Google nói KHÔNG nếu VN đề nghị cung cấp thông tin cá nhân để kiểm soát blog

Started by saos@ngmo, 08/12/08, 22:34

Previous topic - Next topic

saos@ngmo

Có lẽ các bạn ít nhiều nghe thấy việc Bộ Văn hóa đề xuất việc kiểm soát blog, kiểm soát nghĩa là sao: là cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ biết bạn là ai, bạn ở đâu hoặc nếu ko phải là bạn thì người nhà bạn sẽ phải hầu tòa nếu bạn bị nghi ngờ gì đó trên blog, bất kể cái gì.

Trên thực tế, theo tôi, đến việc web sex đang được on top truy cập tại Việt Nam đều cũng ko kiểm soát được gì, chỉ có 1 site mới ra đi thôi, nhưng điều đó ko phải là in control. Tôi hoàn toàn không đồng tình với việc kiểm soát thông tin cá nhân của blog (blog là nhật ký cơ mà). Và đồng thời, trên quan điểm kỹ thuật về kỹ thuật và sự phức tạp của quan hệ xã hội, tôi khẳng định, không có giải pháp kỹ thuật nào có thể kiểm soát nổi blog, hoặc có thể kiểm soát nổi thì những người muốn sử dụng blog vào mục đích đen tối thì VN cũng ko thể kiểm soát nổi, internet chứ ko đơn giản là chuyện mũ bảo hiểm của Việt Nam.

--saosangmo
và dưới đây là đoạn phỏng vấn của google mà vô tình đọc được trên diễn đàn updatesofts.com
--------------------------------------------------------------------------------
Liệu Google có nhận lời đề nghị hợp tác với Việt Nam để kiểm soát blog hay không?

Trà Mi phỏng vấn ông Robert Boorstin, Giám đốc Truyền thông của tập đoàn Google, để đi tìm câu trả lời.
...
Cho đến nay, theo như trả lời của Ông Robert Boorstin, Giám đốc truyền thông của Google trả lời phỏng vấn RFA, thì Google chưa nhận được đề nghị gì từ phía VN cả.
...
Riêng về câu hỏi, liệu Google có sẵn sàng cung cấp thông tin cá nhân cho chính quyền VN không - thì ông Robert trả lời dứt khoát là KHÔNG.


Phải tuân thủ luật lệ

Ông Robert Boorstin:
Quyền tự do bày tỏ ý kiến là tiêu chí căn bản, và tôi không muốn tranh luận khi chưa chính thức nghe phía chính phủ Việt Nam lên tiếng đề nghị. Chúng tôi luôn muốn phát huy tối đa quyền tự do phát biểu của công dân tại mọi quốc gia mà chúng tôi cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, cũng phải nói rõ rằng chúng tôi cũng phải tuân thủ luật lệ của từng quốc gia. Ví dụ như chính phủ Thái Lan đóng cửa Youtube vì đã đăng tải những đoạn video xúc phạm đến nhà vua, vi phạm luật lệ. Sau các cuộc thảo luận với chúng phủ Thái, chúng tôi quyết định xóa bỏ một số đoạn video vi phạm luật quốc gia Thái về bảo vệ nhà vua và hình ảnh của Ngài. Thế nhưng khi chính quyền Thái yêu cầu chúng tôi bỏ những đoạn video mang tính chỉ trích nhà nước thì chúng tôi đã không thực hiện. Nghĩa là chúng tôi giải quyết theo từng trường hợp, nhưng luôn luôn ghi nhớ tiêu chí rằng càng nhiều thông tin cho người dân càng tốt, rằng sự tồn tại của chúng tôi là nhằm giúp người dân tiếp cận thông tin từ mọi nguồn.
...

Trà Mi: Ông nói rằng Google cũng phải tuân thủ luật lệ của từng quốc gia, nhưng nếu như những luật lệ đó vi phạm các tiêu chuẩn nhân quyền căn bản được toàn cầu công nhận thì sao?

Ông Robert Boorstin:
Điều này còn tùy, mỗi trường hợp đều khác nhau, tùy thuộc vào thỏa thuận mà chúng tôi đạt được, tùy vào kiểu vi phạm như thế nào. Lấy ví dụ như tại Đức, không ai được phép phơi bày các tài liệu về Đức Quốc Xã. Điều này theo nhiều người cũng có thể là vi phạm quyền tự do bày tỏ quan điểm, nhưng trong phạm vi hoạt động của chúng tôi tại Đức, chúng tôi không cho phép đưa những hình ảnh đó lên mạng, nhưng bên ngoài nước Đức thì chúng tôi không kiểm soát những hình ảnh đó khi chúng được post lên mạng. Tóm lại mỗi trường hợp đều khác nhau, nhưng điều quan trọng nhất là phát huy tối đa quyền tự do bày tỏ quan điểm của người dân trong phạm vi có thể.

Trà Mi: Nhưng trong trường hợp của Việt Nam thì chính quyền nỗ lực giảm thiểu tối đa hay nói cách khác là siết chặt quyền đó. Nếu Google được yêu cầu hợp tác trong lĩnh vực này, thì sẽ hồi đáp ra sao?

Ông Robert Boorstin:
Tại những quốc gia khác có yêu cầu tương tự thì chúng tôi cũng phải tuân thủ luật lệ của họ. Chẳng hạn như Trung Quốc, để duy trì dịch vụ của Google tại đây, chúng tôi phải đồng ý loại bỏ một số kết quả tìm kiếm trên mạng hoặc một số trang web mà chính quyền không muốn người dân truy cập. Chúng tôi thực hiện điều này một cách bất đắc dĩ. Dĩ nhiên là chúng tôi muốn mọi người truy cập được tất cả mọi thông tin, nhưng chúng tôi không thể hoạt động ở Trung Quốc nếu không tuân thủ những luật lệ của nhà nước họ đề ra. Khi người sử dụng net tại Trung Quốc muốn truy cập những thông tin bị ngăn cấm, chúng tôi hiện rõ trên màn hình rằng kết quả tìm kiếm bị ngăn chặn để họ biết. Nhưng mặt khác, Google không cung cấp dịch vụ email mang tên Gmail hoặc dịch vụ blog tại Trung Quốc, vì để làm được điều này, chúng tôi phải đặt cơ sở tại đó. Như vậy thì chính quyền có thể đến yêu cầu chúng tôi cung cấp thông tin cá nhân của người sử dụng net, mà điều này có thể gây rủi ro rất lớn cho khách hàng.

nguồn: updatesofts.com
nghe bài phỏng vấn bằng mp3: http://www.mediafire.com/file/jkqadnwuytr/vtm1206.mp3

saos@ngmo

Nhưng nó đúng và anh lại thích thằng google, thế mới đau. Giống như anh thích đội mũ bảo hiểm là ý thức chứ ko phải là bắt buộc.

Với cả, đề xuất chú sửa cái tên tổ chức chú đã nêu, anh ko post nguồn gốc để đỡ ảnh hưởng tới chính trị. Nếu ko chú lại dẫn bài của anh đi vào hướng .... khác, ;)

vovavietnam

em del luôn bài em hẹ hẹ. Dù sao thì em cũng như bác, ko thích cái kiểu lên mạng rồi vẫn nơm nớp :D

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội