Truyện ngắn Nguyễn Thị Quỳnh Nga

Started by NgaC, 06/01/07, 22:44

Previous topic - Next topic

NgaC

MÙA TRĂNG ĐỢI.
Rời thị xã, chiếc xe khách từ từ chuyển bánh. Những ngôi nhà cao tầng lùi lại hai bên ngoài cửa kính. Diên cảm thấy mơ hồ trong suy nghĩ, chẳng biết vui hay buồn. Ngồi bên cạnh Diên là Mai đã dựa vào vai cô ngủ từ lúc còn ở bến xe. Diên biết, mình sẽ không thể ngủ ngon lành như Mai, như những lần đi xe khách trước đây. Còn lý do thì cô lại không thể lý giải. Nhưng trước mắt Diên là Bản Vầm, là ngôi nhà sàn thân yêu có mế đang chờ cô.

Diên là một đứa con gái mười chín tuổi. Tóc ngắn, da nâu và cao lêu nghêu như một cái sào- cái sào mế vẫn hay dùng để chọc quả trên cây bứa trước nhà. Ngày tròn mười tám thì Diên xa mế, xa bản Vầm ra thị xã học sư phạm. Diên đã đi qua mười tám mùa bứa chín, mười tám mùa trăng tháng mười lặng lẽ và dịu hiền trên mái ngói đen nâu màu khói bếp. Ngày cô đi, mế chỉ bảo: Đi học rồi về làm cô giáo dạy học mấy đứa con nhà chú Nhình, nhà bên ấy còn đói lắm...

Cô đã đi. Diên cũng biết rằng mế còn mong đợi ở cô nhiều hơn thế. Những ngày đầu ở trường, tối đến Diên cắn môi ngồi ngoài lan can trước cửa phòng để nghe nước mắt chảy ngược vào trong. Đứa con gái bướng bỉnh trong Diên không cho phép cô khóc. Những lúc ấy, cô sợ có đứa bạn nào hỏi đến một câu, vì như thế môi Diên sẽ bật máu hoặc cô sẽ bỏ đi. Diên nhớ những đêm trăng. Diên nhớ con suối nhỏ dưới chân đồi, ngay dưới nhà, đêm lung linh ánh trăng. Trăng nhô lên từ sau ngọn đồi, tưởng như trăng mọc ở những gốc cây hồi trên đỉnh đồi. Rồi trăng đứng lại trên nóc mái nhà sàn. Ánh trăng tắm mình dưới dòng suối trong vắt. Suối bản Vầm uống no nê ánh trăng. Đám trẻ con sung sướng vẫy vùng trong dòng nước kỳ diệu ấy. Còn Hải thì đem sáo trúc ra thổi. Tiếng sáo buồn lẫn vào tiếng cười đùa của bọn trẻ con. Khi bọn trẻ kéo nhau về nhà thì chỉ còn tiếng róc rách của suối chảy và tiếng sáo buồn da diết của Hải. Lần nào cũng vậy, phải đến khi trăng sang bên kia đồi trước nhà thì Hải mới buông sáo đứng dậy. Và lần nào mế Diên cũng bắt Hải lên nhà, ngồi cạch bếp lửa cho khô hết sương ở tóc, áo thì mới cho về. Hải hơn Diên ba tuổi và cũng là người đầu tiên học hết cấp ba ở bản Vầm. Người thứ hai là Diên. Hải cao hơn Diên một cái đầu, da sáng trắng, hiền lành, trầm tính nhưng cương quyết. Ngày Diên ra phố huyện học cấp ba thì Hải lên đường đi bộ đội. Anh xung phong đi thực hiện nghĩa vụ quân sự. Khi cô nhận được giấy gọi đi học cao đẳng sư phạm ở tỉnh thì cũng là lúc Hải trở về. Hải cũng ở cùng mế, mồ côi cha như cô. Dường như vì thế mà tình bạn giữa cô và Hải thân thiết hơn. Mế cô và mế Hải cũng là bạn thân từ nhỏ. Cô cảm nhận rõ một điều rằng, cô quý Hải như một người anh trai ruột.Những ngày mang trên mình bộ quân phục màu núi rừng, Hải vẫn gửi thư về cho cô đều đặn. Những lá thư viết trong đêm đứng gác, gần gũi và giản dị.

Nhưng ngày Diên đi nhập học ở thị xã thì Hải vắng mặt. Anh không đến, còn cô thì tự ái không tìm. Lòng tự ái trong cô lúc ấy cao hơn cả núi Nà Lùng chỉ hạ xuống sau một tháng sống ở đất lạ. Và Diên viết thư về. Cô nghĩ Hải sẽ hồi âm ngay nhưng cô hoàn toàn lầm. Cô không thể hỏi thăm tình hình qua ai. Mế cô không biết chữ nên không thể viết thư. Đến khi về nghỉ tết mế bảo Hải và gia đình đã chuyển vào Nam. Diên lặng người. Hải không nhắn gì lại chỉ để cây sáo trúc lại cho cô. Cô cảm thấy niềm tin trong mình như muốn vỡ vụn. Diên bật khóc, những giọt nước mắt không thể chảy ngược vào trong. Mế ôm cô vào lòng, vỗ về cô như những ngày Diên còn nhỏ. Tiếng hát Sli rạo rực ngoài bản nhưng Diên không cảm thấy hơi thở mùa xuân đã về. Cô nhớ tiếng sáo của Hải.

Diên bảo mế muốn ra trường khi hôm sau là hội bản Vầm. Mế không nói gì, chỉ lẳng lặng xếp bánh khảo, khẩu sli, chè lam vào túi cho cô mang đi. Sơn đến phòng chơi, nhìn mấy đứa con gái tranh giành nhau quà mế Diên gửi thì lắc đầu cười. Cả một đám con gái mười chín, hai mươi tuổi cả mà như trẻ con khi cócái gì đó ăn được bày ra trước mắt. Vì thế Sơn nhất định không chịu cầm mấy phong bánh khảo về, cứ bảo để lại cho mấy đứa. Mai chẳng nói chẳng rằng, bóc luôn giấy gói rồi chia cho từng giường. Ăn xong nó nhìn Sơn cười giòn tan: Rụt rè, khiêm tốn là thiệt đấy anh Sơn. Bọn em toàn tự nhiên như người Hà Nội cả. Anh nhẽ ra phải vô tư chứ. Cả bọn cười rũ ra. Trên giường tầng mấy đứa cầm gối đập xuống chiếu loạn cả lên. Sơn chỉ cười, nụ cười quá hiền lành. Sơn là anh họ của Mai - đứa bạn thân nhất trong phòng với Diên. Diên gặp Sơn lần đầu tiên chính ngay ở nhà anh. Đợt ấy ký túc xá mất nước mấy tuần liền. Mai rủ cô sang nhà bác giặt quần áo. Hôm ấy bác Mai đi công tác, Sơn lôi ra một chậu quần áo to đùng nhờ giặt hộ rồi biến mất. Mai bảo, anh đã đi làm. Sau hôm ấy, Sơn đến phòng bọn cô, mang theo một túi hồng nhâm bảo đấy là thù lao cho hai đứa. Diên không hiểu vì nguyên do gì mà bọn phòng cô rất quý Sơn. Sơn vui tính, cởi mở bao nhiêu thì cô cô khép kín, trầm lặng bấy nhiêu. Diên ít khi nói chuyện với Sơn mỗi khi anh đến phòng chơi, chỉ kiếm cớ đi làm việc khác hoặc ngồi im lặngnghe mọi người trêu đùa nhau và nhìn xem nụ cười hiền lành của Sơn có giống nụ cười của Hải không. Những lúc ấy cô nhớ Hải vô cùng. Nhưng Hải đang ở đâu thì cô không thể biết.

Mai hay chở Diên đi lòng vòng trên con đường hai bên xanh mướt hoa sữa. Giữa thu hoa sữa nở ngọt trong thị xã. Diên sinh ra vào một ngày giữa tháng mười, cuối mùa thu, trăng đẹp nhưng buồn kỳ lạ. Đã bao nhiêu mùa trăng cô ngồi bên suối gần nhà nghe Hải thổi sáo. Đã bao mùa thu đi qua với những kỷ niệm tuổi thơ của bọn cô. Tóc Diên vẫn ngắn, da vẫn nâu. Nhưng hình như cô đã mất đi một tình bạn thiêng liêng mhất của mình. Vì lẽ gì không biết được mà khiến cô hẫng hụt. Chỉ có Hải biết nhưng anh im lặng. Sự im lặng làm Diên đau đớn. Không phải sự im lặng nào cũng là vàng, cô nhận ra như vậy. Sự im lặng của Hải là con dao nhỏ mà vô cùng sắc cứa vào trái tim đứa con gái mười chín tuổi. Thế mà chưa bao giờ Diên nghĩ mình căm ghét anh.

Sinh nhật Diên, Sơn mang đến hai mươi nụ hồng đỏ thắm. Bọn phòng cô ồ lên vì khám phá ra bí mật bấy lâu nay. Diên lạnh cả người. Cô không thích như thế dù cô yêu những bông hồng kỳ diệu nhưng lặng lẽ ấy. Cô sợ nhìn vào đôi mắt Sơn. Và cô nhớ Hải, nhớ cồn cào tiếng sáo và những mùa trăng.

Mùa thu đi qua. Mùa đông cũng qua đi trên núi Nà Lùng. Và rồi mùa xuân cũng sẽ đi qua. Diên lại về bản, về với ngôi nhà sàn chín bậc cầu thang của mế. Cô rủ Mai về, vì cô muốn Mai tận mắt nhìn thấy con suối tuổi thơ và những rừng hồi quê mình. Mai vẫn gục trên vai cô ngủ ngon lành, yên bình và thanh thản. Cô thèm được như Mai biết mấy, muốn đập tan được lưỡi dao vô hình đang kề cận con tim. Xe khách về đến thị trấn khi sương đã trắng mờ những ngọn núi đá nên tối mịt xe ôm mới chở hai đưá về đến nhà. Việc đầu tiên Diên làm là dẫn Mai xuống suối. Nước suối lạnh ngắt nhưng Diên vẫn vục mặt xuống. Cảm giác tê rần thấm vào trong đầu song cô thấy nhẹ nhõm hơn bao giờ hết. Đến khi ngồi bên mế, ngồi bên bếp cháy hừng hực cô mới thật sự cảm thấy bình yên. Lúc này cô mới phát hiện tóc mế đã rụng nhiều và lốm đốm màu trắng của thời gian. Lòng Diên se lại. Mế ngồi giữa cô và Mai, luôn miệng hỏi chuyện. Mai trêu tôi và nhắc đến Sơn. Diên bảo với mế rằng lúc nào cô cũng chỉ nghĩ mình sẽ về bản, cô không quên lời mế dặn. Sơn đã quen với cuộc sống thành thị còn cô không thể quên và tách rời chín bậc cầu thang đã chứng kiến những ngày cô tập đi. Sơn là người của phố thị còn cô lớn lên bằng nước suối bản Vầm, lớn lên trong những mùa trăng, trong hương hồi quê mình. Rồi Mai sẽ hiểu và không trách cô. Cả Sơn nữa.

Diên và Mai giúp mế giã lá cẩm để ngâm gạo nếp làm xôi. Mai có vể thích thú với những hạt gạo màu tim tím. Mùi lá cẩm làm Diên nhớ tới Hải. Ngày xưa, bao giờ cũng là Hải cắt lá cẩm trong vườn mang sang cho mế cô làm xôi để đi thanh minh. Năm nào đi cũng có cô và Hải theo sau hai bà mế. Pá Hải và pá cô cùng nằm giữa rừng hồi của bản. Đặt chõ xôi lên bếp, cô kéo Mai sang nhà ngôi nhà cũ của Hải mà chẳng biết mình định làm gì. Tôi cầm theo cây sáo của Hải để lại cho mình. Diên không nói gì với Mai. Ngày xưa, mỗi lần cô bảo tập thổi thì Hải nói anh sẽ thổi cho cô nghe bất kỳ lúc nào. Cô không biết thổi sáo. Chỉ có Hải trong những mùa trăng.

Người con trai ngồi im lặng ở góc vườn làm Diên thót tim. Cô chợt nghe tiếng sáo bên suối ngày nào vọng lại. Không phải là ảo ảnh. Hải đang ngồi kia. Ánh trăng mùa xuân cũng đủ để cô nhận thấy đôi mắt anh vẫn giống như ngày xưa. Cô thấy mình như chôn chân tại chỗ nhưng tự lúc nào Hải đã ở bên cô. Mai về khi nào cô cũng không biết nữa. Cô đưa sáo cho Hải. Anh mỉm cười: Diên không biết thư anh nhét trong sáo à? Nhưng không sao đâu. Anh đã về. Còn những mùa trăng... Hải cầm tay cô: Ra suối, anh sẽ thổi cho em nghe bài chín bậc tình yêu. Diên thấy bước chân mình nhẹ bẫng. Trăng trên kia ấm hơn cả mùa xuân.


saos@ngmo

Nga à, có phải em viết không? very được!

NgaC

Em post lên đây để chia sẻ với mọi người và hy vọng sẽ nhận được những góp ý chân thành, thẳng thắn của mọi người.
Đây là một truyện ngắn viết đây cách 6 năm. Còn một số nữa nhưng đã gõ trong Wor mà ko thể chuyển lên diễn đàn được ( do không biết chuyển --> Ai chỉ cách với nhỉ? Bác Saosangmo dạy em nhé)

saos@ngmo

#3
Em sang bên này anh hướng dẫn nhé, tránh lan man sang chuyện khác:
http://huongtinhyeu.net/hty/index.php?topic=1564.0

NgaC

#4
Con Đường mùa xuân.

   Có đến hơn chục đứa về dự đám cưới Linh. Trời lất phất mưa khi bữa tiệc kết thúc. Cả bọn kéo nhau đi hát. Phòng cách âm kín như bưng rồi cả khói thuốc của Vinh làm Chi khó thở. Cô đứng dậy, bước ra ngoài. Vinh cũng ra. Ra đến khỏang sân có rất nhiều si rừng trồng trong những chậu cảnh con con thì Vinh bảo:
- Lên quán Net một lúc đi, cho bọn nó ngồi đây hát, lát nữa bọn mình quay lại. Tao muốn gửi email cho Hà.
Chi ngỡ ngàng:
- Thị trấn có internet rồi hả? Mình cũng đang muốn gửi email cho bạn.
Tự dưng Chi thấy vui vui. Bây giờ thì thị trấn đã xuất hiện một quán Net.
   Hoá ra chủ quán là anh hàng xóm nhà Chi ngày xưa. Trong nhà, bọn trẻ con đang chơi Đế chế một cách mải mê. Mấy cô cậu học sinh cấp ba cũng đang ngồi hí hoáy " chát". Bỗng dưng Chi thấy buồn cười. Ngày trước không bao giờ cô nghĩ mình sẽ lại đặt chân đến quán Net cả. Một buổi tối ngồi gõ bản thảo ở nhà Duy, tự dưng Duy hỏi có muốn lập nick không, không biết mô tê gì nhưng cứ gật đầu. Thế nên mà bây giờ khi rảnh rỗi hay khi cực buồn thì cô có thể nói chuyện với Ashaf.
   Ashaf không online. Hôm qua cô đã nói trước là mình sẽ về quê cho anh biết. Giờ này ở Bangladesh cũng chỉ khong tám giờ tối. Không online nghĩ là anh chàng đưa eryn đi chi rồi. Đôi khi Chi nghĩ, thật thú vị khi bỗng dưng qua mạng cô lại có được những người bạn như Ashaf, vừa biết thêm bao điều về Bangladesh và lại có cơ hội rèn luyện ngoại ngữ. Ngồi gõ xong mộ email ngắn, Chi tắt máy rồi đứng dậy, đi sang chỗ Vinh:
- Về đi, kẻo bọn nó lại nhắc!
Vinh vẫn gõ nhanh những con chữ trên bàn phím:
- Chờ năm phút nữa nhá!
Vinh đang chat với một cô bé cỡ mười sáu, mười by tuổi. Hình như đây là cái mốt chung của chát chít. Chi phì cười:
- Đừng quá đà là cái Hà cho đi đời nhà ma nhá!
Vinh gật gật cái đầu nhưng chưa chịu đứng lên. Nhìn cô bé kia mỉm cười qua webcam, tự dưng Chi lại nghĩ mỗi lần nói chuyện với Ashaf. Không biết lúc ấy trông cô như thế nào.
   Vinh vừa dừng xe là Chi chạy ào vào phòng karaoke, không để ý có một nhóm đang ngồi ngoài sân. Chỉ khi giọng Oanh gọi giật lại thì cô mới chững người. Oanh, Thi đang ngồi cùng ba người lạ. Nhìn là Chi biết không phi người thị trấn. Cô đang chần chừ thì một anh thanh niên khẽ lên tiếng: Ngồi uống nước đã Chi, vào trong kia ồn lắm đấy. Lúc ấy Vinh cũng vừa đi vào. Vinh vẫy tay:
-  Ngồi đây đi! Gió mát, trăng thanh thế này thì vào trong ấy làm gì?
Mọi người cười ồ lên. Vinh lúc nào cũng hài hước như thế. Chi quay lại, ngồi cái ghế bên cạnh Oanh. Nhìn lại thì cô nhận ra anh chàng lúc nãy lên tiếng cô đã gặp cách đây hn một tháng ở sinh nhật Oanh. Hai người kia thì chưa gặp bao giờ. Thi không nói câu gì suốt buổi tối, thỉnh thong lại mủm mỉm cười như có gì đó rất bí mật. Còn Chi hôm nay lại chẳng có hứng thú mà cười.
   Thực ra Chi không buồn. Cô thấy nhẹ người khi chuyện tình cảm của cô và Tân đã rõ ràng trắng đen dù đó là một kết thúc cô chưa từng mong đợi. Cô về thị trấn một mình, không thực hiện lời hứa hôm nào với Linh là sẽ đưa Tân về cùng được. Thị trấn và những ngôi nhà mái ngói nâu cũ kỹ, những con đường ngắn và những ngọn núi đá ngàn năm thầm lặng có lẽ không còn trong tâm trí Tân.
   Cô vẫn nhớ lần đầu tiên Tân về thị trấn cùng cô, mẹ anh đã dặn, không đi đâu nhiều, trong rừng nhiều muỗi và thú lắm. Khi ấy Chi buồn cười nhưng tất nhiên cô không dám cười. Sau lại thấy tủi thân. Hoá ra ở thị xã trong hình dung của mọi người thì quê cô vẫn là một vùng rừng thiêng nước độc. Hồi cô học phổ thông, bà Khưng hàng xóm là người cao tuổi nhất khu phố nhà Chi vẫn hay kể lại những năm tháng bà còn trẻ cho cô nghe. Một bà cụ vẫn thường bị mọi người cho là lẩm cẩm lại rất hay ngồi nhắc lại ngày xưa với một con bé thích nghe kể chuyện. Từ chuyện khu phố chỉ mới lác đác vài ngôi nhà cho đến những đêm hổ, báo trên núi ngay sau nhà Chi bây giờ xuống đường rất nhiều. Rồi chuyện những ngày bà con chạy Tàu, những anh bộ đội hy sinh ngay dưới những chân đồi gần thị trấn. Đôi lúc Chi tử hỏi, không biết có đứa trẻ nào lại kiên nhẫn ngồi nghe những chuyện do bà Khưng kể hay không?
   Nhưng giờ có muốn nghe thì bà Khương cũng đã qua đời. Chi nghe tin khi đang học ngoài thị xã chứ không về được. Những câu chuyện như huyền thoại cũng chỉ còn trong ký ức. Bây giờ về thị trấn, tối nào cũng bạn bè, hết cà phê lại kéo nhau đi hát. Thị trấn nhỏ như gom được vào lòng bàn tay, đi một chốc là hết những con đường. Như lúc này có muốn đi lòng vòng trong thị trấn Chi cũng không biết đi đâu.
   Mấy người trong phòng hát cũng đã kéo nhau ra, mấy tên con trai nhanh chân đi thanh toán tiền. Oanh vòng tay vào tay Chi, thủ thỉ:
- Tối nay ngủ với tao nhá!
Chi bật cười:
- Không được. Đưa tao về nhà tai, đã hứa tối nay ngủ cùng tai rồi.
Oanh gật gù:
- Hay thật, bao nhiêu năm sống ở thị xã mà vẫn gọi bà ngoại là tai. Mày là lạ nhất đấy. Hứa với bà à? Thôi được. Để tao bảo người đưa cô nương về.
Chi chưa kịp cản thì Oanh đã lanh lảnh:
- Anh Vũ ơi, nhờ anh đưa bạn em về nhà bà ngoại nó. Đưa về đến nơi nhá, mất tích cô công chúa này là bọn em xử tội anh.
Vinh từ đâu chạy lại:
- Oanh nhá, sao lại nhờ anh Vũ? Sao không cho tôi đưa Chi về?
Chi định gật đầu thì Oanh gi tay doạ Vinh:
- Liệu hồn ông tướng! Anh Vũ muốn hỏi thăm Chi vài câu gì gì đấy. Nhỉ?
Cả bọn hướng ứng lời Oanh, vỗ tay rào rào. Chi thấy mặt nóng bừng. Cô không kịp phản ứng gì thì ai đã yên vị ở xe ấy, còn anh chàng Oanh gọi là Vũ đang khẽ cười:
- Không ngại đâu Chi. Lên anh đưa Chi về nhà bà.
Tự dưng, nghe giọng nói nhẹ nhàng ấy cô cảm thấy yên tâm và bớt bao nhiêu ngại ngần.
   Vừa bước lên đến gần cầu thang thì Chi đã thấy điện ở sàn bật sáng. Tai vẫn chờ cô. Vũ khẽ reo lên:
- Đây là nhà bà của Chi hả? Để anh lên chào bà một tiếng. Tưởng nhà ai, chứ nhà bà ngoại Chi thì anh biết rồi.
Cô chưa kịp nói gì thì đã nghe thấy giọng tai:
- Vũ phi không cháu? Nghe giọng như thằng Vũ!
Chi ngạc nhiên. Cô bước vội lên cầu thang. Giữa nhà, bếp lửa vẫn đang bập bùng cháy. Vũ ngồi ngay cạnh tai. Khuôn mặt và Vũ đỏ hồng ánh lửa. Tai mỉm cười:
- Thằng Vũ là kỹ sư, làm cái con đường qua xã. Hôm trước nhà mình vừa nhờ máy ủi của chúng nó ủi đất vào chỗ đi lên nhà.
Chi mỉm cười. Thì ra là vậy.
   Ngồi một lúc thì Vũ xin phép về. Ngồi cạnh bếp lửa lâu quá rồi sẽ ngại ra ngoài ngay, Vũ bo vậy. Vừa xuống khỏi cầu thang, nghe thấy con tắc kè trên núi đá phía bên kia kêu, Vũ hi cười:
- Tắc kè kêu tiếng lẻ là mai trời nắng đấy. Nếu mai Chi rỗi thì rủ mấy bạn qua chỗ bọn anh chi. Nghe mấy bạn nói Chi cũng hay viết lách. Vào chỗ bọn anh, gặp công nhân miền xuôi giữa núi rừng có lẽ sẽ đầy cảm hứng đấy.
Chi bật cười nhưng lại không nói gì. Cô chưa biết gì về Vũ cả. Cũng chẳng có ý định đi lang thang đâu đó vào ngày mai vì cô đã có kế hoạch khác.
   Chi thức giấc rất sớm vì tiếng kêu não ruột của con chim rừng. Nó kêu ở ngay đồi sau nhà, chốc chốc lại thấy kêu ở đồi bên kia rồi lại quay về đồi cũ. Tai đã dậy từ bao giờ, đang th đàn gà con dưới gầm sàn ra. Sương còn mù mịt. Chỉ thấy lờ mờ  những tàu lá đu đủ, lá chuối phía đầu sàn phi. Mùa này là mùa của sương. Sương ngai ngái như mùi đồng đất những ngày để ải. Lũ gà con kêu liếp chiếp, có con bạo dạn nhảy lên bậc thang đầu tiên, ngỏng cổ nhìn Chi. Tự dưng Chi thấy nó ngồ ngộ, như ngày xưa bọn Chi chạy dọc bờ mưng phía sau phố, đuổi bắt chuồn chuồn dưới cái nắng chói chang của mùa hè.
   Chi lên đến lán của tà thì sưng bắt đầu tan. Cỏ dưới những gốc hồi vẫn ướt sương đêm. Những giọt nước trong vắt đọng trên những chiếc lá ngón xanh thẫm. Mùa này hoa ngón đã thôi rực vàng. Tà cũng đã dậy, đang ngồi trước lán quấn thuốc lá vào mấy tờ giấy be bé để hút. Tóc tà bạc như cước. Nhưng giọng nói vẫn cứ âm vang như tiếng con chim rừng giữa trưa nắng.
   - Con Chi về từ bao giờ thế? Mày về một mình thôi à? Sao đi một mình, không rủ con Khi đi?
   Chi cười. Tà rít một hi thuốc, khói ph ra trắng đục rồi loãng ra tan vào không khí:
- Thuốc của mẹ mày gửi về. Được!
Chi lại cười. Tà mà bo được nghĩ là không cần phi lo lắng gì. Chẳng khen ai bao giờ nhưng nếu tà cứ nói được thì biết là vui lắm, thích lắm.
   Nắng lên. Xuyên qua những tán lá xanh rợp, ri rất ít những giọt nắng xuống sườn đồi. Vài bụi chua me chưa nở hoa, chỉ chúm chím nụ tim tím bé bé. Tà bo, hái chua me mà đun nước gội đầu nhưng Chi không lấy. Cô nhón tay ngắt vài nhánh hoa chua me, để chớm đầu lưỡi. Mỗi nhánh chỉ có một nụ. Chua chua, ngọt ngọt. Ngày xưa, Chi bỗng nhớ ngày xưa quá.
   Ngày xưa, được nghỉ là Chi lại về nhà tai, theo tai lên rừng hồi. Cuối hè, những quả hồi chưa kịp hái đã khô đỏ trên cành và rụng xuống, giống như những ngôi sao màu đỏ nâu. Khi tai trèo trên cây hái những ngôi sao xanh mọng dầu thì ở dưới, quỳ gối trên thảm cỏ dành dành là Chi đang nhặt những quả hồi khô đỏ nở chi rất xinh. Hồi phi nắng khô bao giờ giữa cánh cũng tách đôi, khoe cái hạt mẫm bóng màu vàng, ấy gọi là nở chi. Hạt hồi rơi xuống, cây non mọc lên, không nhiều nhưng cũng đủ để xanh thêm những cánh rừng. Tai phi hồi trong những cái cót trên sàn phi trước nhà. Hồi cứ khô mẻ nào là có người ngoài thị trấn vào mua mẻ ấy. Đường ra thị trấn toàn đá lởm chởm, mùa mưa thì đất đỏ lầy lội, mùa nắng thì bụi mù trời. Mãi những năm khi nhà Chi không ở thị trấn nữa, hồi được giá, bao nhiêu nhà trong bản mua xe máy, mua ti vi, máy cày mang về. Điện nước từ suối Nậm Thin cũng đủ để các nhà xem ti vi và thắp sáng cho bọn trẻ con học bài buổi tối.
   Bây giờ điện lưới quốc gia đã về tận nhà tai. Đàn gà dưới sàn mùa đông cũng có điện sưởi ấm. Thì tai nói như vậy. Chứ bao nhiêu gà, tai để tà mang hết lên rừng nuôi, vừa béo, vừa tránh dịch bệnh. Cứ gần tết là cậu Nền lại chở ra tận thị xã cho nhà Chi cả lồng gà to tướng mà tai bo để dành cho Chi.
   Chờ tà thả trâu xong, Chi to nhỏ như trẻ con để tà về nhà, cho Chi trông rừng hồi một ngày. Con Đen ngồi chồm hỗm bên tà, lâu lâu lại sủa vài tiếng như muốn đánh động những chú nhóc hay đi trrộm hồi trên cây ở khong rừng phía xa. Chi nói thế nào tà cũng lắc đầu cười. Tà bo, một tuần tà chỉ về nhà ba lần để lấy thức ăn thôi. Tối hôm qua tà vừa về nhưng lúc ấy Chi đi chi ngoài thị trấn. Chi tự nghĩ, tai nói đúng thật, rừng hồi này mới thật là nhà tà. Nói lại với tà điều ấy, chỉ thấy tà cười vang, vang sang cả những đồi hồi bên kia.
   Lên đến đỉnh đèo Khau Ra. Phía dưới thung lũng là một bn nhỏ thấp thoáng những ngôi nhà sàn lợp ngói máng. Chi tắt máy, đứng lại. Đường đang đổ đá. Muốn đi nữa mà Chi thấy ngại quá. Lôi máy ảnh ra chụp bao nhiêu kiểu toàn núi gối đầu lên núi, thế mà Chi vẫn thấy thiêu thiếu cái gì đó.
   Tiếng xe máy đột ngột dừng lại bên cạnh làm Chi giật mình. Cô cứ tưởng là dân dưới bản qua. Nhưng không phi. Cô khẽ cười:
- Anh Vũ! Bọn anh làm gần đây à?
Vũ mỉm cười, đưa tay chỉ. Dưới chân đèo, những chiếc xe ca mát đang di chuyển, rồi máy ủi, máy xúc. Từ trên cao nhìn chúng nhỏ và xinh xắn lạ thường. Vũ bật cười khi Chi bo như vậy. Đột nhiên Vũ bo:
- Chi đi thăm công trường bọn anh nhé! Xem mọi người làm việc cũng rất hay đấy!
Cô gật đầu nhè nhẹ. Vũ quay xe. Chiếc Dream bám đầy bụi đất rừng, tự dưng làm cô thấy nao lòng.
   Hoá ra Vũ đã có mặt ở đây từ ba năm trước. Chi ngạc nhiên khi anh có thể đứng ở một chỗ mà đọc vanh vách từng đoạn đường, từng khúc cua, từng nhà dân. Vũ nói về công việc say mê đến kỳ lạ, mà lại là công việc ở những bản làng xa xôi như thế này. Đến cả cô, duy nhất có vài ba lần qua con đường này để đi dã ngoại ở một thác nước cùng bạn bè khi còn đi học. Chứ tự dưng bảo cô đi qua đây thì là chuyện bất thường. Thỉnh thoảng, Chi lại phi mím môi để bình tĩnh đi xe qua con suối, trên kia, một cây cầu mới đang được thi công.
   Chi giật mình khi có tiếng gọi phía sau. Một cậu bé tóc vàng hoe, nhoẻn miệng cười:
- Anh Vũ, dưới bờ suối kia, trên cây vối già có phong lan. Em mới thấy.
Chi tròn mắt:
- Người quen à?
Từ lúc ấy đến khi chia tay, cô mới biết, không chỉ riêng cậu bé ấy, mà bất cứ người dân nào ở Khuổi Đắc, ni lán của bọn Vũ dựng để ở, ai cũng biết Vũ. Ngược lại, anh có thể đọc tên từng người ở từng nhà cho cô nghe. Đấy là chuyện kỳ lạ nhất và cũng thú vị nhất mà cô đã được biết. Chi nghĩ như vậy.
   Chi chia tay Vũ đột ngột, khi dọc đường Vũ phi dừng lại chỉ đạo một đội công nhân đang đổ nhựa đường. Cô phóng thẳng xe ra thị trấn. Nhà đầu tiên cô rẽ vào là nhà bà Khưng. Thằng cu Thành đã lớn, Chi tự dưng bật cười một mình vì đã buột mồm gọi: - Cu Thành! Bây giờ nó đã học cấp ba, cao hơn cô hẳn một cái đầu. Thắp hương cho bà Khương xong, để xe ở sân nhà Thành, cô đi bộ qua khu phố. Chẳng thay đổi bao nhiêu so với những ngày gia đình cô sống ở đây. Chi vẫn thấy thân thuộc lắm. Thì cũng đã có gần hai mươi năm cô gắn bó với thị trấn này. Gặp ai trên đường, cũng hỏi: " Mới về à Chi?" khiến cô ao ước được trở về, chỉ giống như đang đi đâu du lịch mà thôi.
   Tối hôm ấy, là Vũ qua nhà tai đón cô ra thị trấn. Trước khi rẽ vào nhà Oanh thì Vũ đã kể cho cô nghe thêm bao nhiêu chuyện về những ngày anh lên đây làm việc. Cả chuyện cô bạn gái đang học sư phạm năm cuối ở thị xã. Cô bảo, chắc là cô ấy biết Chi vì ngày xưa cùng học trường cấp ba của huyện, sau Chi một lớp. Ngày ấy, lớp Chi nổi đình nổi đám về các hoạt động trong trường. Nghĩ cũng là duyên số, Vũ ở tận dưới xuôi, cuối cùng lại gắn bó với một cô bé người dân tộc ở trong bản xa xôi của huyện miền núi này. Cứ cuối tuần lại phóng xe đi gần trăm cây số ra đón nàng từ thị xã về nhà. Chi vừa cười vừa hỏi:
- Bao giờ thì cưới? Mà anh chắc phi xin việc ở huyện này thì mới được, chứ học sư phạm của tỉnh thì cô ấy chỉ ở lại đây được thôi.
Chẳng thấy Vũ nói gì, chỉ cười. Một lúc lâu thì bảo, khi nào cưới chắc chắn sẽ mời Chi, nếu thực sự đấy là tình yêu và khi con đường từ thị trấn qua bản của tai Chi, qua đèo Khau Ra, qua Khuổi Đắc sang đất Na Rì của Bắc Cạn đã hoàn thành. Mà không là tình yêu thì ba năm ấy hai người đã chẳng vất vả vì nhau như thế làm gì.
Người tiễn Chi ở cuối địa phận thị trấn lần này là Vũ. Anh chàng lúc nào cũng cười tươi rói với khuôn mặt sạm nắng gió của núi rừng. Về đến thị xã, việc đầu tiên cô làm là ghé quán NET lập một hộp thư điện tử cho Vũ. Vì Vũ bo, dù sau này Chi không có thời gian về quê thì anh vẫn dễ dàng kể cho cô nghe chuyện về con đường chạy qua bn của tai cô. Chi gõ một email rất ngắn:" Tôi đã biết, con đường nào là con đường mùa xuân. Tôi sẽ gửi tặng anh một tấm hình có con đường và những con người tạo ra mùa xuân ấy vào một ngày gần nhất", rồi nhấn nút "send" gửi cho Ashaf.
Phố: 3/2004
                      LS: 5/2005.
Nguyễn Thị Quỳnh Nga

NgaC

Hu hu, anh SSM ơi, kết quả đây này ... Làm sao bây giờ

saos@ngmo

Send cho anh cái file word đó đi, anh xem rồi post hộ, sau đó sẽ hướng dẫn tiếp!

saos@ngmo

Một vài comment của anh:
- Anh hơi bất ngờ về: Sương ngai ngái như mùi đồng đất những ngày để ải. Anh đoán chắc 99% người trên diễn đàn này ko biết đến nó, làm anh nhớ lại những ngày thơ ấu, chăn châu với bọn bạn, tắm sông, nhảy cầu, nướng chuột, bới chộm khoai lang, vượt sông bẻ mía,.... tất cả những ký ức đó lúc nào cũng mới nguyên với anh! Những thứ em nhắc đến trong này làm anh thích và thích luôn cả cái cốt truyện rất "mùa xuân" của em, trái hẳn những gì anh vẫn hay đọc  ;)

- Internet và những cái rất nhà quê: giống hoàn cảnh của anh quá thế, giống thật.

-
Quotequả hồi
có phải là hoa của nó thường được rang với cám để đi câu? Chắc chỉ ở vùng cao mới có, anh chưa biết loại này, em mô tả kỹ cho anh được không?

-
Quote
là 1 từ địa phương?

many thanks

NgaC

Quote from: saos@ngmo on 10/01/07, 23:55
Một vài comment của anh:
- Anh hơi bất ngờ về: Sương ngai ngái như mùi đồng đất những ngày để ải. Anh đoán chắc 99% người trên diễn đàn này ko biết đến nó, làm anh nhớ lại những ngày thơ ấu, chăn châu với bọn bạn, tắm sông, nhảy cầu, nướng chuột, bới chộm khoai lang, vượt sông bẻ mía,.... tất cả những ký ức đó lúc nào cũng mới nguyên với anh! Những thứ em nhắc đến trong này làm anh thích và thích luôn cả cái cốt truyện rất "mùa xuân" của em, trái hẳn những gì anh vẫn hay đọc  ;)

- Internet và những cái rất nhà quê: giống hoàn cảnh của anh quá thế, giống thật.

-
Quotequả hồi
có phải là hoa của nó thường được rang với cám để đi câu? Chắc chỉ ở vùng cao mới có, anh chưa biết loại này, em mô tả kỹ cho anh được không?

-
Quote
là 1 từ địa phương?

many thanks

1. Em đã có một tuổi thơ lang thang trên những cánh đồng sau mùa gặt, đủ để cảm nhận được hương vị của nó, nhất là vị của sương. Thật vui vì anh đã phát hiện ra những câu mà bản thân em rất thích.
2. Quả hồi ( vẫn hay gọi là hoa hồi) người ta thường cho vào nước phở có vị cay thơm, là một thành phần làm hương thắp ( nhang), cũng là thành phần của Ngũ vị hương, có hình như ngôi sao nhưng nhiều cánh hơn. Hoa hồi thì màu tím nhạt bé tí xíu, phải là người bản xứ ( và phải lên rưng hồi) mới có cơ hội trông thấy. Hồi trồng chủ yếu ở Lạng Sơn, hình như Cao Bằng cũng có một chút, gần đây một vài tỉnh cũng bắt đầu trồng.
3. Tà---> Đúng là từ địa phương, chính xác là tiếng Tày dùng để gọi ông ngoại.
Tai là bà ngoại.
Nếu lấy vợ LS, Tết thì ngày mùng 2 anh sẽ phải đưa vợ con về chúc Tết bà tai ( gọi thay con của anh nhé)

saos@ngmo

Nữa là: trong cách viết em dùng từ lặp hơi nhiều, hoặc anh thiên về lý thuyết quá, nhưng sự thật là nếu lặp nhiều lần, từ hay đến mấy cũng nhàm, ban đầu anh định sửa bài của em bằng tool, nhưng vì ko vào được yahoo mail để lấy bài nên anh quyết định sửa bằng tay, từ cả của em được dùng hơi nhiều, vì đó là từ anh sửa bằng tay, anh nhớ, :)

Tuy nhiên, với lối mô tả của em, lúc thì chi tiết và rõ ràng, lúc thì "đánh đố" tỉnh bơ. Anh thích kiểu viết như thế và thích đọc thể loại như thế, mặc dù anh chưa bao giờ viết bất kỳ cái gì liên quan đến truyện.

Với anh, tất cả những gì khởi đầu đều chưa mỹ mãn ngay được, để có thể viết hay như Nguyễn Thị Châu Giang, chúng ta cần vốn sống, óc quan sát, và cần phải viết nhiều. Viết thực sự là 1 kỹ năng, nếu không viết thường xuyên thì không bao giờ có những tác phẩm hay. Hay nói cách khác, mọi nhà văn đều có những bước tập luyện.

Ngoài lề 1 chút, em hình như là cô giáo dạy văn? Anh đọc bên topic truyện của NTCG thì đoán như vậy. Right?

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội