lớn như Mendeleev thụt lùi trên con đường nghiên cứu bí ẩn của định luật tuần hoàn, mất đi cơ hội phát triển định luật này.
Đi dân nhớ, ở dân thương!

saos@ngmo

http://img.huongtinhyeu.net/files/jar7xqsrxj97nvq8o7kt.jpg << đây có thể là nhà thám hiểm jame cook, người Anh, còn vị tướng đeo nhiều huân chương, trông cứ như thể là nam diễn viên chính trong Cuốn theo chiều gió ý nhỉ?

symphony

Quote from: saos@ngmo on 17/03/08, 13:20
còn vị tướng đeo nhiều huân chương, trông cứ như thể là nam diễn viên chính trong Cuốn theo chiều gió ý nhỉ?

Thế mà cũng không biết --> Yuri Gagarin
Tìm kiếm nhà đất trực tuyến: http://tknd.vn

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội