Giải đáp 10 thắc mắc Wi-Fi thường gặp nhất

Started by Sao_Online, 30/03/09, 22:34

Previous topic - Next topic

Sao_Online

Mạng không dây đang ngày càng trở nên phổ biến, nhưng không phải ai cũng hiểu biết về công nghệ này. Dưới đây là giải đáp cho 10 thắc mắc thường gặp nhất khi sử dụng Wi-Fi.

1. Không thể kết nối tới router Wi-fi

Đây là sự cố thường gặp nhất và cũng phức tạp nhất do có quá nhiều nguyên nhân, tuy nhiên bạn có thể thử vài cách sau đây. Trước hết, kiểm tra router có thiết lập DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol) hay không. Nếu có, thử tắt và mở lại chế độ đó. Nếu tình hình không "sáng sủa" hơn, tắt nốt các thành phần bảo vệ mạng (tường lửa) và thử lại – đôi khi thiết lập bảo mật sai cũng làm danh sách IP trong mạng bị lỗi, dẫn tới không thể kết nối tới router. Bạn cũng nên kiểm tra các dụng cụ điện tử không dây khác như điện thoại, màn hình, chuông báo động vv: tắt chúng đi và kiểm tra xem mạng đã hoạt động bình thường chưa. Nếu tất cả các phương án trên đều không tác dụng, thử tắt toàn bộ router và PC trong mạng, sau đó khởi động lại.

2. Các hiểu biết cơ bản về bảo mật cho mạng không dây

Thông thường router có hai cách bảo vệ mạng: WEP (Wired Equivalent Privacy) và WPA (Wi-Fi Protected Access Encryption). WPA bảo vệ tốt hơn WEP.

Phần lớn router có mặt trên thị trường đều hỗ trợ giao diện điều khiển web, đăng nhập qua trình duyệt web thông thường bằng IP dạng http://192.168.0.1 hay http://192.168.1.1 – xem thêm hướng dẫn sử dụng router cụ thể để biết. WPA thường yêu cầu bạn nhập mật khẩu từ 8-63 chữ số, trong khi WEP cho phép chọn giữa mã hoá 64 hay 128 bit. Bên cạnh thiết lập WPA, WEP, bạn có thể tắt chế độ SSID (Service Set Identifier – tự khai báo tên mạng), khiến hacker gặp chút khó khăn khi dò tìm mạng. Firewall và mật khẩu mặc định của router cũng nên được lưu ý. Và cuối cùng, nếu không có như cầu chia sẻ file qua mạng (file sharing), tắt nó đi để giữ an toàn cho dữ liệu cá nhân của bạn.

3. Mở "cổng" (port) cho router không dây như thế nào?

Vài tác vụ, ví dụ máy chủ web cá nhân, IP webcam, máy chủ FPT tại gia, và nhiều game trực tuyến yêu cầu bạn mở port trên router để nhận tín hiệu từ PC khác trên mạng. Mỗi router có khác một chút, nhưng về cơ bản gồm những bước sau đây:

- Xác định số cổng mà phần mềm yêu cầu mở

- Đăng nhập vào router. Tìm mục NAT, hoặc NAT traversal.

- Điền port đầu tiên (start port) và cuối cùng (end port) của dãy port muốn mở. IP sẽ là IP của PC yêu cầu mở port trong mạng. Chọn giao thức (protocol) là TCP.

4. Mở rộng "vùng phủ sóng" Wi-FI

Tuân thủ các nguyên tắc sau nếu bạn muốn mở rộng tối đa "vùng phủ sóng" wi-fi của router:

- Lắp đặt ăng ten tại nơi cao nhất và không có vật cản. Sóng wi-fi phát xuống dưới mạnh hơn lên trên. Các vật dụng chứa nước như bể nước, bể cá cảnh, vật dụng làm bằng sắt hoặc đặc như bê tông, gạch "góp phần" cản trở đáng kể tín hiệu sóng.

- Nếu thay đổi vị trí ăng ten không hiệu quả, bạn có thể cân nhắc mua bộ tiếp sóng. Dụng cụ này giúp tăng tầm phủ sóng khoảng 25 mét, nhưng yêu cầu cài đặt khá rắc rối.

5. Tự động đăng nhập vào bất kì mạng nào

Nếu bạn quá... lười biếng, không muốn chỉnh tay mỗi lần kết nối vào mạng wifi mới, tại sao không để laptop tự làm việc này? Chọn Control Panel > Network Connections > chuột phải chọn mạng đang sử dụng. Tiếp đó chọn Properties > Wireless Networks > Advanced > đánh dấu chọn "Any available network" và "Automatically connect to non-prefered networks".

6. Dùng kênh sóng nào?

Cả hai chuẩn 802.11b và 802.11g đều có ít nhất 11 kênh khác nhau, mặc định thường là kênh 6. Nếu tín hiệu bị nhiễu do router hàng xóm hoặc các nguồn phát khác, bạn nên đôi tần số sang kênh khác.

7. Chia sẻ trên mạng không dây

Tương tự như mạng cổ điển, mạng Wifi yêu cầu bạn lập một workgroup và nhóm tất cả PC cần chia sẻ file vào group đó. Tiếp đó, nhấn chuột phải vào folder, chọn nhãn "Sharing", đánh dấu chọn "Share this folder on a network" và "Allow network users to change my files" để cho phép người khác thay đôi tuỳ ý file trong folder nếu muốn. Cuối cùng, nhấn ok.

8. Có nên để người khác dùng chung mạng Wi-Fi hay không?

Vài người không thấy được mối nguy hại của việc cho người khác dùng chung mạng Wi-FI, từ hàng xóm cho đến .. người xa lạ. Trước hết, không phải ai cũng tôn trọng đường truyền Internet chung - họ có thể download, upload quá nhiều gây ảnh hưởng tới chất lượng mạng. Tiếp theo, vài người xấu tính có thể lợi dụng đường truyền chung để cài phần mềm xấu lên PC người khác.

Nếu vẫn "quyết tâm" chia sẻ đường truyền, và thậm chí không chọn chế độ "encrypt file" (mã hoá file), bạn nên tắt file sharing, và bật FireWall, chống virus sẵn sàng.

9. Dữ liệu khi lướt web tại Internet café có được bảo mật?

Đã bao giờ bạn tự hỏi "điều gì sẽ xảy ra" nếu tín hiệu từ laptop đến router bị "chặn" bằng phần mềm chuyên dụng, từ đó làm lộ bí mật các cuộc đàm thoại? Điều này có thể, nhưng với khả năng rất nhỏ. Hơn thế nữa, các kết nối quan trọng đều thông qua giao thức https bảo mật tối đa.

10. Firewall phần cứng khác Firewall "mềm" như thế nào?

Đa số router hiện nay có sẵn một filewall có nhiệm vụ bảo vệ cả dữ liệu vào và ra khỏi router, cũng như NAT giúp PC "vô hình" trước các cuộc tấn công. Nếu đã sử dụng firewall của router, bạn sẽ không cần sản phẩm hãng thứ 3 nữa, bao gồm cả Microsoft Firewall.

Theo CNet
Đi dân nhớ, ở dân thương!

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội