Ngữ Pháp Cơ Bản Tiếng Hàn

Started by Lovers_Again, 21/08/08, 19:49

Previous topic - Next topic

Lovers_Again


Các Nguyên Âm Và Phụ Âm
Hangeul là tên gọi của ngôn ngữ Hàn Quốc.
Hangeul được vua Sejong (Thế Tông), vị vua thứ tư của triều đại Chosun tạo ra vào năm 1443.
Hangeul bao gồm 10 nguyên âm và 14 phụ âm (không kể những nguyên âm và phụ âm kép)
Ví dụ:


Cũng như các ngôn ngữ khác, âm tiết tiếng Hàn được tạo nên bởi sự kết hợp giữa các nguyên âm và phụ âm và được viết theo thứ tự từ trái sang phải và từ trên xuống dưới.
Ví Dụ:


Các nguyên âm kép và các phụ âm kép
Các nguyên âm kép :

Ví Dụ:

Các phụ âm kép :


Ví Dụ:


Phụ âm cuối (phụ âm và nhóm phụ âm)

Trong tiếng Hàn, các phụ âm thường đứng đầu hoặc cuối một âm tiết.
Tiếng Hàn có 19 phụ âm, bao gồm cả các phụ âm kép và tất cả đều có thể đứng trước một nguyên âm. Tuy nhiên chỉ có 16 phụ âm, trừ các phụ âm ㄸ, ㅃ, ㅉ, , là có thể đứng sau phụ âm trong một âm tiết.
Các phụ âm đứng cuối một âm tiết được gọi là "phụ âm cuối" (hay còn gọi là patchim).
Chỉ có 7 phụ âm đơn có thể đóng vai trò phụ âm cuối. Đó là ㅇ, ㅁ, ㄴ, ㄹ, ㅂ, ㄷ, ㄱ.

Các tiểu từ
Trong tiếng Hàn, chức năng ngữ pháp của các từ phụ thuộc vào các tiểu từ.

ㆍVí dụ :
철수가 공을 쳤어요 (Cheolsu đá quả bóng).

공이 철수를 쳤어요 (Quả bóng đập vào người Cheolsu).
Các tiểu từ `가/이' đứng sau các danh từ, đại từ và số từ để tạo thành chủ ngữ.

Các tiểu từ `을/를' đứng sau các danh từ, đại từ và số từ để tạo thành bổ ngữ. Các tiểu từ khác bao gồm `에' chỉ "phương hướng" hoặc "điểm đến", `에서' chỉ vị trí và `로/으로' chỉ "phương tiện" hay "công cụ".


ㆍVí dụ :
서울에 가요. (Tôi đi Seoul.)
학교에서 공부해요. (Tôi học ở trường.)
택시로 가요. (Tôi đi bằng tắc xi.)
Cách diễn đạt kính trọng
Tiếng Hàn có rất nhiều cách diễn đạt tùy theo các tình huống, độ tuổi và địa vị của người đang đối thoại với bạn.
Các cách diễn đạt kính trọng trong tiếng Hàn có thể được chia thành 4 nhóm, tùy theo mức độ lịch sự mà bạn muốn thể hiện.
1. 어서오십시오.
2. 어서 오세요.
3. 어서 와요.
4. 어서 와.

Các cấu trúc kết thúc câu kính trọng trong tiếng Hàn bao gồm :

`-습니다,' `-ㅂ 니다' `-여요,' `-아요,' `-어요.'

ㆍVí dụ :
읽다: 읽 + 습니다 = 읽습니다.
가다:가 + ㅂ니다.= 갑니다.
살다: 살 + 아요 = 살아요
가다 :가 + 아요 (ㅏ + ㅏ = ㅏ) = 가요

Thời của động từ

Thời trong tiếng Hàn về cơ bản được chia thành thời quá khứ, hiện tại và tương lai.
Thời quá khứ được tạo nên bằng cách thêm '았' '었' '였' vào giữa động từ thời hiện tại (trong tiếng Hàn, động từ luôn có ít nhất 2 âm tiết và kết thúc bằng 다).


ㆍVí dụ :
공부하다(Tôi học):공부하 + 였 + 다 = 공부하였다(공부했다.) Tôi đã học.
살다( Tôi sống):  공부하 + 였 + 다 = 살았다. Tôi đã sống.
먹다(Tôi ăn.):먹 + 었 + 다. 먹었다 = Tôi đã ăn.

Thời tương lai được tạo nên bằng cách thêm `겠' `을 것' `을 거' `ㄹ 거' vào giữa động từ thời hiện tại.

ㆍVí dụ :
가다 (Tôi đi) 가 + 겠 + 다 = 가겠다 Tôi sẽ đi.
가다 (Tôi đi) 가 + ㄹ 것 + 이 + 다 = 갈 것이다. Tôi sẽ đi.
가다 (Tôi đi) 가 + ㄹ 거 + 다 = 갈거다. Tôi sẽ đi.
Nguy hiểm nhất là khi: Đứng trước Bò, Sau lưng Ngựa và ở cạnh người Ngu

Lovers_Again

Khẳng định và phủ định

Có ba cách để tạo một câu là phủ định hoặc khẳng định.

1. 이다 / (이/가) 아니다.

Ví dụ)
한국사람이다. (Tôi là người Hàn Quốc.) / 한국사람이 아니다. (Tôi không phải người Hàn Quốc.)



2. 있다 / 없다

Ví dụ)
한국 친구가 있다. (Tôi có một người ban Hàn Quốc .) / 한국 친구가 없다. (Tôi không có người bạn Hàn Quốc nào.)

3. Để tạo một động từ ở thể phủ định, thêm `안' vào phia trước của ngoại động từ.

Ví dụ)
김치를 먹는다. (Tôi ăn Gimchi.) / 김치를 안 먹는다. (Tôi không ăn Gimchi.)
Nguy hiểm nhất là khi: Đứng trước Bò, Sau lưng Ngựa và ở cạnh người Ngu

Lovers_Again

Thì của tiếng Hàn cơ bản được chia thành hai phần hiện tại và tương lai.
Thì quá khưa được tạo ra bằng việc đặt các ký tự `았' `었' `였' vào giữa của động từ hiện tại.

Ví dụ)
공부하다. I study.     공부하 + 였 + 다.     공부하였다(공부했다.)      I studied.
살다. I live.     살 + 았 + 다.     살았다.      I lived.
먹다. I eat.     먹 + 었 + 다.     먹었다.      I ate.

Thì tương lai được tạo ra bằng việc đặt các ký tự `겠' `을 것' `을 거' `ㄹ 거' vào giữa của ngoại động từ.

Ví dụ)
가다. I go.     가 + 겠 + 다.     가겠다.      I will go.
가다. I go.     가 + ㄹ 것 + 이 + 다.     갈 것이다.      I will go.
가다. I go.     가 + ㄹ 거 + 다.     갈거다.      I will go.
Nguy hiểm nhất là khi: Đứng trước Bò, Sau lưng Ngựa và ở cạnh người Ngu

Lovers_Again

1. ㅂ니다/-습니다

đây là vĩ tố kết thúc câu của loài câu trần thuật
Khi thân động từ(tính từ)  có âm tiết cuối tận cùng là một nguyên âm thì dùng -ㅂ니다.  Còn trường hợp thân động từ( tính từ) có âm tiết cuối tận cùng là một phụ âm thì dùng- 습니다
ví dụ:

가다: Đi
가(thân động từ)+ㅂ니다(Vĩ tố kết thúc câu)--->갑니다
오다: đến
오(thân động từ) +ㅂ니다                          --->옵니다

(Các bạn đặt câu thêm nhé)
2. ㅂ니까?/-습니까?

Cách sử dụng cũng như ㅂ니다/-습니다 nhưng khác hơn là nó được sử dụng:
-Đây là vĩ tố kết thúc câu của loại câu nghi vấn
Khi thân động từ(tính từ)  có âm tiết cuối tận cùng là một nguyên âm thì dùng -ㅂ니까?.  Còn trường hợp thân động từ( tính từ) có âm tiết cuối tận cùng là một phụ âm thì dùng- 습니까??
가다: Đi
가(thân động từ)+ㅂ니까?(Vĩ tố kết thúc câu)--->갑니까?
오다: đến
오(thân động từ) +ㅂ니까?                          --->옵니까?

(Các bạn đặt câu thêm nhé)

Ngữ điệu: Nếu là câu hỏi dạng "Có...Không"(Tức là câu hỏi có đại từ nghi vấn) Thì lên giọng ở cuối câu . Ngược lại nếu là câu hỏi có đại từ nghi vấn(누구: Ai, 무엇: Cái Gì, 언제: Khi nào, 왜: Tại sao, ...) thì không lên giọng ở cuối câu, thay vào đó giữ mức ngang bằng hay thậm chí xuống giọng một chú ở cuối câu.
Ví dụ:

미국 사람입니까?
Bạn là người Mỹ phải không?
책이 있습니까?
Bạn có sách không?
어디 에 가십니까?
Bạn đi đâu vậy?

(Đặt thêm ví dụ nhé các bạn)
Nguy hiểm nhất là khi: Đứng trước Bò, Sau lưng Ngựa và ở cạnh người Ngu

Lovers_Again

1: 에

- Trợ tự diễn đạt vị trí tĩnh tại(ở) hoặc đích đến của động từ chỉ sự dịch chuyển(đến). Ví dụ:
영수는 집 있습니다.
Youngsoo ở nhà

날마다 도서관 갑니다.
Tôi đi thư viện hằng ngày

어디 가십니가?
Bạn đi đâu vậy

내일 우리 집 오십시오.
Ngày mai đến nhà Chúng tôi(tôi) Đi.

- 에 있다(없 다)là dạng kết hợp của trợ từ chỉ vị trí: 에 với động từ: 있다.
Ví dụ:

책이 책상 에  있습니다.
Quyển sách ở trên bàn

학생 들이 교실 에 없습니다
học sinh không có trong lớp học

2. 여기/거기/저기
- Đây la những đại từ chỉ nơi chốn 여기(ở đây) chỉ một nơi gần chỗ người nói. 거기(ở đó) chỉ một nơi gần chỗ người nghe hoặc một nơi được đề cập hay được biết đến bởi cả người nói lẫn người nghe. 저기(đằng kia) Chỉ một nơi cách xa chỗ người nói lẫn chỗ người nghe

Ví dụ:

여기가 어디입니까?
Đây là ở đâu vậy?( Nơi đây là nơi đâu?)

거기 에 무엇이 있습니까?
Cái gì ở đó vậy ạ?

저기가 남산 입니다.
Kia là núi nam san

(Đặt thêm ví dụ)
Nguy hiểm nhất là khi: Đứng trước Bò, Sau lưng Ngựa và ở cạnh người Ngu

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội