giúp 24h ... thanks

Started by tinhbanvatoi, 02/04/09, 15:26

Previous topic - Next topic

tinhbanvatoi

tinhbanvatoi đang tham gia bài dự thi về ngành công đoàn việt nam.
còn một câu đang vướng mắc chút xíu ai có thể giúp thanks !!!


câu hỏi: đồng chí hãy viết một bài khoảng 1500 từ cống hiến ý tưởng hay, có ý nghĩa thực tiễn cho hoạt động công đoàn hoặc những kỷ niệm sâu sắc trong hoạt động công đoàn của bạn ?

saos@ngmo

thay vì công đoàn tổ chức đi nghỉ mát 1 ngày hàng năm cho cán bộ công nhân viên, công đoàn tổ chức chơi lô, nếu mà được thì có phải anh em sẽ được nghỉ 8 ngày không.
nếu mà trượt thì cũng chẳng sao, thì lúc đó coi như cho anh chị em nghỉ mát tại nhà 1 ngày
xin hết!

Sao_Online

Quote from: tinhbanvatoi on 02/04/09, 15:26
câu hỏi: hoặc những kỷ niệm sâu sắc trong hoạt động công đoàn của bạn ?

Nếu nhờ thì bỏ đoạn này đi. Kỷ niệm thì Bố thằng nào kỷ niệm thay mày được. Nếu nhờ được thì đồng nghĩa với việc là ăn cắp kỷ niệm của thằng khác về làm kỷ niệm của mình thôi!
Đi dân nhớ, ở dân thương!

Sao_Online

CÔNG ĐOÀN

Công đoàn (nghiệp đoàn, liên đoàn lao động) là "một hiệp hội của những người làm công ăn lương có mục đích duy trì hay cải thiện các điều kiện thuê mướn họ" [1]

Trải qua ba trăm năm, các công đoàn phát triển thành nhiều dạng thức dưới sự ảnh hưởng của các thể chế chính trị và kinh tế. Mục tiêu và hoạt động cụ thể của các công đoàn có khác nhau, nhưng thường bao gồm:

* Cung cấp lợi ích dự phòng: Các công đoàn thời xưa, như các Hội Ái Hữu (Friendly Societies), thường cung cấp nhiều lợi ích để bảo trợ cho các thành viên trong trường hợp thất nghiệp, ốm đau, tuổi già hay chết. Ngày nay ở các nước phát triển những chức năng này được coi là thuộc về nhà nước, nhưng những quyền lợi khác như đào tạo huấn luyện, tư vấn và đại diện về luật pháp vẫn còn là những lợi ích quan trọng đối với thành viên công đoàn.

* Thương lượng tập thể: Ở các nước mà công đoàn có thể hoạt động công khai và được giới chủ thừa nhận, các công đoàn có thể thương lượng với chủ thuê mướn lao động về lương bổng và các điều kiện làm việc.

* Hành động áp lực: Các công đoàn có thể tổ chức đình công hay phản đối để gây áp lực theo những mục tiêu nào đó.

* Hoạt động chính trị: Các công đoàn có thể tác động đến những luật lệ có lợi cho toàn thể giới lao động. Họ có thể tiến hành những chiến dịch chính trị, vận động hành lang hay hỗ trợ tài chính cho những cá nhân hay chính đảng ứng cử vào các vị trí công quyền.

Lịch sử

Bắt đầu từ thế kỷ XVIII, hầu hết xã hội Phương Tây, nhất là Anh Quốc với nhiều biến động diễn ra trước hết, chứng kiến sự chuyển đổi từ nền văn hóa trồng trọt với nền tảng sản xuất thủ công sang cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Bên trong cuộc chuyển mình này nhiều biến động đã thúc đẩy sự xuất hiện của công đoàn.

Những biến động lúc bấy giờ gây ra những lo ngại ngày càng tăng đối với thợ thủ công và các phường hội. Họ lo sợ bị chiếm mất những công việc đã ổn định từ xưa, sợ những đổi thay về lương bổng và phương thức lao động. Hơn nữa, sự bùng phát của xã hội công nghiệp đã lôi kéo phụ nữ, trẻ con, người lao động từ ruộng đồng vào lực lượng công nhân, với số lượng lớn và với những vai trò mới mẻ. Điều kiện làm việc và lương bổng không đạt tới tiêu chuẩn sống hiện đại.

Nguồn gốc và những ngày đầu lịch sử

Công đoàn đôi khi được xem như hậu duệ của các phường hội Âu Châu trung cổ mặc dù sự liên quan giữa chúng còn đáng bàn cãi. Các phường hội trung cổ tồn tại là để bảo vệ và cải thiện kế sinh nhai của các thành viên thông qua việc kiểm soát vốn kiến thức của thợ thủ công (bí quyết nghề nghiệp) và sự phát triển của các thành viên từ thợ học việc đến thợ lành nghề, thợ giỏi, và cuối cùng thành thợ cả hay trùm thợ của cả phường nghề. Chúng cũng cung cấp chỗ ăn ở cho các thành viên, giúp họ khi đi lại để tìm việc. Các phường hội có thể hiện một số khía cạnh của công đoàn hiện đại, nhưng đồng thời cũng có các đặc điệm của các hội nghề nghiệp hay các công ty hiện đại.

Hơn nữa, cũng như vài hiệp hội nghề thủ công ngày nay, các phường hội rất khắt khe trong việc kết nạp thành viên và chỉ giới hạn trong số những thợ thủ công làm một nghề đặc thù nào đó. Nhiều công đoàn hiện đại có xu hướng bành trướng, thường xuyên tìm cách kết nạp nhiều loại công nhân khác nhau để tăng tầm hoạt động của toàn thể tổ chức. Một liên đoàn lao động của năm 2006 có thể chỉ gồm công nhân làm một nghề, mà cũng có thể kết hợp rất nhiều hay toàn bộ công nhân của một công ty hoặc của cả một ngành công nghiệp.

Kể từ khi phát hành cuốn Lịch sử Chủ nghĩa Công đoàn (History of Trade Unionism) (1984) của Sidney và Beatrice Webb, quan điểm lịch sử rằng công đoàn là "một hiệp hội của những người làm công ăn lương có mục đích duy trì hay cải thiện các điều kiện thuê mướn họ" thắng thế. Có một định nghĩa hiện đại khác của Cục Thống kê Úc Đại Lợi rằng công đoàn là "...một tổ chức hợp thành chủ yếu bởi những người làm thuê, hoạt động cơ bản là thương lượng về lương bổng và điều kiện thuê mướn cho các thành viên của nó".

Như nhà sử học R.A Leeson, trong cuốn United We Stand (Tạm dịch: Chúng ta hãy đoàn kết đứng lên) (1971) có viết: "Hai quan điểm mâu thuẫn nhau của phong trào công đoàn đấu tranh với nhau để giành ưu thế trong thế kỷ mười chín: một đằng là truyền thống phường hội nghiêm ngặt có tính phòng thủ truyền lại qua các câu lạc bộ thợ thuyền và các hội bạn thợ,... đằng khác là xu thế bành trướng có tính tấn công nhằm thống nhất toàn thể 'người lao động nam cũng như nữ' để thiết lập một 'trật tự mới'..."

Trong nghiên cứu lịch sử gần đây, Trade or Mystery (2001), Tiến sĩ Bob James trình bày rằng công đoàn là một phần của một phong trào rộng lớn hơn của các cộng đồng chung lợi ích, nó bao gồm cả các phường hội trung cổ, các hội Tam điểm, hội ái hữu Oddfellow, các hiệp hội bạn thợ và các hội kín khác.

Kinh tế gia thế kỷ XIX Adam Smith đã lưu ý sự bất cân đối về quyền lợi của người lao động so với của người sở hữu (hay "ông chủ"). Trong chương 8, tập I cuốn Của cải của các Quốc gia (The Wealth of Nations), Smith viết:

Hiếm khi ta nghe nói đến sự liên hiệp của các ông chủ, mà thường nghe đến hội của những người làm công. Nhưng ai đó dựa trên điều này mà tưởng tượng rằng các ông chủ hiếm khi tập hợp lại thì kẻ đó thật dốt nát, cả về thế giới lẫn về vấn đề này. Các ông chủ ở mọi lúc mọi nơi đều liên hiệp với nhau một cách ngấm ngầm nhưng khư khư bất biến, hòng không nâng lương của nhân nhân công lên trên mức hiện hữu...

[Khi những người lao động tập hợp lại,] các ông chủ... không ngừng làm ầm ĩ lên kêu gọi sự hỗ trợ của chính quyền dân sự, và đòi thực thi nghiêm khắc những luật lệ ngặt nghèo được ban hành nhằm chống lại sự liên hiệp của những người đầy tớ, người làm công và thợ thuyền.

Như đoạn trích trên đây cho thấy, các công đoàn đều là bất hợp pháp trong nhiều năm ở hầu hết các nước. Đã có những hình phạt khắt khe đối với những mưu toan tổ chức công đoàn, thập chí đến mức tử hình. Mặc dù thế, các công đoàn vẫn được thành lập và dần dần có được sức mạnh chính trị, kết quả cuối cùng là một bộ luật lao động không chỉ hợp pháp hoá những nỗ lực tổ chức công đoàn mà có luật hoá mối quan hệ giữa giới chủ với những người làm thuê được tổ chức thành những công đoàn. Nhưng sự chống đối vẫn tồn tại thậm chí sau khi các công đoàn được hợp pháp hoá, như vụ án Tolpuddle Martyrs cho thấy.

Nhiều người cho rằng đây là vấn đề công bằng, khi công nhân được phép góp chung những nguồn lực của họ vào một thực thể pháp nhân, tương tự như việc góp vốn tư bản vào các công ty.

Quyền gia nhập công đoàn đã được nhắc đến trong điều 23 phân đoạn 4 của bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR), và được khẳng định lại trong điều 20 phân đoạn 2 rằng "Không được ép buộc bất cứ ai trong việc tham gia vào một hiệp hội". Việc cấm đoán một người không được tham gia hay thành lập công đoàn, cũng như ép buộc một người làm việc ấy, dù là do chính phủ hay doanh nghiệp thực hiện, đều bị coi là hành vi xâm hại nhân quyền. Những lý lẽ tương tự cũng được đặt ra khi người thuê mướn phân biệt đối xử dựa trên việc có tham gia công đoàn hay không. Những mưu toan của người chủ, thường là với sự hỗ trợ của các lực lượng bên ngoàn, nhằm cấm đoán việc nhân viên của mình tham gia công đoàn được gọi là phá hoại công đoàn (union busting)

Chủ nghĩa Công đoàn thế kỷ XIX

Ở Pháp và Đức cũng như các quốc gia Âu Châu khác, các đảng phái chủ nghĩa xã hội và những người vô chính phủ đóng một vai trò nổi bật trong việc tạo lập và xây dựng các công đoàn, đặc biệt là kể từ những năm 1870 về sau. Ở Anh Quốc thì sự việc lại đối nghịch, các Công đoàn kiểu mới ôn hoà thống trị phong trào công đoàn kể từ giữa thế kỷ XIX và chủ nghĩa công đoàn lại mạnh hơn phong trào lao động có tính chính trị, mãi cho đến khi Công Đảng ra đời và phát triển hồi đầu thế kỷ XX.

Công đoàn ngày nay

Cấu trúc và đời sống chính trị

Các công đoàn có thể tổ chức dựa trên một nhóm công nhân có cùng kỹ năng (chủ nghĩa công đoàn nghề nghiệp), những công nhân thuộc các ngành nghề khác nhau (chủ nghĩa công đoàn toàn thể), hay các công nhân trong toàn bộ một ngành công nghiệp (chủ nghĩa công đoàn ngành). Các công đoàn này thường phân chia theo địa phương và thống nhất với nhau thành các nghiệp đoàn quốc gia. Các nghiệp đoàn này lại liên kết với nhau thành các tổ chức quốc tế, kiểu như Liên hiệp Công đoàn Tự do Quốc tế (International Confederation of Free Trade Unions).

Ở nhiều quốc gia, một công đoàn có thể có được vị thế của một pháp nhân, được ủy quyền thương lượng với giới chủ thay cho các công nhân mà nó đại diện. Trong một vài trường hợp, các công đoàn có một số quyền hợp pháp nào đó mà quan trọng nhất là quyền thương lượng một cách tập thể với người thuê mướn lao động về lương bổng, giờ làm cũng như các điều kiện thuê lao động khác. Việc hai bên không thể đạt đến một thỏa thuận nào đó có thể dẫn đến những hành động gây áp lực, đỉnh điểm là đình công hay đóng cửa nhà máy không cho công nhân vào làm. Trong một số trường hợp cực đoan, từ những sự này có thể nảy sinh bạo lực hay nhiều hành vi bất hợp pháp.

Trong nhiều cảnh huống khác, các công đoàn có thể không có quyền đại diện hợp pháp cho công nhân, hoặc quyền này bị đặt vấn đề. Sự thiếu vị thế của công đoàn có thể ở mức độ không được thừa nhận cho đến việc truy tố các nhà hoạt động công đoàn như tội phạm, đã có nhiều vụ việc bạo động hay chết người được ghi nhận trong lịch sử cũng như ngày nay.

Các công đoàn có thể tham gia vào cuộc đấu tranh chính trị hay xã hội rộng lớn hơn. Chủ nghĩa công đoàn xã hội bao gồm nhiều công đoàn có thể dùng sức mạnh quốc tế để ủng hộ cho những chính sách và luật lệ xã hội có lợi cho thành viên của chúng hay cho toàn thể giới công nhân. Các công đoàn ở nhiều nước cũng kề vai sát cánh với các chính đảng.

Cũng có thể mô tả các công đoàn dựa theo mô hình phục vụ hay mô hình tổ chức. Công đoàn theo mô hình phục vụ tập trung hơn vào việc duy trì quyền lợi cho công nhân, cung cấp những dịch vụ và thu xếp những bất đồng. Trong khi đó, mô hình tổ chức thường có những nhà tổ chức làm việc toàn thời gian, họ lo xây dựng nên niềm tin, những mạng lưới và những những nhà lãnh đạo mạnh mẽ trong lực lượng lao động cũng như những chiến dịch chống đối tập hợp rất nhiều thành viên công đoàn. Có nhiều công đoàn pha trộn giữa hai triết lý này, và định nghĩa về hai mô hình vẫn còn được tranh cãi.

Mặc cho những cấu trúc chính trị và tính tự trị rất khác biệt với nhau, lãnh đạo công đoàn thường được bầu lên một cách dân chủ.

Nhiều kết quả nghiên cứu, như của Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Quan hệ Công nghiệp Úc Đại Lợi (ACIRRT), cho thấy công nhân có tham gia công đoàn được hưởng lương và chế độ tốt hơn những người không tham gia.

Các loại hãng xưởng

Các công ty thuê công nhân có công đoàn thường hoạt động theo một trong những mô hình sau:

* Hãng loại đóng (closed shop – Mỹ) chỉ thuê những người đã là thành viên của công đoàn.

* Hãng loại công đoàn (union shop – Mỹ hay closed shop – Anh) có thể thuê những người chưa vào công đoàn, nhưng đặt một thời hạn để người được thuê phải tham gia công đoàn.

* Hãng loại môi giới (agency shop) yêu cầu các công nhân không tham gia công đoàn phải trả một khoản phí cho công đoàn cho việc nó thương lượng hợp đồng của họ. Tình huống này đôi khi được gọi là "Thể thức Rand".

* Hãng loại mở (open shop) khi thuê muớn hay giữ lại nhân công không phân biệt dựa trên tư cách thành viên công đoàn. Khi một công đoàn hoạt động tích cực, hãng loại mở cho phép những công nhân sắp được thuê có thể được lợi từ một sự thương lượng của công đoàn hay tập thể, mà không cần phải đóng góp vào đó.

Tại Anh Quốc những năm 1980, chính phủ của Margaret Thatcher đã đưa ra một loạt những bộ luật nhằm hạn chế các hãng đóng hay hãng công đoàn. Tất cả những thoả ước bắt buộc công nhân phải tham gia công đoàn nay bị coi là bất hợp pháp. Ở Mỹ, Luật Taft-Hartley năm 1947 đã đặt các hãng đóng ra ngoài vòng pháp luật, nhưng vẫn cho phép các hãng loại công đoàn trong hầu hết các bang.

Sự đa dạng của các công đoàn quốc tế

Do luật lao động của các nước rất khác nhau nên chức năng công đoàn cũng thế. Chẳng hạn như ở Đức, chỉ có các hãng mở là hợp pháp. Tất cả các hành vi phân biệt dựa trên tư cách thành viên công đoàn đều bi cấm. Điều này ảnh hưởng đến chức năng và dịch vụ của công đoàn. Hơn nữa các công đoàn Đức chiếm vai trò lớn trong những quyết định của giới quản lý bằng cách tham gia vào ban lãnh đạo công ty và cùng ra quyết định. Ở Mỹ thì không bằng như thế.

Ngoài ra, sự liên đới giữa các công đoàn với các chính đảng cũng khác biệt. Ở một số nước các công đoàn quan hệ chặt chẽ, thậm chí có cùng ban lãnh đạo, với một chính đảng nhằm đại diện cho quyền lợi của người lao động. Thông thường đây là một đảng cánh tả hay đảng xã hội chủ nghĩa, nhưng cũng có một số ngoại lệ. Ở Mỹ thì ngược lại, mặc dù đã gắn kết từ lâu với Đảng Dân chủ, phong trào công nhân không nhất quán về mặt này; hội Hội Ái Hữu Nghiệp Đoàn Tài xế Xe Tải Quốc Tế (International Brotherhood of Teamsters) ủng hộ mộ số ứng viên Đảng Cộng hòa, và hội Professional Air Traffic Controllers Organization (PATCO) đã ủng hộ Ronald Reagan vào năm 1980 (đến năm sau Reagan đã tàn hủy PATCO, phá vỡ một cuộc đình công bằng cách đưa vào những công nhân thay thế vĩnh viễn). Ở Anh Quốc, quan hệ giữa phong trào công đoàn với Công Đảng Anh đang căng thẳng vì lãnh đạo của đảng này tiến hành các kế hoạch tư nhân hoá xung đột với nhiều thứ mà người ta coi là quyền lợi của công nhân.

Ở Tây Âu, các hiệp hội nghề nghiệp thường thực hiện chức năng của công đoàn. Trường hợp nổi bật là hội Verein deutscher Ingenieure ở Đức. Trong những trường hợp này chúng dứng ra thương lượng cho các công nhân cổ áo trắng như bác sĩ, kỹ sư hay giáo viên. Thường thì các công đoàn kiểu này tránh tham chính, hoặc ngả theo cánh hữu nhiều hơn so với công đoàn của công nhân cổ áo xanh.

Cuối cùng, luật lao động ảnh hưởng đến vài trò của công đoàn và các thức hoạt động của chúng. Ở nhiều nước Tây Âu, lương bổng và quyền lợi chủ yếu là do chính quyền thiết lập. Nước Mỹ có một cách tiếp cận ít can thiệp hơn, thiết lập một số mức chuẩn tối thiểu nhưng để mặc lương bổng và quyền lợi của công nhân cho các cuộc mặc cả tập thể và thị trường quyết định. Trong lịch sử, Cộng hoà Hàn quốc từng chỉnh đốn việc thương lượng tập thể bằng cách bắt buộc các chủ thuê lao động phải tham gia, nhưng thương lượng tập thể chỉ hợp pháp nếu tiến hành trước tết âm lịch. Trong những chế độ toàn trị như Đức Quốc xã, các công đoàn là những cơ quan nhà nước mặc định có chức năng làm cho các công xưởng hoạt động thông suốt và hiệu quả.

Công Đoàn ở Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay, "công đoàn" không được coi là một danh từ chung. Được định nghĩa bằng luật, Công đoàn "là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và và của người lao động Việt Nam (gọi chung là người lao động) tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam; là trường học chủ nghĩa xã hội của người lao động" (Điều 1 khoản 1 Luật Công đoàn 1990).

Nhiều điều khoản khác của luật này quy định cho "Công đoàn" một tư cách pháp nhân (điều 1 khoản 3), có quyền đại diện cho công nhân trong thương lượng tập thể hay trong các tranh chấp trước toà (điều 11 khoản 1, 2 và 3). Ngay cả khi không là thành viên công đoàn, công nhân cũng có quyền yêu cầu Công đoàn đứng ra đại diện cho mình trước pháp luật (điều 11 khoản 4). Hơn thế nữa, Công đoàn còn được quy định quyền lập pháp (trình dự thảo luật, điều 5 khoản 1), quyền hành pháp (tham gia quản lý nhà nước, điều 4 khoản 1) và các quyền tư pháp (giám sát việc thi hành luật pháp, yêu cầu người thuê lao động có trách nhiệm giải trình,...). Công đoàn còn được quy định có quyền tham gia vào công việc quản lý các doanh nghiệp, công ty. Quyền tự do tham gia hay không tham gia công đoàn cũng được quy định rõ ràng.

Cũng giống như trong các chế độ toàn trị khác, Công đoàn ở Việt Nam hiện nay là một tổ chức độc quyền mặc nhiên thuộc về đảng cầm quyền và nhà nước hiện hành (thuộc về chứ không phải tham gia). Tất cả các tổ chức hội đoàn tự phát khác của người lao động bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. Trong khi được quy định có những quyền hành to lớn, trên thực tế, hoạt động của công đoàn Việt Nam có thể bị cấm [2] và bị phạt .[3]

Trước khi có các chính sách "mở cửa", toàn bộ nền kinh tế Việt Nam là thuộc về nhà nước, và nhà nước lại thuộc về "giai cấp công nhân". Khi đó công nhân cũng được coi là chủ sở hữu của chính nhà máy hay công ty mà mình làm việc, ban giám đốc của công ty cũng chính là đại diện của toàn thể công nhân.[4] Những mâu thuẫn nếu có hiển nhiên là những mâu thuẫn nội tại của công nhân với chính họ và do đó không hề cần đến thương lượng hay toà án. Trừ khi có những vi phạm pháp luật về hình sự, công nhân không bao giờ bị đuổi việc. Điều kiện lao động và tiền lương thấp kém, nhưng đó cũng là vấn đề của chính công nhân, do năng suất lao động thấp và tổ chức lao động kém; hơn nữa điều này xảy ra ở tất cả các công ty nên công nhân không thể có cơ sở so sánh. Hoạt động hữu ích thực sự của Công đoàn trong giai đoạn này là hỗ trợ tang ma, bệnh tật, cưới xin, sinh đẻ.

Sau khi mở cửa, các thành phần kinh tế tư nhân khác được pháp luật thừa nhận và bảo trợ, kể cả các doanh nghiệp sở hữu nước ngoài. Trong khi các bộ luật khác cũng như nhiều thể chế nhà nước đã dần dần thay đổi để bảo vệ cho quyền lợi của toàn thể xã hội chứ không chỉ của giai cấp công nhân, Công đoàn vẫn không tách rời khỏi sự quản lý quá chặt chẽ của nhà nước, nghĩa là cũng phải quan tâm đến lợi ích của toàn thể chứ không chỉ lợi ích của công nhân. Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn nghiêm trọng trong các chức năng được định nghĩa bằng luật của Công đoàn. Khi có mâu thuẫn giữa người lao động và chủ thuê lao động, Công đoàn luôn phải thoả mãn với những mục tiêu khác nhiều hơn là quyền lợi của công nhân, những mục tiêu này có thể kể ra là: trật tự trị an xã hội, duy trì sự hấp dẫn của thị trường lao động giá rẻ, đảm bảo mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp,...

Mâu thuẫn nội tại của "Công đoàn" Việt Nam hiện tại đã triệt tiêu những chức năng lẽ ra phải có của nó. Công đoàn không còn đại diện cho lợi ích chỉ của người lao động làm thuê như trên danh nghĩa. Trong khi đó, luật pháp vẫn không thừa nhận tính hợp pháp của bất kỳ tổ chức nào khác của người làm thuê ngoài Công đoàn.[5] Điều này dẫn đến hàng chục ngàn vụ đình công của công nhân trong các năm từ 1990 đến 2005, và hầu hết các vụ đình công này bị coi là bất hợp pháp vì không do "Công đoàn" tổ chức. Điều đáng ngạc nhiên là nhiều vụ đình công đã xảy ra ngay tại các công ty nhà nước, nơi công nhân được coi là chủ sở hữu của toàn bộ công cụ, tổ chức và quy trình lao động.

Một việc được cho là vô lý ở công đoàn Việt Nam là các công đoàn không do các công nhân thành lập nên và họ nhận lương trực tiếp hay gián tiếp từ chính công ty họ đặt trụ sở để bảo vệ cho công nhân công ty đó. Điều này trái ngược với các công đoàn các nước tiên tiến là công nhân tự đứng ra thành lập công đoàn trong công ty và trả tiền cho công đoàn để bảo vệ họ. Vì vậy, có ý kiến cho rằng nên thành lập công đoàn độc lập vì công đoàn Việt Nam sẽ không bao giờ làm đúng bổn phận của mình đơn giản là vì họ không thể chống lại những người đã nuôi sống họ.[6] Điều đáng nói là ý kiến này lại làm cho công đoàn Việt Nam lo ngại.[7]

---------

   1. ^ Webb, Sidney; Webb, Beatrice (1920). History of Trade Unionism. Longmans, Green and Co. London. ch. I
   2. ^ BBC - Cấm đình công trong những ngành trọng điểm http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/08/070802_strikeban.shtml
   3. ^ Báo Vietnamnet http://vietnamnet.vn/xahoi/2003/3/5550/
   4. ^ http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=264623&ChannelID=3
   5. ^ http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/10/061029_hoinghicongdoan.shtml
   6. ^ http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_Th%E1%BB%8B_C%C3%B4ng_Nh%C3%A2n Lê Thị Công Nhân
   7. ^ http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/10/061030_cuthihau_reaction.shtml Bà Cù Thị Hậu lo ngại Công đoàn Độc lập

Đi dân nhớ, ở dân thương!

Sao_Online

Những thông tin trên để tham khảo, đọc để hiểu về tổ chức Công đoàn mình đang tham gia. Tổ chức công đoàn là người đại diện hợp pháp bảo quyền lợi của người lao động (công nhân). Mỗi một ngành nghề riêng thì tổ chức công đoàn cũng có những hoạt động đặc thù.

Quote from: tinhbanvatoi on 02/04/09, 15:26
câu hỏi: đồng chí hãy viết một bài khoảng 1500 từ cống hiến ý tưởng hay, có ý nghĩa thực tiễn cho hoạt động công đoàn

Đây cũng chính là đóng góp ý kiến, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn. Ý tưởng hay là đưa ra hoạt động cụ thể để thực hiện giải pháp. Điều này đồng chí cần nghiên cứu cụ thể ngành nghề của mình để vận dụng cho phù hợp. Tôi không nắm được về đặc thù, hoạt động của ngành đồng chí nên chỉ đưa một số thông tin, giải pháp để đồng chí tham khảo.

Với đồng chí TBVT - một công đoàn viên của Công đoàn Việt Nam. Tuy chưa có những thành tích, đóng góp to lớn gì cho công đoàn nước nhà, nhưng đồng chí đã quan tâm rất tốt đến quyền lợi của công đoàn viên Nữ. Nổi bật là hiện giờ đồng chí chưa hành hạ, xăm soi, thọc mạch đến đời sống của một công đoàn viên nữ nào. Đây cũng là một yếu tố đảm bảo quyền lời cho công đoàn viên nữ. Xét kỹ, đây cũng là một điểm tốt của đồng chí TBVT. Sống một mình cho đời tươi trẻ, yêu đương gạt qua một bên, quyết tâm xây dựng cuộc sống cá nhân và tập trung lập nghiệp, tiến thân.

Với đặc thù của ngành mà đồng chí TBVT đang công tác (cũng chỉ nên đề cập khía cạnh nhỏ là ngành, và trực tiếp là tổ chức công đoàn mà đồng chí TBVT đang tham gia. Rộng hơn thì đó là việc của các tổ chức lớn hơn quan tâm). Vì thế, đồng chí nên tập trung vào những vấn đề chính sau:

Một là, Đảm bảo 100% cán bộ công đoàn, nhất là công đoàn cơ sở phải được tập huấn nghiệp vụ. Đây là một chủ trương rất thích hợp đáp ứng yêu cầu đổi mới từ cơ sở.

Hai là, Theo quy định hiện hành, chỉ có Công đoàn cơ sở mới có quyền tổ chức lãnh đạo đình công. Nhưng trên thực tế Công đoàn đã đứng ngoài 2.500 cuộc đình công, 6 tháng đầu năm 2008 là 400 cuộc, Tết 2006 thời điểm đình công tự phát tăng đột biến (các Doanh Nghiệp).

Nguyên nhân của vấn đề là do Công đoàn chưa sâu sát, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của công nhân. Công đoàn còn thiếu tiếng nói, vai trò, chức năng của công đoàn chưa được phát huy.

Nhằm thực hiện tốt vai trò, chức năng của mình. Khắc phục tình trạng đình công tự phát ở các doanh nghiệp. Bồi dưỡng cho công nhân có nhận thức đúng đắn, trách nhiệm trong công việc và kịp thời bày tỏ ý kiến, tâm tư nguyện vọng của mình với tổ chức (ngành của TBVT) thì công đoàn phải sâu sát tới công nhân. Cán bộ công đoàn là đầu tàu, phải là người sâu sát với công nhân, thực hiện "3 cùng" với công nhân để kịp thời nắm bắt nguyện vọng của họ. Một cách làm khác là CĐ "cùng ăn, cùng ở, cùng làm" để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của công nhân.

Tổ chức công đoàn cần khắc phục những điểm thiếu công bằng, dân chủ, khách quan như ở một số doanh nghiệp (Thông tin tham khảo được trên Internet). Ví dụ như:

- Vì kiêm nhiệm các chức danh khác của C.ty, doanh nghiệp nên cán bộ Công đoàn có suất ăn giữa ca riêng, tiêu chuẩn cao hơn Công nhân.

- Ban Chấp hành Công đoàn gồm toàn những cán bộ có chức, có quyền ở C.ty, doanh nghiệp. Liệu họ có được tập thể công nhân đề cử và bầu ra một cách dân chủ? Hơn nữa, công đoàn sẽ thiếu một hệ thống tổ chức chặt chẽ đến công đoàn bộ phận, tổ công đoàn để nắm bắt thông tin hàng ngày, do đó khó có thể thực hiện "ba cùng" với công nhân, khó nắm bắt tình hình thực thế và sâu sát tâm tư, nguyện vọng của công nhân!


Vân vân và vân vân... (Lắm Vân quá, chẳng biết chọn Vân nào)

TÚM LẠI

1. Tập huấn nghiệp vụ công đoàn cho cán bộ công đoàn các cấp.
2. Xây dựng cơ cấu đội ngũ cán bộ công đoàn phù hợp, có thành phần công nhân (người trực tiếp sâu sát, 3 cùng với công nhân).
3. Công đoàn phải thường xuyên tiếp xúc, gần gũi và nắm bắt tâm tự nguyện vọng của công nhân, kịp thời lãnh đạo công nhân và xử trí các tình huống nảy sinh trong quá trình công tác, lao động và sản xuất.

TBVT thử tham khảo rồi đề xuất hoạt động cụ thể với ngành mình đang công tác. Bí quá mà không đề xuất được hoạt động thì cứ nêu giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở cũng được. Viết thế nào để đảm bảo 1.000 hay 1.500 từ thì mặc xác mày. Có thể viết về vấn đề "công đoàn thường xuyên tiếp xúc, nắm bắt tâm tự nguyện vọng của công nhân" bằng các cuộc offline, ăn chơi, tụ tập, cafe, bia ôm, karaoke, hội nghị, hội thảo... theo lịch hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng quý... Chọn một hình thức phù hợp nhất nhé!
Đi dân nhớ, ở dân thương!

tinhbanvatoi

ok men hihi thanks nhiều !!!.

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội