Sáu trụ cột của nhân cách!

Started by saos@ngmo, 04/10/09, 22:06

Previous topic - Next topic

saos@ngmo

Hồi xưa có đọc về The Six Pillars of Character, vốn định dịch nhưng vừa dài, vừa khó, vừa ngại. Nên thôi tóm tắt lại ý chính của tác giả cho nhanh, tuy vậy ai quan tâm nên đọc thật kỹ bài gốc của tác giả, đầy đủ hơn, chính xác hơn, hay hơn.

Đáng tin (trustworthiness). Đáng tin bao hàm trung thực, tin cậy, trung thành, và kiên định. Trung thực theo nghĩa là có gì nói nấy, thấy 1 nói là 1, thấy 2 nói là hai, không dối trá để đạt mục tiêu. Tin cậy theo nghĩa là người khác có thể tin vào bạn, điều bạn nói ra đã được bạn suy nghĩ, kiểm chứng cẩn thận, không vội vàng, bừa bãi khi phát ngôn, có trách nhiệm với lời nói của mình, không hứa hẹn bừa bãi những điều mình không có khả năng thực hiện. Trung thành có nghĩa là trách nhiệm, sự tận tụy và hy sinh cho bố mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè của mình. Kiên định là trước sau như một, nói vì lòng tin, nói vì chính kiến chứ không nương theo hoàn cảnh, tình huống, sức ép. Trong mọi tình huống đều giữ một quan điểm, một cách nhìn.
Tôn trọng (Respect). Tôn trọng đó là sự nhìn nhận, đánh giá người khác với sự trân trọng. Biết lắng nghe, thấu hiểu, đánh giá và xem xét nhu cầu, mong muốn của người khác. Biết chấp nhận sự khác biệt, nhìn nhận mọi người trên góc độ của họ, không phán xét bằng cặp mắt của mình. Tôn trọng quyền được biết, được nêu ý kiến của mọi người trong các vấn đề ảnh hưởng tới cuộc sống của họ.

Trách nhiệm (Responsiblity). Trách nhiệm bao hàm trách nhiệm với công việc, nỗ lực đạt tới hoàn hảo và sự kiềm chế. Trách nhiệm với công việc nghĩa là đây là việc của tôi, tôi phải lo cho nó, nếu thất bại thì đó là lỗi của tôi. Nỗ lực đạt tới hoàn hảo là cố gắng để mọi thứ tốt hơn, dù không ai yêu cầu nhưng tôi vẫn cố để làm tốt hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn. Đây là nỗ lực để thỏa mãn nhu cầu bên trong, chứ không phải một nỗ lực để đạt được một phần thưởng nào đó. Kiềm chế là việc tự kiểm soát mình, không để mình làm những điều xấu, điều tồi tệ.

Công bằng (Fairness). Công bằng là sự bình đẳng, phi phe phái, hợp lý hợp tình, cởi mở và công khai. Điểm đáng lưu ý ở đây là cách ứng xử phù hợp sẽ tạo ra sự công bằng. Nó là công bằng trong cơ hội, trong thực hiện, trong bình luận/nhận xét/đánh giá và trong thưởng phạt hợp lý với kết quả.

Quan tâm (Caring). Quan tâm không phải là từ thiện, không phải là thương cảm, nó khả năng lắng nghe bằng trái tim, hành động bằng tấm lòng. Bằng sự quan tâm chúng ta có thể lắng nghe được mong muốn, nỗi đau, khát vọng của người khác, điều mà lý trí xét đoán không thể làm được. Bằng sự quan tâm chúng ta có thể hành động vì người khác, thấu hiểu họ, vì lợi ích của họ. Chúng ta không có lựa chọn khác, bởi vì dù độc lập đến mấy, chúng ta không tồn tại một mình.

Công dân tốt (Citizenship). Là công dân tốt tức là tuân thủ các luật lệ thành văn hay không tên của của cộng đồng, chấp nhận nó và hòa mình vào trong nó. Tuân thủ luật lệ chưa đủ là công dân tốt mà còn phải đóng góp, cống hiến để xây dựng và phát triển cộng đồng, cho cả thế hệ trước, thế hệ này và thế hệ sau.

Một việc cần làm là đối chiếu chính mình với 6 trụ cột này để biết mình đang như thế nào, cần nỗ lực gì hơn. Mai có thời gian tôi sẽ làm việc này và post vào đây, còn bạn thì sao? có dám tự đánh giá mình?

Nguồn: TanNg

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội