VNPT có đường truyền Internet quốc tế lớn nhất

Started by saos@ngmo, 12/02/09, 10:50

Previous topic - Next topic

saos@ngmo

Sau khi VDC đưa 12.5 Gbps Internet quốc tế hướng đi Hồng Kông, tổng dung lượng đường truyền quốc tế của VNPT đã lên tới 32 Gbps, lớn nhất Việt Nam.



Đảm bảo dung lượng dự phòng

Theo ông Bùi Quốc Việt, người phát ngôn của VNPT, việc đầu tư nâng tổng dung lượng đường truyền Internet quốc tế lên tới 32 Gbps được xem là một trong các mốc phát triển quan trọng mà VDC (thuộc VNPT) cam kết thực hiện, tạo tiền đề cho việc triển khai một số dịch vụ giá trị gia tăng mới trong năm 2009, trước hết là để đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ tiên tiến của khách hàng. Các dịch vụ tiện ích sẽ được phát triển trên nền dịch vụ MegaVNN của VDC như xem phim trực tuyến chất lượng cao (Mega Movie), chia sẻ dữ liệu (Mega Data), website cho mọi người, mọi nhà (Mega Web)...

Không chỉ đáp ứng yêu cầu cập nhật công nghệ tiên tiến của khách hàng, việc đầu tư cơ sở hạ tầng mạng lưới có độ bao phủ rộng, dung lượng lớn, công nghệ tiên tiến của VNPT còn hướng tới mục tiêu đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc của quốc gia hoạt động ổn định trong mọi tình huống, kể cả những dịp lễ, Tết hoặc trong hoàn cảnh thiên tai bất thường. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của VNPT, khác với các doanh nghiệp kinh doanh khác.

Ông Vũ Hoàng Liên, Giám đốc VDC cho biết: "Việc nâng dung lượng kênh Internet quốc tế nói trên có vai trò quan trọng. Trước hết là đáp ứng được nhu cầu của khách hàng với tốc độ truy cập nhanh hơn, chất lượng đường truyền được đảm bảo hơn, đồng thời giải quyết được tình trạng nghẽn mạng trong giờ cao điểm, đảm bảo thông tin thông suốt. Ngoài ra, việc phân hướng kênh đa dạng và mở thêm dung lượng trên cáp đất cũng là một phương án dự phòng (back-up) trong trường hợp sự cố cáp biển xảy ra, đảm bảo tính an toàn cho hạ tầng mạng Internet quốc gia".

Thực tế cơn bão số 6 hồi giữa năm 2008 có thể coi là cuộc "thử lửa" đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet và chỉ có VNPT vượt qua được. ông Nguyễn Hồng Hải, Giám đốc Trung tâm điện toán và truyền số liệu khu vực 1 của Công ty VDC cho biết, ngày 26/9/2008, các thuê bao Internet Việt Nam sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp không thuộc VNPT đã không vào được trang web nước ngoài do hai đường cáp quang quốc tế hướng Lạng Sơn và Móng Cái bị đứt vì ảnh hưởng của bão số 6. Hai điểm bị đứt nằm trên địa phận Tràng Định (Lạng Sơn) và Hoành Bồ (Quảng Ninh). Trong khi đó, mạng Internet của VDC hoạt động ổn định. Theo dõi trên hệ thống, các đường kênh của VDC kết nối quốc tế trên đất liền (qua Trung Quốc) cũng như trên biển không có cảnh báo lỗi; Lưu lượng truyền tải dữ liệu qua mạng bình thường. Một trong những lý do căn bản quyết định sự ổn định của hệ thống là do chỉ có VDC là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet trên thị trường có kết nối quốc tế qua nhiều tuyến cáp theo nhiều hướng khác nhau như Hồng Kông, Singapore... Hơn nữa, mỗi tuyến kết nối đi quốc tế của VDC có dung lượng rất lớn nên mạng lưới có khả năng dự phòng lớn nhất.

Tăng gấp đôi dung lượng đường truyền quốc tế

Vào cuối tháng 12/2008, đầu tháng 1/2009, VDC đã tiếp tục mở thêm 2 hướng STM16 đường truyền đi Mỹ. Tiếp tục đà phát triển của năm 2008, trong năm 2009, dự báo nhu cầu của khách hàng đối với dịch vụ Internet vẫn tiếp tục tăng. VDC đã xây dựng xong kế hoạch mở rộng kênh Internet quốc tế, với tổng dung lượng kênh Internet quốc tế trong năm nay sẽ tăng gấp đôi. Cụ thể là, một phần lớn kênh mở mới sẽ chạy trên tuyến cáp quốc tế AAG (tuyến cáp kết nối Đông Nam Á trực tiếp tới Mỹ) - sẽ được hoàn thành và đưa vào khai thác cũng trong năm nay. Như vậy, việc mở rộng dung lượng quốc tế sẽ góp phần nâng cao chất lượng các dịch vụ Internet của VDC.

Một quan chức của VNPT cho biết, trong năm 2009, VNPT đầu tư 1 tỷ USD cho mạng băng rộng. Giới phân tích cho rằng, trên thị trường không phải doanh nghiệp nào cũng đủ sức thực hiện việc đầu tư mang tính chiến lược như vậy nên không khó hiểu khi chỉ có mạng Internet hướng đi quốc tế của VNPT trụ được trong bão gió, thiên tai cỡ bão số 6.

Hiện tại, nhiều nước trên thế giới đã lấy tiêu chí tỷ lệ thuê bao băng rộng thay cho tỷ lệ sử dụng máy điện thoại để đánh giá mức độ phát triển của quốc gia. Không khó để các nhà hoạch định chính sách của các doanh nghiệp lớn trên thị trường nhận ra xu hướng này. Trên thị trường dịch vụ Internet băng rộng có tới 5 nhà cung cấp nhưng tại các thành phố lớn, dịch vụ này được chia 3 cho VNPT, Viettel và FPT. VNPT hiện là doanh nghiệp đứng đầu thị trường về cung cấp dịch vụ Internet tốc độ cao, với hơn 1, 4 triệu thuê bao Mega VNN. Hiện hai doanh nghiệp có thị phần lớn sau VNPT là FPT Telecom và Viettel cũng chỉ có tổng cộng khoảng 850.000 thuê bao. Nếu so với con số thuê bao Mega VNN của VNPT có thể thấy cán cân tương quan đã quá chênh lệch!

Ông Trần Mạnh Hùng, Uỷ viên Hội đồng Quản trị của VNPT cũng cho rằng, hiện nay doanh thu bình quân trên mỗi thuê bao Mega VNN tương đối lạc quan và điều này khẳng định tiềm năng lớn của thị trường với dịch vụ này. Việc đầu tư cho mạng băng rộng nói chung và đường truyền Internet hướng quốc tế nói riêng là một định hướng chiến lược của VNPT nên doanh nghiệp này luôn nỗ lực duy trì "khoảng cách phát triển" với các doanh nghiệp còn lại trên thị trường.

Theo Xã hội thông tin

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội