Khoảng Cách Tình Yêu, Quỳnh Dao

Started by tinhbanvatoi, 06/11/06, 15:01

Previous topic - Next topic

tinhbanvatoi

Vào truyện

Đã mười năm rồi mới có được một ngày vui vẻ như thế này. Gian phòng khách ồn ào với số bạn bč đến dự vượt quá số thiệp gửi đi. Trong mười năm qua, tôi chuyển nhà vài ba lần, thế mà bạn bč tôi vẫn tìm được địa chỉ. Còn gì cảm động cho bằng bạn bč đến được đông đủ, dù có người không được mời. Và nhất là trong một đêm đông gió mưa sụt sùi như đêm nay, bạn bč tôi vẫn không ngại ngần, cứ lặn lội tìm đến.
Nhóm lửa lò sưởi lên, không phải vì sợ lạnh, mà vì muốn được trông thấy cảnh quây quần quanh nhau. Ngọn lửa bập nùng soi sáng từng khuôn mặt, cộng thêm tiếng cười đùa vui vẻ của nhóm bạn xưa, càng làm gian phòng của tôi sống động hẳn lên.
Ba chàng "Ngự lâm pháo thủ" đến cùng một lúc. Bao giờ họ cũng thế, rất xăng xái và nhiệt tình trong công việc chung và lạ thay, đến bây giờ "pháo đài" của họ vẫn vững chắc, chưa có một người đẹp nào có đủ sức mạnh để lọt váo mắt xanh của họ cả. Đã có thời, chúng tôi tưởng rằng cô bé Lan sẽ là của một trong ba chàng. Nhưng không hiểu vì sao? Có lẽ tình bạn mạnh hơn tình yêu nên họ cứ nhường nhịn cho nhau, sau này, vì chờ không được Lan đã ôm cầm sang thuyền khác. Khi ba chàng hiểu ra thì đã muộn, chỉ còn biết nhìn theo tiếc rẻ ngậm ngùi. Giờ Lan đã có được cô bé gái lên sáu tuổi, người mập ra chút ít, nhưng nhìn càng có vẻ quyến rũ hơn.
Đằng kia, hai chị em Thu Vân vá Đan Vân ngồi với nhau, họ vẫn yêu mến và khăng khít như ngày nào. Mối tình tay ba giữa hai chị em và Nguyễn Hưng giờ trở thành kỷ niệm. Cách đây bảy năm, Thu Vân và Nguyễn Hưng đã lấy nhau. Còn Đan Vân thì lấy một chàng trai khác. Họ đã có vớí nhau một bé trai. Những lần họp mặt nhứ thế này, Đan Vân chỉ đến một mình. Nàng không muốn dẫn người ấy đến, có lẽ để tránh những cảnh ngượng ngùng, xa lạ có thể xảy ra. Nguyễn Hưng ngồi trên ngế salon, vẫn cười nói ồn áo như thuở còn đi học. Chỉ có điều bây giờ chàng có phần chững chạc và đứng đắn hơn nhiều. Dù sao thì Hưng cũng là cha của hai chú nhóc sinh đôi rồi.
Ngồi giữa đám chúng tôi là cô bé dễ thương và nhí nhảnh. Đó là Thu Phương. Thu Phương và Tuấn Phong là cặp vợ chồng xứng đôi nhất, đẹp nhất và có lẽ là hạnh phúc nhất. Hai người yêu thương nhau tha thiết và từ ngày đính hôn rồi thành vợ chồng đến giờ, họ luôn luôn hạnh phúc bên nhau.
Rất lâu mới có được ngày vui vẻ thế này, tôi vui mừng song không khỏi luống cuống. Bạn bč mỗi người mang đến một ít: Hạt dưa, khô bò, trái cây bày ra đầy ngộn trên bàn. Và dù rằng tuổi đã qua ngoài ba mươi, nhưng cả bọn, ai nấy cũng đều ăn uống ngon miệng lắm
Thu Phương nắ m lấy tay tôi nói:
- Thảo ngồi xuố ng đây đi. Nều Thảo muốn đãi tụi này, thì bán cả cái nhà náy đi cũng chưa đủ. Thảo xem ba chàng "Ngự lâm" kìa, đúng là "Đạo ăn uống" phải không? Hčn chi cho đến bây giờ, chả có nàng nào nâng khăn sửa túi cả.
Dũng tròn mắt nhìn Thu Phương:
- Nói gì mà ác khẩu vậy. Mới có "mở máy ăn" chút đỉnh mà đã bị trù ẻo rồi. Làm như ăn hết của nhà mi không bằng. Lúc nào cũng kêu than, trong khi mi và Phong mỗi ngày một phát tướng. ..
Tuấn Phong vội ngắ t lời:
- Thôi xin, thôi xin. Một người chưa đủ sao mà còn lại kéo ta vào nữa. Bộ muốn "dò chưởng" hay sao đây?
Dũng chỉ Tuấn Phong nói:
- Ghê ghệ Bênh vợ dữ quá ta, đúng là vợ chồng nhà sam có khác, chẳng lúc nào rời nhau.
Trường tiếp lời:
- Phải, chẳng thế má khi Thu Phương giơ súng lên nhắm "đùng" là trái tim chàng rớt liền.
Thu Vân xen vào:
- Thôi, xan can. . . chuyện gì mà có "ba chàng Ngự lâm" dính vào là ồn ào như ong vỡ tổ. Thảo nào mà cho đến bây giờ họ vẫn phòng không, nhà trống vậy.
Trường vẫn giữ thói quen xưa, khi nói là đưa tay lên gãi đầu:
- Vậy hả. Thế thì tụi tui xin rút vậy. Ở đây mọi người vào đôi, có lứa cả rồi. Tụi tui xin ra đi đường tìm bạn bốn phương?
- Ghê chưa? - Đan Vân từ nãy giờ im lặng bỗng đứng lên nói như ra lệnh.
- Không được đi đâu hết cả. Chưa nói được chuyện gì đã đòi đi. . đi.
Đan Vân dừng lại, nhìn quanh phòng rồi hỏi:
- Đến đủ chưa nào?
Nguyễn Hưng chậm rãi đáp:
- Còn thiều "Thủy Ngọc" và "Lăng Xăng".
- Có ai báo tin cho hai người đó không? Đan Vân hỏi
Từ nãy giờ, tự nhiên Đan Vân giư chức "chủ tịch" nhóm, mặc dù chẳng ai bầu. Dũng và Tuấ n Phong đưa tay lên:
- Chúng tôi đã báo tin cho họ.
- Vậy mình đợi hai người ấy đến rồi hãy bàn - Lan nói.
- Đợi à, nhưng đợi ai cơ chứ ?
Có tiếng ai nói ở cửa ra vào, chúng tôi nhìn ra, thì ra "Lăng Xăng" vừa tới, chàng đang đừng dậm chân, cho chiếc áo mưa mặc trên người ráo bớt nước. Phía sau "Lăng Xăng" cô bé người làm tên Tù vừa mỉm cười vừa nói:
- Thưa cô có khách ạ!
Anh chàng "Lăng Xăng" vừa bước vào đã bị ngay đòn tấn công của Hà:
- Sao, làm gì mà bao giờ cũng đến trễ thế. Bộ lại đến nhà bảo sanh nữa sao?
"Lăng Xăng" tên thật là Ngô Ngọc Quang - ngày còn đi học, chỉ vì lúc nàu cũng làm ra vẻ bận rộn, hết chạy nơi này đến nơi khác, chuyện gì cũng góp mặt, như không có lúc nào rảnh rỗi vì vậy bị bạn bč gắn cho cái biệt hiệu "Lăng Xăng". Sáu năm trước, "Lang Xăng" cưới vợ, vợ chàng là con gái của một tiểu thương. Hai vợ chồng phải nói là cái máy sản xuất nhanh nhất trong cả nhóm. Chỉ trong vòng sáu năm mà đã có tới bốn mặt con rồi. Từ đó, cuộc đời liền với nhà bảo sanh, tã lót, đường sữa. . . và cái biệt hiệu "Lăng Xăng" lại càng đúng với chàng.
- Thôi chứ. Để người ta thở một chút có được không?
"Lăng Xăng" vừa cởi chiếc áo mưa ra vừa nói, rồi chiếc áo mưa cho nhỏ túi mang ra ngoài và bước vào nhà. Chàng nói như reo:
- Vào đây tự nhiên thấy ấm hẳn lên. Ở ngoài đi mưa lạnh muốn chết.
Nói đọan "Lăng Xăng" nhón một miếng khô bò bỏ váo miệng, tay đón ly trà nóng của bàn, "khà" một tiếng rồi nói:
- Cám ơn Thảo. Thảo bao giờ cũng là người chu đáo nhất bọn.
Thu Phương đẩy chiếc ghế tới gần:
- Ngồi xuống đây đi ông. Đứng gì mãi thế - Rồi Thu Phương hỏi tiế p.
- Bà xã đâu Quang? Có mạnh không?
"Lăng Xăng" ngồi xuống lắc đầu:
- Không được khỏe cho lắm!
Thu Phương chau mày:
- Tại sao?
- Vừa mới bị sẩy..
Đan Vân kêu lên:
- Trời ơi! Sao lại lắm con thế ?
Lăng Xăng nhăn mặt:
- Tăng gia sản xuất để xây dựng đất nước mà lại.
Đan Vân trề môi:
- Hứ !
Lăng Xăng nói:
- Thôi trở lại vấn đề đi. Mấy bạn cho gọi tôi đến đây có phải để bàn việc đón rước Trần Hoài Nam không? Anh chàng Nam bây giờ có vẻ oai ghê, tất cả các báo hôm nay đều chạy tít lớn nơi trang ba báo tin hắn về nước.
- Nhất định là phải thế rồi - Dũng xen váo
- Dù sao đi nữa Nam cũng là một nhạc sĩ tài danh cơ mà.
Nguyễn Hưng tiếp lời:
- Tôi đã đoán là nhấ t định Nam phải có ngày hôm nay, vì Nam là người đặt biệt nhất trong bọn chúng ta.
Anh chàng Lăng Xăng tỏ vẻ bồn chồn:
- Đừng đi xa quá vấn đề, bây giờ cho biết làm cách nào đón ông ấy trước cái đã.
Trường nói:
- Đừng hấp tấp, Thủy Ngọc còn chưa đến kia mà.
Như để trả lời cho câu nói của Trường, có tiếng Tú đứng ngoài cửa nói vào:
- Thưa cô, lại có khách ạ.
Thủy Ngọc từ tố n bước vào. Mười năm trời trôi qua đã mang đến cho nàng bao nhiêu sự thay đổi. Lấy chồng rồi ly dị, xuất ngoại lại trở về. Nhưng lúc nào cô này cũng vẫn giữ được nét linh hoạt như gịot nước. Chiếc áo dài màu đen bó sát người, một làn phấn thoa nhẹ trên mặt, không một món đồ trang sức, nhưng nổi bật hẳn trong gian phòng. Thủy Ngọc đưa mắt nhìn quanh phòng hỏi:
- Sao? đến đủ cả rồi ư?
- Có lẽ chưa. Nguyễn Hưng đáp - Còn thiều ông Nguyễn và Tùng, và Mỹ Linh nữa, từ ngày lấy chồng đến nay vẫn biệt tăm.
Lan chậm rãi:
- Còn nữa chứ ! Trần Hoài Nam nữa chi.
Tiếng nói của Nguyễn Hưng nhẹ hẳn xuống.
- Và cả Thanh Thương nữa.
Trần Hoài Nam? Thanh Thương? Hình ảnh của mười hai năm trước lại trở về trong trí nhớ mỗi người. ..


tinhbanvatoi

Chương 1

Chúng tôi tốt nghiệp tại một trường trung học. Ngày bãi trường, trong buổi tốt nghiệp, chúng tôi đã cùng nhau hợp ca bản "Xa mái trường", mà đến nay tôi vẫn còn nhớ.
Tiếng ca sầu gợi tiếng đàn rung
Đâu như có tiếng tơ trùng
Nay còn gần gũi, mai xa cách
Xa cách cho lòng thêm nhớ nhung. ..
Chúng tôi cùng ca, cùng nghẹn ngào tiếng ca buồn man mác. Hướng về tương lai, lo lắng nhiều hơn là sướng, vì cuộc sống phía trước báo hiệu có nhiều khó khăn trắc trở. Sự chia ly làm chúng tôi bàng hoàng, theo tôi nghĩ, không có một lớp học nào đoàn kết hơn lớp học của chúng tôi, cũng không có lớp học nào mà mọi người yêu thương lẫn nhau hơn lớp chúng tôi. Sau buổi lễ, chúng tôi phân tán ra ngoài sân và hành lang, buồn bã nhỏ to, không một tiếng cười, không một hy vọng, chỉ có khoảng trống trong lòng với bao nỗi băn khoăn.
Trong lớp, tình giữa tôi với Thu Phương là đẹp nhất. Ngồi dưới tàn cây phượng, đối mặt nhau trong yên lặng, mỗi đứa theo đuổi bao nhiêu ý nghĩ vẩn vợ Ba năm học chung ở trung học, bao nhiêu là vất vả nên ai cũng mong được sớm ra trường. Nhưng đến ngày tốt nghiệp, thì lại lo sợ phải xa nhau. Trong lúc chúng tôi đang ngồi trầm lặng thì Thanh Thương đến, bước chân thoăn thoắt tiế n gần, đôi má ửng hồng vì những tia nắng mặt trời. Thanh Thương có vẻ tươi vui vô tư lự. Lúc nàu cũng như lúc nào, hình như cô bé này không hề biết buồn là gì. Đứng trướ c mặt tôi cô nàng lớn tiếng:
- Phương ơi, Thảo ơi! Đừng buồn nữa đứng dậy đi tao có ý kiến này hay lắm.
- ý kiến gì đây?
Tôi lơ là hỏi, vì biết Thanh Thương không bao giờ có một ý kiến gì ra hồn hết ngoại trừ các trò đùa để chọc phá thiên hạ.
- Mình có cách để chúng ta sẽ không phải xa nhau.
- Ồ! Thu Phương la to - ý kiến có hay đấy nhé!
Gương mặt Thanh Thương đỏ hồng lên nàng hấp tấp:
- Các bạn đừng cười, thật đấy, bây giờ tôi nói rồi các bạn sẽ góp ý sau. Mình đề nghị là từ rày về sau, bất luận là chúng ta ở nơi nào trường nào chúng ta vẫn phải liên lạc với nhau rồi lợi dụng những ngày nghỉ lễ hay nghỉ hč ta họp mặt nhau lại, đi picnic tổ chức du ngoạn hay ngồi tán dóc. Những cuộc họp bạn này có thể tổ chức cứ mỗi mươi ngày một lần, như thế chúng ta se không bao giờ xa nhau nữa, phải không các bạn?
- Hay tuyệt! Phong bước đến, chàng hét to - Tôi xin nhập bọn ngay.
- Tớ nữa chứ ! Nguyễn Hưng đưa tay - nào bây giờ chúng ta chồng tay lên nhau nào!
- Đừng bỏ rơi bọn này!
Dũng, Trường và Hà, ba chàng ngự lâm đặt tay lên những bàn tay của chúng tôi.
- Tôi nữa!
- Chúng tôi nữa!
Anh cháng Lăng Xăng và chị em Vân nói.
- Còn tôi!
- Và tôi nữa
- Cho tớ nhập bọn với!
Trong một thoáng, bóng người từ các phía trong trường đổ xô đến, những bán tay chồng lên nhau cao ngất.
Cứ thế, cái vòng thân ái của chúng tôi đã thành hình. Lúc đầu, có tấ t cả ba mươi mấy hội viên, hầu như cả lớp đều đến tham dự. Nhưng sau cuộc thì vào đại học, thì chiếc vòng thưa dần. Người đi vào Nam, kẻ bỏ học không muốn gặp bạn cũ. Sự liên lạc mất dần. Sau cùng, số người còn lại chỉ là mười lăm mười sáu người.
Khoảng thời gian ấy, tuổi trẻ chưa hề sầu thảm, nhưng cũng đã bắt đầu ưu tự Chúng tôi bất cần đến thóì gian, đến vũ trụ, vui đùa bên nhau. Dù mỗi người mỗi ngã, nhưng cần hô lên một tiếng cho biết nơi tụ họp, là không ai bảo ai, mọi người đều đến chỗ hẹn thật đúng giờ. Chúng tôi cùng nhau vui đùa, cùng nhau du ngoạn, nói chuyện tầm phào. . Và cũng bắt đầu chơi trò chơi "cút-bắt-ái-tình".
"Cút-bắt-ái-tình" câu nói ấy là do Thanh thương nghĩ ra, mặc dù tôi có cảm tưởng như có một sự bất ổn và xâm phạm. Nhưng mặc, vì lời nói nào của Thanh Thương cũng thế cả. Trong mười câu là hết tám câu sai văn phạm. Lúc đầu mọi người đều thấy là lạ, nhưng lâu dần cũng quen đi.
Trong một nhóm mười lăm mười sáu thanh niên nam nữ quân quấn, một thứ tình cảm kỳ diệu nào đó đã đến. Trò chơi cút-bắt-ái-tình diễn ra. Hôm nay A ân cần với B, ngày mai B lại sốt D, cứ thế lẩn quẩn. Có lần Thanh Thương đã nói riêng với tôi rằng:
- Hãy nhìn xem, Thảo, chúng ta có khác chi đang diễn kịch. Không biết rồi những năm về sau, màn kịch sẽ kết thúc như thế nào.
Hẳn nhiên là thế, làm sao có ai biết được chuyện ngày sau?
Chúng tôi cũng vậy, không biết, hay là không muốn biết? Chỉ mong vui vẻ tận hưởng những tháng ngày sung sướng. Cho đên bây giờ, tôi vẫn còn nghi ngờ, không hiểu lúc Thanh Thương nói câu nói đó, nàng đã linh cảm được điều gì rồi chăng? Nàng có biết vai trò nàng sẽ nhận lấy ở đọan kết vở kịch không? Thanh Thương thuở xưa là một đứa ồn ào vô tư nhất, lúc nào cũng nói cười luôn miệng, chỉ cần có sự hiện diện của nàng, là thế nào cũng nghe tiếng cười đùa quen thuộc.
- Ha ha, nham nhở thật, nham nhở đến chết mất được.
"Nham nhở" và "chết mất được" là hai từ quen thuộc của Thanh Thương, lúc nào cũng nghe nàng nói đến những tiếng ấy, bất luận trong việc gì. Nhìn thấy chú cá lội trong nước, nàng cũng bảo nham nhở, thấy ông nông phu đang làm ruộng, cũng bảo nham nhở. Một đoá hoa đẹp, cũng bảo nham nhở, đến cả lời than cũng nghe nham nhở. Thanh Thương lại bắt chướ c giọng văn xưa, càng làm cho câu nói trở nên khôi hài. Vì thế Thủy Ngọc thường hay chọc quê Thanh Thương.
- Thật nham nhở, có gì đáng đâu mà cười dữ vậy?
Con người của Thanh Thương thì như thế đó. Thành thật mà nói, nàng là người bạn dễ mến. Vì có nàng, một bầu không khí vui vẻ bao trùm cả mọi người, con trai con gái người nào cũng thích Thanh Thương. Nhưng với bản tính tinh nghịch này, Thanh Thương thường khiế n cho nhiều kẻ phải dở khóc dở cười, nhất là với những gã con trai muốn đeo đuổi tán tỉnh. Có một lần, Nguyễn thì thầm điều gì bên tai nàng. Thanh Thương làm tỉnh gật đầu, rồi lại lép nhép câu gì bên tai Nguyễn. Suốt ngày hôm ấy, Nguyễn có vẻ vui sướ ng cười nói luôn miệng, mắt thì cứ mãi liếc về phía Thanh Thương. Một lúc, chúng tôi người nào cũng được Thanh Thương rỉ tai.
- Tối nay mời các bạn đến tập họp tại rạp Quốc Tế, anh Nguyễn sẽ mời tấ t cả xem hát.
Chúng tôi, ai ai cũng đều thích trò đùa vô hại, hình như sợ không làm thế, xã hội sẽ yên tịnh mất. Do đó, khi anh chàng Nguyễn vừa đặt chân đến trước rạp Quốc Tế , thì đã thấy lù lù một lũ mười lăm mạng đứng chờ, chàng ta ngỡ ngàng mở to mắt, lắp bắp hỏi :
- Ủa. . . chuyện gì vậy?
Thanh Thương gỉa vờ không hiểu:
- Anh mời tất cả mọi người xem hát mà tôi đã mời đủ cả, anh mua vé chưa, nhanh lên!
- A! Mà. . . mà. ..
Nguyễn tỏ vẻ lúng túng nói không ra lời chàng bứt đầu bứt cổ trước vẻ mặt tỉnh bơ của Thanh Thương một cách tội nghiệp. Một lúc Nguyễn đau khổ nói:
- Tớ có mời các bạn hồi nào đâu?
Thanh Thương vênh mặt lên:
- Anh bảo tôi mời tất cả mọi người mà thế mà giờ này vẫn chưa mua vé, còn đợi đến giờ nào nữa?
Nguyễn lắp bắp:
- Thương. . . Thương có nghe lộn chăng?
Thanh Thương chau mày, nàng làm ra vẻ giận dữ:
- Chỉ giỏi tài nói bậy không. Hay là anh muốn cho chúng tôi ăn thịt thỏ? Làm thế xem sao được, phim sắp chiều rồi, bây giờ anh cho chúng tôi biết anh có chịu mua vé không nào?
- Thôi được, để tớ mua.
Nguyên vội vàng đáp, anh cháng chạy nhanh đi mua vé - nghe nói là làm văng hết một trọn tháng lương - còn Thanh Thương? Nàng núp vào một bên, ôm bụng cười lăn.
Sau khi chuyện xảy ra, Nguyễn đã cắn răng nuốt hận.
- Cái con bé chết bầm náy, có ngày rồi nó cũng bị người ta trêu phá cho mà biết.
Nhưng Thanh Thương là đứa lanh lợi và thông minh, khó có ai trêu được nàng. Vả lại, nét ngây thơ và dễ thương của con bé dễ gây cho mọi người một tình cảm êm đềm, ai mà đành lòng chọc phá cô tạ Ngoại trừ định mệnh.
Chúng tôi cứ thế vui đùa bên nhau. Trần Hoài Nam lúc đó còn là kẻ ngoại cuộc chàng chỉ tham dự vào cuộc chơi của chúng tôi sau này.




tinhbanvatoi

Chương 2


Một buổi tối mùa hạ, chúng tôi kéo đến họp mặt nhà Phong.
Phong là đứa con trai trời sinh ra để sung sướng. Gia Phong danh vọng. Cha là người nổi tiếng trong giới doanh thương, mẹ là người đàn bà hiền lành dễ thương. Phong lại là con trai duy nhất trong gia đình, trên hắn còn ba người chị, nhưng đều có chồng cả, nến hắ n được tưng tiu như trứng mỏng. Gia đình giàu có, vì thế trong túi lúc nào cũng có tiền xài không hết, bản tính lại phong nhã hiều khách nên được lòng mọi ngưới. Chúng tôi thích đến nhà Phong tụ tập vì ở đây được tự do không bị người quấy nhiễu, lại luôn luôn đầy đủ thức ăn.
Hôm ấy, trời thật nóng, không khí như lắng đọng, Chúng tôi đoán là sẽ có một trận mưa tọ Nhưng mãi đế n tối mà mưa đâu cũng chẳng thấy. May nhờ phòng khách nhà Phong có máy lạnh - là cái món mà chúng tôi ưa thích hơn cả hạt dưa với thịt bò khô.
Tôi ngồi cạnh Thu Phương. Căn phòng ồn ào hẳn với tiếng cười nói của những người đến dự. Điều này làm tôi thấy yên ổn, vì bản tính từ lúc thiều thời tôi đã sợ cô đơn. Nhưng ở nơi đông người quá, tôi lại có ý muốn thoát khỏi sự Ồn ào một cách kỳ quặc. Điều này, có lẽ liên hệ đến bi kịch của gia đình tôi. Năm lên sáu, cha mẹ ly dị. Cha dẫn theo anh trai còn sống đơn côi với mẹ. Mẹ không chịu bước thêm bước nữa, không phải vì không có cơ hội mà tại vì có tôi. Người thường nói.
- Thảo con, không bao giờ có ai thương con hơn mẹ cả.
Mẹ vì tôi mà không chịu lấy chồng nhưng bây giờ tôi đã lớn rồi bắ t đầu có cuộc sống riêng tư, có thú vui riêng rẽ. Tôi không có thời giờ để đến bên mẹ nữa . Vì vậy, mỗi lần ở trong đám đông náo nhiệt, là tôi lại nghĩ ngay đến mẹ, nghĩ ngay đế n căn gác nóng hầm, nghĩ ngay đến gian nhà cô đơn. Thu Phương thường bảo tôi có vẻ trầm lặng và nghiệm nghị, nhưng cũng là người dễ mềm lòng nhất, dễ rơi lệ nhất, chỉ cần một chuyện nhỏ thôi, là nước mắt tôi như sẵn sàng tuôn trào ra. Nàng bảo.
- Thảo, mới nhìn bề ngoài ai cũng tưởng là người con gái cương nghị nhất, nhưng thật sự ra Thảo là người có đầy đủ nữ tính, hơn cả Thủy Ngọc nữa.
"Thủy Ngọc" là biệt hiệu của Hoàng Lâm, nhưng cái tên này không được ai gọi đến, mà chỉ gọi nàng bằng biệt hiệu. Lâm thật đẹp, nước da trắ ng và mịn, tươi mát như chứa đầy nước, cộng thêm cái đôi mắt long lanh và cái miệng có nụ cười giòn tan như dòng nước vỡ. Đây là những từ ngữ so sánh do Thanh Thương nghĩ ra trong một kỳ du ngoạn. Thanh Thương bảo:
- Con Lâm lạ thật, đôi mắt lúc nào cũng ướt, cũng long lanh như ngọc, nụ cười và tiếng nói cũng giống như những gịot nước, có lẽ nó là "Thủy Ngọc" bọn mày ạ!
Từ đó danh từ "thủy Ngọc" được gán cho Hoàng Lâm, Lâm được nhóm chúng tôi thương như Thanh Thương. Nhưng sự thương này hoàn toàn khác hẳn. Thanh Thương được yêu mến như một chú hề múa rối, còn "Thủy Ngọc" thì được cả nhóm kính trọng nâng niu như một món quà pha lê dễ vỡ.
Hình ảnh của hai đứa trong lòng chúng tôi có thể nhìn thấy rő rệt qua khung cảng gian phòng khách này, cả nhóm gần như chia làm hai phe, một phe đang vây quanh Thanh Thương, một phe quây quần bên Hoàng Lâm.
Đám người bên "Thủy Ngọc" thì đang ngồi yên lặng nghe nhạc, trong khi đám kia ồn ào cãi lẫy, tiếng hét của Thanh Thương nghe rő hơn câ.
- Tôi nói được là được.
Tôi quay sang hỏi Thu Phương:
- Chuyện gì mà Thương nói được đấy?
Thu Phương cười đáp:
- Bà chàng ngự lâm bảo là đứng một chân vừa xoay tròn vừa cúi người xuống là một việc làm khó khăn. Nhưng Thanh Thương nhất quyết là chuyện ấy hắn có thể làm được.
Nàng tiếp:
- Để rồi xem, thế nào một lúc nữa chúng ta cũng sẽ xem, được một màn biểu diễn độc đáo.
Dũng, một trong ba chàng ngự lâm, nói to:
- Thương mà làm được, tớ sẵn sàng lăn tròn dưới đất từ dưới đất từ phòng khách ra đến đường ấy.
Thanh Thương chống nạnh lên:
- Anh noí thật không đấy?
- Thật như vậy.
- Thế các bạn ở đây làm chứng cho Thương nhé. Nều Dũng mà không lăn tớ sẽ xô Dũng ngã để hắn phải lăn.
Thanh Thương tiếp:
- Bây giờ các bạn tránh ra nào, để tôi làm thử, nhất định là phải làm được mà.
Mọi người vui vẻ tránh ra, Thanh Thương đứng giữa tấ m thảm ở phòng khách. Nàng rút một chân lên, xoay tròn người rồi từ từ cúi người xuống. Dũng đứng bên cạnh nói lớ n:
- Cúi chậm một tí chứ , cúi nhanh quá không chịu nghe.
Thân chưa cúi được xuống thấ p, thì mặt của Thanh Thương đã ửng đỏ cả lên, mắt nàng long lanh những hạt mồ hôi hiện đầy trán, nhưng Thanh Thương vẫn không chịu thôi cố gắng, cố gắng. ..
Lan đứng cạnh tôi, hét to:
- Thôi đừng để nó làm nữa. Khổ quá!
Thanh Thương hổn hển đáp:
- Đừng lo, tao nhất định được mà.
Thật tình Thanh Thương đã sắp đạt đến vị trí thành công, Bổng nhiên chúng tôi nghe tiế ng thét "ai da" của Thanh Thương, rồi "đùng" cô bé ngã lăn trên thảm, mọi người cười ồi, trong lúc Dũng huýt sáo thật to, hắ n nói:
- Hay quá! Hay quá!
Tôi chạy vội đến đỡ Thanh Thương lên, nhưng cô nàng vẫn đứng lên không nổi, cô nàng vừa đưa tay xoa lấy đùi vừa nói:
- Ui da! Chân tao bị vọp bẻ rồi. Ui da.
Chân Thanh Thương thường hay bị vọp bẻ, Lan, Lâm, Vân đều chạy đế n vậy quanh, mọi người tiếp tay xoa bóp. Thanh Thương vừa hít hà, vừa nhăn mặt, cô bé có vẻ đau đớn lắ m khiến Lan vừa cười vừa tội nghiệp, nàng nói:
- Tôi đã bảo bạn đừng thử, bạn không nghe, rő khổ !
- ây da! Khó chịu quá! Hừ! Hừ!
Thanh Thương có vẻ chịu không thầu cơn đau, nghiến răng rên rí, Thu Phương mang cồn đến, Phong đi tìm bông để xoa bóp cho cô tạ Mọi người vây quanh lo lắng, nhưng cũng không giầu được tiếng cười. Trong lúc ấy, cửa bỗng mở. Nguyễn Hưng đưa người con trai lạ mặt bước vào.
- Tôi xin phép mang đế n cho các bạn một người bạn mới, đây là anh. ..
Đang nói tới đây, Hưng bỗng yên bặt, chàng có vẻ ngạc nhiên mở to mắt:
- Sao đó? Có án mạng xảy ra ư?
Phong đáp:
- Thanh Thương bốc đồng nên bị vọp bẻ.
- Có dùng cồn xoa rồi chưa?
- Đang thử đây nč.
Nguyễn Hưng đáp:
Dũng bảo:
- Hay là chúng ta dùng sức kéo mạnh, không chừng lại hết ngay.
Hà tính lợi dụng cô hội, hắn bảo:
- Được rồi, để tôi ôm chặt cô ta, Dũng kéo chân cho thật mạnh nhé?
Thanh Thương đoán biế t được, nàng trừng mắt nhìn Hà:
- Tôi thách anh đấy, Ba người các anh không tốt lành gì câ.
Vừa nói nàng vừa trề môi, cơn giận chưa hết lại bị mọi người chế nhạo. Thanh Thương muốn khóc. Thủy Ngọc vội ôm nàng, nhẹ nhàng bảo:
- Nầy đừng có khóc, khóc xem chẳng đẹp tí nào hết.
Thu Vân tiếp lời chị :
- Giỡn chơi cũng vừa phải thôi chứ , có đâu người ta bị vọp bẻ rồi còn đùa được nữa ư?
Dũng nhìn thấy tình hình có vẻ căng thẳng, vội nói:
- Thôi được rồi. Lỗi tại tớ cả, tớ bậy quá!
Chiếc miệng meó xệch của Thanh Thương càng meó hơn, muốn khóc thì lại khó coi, nàng đang cố nhìn xuống. Mọi người xúm lại an ủi rồi quay sang mắng Dũng, khiến chàng càng quýnh quáng.
- Được rồi, tôi chịu thua, bảy giờ Thanh Thương có muốn tôi lăn dưới đất không nào?
Thanh Thương mở to miệng, nàng hét:
- Lăn ngay ra mặt đường!
Cơn giận đã tan dần trong lòng Thanh Thương.
- à mà. . . mà. ..
Dũng có vẻ ngại ngùng, Thu Vân đạp mạnh cho hắn một cái, đau quá, Dũng vội gật đầu.
- Thôi được, được rồi muốn ta lăn thì lăn vậy.
Thanh Thương có vẻ vui sướng, ngồi nhanh dậy.
- Đấy nhé, mọi người ở đây làm chứng cho hắn không thể chối được nữa.
Tất cả cơn đau lẫn nước mắ t của Thanh Thương đã trôi mất. Dũng đứng nhìn nàng một lúc, bỗng nói:
- Ồ" Thì ra mi giá vờ vọp bẻ phải không?
Tất cả mọi người nhìn nhau, ai cũng không ngờ mình vừa bị Thanh Thương dối gạt vừa chỉ nàng vừa cười vừa mắ ng, trong lúc Thanh Thương vẫn tỉnh bơ nắm lấy áo của Dũng, nàng hét:
- Lăn! Lăn mau! Lăn nhanh lên!
Dũng ức lý trợn mắt:
- Không được, đấy là mi gạt ta!
Thanh Thương hét:
- Anh chối hả, anh phải lăn mới được, ở đây ai cũng nghe hứa, anh không lăn không được.
Lan chen vào:
- Thôi anh Dũng, anh lăn ngay đi, coi bộ điệu này anh không thể không trả nợ được rồi.
Thế là trước sự tránh đường của mọi người, Dũng đưa tay lên che đầu, lăn mình ra ngoài cửa, mọi người ôm bụng cười ngất, Thanh Thương vẫn không buông tha, ngồi trên ngế nệm nói với theo:
- Thật nham nhở, nham nhở chết được!
Dũng đừng dậy, cúi đầu trước mặt Thanh Thương:
- Thương ơi! Tớ mong có một ngày nào đó Thương sẽ bị vọp bẻ chết luôn cho bő ngét!
Thanh Thương không vừa, nàng gập mình lại.
- Thành thật cám ơn lời chúc tụng vừa rồi của anh.
Mọi người cùng cười. Nhìn Thanh Thương không hiểu tại sao tôi thấy bất bình trước trò đùa vừa rồi giữa nàng ta và Dũng. ánh mắ t tôi chợt chạm phải một người, đó là ngưóì trai mới đế n. Chàng đứng đấy, dáng người cao với khuôn mặt gầyy và một đôi mắt sâu vời vợi. Hình như chàng ta đang cười với đám người ôm đồm, nụ cười ấy ẩn hiện một thứ tình cảm nhiệt thành và cảm mến, tôi vội lên tiếng:
- Anh Hưng ơi, chúng ta đã bỏ quên người bạn mới của chúng ta rồi!
Mọi người ngừng bặt tiếng cười. Không hẹn cùng ngẩng đầu nhìn chàng trai. Gian phòng hơi lắng xuố ng, chàng thanh niên lạ trở thành môt nhân vật quan trọng. Chàng trai đứng đấy thản nhiên một cách đầy tin tưởng. rồi chàng gật nhẹ đầu chào mọi người.
- Tôi tên là Trần Hoài Nam.
- Nhớ về Nam? Thanh Thương nghiêng ngiêng đầu nhìn chàng trai, vụt nói - Chắc có lẽ anh có một người cha trí thức và thi sĩ lắm nhỉ ?
Trần Hoài Nam cười, nụ cười điểm chút tinh nghịch:
- Trái lai, cha tôi chỉ là một bác sĩ thú y.
Tôi bỗng buột miệng:
- Có lẽ ông ấy đã nhìn thấu hay đã giải phẫu được đời sống con người, và mọi vật nên mới đặt cho anh cái tên như thế.
- Thật không? Chàng thanh niên nhìn tôi một cách chăm chú.
- Tôi thì không nghĩ như vậy, cha tôi chỉ là một bác sĩ giỏi, ông nhìn thầu và giải phẫu được người và loại vật chớ không phải là cuộc sống của nhân loại.
Nói xong chàng lại cười, không hiểu tại sao, tôi bỗng có cảm tưởng như nụ cười của chàng có vẻ buồn bã làm sao ấy.
Thanh Thương chen vào:
- Trời ơi Thảo, sao mấy người mải bàn về cuộc sống như vậy. Không biết tiếc cảnh đẹp như vậy ư? Ta đi chơi chứ ?
Đoạn cô ta đưa tay ra cho Hoài Nam, nói:
- Xin chào người bạn mớ nhớ về Nam.
Nam vội đính chính:
- Không phải. Trần Hoài Nam ạ.
- Trần Hoài Nam ư? Thanh Thương nhún vai - Được rồi, Trần Hoài Nam thì cũng thế, chúng tôi vẫn hoan nghênh như thường - Quay sang đám đông. Thanh Thương hỏi :
- Phải không các bạn?
- Vâng, chúng tôi chỉ sợ không ai chịu nhập hội của mình thôi.
Và như thế, Nam đã gia nhập nhóm của chúng tôi từ đấy.



tinhbanvatoi

Chương 3

Trần Hoài Nam là bạn với Nguyễn Hưng, nhưng học hai trường khác nhau. Hưng theo văn khoa, còn Nam thì học nhạc. Hai người cá tính hoàn toàn khác biệt, nhưng không hiểu tại sao họ lại có thể thân như vậy được. Lúc mới đến với nhóm chúng tôi, Nam có vẻ không thích hợp mấy, ngồi lẳng lặng một bên nhìn mọi người cười nói như kẻ bàng quan. Điều này khiến cho Thanh Thương có lần phải trề môi bảo tôi.
- Tao thấy anh chàng Nam này có thể đi đóng phim trinh thám được đấy. Nhìn tướng gã làm ra vẻ trịnh trọng, kẻ cả thế kia trông thật dễ quê.
Thật sự, Nam có vẻ hơi khác người, chàng không bao giờ ăn mặc cẩu thả xốc xếch như bao nhiêu người con trai khác, lúc nào cũng phục chỉnh tề, không lớn tiếng cãi lẫy, với chúng tôi có một khoảng cách. Chúng thôi biết gia đình Nam giàu có, chàng lại là con trai độc nhất, nên thái độ có vẻ "thượng lưu" hơn. Thói quen con người thật khó sửa đổi, vì thế Nam không thể trong phút chốc đồng hóa ngay với trong giây phút ưa thích chàng ngaỵ Mà phải đợi cho đến ngày một, ngày hai rồi sự thay đổi cũng đến.
Hôm ấy, một đêm màu hạ, trời sáng trăng, thành phố nóng như bị đóng hộp. Chúng tôi cùng nhau đế n hồ Xuân Hương chčo thuyền, Nam cũng đi theo. Trên mặt hồ gió mát, trăng sáng, phong cảnh thơ mộng như một bức họa. Chúng tôi mướn một chiếc thuyền lớn, bốn chiếc thuyền nhỏ: mười lăm mười sáu người tụ họp lại. Chiếc thuyền to dẫn đầu, bố n chiếc thuyền nhỏ được cột vào nhau bằng sợi dây thừng chỉ có những người ngồi trên hai thuyền ngoài là phải chčo thôi. Trăng sáng trên khoảng trời rộng ít sao, tiếng mái chčo va vào nước tạo nên những âm thanh êm đềm, chúng tôi tuy không uống rượu nhưng tất cả hầu như saỵ Những hòn núi mờ ảo xa xa mặt hồ, một thứ không khí yên lặng bao trùm cả cảnh vật, tuy không hẹn, nhưng mọi người đều không nói gì cả.
Trong lúc đó, Nam bỗng huýt sáo một bản nhạc âm thanh thật ấm, thật dồi dào lúc cao nhưng chúng tôi đều công nhận là rất haỵ Và bóng trăng, núi, cây cỏ chung quanh bờ hồ trở nên huyền ảo. Tiếng sáo Nam húyt như một thứ lời ru ngủ, kéo dài, cuốn hút, lúc khoan lúc nhặt. Chàng huýt thật lâu, sau một âm thanh cao vút rồi im bặt. Tất cả trở về yên lặng, sông, núi, cây cỏ và cả chúng tôi cũng không thốt nên một lời nào. Con thuyền lững lờ trôi qua bóng núi, chú lái đò đã ngủ gục từ bao giờ.
Sự yên lặng kéo dài rất lâu, cho đến lúc Nguyễn Hưng nhẹ nhàng bảo:
- Nam! Ca một bản nghe chơi.
Nam không đáp, yên lặng. Nguyễn Hưng tiếp:
- Hát đi! Hát cho chúng tôi nghe đi.
Nam ậm ừ một vài tiếng, rồi yên lặng. Trên mũi thuyền, một chiếc đčn gió, bốn mặt kính, bên trong có thắp một cây nến leo lét. Nam ngẩng đầu lên nhìn, những tia sáng yều lanh. Khuôn mặt chàng trở nên sống động với cảm giác mơ màng. Mọi tia mắt đều hướ ng về phiá Nam, mong mỏi được nghe chàng hát.
Nam bắ t đầu cấ t cao giọng, chúng tôi hồi nào tới giờ không ngờ chàng ca hay như thế. Lại một bản nhạc mới. Nhưng hay tuyệt vời, lời ca như bóp tan từng mảnh tim. Chúng tôi chết dưới trong lời ca.
Có người bảo tôi, thế gian này thuộc về anh.
Nhưng sao trong đám đông ồn ào, tôi lại đánh rơi mình đâu mất.
Có người bảo tôi, niềm tươi vui mất mãi thuộc về anh
Nhưng bôn ba khắp bốn phương trời.
Trong bao tiếng cười không thấy dáng tôi
Có người bảo tôi, ánh mặt trời đang rọi vào tôi.
Tôi tìm mãi, tìm mãi không thôi.
Mà sao vẫn không thấy dáng mình trong ấy.
Thế thì tôi đang ở đâu? Đang ở đâu đây?
Ai có thể cho tôi được biết ?
Tôi ở đâu đây? Tôi ở đâu đây?
Làm sao tìm thấy bóng hình tôi.
Ai là người mách giúp giùm tôi?
Giọng ca của chàng chứa đầy một thứ tình cảm xung động và cứng cỏi, khiến chúng tôi nghe lặng cả người. Những câu cuối cùng "Ai là người mách giúp giùm tôi" dồn dập mạnh mẽ lại chứa đầy ai oán, như xông lên từ đáy nước như tràn lan vào tận núi sâu. Chúng tôi nín cả hơi thở không thốt nên lời, hình như lời ca có một ma lực nào đó đã chận kín chúng tôi, một lúc sau, anh chàng Lăng Xăng mới nói lớn:
- Hay tuyệt!
Thế là chúng tôi cùng vỗ tay, hét lên tán thưởng. Một thứ tình cảm phấn khởi, khích động khiến mọi người nhốn nháo cả lên. Từ những chiếc thuyền nhỏ, họ đổ dồn qua thuyền lớn, vây kín lấy Trần Hoài Nam. Sự Ồn ào xảy ra trên mười phút mới trở về yên lặng. Nam bỗng bỏ rôi đám đông, chàng lặng lẽ đến ngồi trên mũi thuyền.
Thuyền đã qua khỏi bóng núi, mặt trăng lại hiện ra, chúng tôi tắm dưới ánh trăng, vẻ mặt mọi người đều phấn khởi và yên tịnh. Lúc ấy Nam ngồi trước mặt chúng tôi, không còn là một con người tấm thường nữa, mà chàng đã được bao phủ bởi lớp hào quang.
Thanh Thương chen tới trước, giọng xúc động hỏi Nam:
- Ai dạy cho anh hát vậy?
- Không ai dạy cả.
Thu Vân hỏi:
- Còn lới ca của ai?
Nam đáp gọn:
- Tôi.
Thanh Thương lại hỏi:
- Còn nhạc?
- Cũng tôi.
Mọi người yên lặng, nghi ngờ, có vẻ không tin, nhưng cũng có người lộ vẻ khâm phục. Riêng Nam, chàng vẫn ngồi đó yên lặng gương mặt thản nhiên không một chút kiêu căng, làm như việc đặt nhạc và lời ca kia là được. ánh trăng tạo nên những phần sáng trên phần mặt của chàng, trông thật tình. Tình cảm chàng như không giữ kín trong thân, mà toát ra cả chung quanh.
Tôi lặng lẽ rồi xa đám đông, tiếng hát làm tôi cảm động, ánh trăng và bóng đêm làm tôi xúc cảm, bỗng nhiên tôi muốn khóc. Muốn khóc vô cùng, bước về phía tàu, tôi ngồi quay lưng lại, ngắm lấy những điểm sáng lung linh trong nước. Mắt tôi bắt đầu ướt, phía sau lưng tôi, đám đông vẫn còn vây quanh Nam hỏi han đủ chuyện. Những tiếng ồn ào, cười đùa vui vẻ.
Tiế p đó, Nam lại hát, lần này chàng hát một bản nhạc êm đềm, nhẹ nhàng, giọng ca chàng thấp, lời ca thật rő ràng, thật xúc cảm.
Anh có rấ t nhiều mộng
Trong ấy bóng em không hề phai
Anh có biết bao ảo tưởng
Ảo tưởng tràn đầy cả dáng ai
Đã có trăm lần anh nguyện cầu
Nguyện cầu định mệnh ban phép mầu
Để anh được nhìn em được nghe em và được em
Để được trao em cả mối tình
Nhưng mà em ở phương nào hỡi em ?
Tôi chầm chập gạt những giọt nước mắt trên mặt. Em là ai đây trong bài hát của chàng ? Ai? Một kẻ may mắn nào đã được tôn thờ, đã được yêu một cách đánh ngét như thế ? Ai? Nàng ở đâu?
Bài hát nài lại được mọi người tán thưởng, tất cả tình cảm của mọi người như bị chàng nắm gọn trong taỵ Họ la, họ hét, họ khen gợi đến đỗi lão chčo thuyền phải lớn tiế ng phản đối, vì sợ làm đắm thuyền.
Tối hôm ấy, ánh trăng như tràn đầy cả niềm vui và cảm thông. Trần Hoài Nam ca say sưa trước bao nhiêu khách mộ điệu đang hò hét, khâm phục. Chàng hát một lúc nhiều bản có bản của mình, cũng có bản của các nhạc khác. Sau đó, chúng tôi biết Nam là một chàng đàn Piano, Giutar và thổi khẩu cầm nữa. Tối hôm ấy, Nam say sưa hát khiến trăng, nước, núi sông và chúng tôi đều như mê mẩn.
Khi du khách trên hồ Xuân Hương đã ra về, mặt hồ chỉ còn lại chúng tôi, không hẹn, mọi người cùng hát bản nhạc vui.
Khi chúng ta cùng ngồi bên nhau, ngồi bên nhau.
Khi chúng ta cùng họp thành đoàn. Vui vẻ làm sao!
Anh với tôi cùng cười, ha, ha.
Tôi với anh cùng cười, hi, hi.
Khi chúng ta cùng ngồi bên nhau, thật vui sướng!



tinhbanvatoi

Chương 4

Một lần sau cuộc vui tôi mệt mỏi trở về nhà. Những khi ấy tôi thường cảm thấy hối hận với mẹ. Lúc nào mình cũng biết sợ cô đơn và trống trải, thế còn mẹ, mẹ không biết sợ ư? Nh t là những bữa về khuya, bất luận giờ phút nào, tôi luôn luôn thấy mẹ ngồi dưới ngọn đčn chờ đợi. Một bức họa thật linh động cứ mãi tiế p diễn. Ngọn đčn treo trên bàn học, mẹ với đôi kính cận ngồi chăm chú sửa bài học sinh, một quyển rồi một quyển. Bình mực đỏ trên bàn, vở học, sách. . .Cứ thế mang đi ngày tháng của người, một năm rồi một năm trôi đi. Thuở nhỏ, tôi vẫn chưa hiểu được nỗi cô đơn và buồn bã của mẹ Bây giờ, đã lớn khôn, đã hiểu, thế mà tôi cũng không lấp được khoảng trống cho người. Tôi chỉ nghĩ đến tôi một cách ích kỷ. Không chịu nhín tí thời gian để kề cận mẹ. Qủa thật trên thế gian này, tình con yêu mẹ không bao giờ so sánh được với tình mẹ thương con.
Bước vào phòng mẹ, liệng xách tay xuống, vừa mệt mỏi vừa vui sướ ng, tôi gọi:
- Mẹ! Mẹ đợi con đấy hả ?
- Không phải đâu - Mẹ nhìn tôi, thái độ dò xét
- Vì mẹ còn quá nhiều vở để sửa, nên ngủ sớm không được đấy chứ.
Tôi mỉm cười:
- Để khi nào con ra trường xong, con sẽ nuôi mẹ, mẹ khỏi cần phải dạy học nữa mẹ nhé.
- Thế lúc ấy mẹ sẽ làm gì? Ở nhà làm một ba già vô dụng à? Thôi, mẹ không chịu đâu.
- Số mẹ cực khổ quá, không rảnh rỗi được.
Tôi nói, đoạn ngã xoài lên giường mẹ, sự mệt mỏi và biếng lười lan dần từ tứ chi đến thân thể, mắ t tôi mờ muốn không lên. Duỗi hai tay hai chân ra tứ phiá, mắt hướ ng lên trần nhà, nơi chiếc đčn lờ mờ treo lủng lẳng. Mẹ bước đến, ngồi cạnh giường, nắm lấy tay xoa nhẹ, đoạn nhìn tôi hỏi:
- Đi chơi có vui không con ?
- Vui lắ m mẹ.
- Thế có bạn trai nào vừa ý chưa? Mẹ thờ ơ hỏi, đưa tay vuố t nhẹ gáy tôi.
- Có rồi.
- Cho mẹ biết với.
- Nhiều lắ m.
- Nói khùng. Tôi nhỏm người lên, ôm lấy đôi vai mẹ hôn nhẹ.
- Me ơi, con thương mẹ lắm, mẹ có thương con không ?
- Thật là khùng, ra ngoài đường thì có vẻ chững chạc người lớn lắ m, về nhà lại nhỏ như trẻ ba tuổi không bằng.
- Con biết, mẹ thương con, mẹ chìu con phải không ?
- Rồi sao nữa?
Tôi ngồi nhỏm dậy, chống cằm trên gối, hai tay ôm lấy chân, suy nghĩ một lúc, lại nói:
- Chắc con không yêu ai nữa đâu mẹ. Mẹ có vẻ ngạc nhiên:
- Tại sao?
- Vì con có nhiều mộng tưởng quá, con mong được một người đàn ông mà trên đời này khó có được, họ phải có nội tâm, lại phong nhã, tế nhị, không khó chịu, ngoài ra con còn muốn người ấy phải yêu con tha thiết và lại. . có tài nữa.
Mẹ nói:
- Con tham lam quá, đám bạn của con có ai hội đủ đều kiện đó không ?
- Không có. Rồi bỗng nhiên tôi yên bặt. Có thật sự không có chăng ?
Tôi ngồi đấy yên lặng nhìn người. Sau cùng mẹ nói:
- Đấy là dì con, chị ruột của mẹ.
- Thế tại sao cha con không cưới dì con ?
- Tại vì lúc ấy dì con đã chết - Mẹ chăm chú nhìn lên ngọn đčn, người nói:
- Cái gì mà mình không bao giờ chiế m được thì nó vẫn đẹp.
Đó là một câu chuyện thật giản dị, một bi kịch hôn nhân thật tấm thường, tôi lặng lẽ ngồi đấy, bóng của mẹ do ngọn đčn dọi lên vách, ốm, dài và cô độc. Tim tôi tràn một thứ tình cảm lạ lùng, vừa chua xót, vừa khó chịu. Một lúc sau, mẹ bỗng quay đầu lại nhìn tôi.
- Thảo, sao con chưa chịu đi ngủ đi?
Tôi đứng dậy, đi về hướng cửa, đến trước ngưỡng của, tôi đứng lại, quay đầu sang hỏi:
- Còn một câu nữa mẹ cho con hỏi. Thế mẹ có yêu cha con không ?
Mẹ nhìn tôi, đôi mắt tràn đầy nỗi sầu thảm:
- Nều mẹ không yêu, thì đời nào mẹ chịu lấy cha con.
- Nhưng mà . . . Tôi hơi ngượng.
- Tại sao lai. ly dị ?
- Thảo, con làm sao hiểu được nỗi khổ của một người phải giành giựt nhiều năm với một kẻ thứ ba vô hình. Hơn nữa cuộc sống đồng sàng dị mộng còn đau khổ gấp trăm ngàn lần việc ly dị. Hôn nhân là việc không thể lầm lẫn, nều đã lầm lẫn ngay từ đầu thì không còn cách nào cưú chữa được.
- Nhưng mà. . . mẹ . ..
- Con hôm nay sao lạ thế ? - Mẹ như phát giác ra một điều gì, chợt hỏi.
- Tại sao hôm nay con hỏi nhiều quá vậy? Rồi nhìn thẳng vào mắt tôi:
- Tối nay con đã đến đâu chơi? Có phải nhà anh chàng. ..
- Mẹ muố n đến Phong đấy ư ? Không phải, chúng con đi dạo thuyền.
- Dạo như thế nào?
- Thì chúng con bơi thuyền rồi hát.
- Thế cậu bé tên Phong ấy, người có vẻ dễ thương không ?
- Ồ - Tôi kêu lên - Mẹ nghĩ gì thế ? Phong và Thu Phương là cặp xứng đôi nhấ t, con đoán có lẽ họ sẽ đính hôn nhau trong năm nay.
- Thế thì cậu Nguyễn. . . Nguyễn gì đó ?
- Nguyễn Hưng ư ? - Tôi thở một hơi dài - Gã đang tán tỉnh Đan Vân, nhưng Thu Vân cũng có vẻ yêu hắn lắ m.
- Vậy thì anh chàng ốm ốm họ Ngô gì đó ?
Mẹ như cố gắng moi móc hết trí nhớ về cái nhóm của chúng tôi. Tôi cười:
- Có phải anh chàng Lăng Xăng không ? Hắn nghịch ngợm lắm, giống như thằng hề.
- Vậy chắc có lẽ người bạn nào mới nhập bọn ?
- Hả ? - Tôi thấy như mắc nghẹn, bước vội tới hôn mẹ một cái, tôi mỉm cười
- Mẹ định khám phá điều gì ư ? Sao lại hạch hỏi con như khảo tội thế ? Thôi mẹ ngủ ngon, con vào giường đây.
Với lấy xách tay đặt trên bàn mẹ, tôi chạy bay vê phiá cửa phòng, mẹ mỉm cười nhìn theo. Khép cửa lại giùm mẹ xong, bước về phòng mình, vặn đčn lên thay áo. Vừa thay tôi vừa hát nhỏ một bản nhạc, mà một lúc sau tôi mới thấy mình ca trật ca nhịp, bản nhạc ấy với những lời ca.
Anh có rấ t nhiều giấc mộng
Trong ấy bóng em không hề phai
Anh có biế t bao ảo tưởng
Ảo tưởng tràn đầy cả dáng ai
Đã trăm lần anh nguyện cầu
Nguyện cầu định mệnh ban phép mầu
Để được nhìn em, được nghe và được em
Để được trao em cả mối tình
Nhưng mà, em ở phương nào hỡi em ?
Tôi ngừng ngay tiếng hát, ngắm mình trong gương, trong đó một gương mặt lo lắng với đôi mắt e dč sợ hãi và một đôi môi hé mở hoang dại.



tinhbanvatoi

Chương 5

Rồi mùa thu lặng lẽ đến. Hôm ấy chúng tôi tụ họp tại nhà của Phong. Tôi đến trễ, khi đến nơi thì mọi người đã đông đủ. Thanh Thương đang đứng cười nghiêng ngả trong đám đông, Trần Hoài Nam thì đang ngồi ở một góc nhà chơi guitar. Thủy Ngọc ngồi bên cạnh to nhỏ. "Ba chàng ngư lâm" và Lan, Mỹ Linh, Thu Vân, Đan Vân cùng Nguyễn Hưng cùng nhau hàn huyên ở đằng kia. Khung cảnh thật vui, thật ấm cúng. Khi tôi vừa bước vào, Đan Vân vội bước đến nắm tay áo tôi.
- Thảo, tao có chuyện muốn nói với mày.
Chúng tôi bước ra khỏi phòng khách, đến cạnh hồ phun nước nơi vườn hoa. Đan Vân đầu tư lự, hình như nàng đang có một tâm sự cần tỏ bày. Tôi cười:
- Xin có lời chúc mừng. Có gì khó đâu, thì hãy cho tụi tao ăn kẹo là xong chứ gì.
Đan Vân chau mày:
- Đừng có đùa, người ta đang nói chuyện đứng đắn với bồ mà, bồ cũng biết là Nguyễn Hưng...
Đan Vân không biết nên nói từ chỗ nào nàng ngồi xuống cạnh hồ phun nước một cách bồn chồn.
- Tao nghĩ là tao chưa hề yêu Nguyễn Hưng.
- Nghiã là sao?
- Sự thật Thu Vân yêu hắ n hơn tao.
Đầu óc tôi rối ren, bất chợt nghĩ đến lời của mẹ. Nắm chặt tay Đan Vân tôi nói:
- Đừng bao giờ coi tình yêu như một trò đùa, chị em mày phải phân biệt rành rẽ, vì người yêu không phải là một chiếc áo, để hai người có thể mặc chung.
Đan Vân hấp tấp đáp:
- Thảo, tao hiểu, vì thế tao mới lo lắng.
- Nhưng mà mày đừng vì thấy Thu Vân cũng yêu Nguyễn Hưng, mà mày trốn tránh tình yêu, vì như thế chỉ tạo ra bi kịch mà thôi.
Đan Vân đáp:
- Thảo, mày lầm. Thật tình tao chưa hề yêu Hưng, anh ấy tuy có thật thà trung hậu, nhưng quá trầm lặng, không lanh lẹ, vì vậy không hội đủ điều kiện về người yêu lý tưởng của tao.
Đan Vân quay sang nhìn tôi với cái nhìn đăm chiêu.
- Tao nghĩ rằng tao quá tầm thường nên tao chỉ thích những người có vóc dáng anh hùng.
- Có chắc rằng mày chưa hề yêu Nguyễn Hưng không ? sao lúc trước mày bảo là mày thích hắn ?
Đan Vân cúi đầu nhìn xuố ng.
- Đó là chuyện ngày xưa. Vả lại, thích và yêu là hai thứ tình cảm khác nhau cơ mà ?
- Thế thì, tại sao mày không nói thật với hắn, để hắn chấm dứt ý tưởng theo đuổi?
Bỗng nhiên tôi nghĩ đến một điều gì, vội quay sang Đan Vân hỏi:
- Hay là mày đã yêu người khác ?
Đan Vân như bàng hoàng, nó trố mắt nhìn tôi.
- Mày chỉ tổ nói bậy không, làm như yêu người khác là một việc dễ dàng lắm vậy.
Từ bờ hồ, chúng tôi quay vào phòng khách, vừa đi Đan Vân vừa hỏi:
- Nầy Thảo, theo mày, tao có nên đem chuyện này nói lại cho Thu Vân nó nghe hay không ?
Tôi tư lự một chút.
- Tao nghĩ rằng mày chỉ cần nói cho nó biết là mày không yêu Nguyễn Hưng là được rồi. Đừng để cho nó ngộ nhận là mày vì nó mà làm như thế. Nều thật sự giữa mày và Nguyễn Hưng không có gì, thì tao cũng mong rằng Thu Vân và Nguyễn Hưng sẽ thành thân, vì tao thấy hai người cũng xứng lắ m. Thu Vân cũng dễ thương và hiền đấy chứ ?
- Ừ, tao cũng thấy như thế.
Chúng tôi trở về phòng khách ngồi lại với đám đông người. Đôi mắt sắc bén của Nguyễn Hưng đang quét về phiá chúng tôi, hình như hắn tìm kiếm Đan Vân trong đám người đã lâu. Trong khi Thu Vân đang trò chuyện cùng ba chàng hiệi sĩ mà mắt cô ta cứ liếc mãi về phiá Nguyễn Hưng. Tôi đã nhìn rő cả một màn kịch câm đang diễn tiến lòng chợt lo lắng. Thật vậy giống như lời Thanh Thương đã nói, ai có thể biết được vở kịch chúng tôi đang diễn bây giờ ngày sau sẽ ra sao?
Anh chàng Trường, một trong ba chàng ngự lâm, đang thao bất tuyệt về việc tán tỉnh một cô gái. Lúc tôi bước vào, chàng ta đang kể đến đọan:
"... Lần sau cùng tôi đến tìm nàng, cương quyết sẽ tìm một phương thức khác để chiến thắng. Nhưng không ngờ lần xuất quân nàng thật xui xẻo, khi vừa nhìn thấy nàng, chúng tôi chỉ nói với nhau được có ba câu...
Nói đế n đây chàng ta bỗng ngừng lại, đôi chân mày xuôi theo hình chữ bát.
Thanh Thương giục:
- Ba câu ấy ra sao, nói nhanh đi, để chúng tôi còn tìm hiểu xem tại sao lại thất bại như vậy?
Trường chậm rãi nói:
- Câu thứ nhất tôi dùng mắt để nói, tôi nhìn nàng một cách tha thiết. Câu thứ hai tôi dùng miệng, hôn chớp nhoáng lên mặt nàng, và câu thứ ba, nàng dùng tay trả lời tôi..
Trường giả vờ kéo dài giọng nói, gương mặt ủ dột.
- Nàng đã tặng tôi một cái tát nẩy lửa.
Tất cả mọi người cười ầm lên, cười muốn bể bụng, cười chảy nước mắt. Chỉ có Thanh Thương và Trường là cố ý không cười, hai người muốn tạo cho mình vẻ khác người. Thanh Thương tỉnh táo hỏi:
- Rồi sau đó ra sao?
-Còn sao nữa - Trường nhăn mặt đáp
- Tôi chỉ biết đưa tay lên che mặt chạy vội ra cửa, chớ không lẽ đứng đấy để nàng ta nói thêm một câu thứ tư sao?
Mọi người lại cười rộ lên, cười muốn nghiêng ngả đất trời, không có hôm nào vui vẻ như vậy. Trường la lớn trong tiếng cười của kẻ chung quanh:
- Tôi đã kể một câu chuyện buồn, mấy người không cảm thì thôi, sao lại nỡ cười trên sự đau khổ của tôi chứ. Bạn bč như thế đó ư ?
Trường càng nói, mọi người càng cười to, chuỗi cười dài như muốn không dứt, Thanh Thương trợn mắt, cô nàng hét:
- Thôi nín cười đi, chúng ta tìm một trò chơi gì để đùa chứ ?
Trấ n Hoài Nam duỗi thẳng chân, tay vẫn ôm dàn guitar, thái độ thật ung dung, chàng nói:
- Chúng ta chơi trò "kể chuyện nối tiếp".
Kể chuyện nói tiế p là một trò chơi, trong đó một người khởi đầu câu chuyện bằng một câu nào đó, rồi người thứ nhì sẽ đặt câu kế ăn khớp với câu trên cứ thế kể giáp vòng, để hợp lại thành một câu chuyện. Đấy là một trò chơi mà chúng tôi thích, vì có thể mang đến những nghiêng đầu ngẫm nghĩ một lúc nói:
- Hôm nay chúng ta thay đổi một tí đi, bây giờ bắt buộc chữ cuối của câu kế phải đồng vần với chữ cuối của câu đi trước như làm thơ vậy đó, chớ chơi hoài một thứ chán chết.
Dũng đưa tay lên phản đối ngay:
- Tôi xin phép rút lui, trò chơi gì mà khó quá vậy, vận là gì tôi còn không hiểu nữa là...
Anh chàng Lăng Xăng cũng nói.
- Tôi cũng xin rút lui, vì môn học của tôi là toán chớ không phải văn chương.
Thủy Ngọc bảo:
- Có vẻ hay đấy, để thử xem nhưng đừng nghiêm khắc quá nhé.
Dũng vẫn hét:
- Ai làm thì làm, tôi xin rút lui.
- Rút lui cái gì ? Thanh Thương trợn mắt
- Không ai có quyền rút lui hết, nều không nghe, tôi đuổi ra khỏi nhóm.
Trấn Hoài Nam giảng hòa, giọng nói của chàng trầm và ấm giữa tiếng ồn ào.
- Thôi thì ráng thử xem sao.
Đan Vân hỏi:
- Ai mở đầu đây? Thảo, bồ bắt đầu trước nhé, mọi người nhớ để ý tiế ng cuối cùng nghe.
Tôi nhìn ra ngoài cửa, đêm thu có những ngọn gió mát, tôi đọc ngay một câu:
- Ngoài song cửa có ngọc thu phong.
Kế bên tôi là anh chàng Trường đỏ mặt suy nghĩ.
Phong, phong, phong? Chữ gì với Phong đồng vận cà? Ồ có rồi, thế là hắn đọc to:
- Tôi nhìn thấy một chú ong.
Thanh Thương nói to:
- Tấm bậy, mùa thu làm gì có ong ? Ngoài ra câu này đi với câu trên có vẻ không chặt chẽ lắm.
Nguyễn Hưng nói:
- Thôi thông qua đi, bây giờ tới phiên Đan Vân.
Đan Vân ngẫm nghĩ một lúc, đọc:
- Ung, ung, ung.
Dũng hỏi:
- Cái gì thế ?
- Thì tiếng con ong nó kêu đấy mà, đến phiên Thanh Thương nào.
Thanh Thương cười đọc:
- Làm cho tai tôi muốn nổ tung.
Nguyễn la lên:
- Trời ơi, một con ong kêu mà làm gì muốn nổ tung lỗ tai lận ? Tai có làm bằng cái gì vậy?
Thanh Thương vừa cươi vừa giải thích:
- Lỗ tai tôi nhạy đặc biệt mà, bây giờ tới Lăng Xăng đấy !
- Tôi chịu thua, tôi kể tiếp không được.
Thanh Thương la lớ n:
- Phải tiếp chớ , không thể chịu thua được.
- Thế thì, thế thì...
Lăng Xăng trợn mắt, nhìn lên trần nhà, bỗng chàng ta như bắt được ý, đọc to:
- Tôi vội vàng vận ngay nội công.
- Ai chà! - Nguyễn Hưng đang uống nước sặc ngay đầy nhà. Mọi người cười tọ Nguyễn sặc nước, vừa ho vừa cười, vừa nói:
- Trời ơi! Bị Ong làm nổ tung lỗ tai, còn ráng vận nội công lên để đối phó, vậy thì ông này khiếp quá rồi còn gì nữa.
Thanh Thương nói:
- Thôi đừng cười, tới phiên ông rồi.
Nguyễn tiế p ngay:
- Làm cho mặt phải phát hồng.
Hà tiế p:
- Giận quá tôi muốn nổi phong.
Mọi người lại dịp cười lớn, tấ t cả bán luận ần ào xe, lại sao một chú ong nhỏ như thế mà lợi hại quá trới. Bây giờ tới phiên Thủy Ngọc. Không ngờ cô ta lại tiế p:
- Tôi liền gọi ngay ông ông.
Thanh Thương hỏi:
- Cái gì ? Gọi ông nội làm chi thế ?
Thủy Ngọc đáp tỉnh bơ:
- Thì gọi đến để tiếp tay chống lại con ong chứ ! Mọi người lại cười, cười ngả nghiêng, tiế p theo là anh Tại:
- Ông bảo: thì ra chỉ là một con ong, mày qủa là đồ vô công.
Nguyễn Hưng tiếp:
- Nghe ông nói, tôi giận run, miêng la lớn không xong! Không xong!
Đến phiên Trần Hoài Nam, chàng chậm rãi vừa gảy đàn, vừa đọc:
- Ông! ông! sao ông bênh lũ ong!
- Ối giời ơi! Tôi chết mấ t, cười thở muốn không ra!
Lan vừa la lớn, vừa ngả lăn vào mình Thủy Ngọc, Thủy Ngọc vừa đỡ, vừa ôm chầm lấy bạn. Thanh Thương nằm dài trên thảm, Đan Vân thì đụng đổ cả ly nước và điã hạt dưa. Trong một phút, kẻ than đau bụng, người thở không ra hơi, những tiếng cười tràn ngập cả căn phòng. Một lúc sau, khi tiếng cười tắt dần, lại đến phiên Dũng đọc tiếp, hắn đỏ mặt.
- Thế thì cho ông một dao chết cho xong,
Nguyễn Hưng hỏi:
- Giết ai vậy?
Dũng nói:
- Ông nội chứ ai, vì ông ta dữ hơn lũ ong mà!
Mọi người lại cười ồ lên, Thanh Thương hổn hển thở:
- Thôi tôi chịu thua rồi, cười muốn bể bụng, ai có thuốc tán lợi thống không ? Mệt quá chắc chết mấ t!
Có lẽ câu hỏi của Thanh Thương đã giúp ý cho Lan nàng liền đọc to:
- Ông bảo: Hãy khoan, đợi tao uống xong viên tán lợi thống.
Dũng la lên:
- Cái gì thế ? Điệu này chắc già trẻ gì cũng vừa mới ở nhà thương điên ra hay sao, lại uống một viên tán lợi thống để chống lại được với dao à ?
Mọi người cười không ra tiếng, vừa cười vừa đọc tiếp.
- Bây giờ tôi biết ông chỉ là một lão ngông.
- Thật là vô công!
- Tôi liền chạy xông!
- Chỉ nghe thấy tiếng: tông! tông! tông!
- Dao tôi đã bị gãy cong.
- Còn bị chửi là thành bất công!
- Đành quì xuống cho xong.
- Mắt khóc đến thấy nổi bông.
- Lúc ấy bên ngoài trời mưa mênh mông.
Đến phiên Thanh Thương, nàng vừa cười, vừa thở:
- Bên ngoài cửa sổ bỗng nhảy vào một chú khủng long.
Mọi người la lớ n:
- Không ổn, không ổn, chuyện gì mà kỳ quặc vậy, nối tiế p bậy bạ từ một chú ong bây giờ lại đến con khủng long.
Câu chuyện nối tiếp không ra câu chuyện nữa. Thật là xui xẻo cho tôi, từ "ngoài khung cửa một trận thu phong" kéo dài câu chuyện đến chỗ kỳ quái ngoài ý muốn, sau khi Thanh Thương mang chú khủng long ra, không một ai còn có thể nối kết được. Sau cùng, Trần Hoài Nam chậm rãi thêm vào:
- Khiến cho tôi chợt tỉnh Nam Kha nhất mộng.
Không ai ngờ được chàng lại tìm ra được một câu kết thúc cho câu chuyện một cách ăn khớp như thế , lại vừa thích hợp cho câu kết luận. Đây chỉ là một giấc mộng, giấc mộng vui cùng vỗ tay khen ngợi. Nam chỉ cười, không nói, chàng tiếp tục đàn và hát.
Đấy là một bản nhạc nhẹ nhàng trữ tình sau trận cười ngấ t ngư cũng cần phải có một giây phút nghỉ ngơi. Lời ca như mang chúng tôi vào một thế giới khác, tất cả yên lặng, mê man theo lời cạ Nam hát thật hay, thật sống động, chúng tôi như bị cuốn hút theo tiếng nhạc.
Bài ca chấm dứt, tiếp theo tràng pháo taỵ Thủy Ngọc lặng lẽ bước đế n ngồi cạnh tôi, nàng rỉ tai.
- Thảo, mày có nhận thấy trong đám chúng ta, hầu hết mấy cô đều có vẻ mê Nam cả không ?
Tim tôi đập mạnh, nhìn gương mặt có vẻ hiều kỳ của Thủy Ngọc, nều có một số lớn bạn gái mê Nam, thì ít nhất cũng có hàng tá con trai trong nhóm ngẩn ngơ vì Thủy.
Tôi cười hỏi:
- Có gồm cả bồ trong ấy không ?
- Tớ à ? Thủy mỉm cười hỏi ngược lại: - Còn bồ ?
- Chắc cũng có chút đỉnh.
Thủy Ngọc lắc đầu:
- Thôi bỏ qua đi, tao không thích chen vào chuyện ồn ào.
Thanh Thương chạy đến, nàng chen vào.
- Chuyện gì vui thế ? Tao thích chen vào chuyện ồn ào nhất, nói tao nghe đi, để tao tham dự với !
Tôi và Thủy Ngọc cùng cười. Thủy Ngọc nắm tay Thanh Thương kéo lại gần, đưa tay lên véo vào mắt nàng:
- Mầy cũng muốn chen vào nữa ư ? Tao sợ mày không thích chứ ?
Thanh Thương la to:
- Đồ nham nhở, chuyện nào vui mà tao không chen vào, cóc nhái đánh lộn tao cũng muốn xem nữa là...
- Nều mày muố n chen vào thật, thì tao xin nói cho mày nghe vậy !
Thủy Ngọc kéo thấp Thanh Thương xuố ng, kề ngay miệng cô nàng nói nhỏ đôi câu, chưa nói xong đã nghe Thanh Thương kêu lên:
- Bậy !
Thủy Ngọc cười ngặt nghẽo, khiến mọi người đều nhìn phiá chúng tôi, Nam buông guitar xuống, ngẩng đầu lên hỏi:
- Các bạn cười gì đấy ?
- Thủy Ngọc nói vời tôi là... - Thanh Thương nói thật to, khiến Thủy Ngọc phải cuống quýt.
- Thanh Thương đừng nói bậy !
Anh chàng Lăng Xăng kêu lên:
- Hay quá ! Các cô có chuyện gì bí mật, phải công khai nói ra ngay chớ không được giầu giế m. Thủy Ngọc nói gì kể ra nghe xem.
Thanh Thương vừa cười, vừa cố ý làm ra vẻ quan trọng, nàng kéo dài giọng nói:
- Nó nói... nó nói... nó yêu một người.
Thủy Ngọc nhảy nhỏm lên, nàng không ngờ Thanh Thương lại dám nói như thế. Hai má đỏ hồng Thủy Ngọc vừa hoảng vừa giận hét:
- Thanh Thương, mày muố n làm trò qủy gì đấy ?
Nhưng mà, đám con trai đã bắt đầu sôi động lên, họ vừa la, vừa hét đòi Thanh Thương phải nói rő. Thanh Thương ôm bụng cười lăn, nàng lớn tiế ng:
- Nham nhở quá, nham nhở đến chết được.
Lăng Xăng chen vào:
- Khoan chết nhé, hãy cho chúng tôi biết người cô ta yêu là ai?
- Là, là...
Thanh Thương vừa cười vừa nói. Thủy Ngọc đỏ mặt, cuống quýt:
- Thanh Thương, mày mà nói bậy tao giận cho mà xem.
Đám con trai vừa la vừa hét, ép Thanh Thương phải nói, sau cùng cô bé đành thố lộ:
- Ngưới cô ta yêu là... là cha cô ta.
Thủy Ngọc thở phào nhẹ nhőm, nàng mỉm cười. Đám con trai tức giận vì bị gạt, hậm hực mở to mắt ra nhìn Thanh Thương, cười, vừa chửi. Cả gian phòng như rối loạn hẳn lên, khiến Thanh Thương bịt cả tai la to:
- ây da! Nham nhở quá! Thật nham nhở !
- Nham nhở cái mốc xì ! - Lăng Xăng bực tức
- Thanh Thương, cô giỏi nghề ghẹo phá thiên hạ, như vậy là không thể không phạt cô được - Quay đầu sang chúng bạn. Lăng Xăng hỏi - Phải không các bạn ?
- Đúng! Đúng! Đúng!
Tiếng hét ầm lên cả phòng. Thanh Thương lăn trên thảm, mặt nàng có vẻ lo lắng:
- Phạt tớ chuyện gì đây?
Lăng Xăng vội nói:
- Tùy Thương, hoặc là bò ba vòng hay chịu hôn ai một cái cũng được.
Thanh Thương ngồi xổm dậy, nàng có vẻ vui vui.
- Nhưng hôn ai đây chứ ?
Lăng Xăng tính lợi dụng cơ hội, hắn nói:
- Thì hôn tớ đây nč !
- Được rồi! - Thanh Thương bước đế n đưa tai vịn lên vai Lăng Xăng nàng nghiêng đưa đầu ngắ m nghiá một lúc đọan nói:
- Lạ quá, sao anh không có vẻ gì giống người ta chút nào cả vậy? Hồi nào tời giờ ta chưa hề hôn thú vật bao giờ
Lăng Xăng giận dữ cửi đổng:
- Đồ chết bầm !
Thanh Thương cười, dời chân bước đi, đế n trước mặt Nam dừng lại, nàng bỗng cúi người xuống, hôn thật nhanh lên mặt chàng ngẩng đầu lên nói:
- Anh này có vẻ giống con người một chút đấy !
Mọi người vỗ tay cổ vő. Khiến Nam có vẻ thẹn, chàng không quen lắm với trò chơi này, nhìn Thanh Thương, chỉ biết lắc đầu:
- Thanh Thương, chừng nào Thương mới nghiêm chỉnh được ?
Thanh Thương tinh nghịch cười, đáp:
- Chừng nào mà anh hỏi cưới tôi !
Mọi người cười ầm lên khiế n Nam cũng cười, trong khi Thanh Thương thản nhiên đi về phiá Lan, Thu Vân, Đa Vân giựt lấy miếng khô bò đưa lên miệng nhai nhóp nhép. Và như thế , chúng tôi ở bên nhau, tiếng cười đùa vui vẻ không bao giờ dứ t. Nhưng mà, có ai biết được trong tiếng đùa vui kia đang bắt đầu nhen nhúm một cái gì !



tinhbanvatoi

Chương 6

Mẹ thường bảo tôi là đứa con gái có quá nhiều mơ ước vẩn vơ không thực tế. Tôi thường rơi vào trạng thái nghĩ ngợi xa vời và ngồi bất động hàng giờ.
Mùa đông năm ấy, sự suy nghĩ vẩn vơ càng làm cho tôi vơ vẩn hơn, lúc nào tôi cũng thấy bực mình, mệt mỏi, ngay cả đám đông vẫn không mang đến cho tôi được niềm vui trọn vẹn.
Tôi nghĩ rằng có lẽ tại thời tiết xầu và mưa đã làm tôi khó chịu. Bây giờ là mùa mưa, mưa đã hơn tháng, tình cảm tôi xuống rất thấp, nhiều lúc tôi tưởng rằng mình vẩn vơ chỉ một lúc thôi rồi mọi việc sẽ qua, nhưng rồi sau đó, tình trạng tinh thần của tôi vẫn chưa khả quan.
Mẹ tôi có vẻ lo lắng, một lần, người nhìn tôi hỏi:
- Thảo, lúc này con làm sao thế ?
- Không có gì cả mẹ, chỉ tại trời mưa.
- Nhưng trời mưa đâu có làm cho con xanh xao được ? Thảo, hãy nói cho mẹ nghe xem, con có điều gì lo buồn ?
- Không có gì cả mẹ ạ.
- Nhưng mà... - Mẹ tôi có vẻ u sầu
- Đã lâu rồi sao mẹ không thấy con cười. Mẹ cũng không thấy con nũng nịu với mẹ như trước ? Mẹ biết, chắc chắn đã có một cái gì xảy ra mà con dầu mẹ đây.
- Con thề là không có mà - Tôi gượng cười - Nč mẹ xem con cười vẫn tươi đây nč.
Mẹ chăm chú nhìn tôi:
- Con cười còn khó coi hơn con khóc nữa là... Mẹ cứ tưởng con đang định khóc đấy chứ !
Không hiểu tại sao, vừa nghe mẹ bảo thế , tôi bỗng nhiên muốn khóc thật, khoen mắt như nóng hẳn lên, rồi những giọt lệ chực trào ra. Cắn chặt răng, chớp nhanh mắt, tôi cố gượng lại.
- Mẹ đừng hỏi nữa, con cũng không biết tại sao, nhưng con thấy hơi buồn buồn, đừng lo cho con, mẹ nhé.
- Mẹ làm sao không lo cho con được ? Mẹ có vẻ lo lắng hơn cả tôi
- Ngoài con ra mẹ đâu còn gì. Suốt cuộc đời, niềm hy vọng duy nhất của mẹ là làm sao cho con mãi sung sướng mà thôi.
-Ồ, mẹ ! - Tôi hét lên. Những dòng nước mắt lăn dài trên má. Đưa tay dụi lấy mắt tôi quay người xuống - Sao mẹ cứ làm con khóc hoài thế này?
Mẹ đưa tay vỗ về tôi, người nói:
- Thôi được rồi, lỗi tại mẹ, Nín đi con, con búp bê của tôi, hãy đi nghỉ đi, mẹ chỉ mong con được sống đời hồn nhiên, vui vẻ mà thôi.
Được mẹ an ủi, tôi càng khóc lớn hơn. úp mặt vào lòng người, tôi khóc như một đứa con nít, mẹ không ngớt vỗ về, người dùng những lời thật ngọt an ủi, cho đế n một lúc sau, tôi mới nín khóc. Ngồi trước gối người, tôi ngước mặt lên nhìn, gương mặt của mẹ lờ mờ hiện ra sau màn nước mắt với đôi mắt long lanh hiền dịu. Bỗng nhiên cảm thấy mình vừa khóc một cách khó coi, dù sao cũng đã hai mươi tuổi rồi còn gì ? Thế là tôi ngượng ngùng hồi hận, gượng cười với mẹ.
Sự kiện vừa khóc vừa cười của tôi có lẽ làm cho mẹ lạ lùng, người vuốt lấy mặt tôi, trách yêu:
- Con bé này lạ không, sao vừa khóc lại vừa cười như thế ?
Sao lại vậy? Tôi cũng không hiểu nữa. Trong khoảng thời gian qua, tôi thường hay vô cớ buồn phiền, vô cớ khóc, vô cớ cười và vô cớ thẫn thờ, tại sao?
Đã hai lần nhóm họp mặt mà tôi không đến dự. Không có lý do gì cả chẳng qua vì không thích mà thôi. Sau đấy, Thu Phương tìm đến. Vừa bước vào nhà, nó đã cầm vội tay tôi lên, ngắm khuôn mặt tôi, nó nói:
- Làm sao vậy hả Thảo?
Làm sao? Lại Làm sao. Tại sao ai cũng hỏi tôi câu đó mãi thế ? Tôi cười bảo:
- Không có chuyện gì cả.
- Thế tại sao hai lần rồi mày lại không đến họp ? Làm cho "người ta" phải thất vọng đó.
- Bậy!
Thu Phương cười, nó ngồi xuống cạnh giường tôi.
- Thật mà. Có người buồn đấy nhé! Chàng cứ hỏi ta về mi mãi.
- Ai vậy?
Thu Phương nháy mắt:
- Bộ bồ cũng để ý đến nữa ư ?
Tôi châu mày.
- Đừng nói bậy, lúc này tao coi bộ mày hư như con Thanh Thương rồi đấy.
- Thế mi không biết ai hỏi thăm mi à ?
- Mầy không muốn nói thì thôi.
Thu Phương nghiêng đầu qua một bên:
- Tao nói cho mi biết nhé, anh chàng Trần Hoài Nam đó!
Tim tôi như không tự chủ được, nó đập liên hồi. Chắc lúc ấy mặt tôi trắng bệch ra, nhưng tôi cố gắng nói cứng:
- Đừng nói bậy!
- Ta mà nói bậy tao không phải là người.
Tôi nhìn ra cửa sổ, hỏi nhỏ:
- Thế... Nam nói gì ?
Thu Phương bắt đầu giở giọng trêu chọc:
- Bây giờ nàng cũng để ý đến chàng rồi ư ?
- Không nói thì thôi.
Tôi đứ ng dậy như muốn bỏ đi. Thu Phương kéo tôi lại.
- Đừng đi, Nam hỏi tao là tại sao Thảo không đến ? Đi đâu? Thảo bệnh rồi chăng ? Và sau cùng Nam hỏi địa chỉ của mày.
Tôi nhìn ra ngoài cửa, tim tôi sao đập nhanh quá vậy? Cố gắ ng ngăn chận sự xúc động, tôi nhỏ nhẹ:
- Chuyện cũng đâu có gì mà mày làm vẻ kinh thiên động địa không bằng.
Thu Phương nằm dài trên giường tôi.
- Thôi được rồi, không có gì thì thôi, kể như là tao lo chuyện bao đồng đi, thật là "làm ơn mắc oán".
Ngưng một chút, bỗng nó tiếp:
- Nầy, Thảo!
Tôi bước đế n ngồi ở cạnh giường hỏi:
- Gì ?
Thu Phương hướng mắt lên trần nhà.
- Phong ngỏ ý muốn cùng tao đính hôn trước, mày thấy sao?
- Vậy thì hay quá! - Tôi kêu lên - Thế chừng nào cử hành đây?
- Đừng có nóng, tao chưa nhận lời Phong mà.
Tôi hơi ngạc nhiên:
- Sao vậy, tao thấy hai người đã yêu nhau từ lúc học cấp ba mà, đính hôn đi là vừa rồi.
Thu Phương hơi do dự:
- Đúng ra thì như vậy, nhưng mà biết cuộc hôn nhân này có thể mang lại hạnh phúc hay không chứ ?
Tôi hơi lo lắ ng:
- Nghiã là sao? Bồ không còn yêu chàng ư ?
Đôi mắt Thu Phương chớp nhanh, má nàng đỏ hồng.
- Tao không còn yêu anh ấy ? Tại sao lại thế ? Từ năm mười lăm tuổi đến nay, ngoài Phong ra, tao còn ai nữa đâu mà mày bảo là tao không yêu anh ấy chứ ?
- Thế thì mày sợ cái gì ?
- Mẹ tao thường bảo, con nên chọn người con yêu làm bạn, và chọn người yêu con làm chồng.
Tôi nắm tay Thu Phương, cười sặc sụa:
- Vậy thì ngoài người chồng ra, cô còn muố n có thêm một người bạn trai nữa hử ?
Thu Phương cắ t ngang:
- Đừng nói bậy, người ta đang nói chuyện đứng đắn mà.
- Chuyện giữa mày với Phong tao thấy cũng không có gì đáng nói. Mày yêu Phong, Phong yêu mày, gia đình môn đăng hộ đối tính tình hai người hoà hợp, như thế thì mày còn lo lắng điều gì nữa.
Mặt Thu Phương đỏ lên vì thẹn, nàng ngại ngùng trong sung sướng.
- Tai chỉ sợ vì quá yêu anh ấy mà cuộc sống sau này sẽ không được hạnh phúc. Mầy thấy không, tao lúc nào cũng chìu chuộng không dám làm điều gì cho anh ấy buồn.
- Phong đốí với mày cũng đâu có tệ lắ m.
- Thật hả ?
Mắt Thu Phương sáng rực lên. Tôi cười nắm lấy tay nàng ta.
- Bồ biết rồi mà còn hỏi tôi làm chị Đừng có điên nhé Phương, người mày đã chọn là người mày yêu, lại yêu mày, vừa có thể làm bạn mà vừa có thể làm chồng, còn ai lý tưởng hơn nữa đâu.
Thu Phương nhìn tôi cười sung sướ ng:
- Đúng thế Thảo ạ, mày nói đúng thật.
Tôi cũng cười:
- Thế à ?
Thu Phương có vẻ cởi mở :
- Nghe mày nói, tao yên tâm, tao cũng mong rằng mỗi người trên đời đều có được mối tình đẹp. Thảo, mày đừng bỏ mất cơ hội này nhé.
Tôi nói:
- Tao chưa hề yêu ai cả.
- Nhưng tao biết rồi mày sẽ yêu.
- Mày không biết.
- Tao biết. - Thu Phương bỗng đứng dậy nói:
- Thôi tao về nhé Thảo. Mà này, đừng trố n bạn bč nữa nhé, ai cũng mong mày cả.
- Thật không ?
- Sao lại không, mà hôm trước chúng tao ai cũng nói mày thật lạ, bề ngoài thì thật nghiêm trang, nhưng nều gần gũi thì ai cũng mến mày cả. Nam thì bảo là mày giống như một que diêm, ai đến gần sẽ bị đốt nóng.
Tôi giật mình, thân thể như có một luồng điện chạy suốt. Thu Phương bước ra phiá cửa, tôi thẫn thờ theo, cô nàng vỗ vai tôi nói:
- Chiều chủ nhật tuần sau chúng mình gặp nhau tại nhà Phong nhé.
Thu Phương đi rồi, tôi vẫn còn đứng tưa. vào cửa sổ. Bên ngoài mưa lâm râm làm mờ cảnh vật xa xạ Bỗng nhiên tôi nghĩ mưa thật đáng ngét quá chừng!



tinhbanvatoi

Chương 7


Chiều chủ nhật tôi đến nhà Phong thật đúng giờ. Trời vẫn còn mưa và rất lạnh. Nhưng nhà Phong rất sáng sủa, nhất là lò sưởi đặt giữa phòng khách, đang bập bùng những tia lửa đỏ, mọi người chia nhau ngồi trên tấm thảm trải trước lò sưởi, khung cảnh đẹp như bức tranh "Cuộc vui trong mùa đông". Tôi vừa bước vào thì Thanh Thương chạy vội đến.
- Ồ Thảo, hôm nay mày là khách quí đấy.
Thu Vân bước tới hỏi:
- Làm sao thế ? Bệnh đấy à ?
Dũng bảo:
- Hình như hơi ốm một tí.
- Sắc mặt trông không được tươi - Nguyễn Hưng nói.
Trong khi ấy Lan bỏ chiế c ghế tựa bên lò sưởi, chạy đến nắ m lấy tay tôi kéo vào ấn xuống ghế :
- Nào, ngồi đây đi Thảo ở gần lửa cho ấm.
Đan Vân can thiệp:
- Đừng ngồi gần lửa quá, coi chừng bụi than.
Người một câu, kẻ một tiếng, họ tíu rít vây quanh, không để tôi kịp nói một lời. Họ chăm sóc, lo lắng hỏi han như tôi vừa thoát qua một trận bạo bệnh khiến tôi cảm động muốn rơi nướ c mắt. Thật buồn cười, hổ thẹn, tôi cứ tưởng như mình vừa bị bệnh mới hết thật. Khi tôi vừa ngồi yên Thủy Ngọc lại mang chăn ra đắp lên người, tôi cố gắng giải tích:
- Tao không có bệnh gì cả, không hề gì mà. ..
Nhưng Thủy Ngọc ngắt lời:
- Thôi im đi, nhìn khuôn mặt trắng xanh của mày là người ta đã biết, thế mà vẫn cố cãi, ngồi ngoan cho tôi xem nào.
Nhìn tình hình như thế này qủa thật tôi đã "bị bệnh" rồi, không còn chối cai gì được. Đành ngồi yên cho họ làm gì thì làm. Ghế tựa, chăn hông, túi cao su đựng nước nóng. . . Thật lộn xộn. Tay tôi phải giữ túi cao su đựng nước nóng, mình đắp chăn. Thanh Thương cười:
- Trông mày giống như Tây Thi ngã bệnh.
Trong giây phút yên lặng tôi ngẩng đầu lên, tìm kiếm trong đám đông. Bất chợt, như va phải luồng điện mạnh, mắt tôi chạm phải tia nhìn của người ấy. Chàng ngồi trên ghế salon đặt ở xa xa, chân duỗi thẳng, yên lặng nhưng đôi mắt sá ng long lanh kia không rời tôi.
Cúi đầu nhìn xuống, đúng ra không nên ngồi quá gần lò sưởi với túi nước nóng và chăn, mặt tôi nóng sốt lên. Gian phòng ồn ào nhưng tiếng cười nói, nghe tiế ng của Thanh Thương đang kêu gọi mọi người chơi cái trò gì "ba chân", nhưng óc tôi vẫn mơ màng, không thể chú tâm đến một việc gì, vì đôi mắt đắ m đuối kia đang bềnh bồng trong tôi.
Thanh Thương và Dũng bắ t đầu trò chơi "ba chân", hai người đứng tựa lưng nhau, cột chân người này bắt tréo chân người kia. Đàng kia Phong và Thu Phương, họ đứng từ bên này tường và cố gắng đưa nhau sang bờ bên kia tường trước sự cổ vũ của bạn bč. Trong tiếng la hét, cười đùa điếc tai đó, cặp Thương - Dũng và Phong - Phương chưa đi được nữa đọan đường đã chạm nhau, ngã lăn thành đống trên thảm, khiến cho mọi người cười ầm lên.
Lần lượt những cặp khác đưa nhau ra đua, chỉ có Trần Hoài Nam là vẫn ngồi yên lặng mắt mơ màng nhìn ra khung cửa.
Như một cơn gió. Thanh Thương tiến đế n cạnh Nam, chẳng nói chẳng rằng, nắm lấy tay chàng.
- Đứng dậy xem nào người đàn ông ? Ngồi đây làm gì, hãy đến cùng phe với tôi nhé ? Cặp tên Dũng không được, hắ n ngu như heo.
Trần Hoài Nam đành đừng lên tham gia cuộc vui. Gian phòng tràn ngập tiếng la tiếng hét, cười đàu. Tôi yên lặng nhìn những ánh lửa bập bùng với tiếng nổ tí tách trong lò sưởi như du tôi vào cơn mộng tưởng hư vô.
Thủy Ngọc bước tới cạnh ngồi xuống.
- Vẫn chưa khỏe ư ?
- Có gì là không khỏe đâu.
- Sao mặt đỏ hồng thế này, có nóng không ?
- Tại lửa đấy.
Thủy Ngọc quay lại chăm chú nhìn đám đông một lúc, rồi bỗng nói:
- Anh chàng xem cũng có vẻ khá đấy.
- Ai?
- Trần Hoài Nam.
Tôi nhìn Thủy Ngọc, Thủy Ngọc nhìn tôi, đôi mắt quái của nó như đang giầu giếm một điều gì.
Tôi ơ hờ hỏi:
- Mày cũng yêu hắn nữa ư ?
Thủy Ngọc nhún vai cười bảo:
- Mầy nhớ không, tao đã bảo là tao không thích chen chân vào chỗ đông người kia mà.
Có tiếng hét, chúng tôi quay đầu nhìn lại. Thanh Thương đang ngã sấp trên mình Trần Hoài Nam, Vì chân họ đang bị cột vào nhau nên không thể đứng lên. Mọi người ồn ào nhưng chẳng một ai chịu chạy đến đỡ họ lên, trái lại còn vỗ tay tán thưởng. Thanh Thương tức giận quá. ..
- Thật là một lũ vô tích sự.
Trường chen vào.
- Nam ơi! Nhất mày. Được người đẹp ấp ủ như thế sướng chưa?
Thanh Thương đã đứng dậy, tháo sợi dây thừng cột ở chân ra, nghe câu nói ấy, nàng thẳng tay quất mạnh sợi dây về phiá mặt Trường, chỉ nghe một tiếng "ai da" Trường đưa tay ôm mặt. Thanh Thương đến kề sát vào mặt Trường, nàng hát trêu:
- "Như một vị nữ vương, tay cầm sợi roi da.
Em nhẹ nhàng nhịp trên thân người, để nghe những lời ca êm ái"
Đây là một bài hát của người chăn dê, thành thử Trường đã bị đánh đau mà còn bị so sánh với súc vật, hắn tứ c giận buông tay xuống. Nhưng nhìn khuôn mặt với đôi mắt long lanh đang mỉm cười như thế kia, bao nhiêu cơn giận cũng phải tiêu tan, Trường chỉ còn biết thở dài.
- Thanh Thương, cô tinh ranh dễ sợ, giết người.
- Giết ai chứ ?
Gương mặt Trường làm ra vẻ buồn bã.
- Giết tôi chớ còn ai nữa, vì bây giờ sao tôi thấy tôi yêu cô quá trời.
- Thế à ? - Thanh Thương có vẻ vui vui
- Thảo ơi, mày xem nhiều người yêu tao ghê chưa - Nàng nhìn tôi - Như thế mày bảo tao có nên ngạo nghễ không chứ ? Nào để tao thống kê thử coi ở đây có mấy người yêu tao nhé. Ai yêu tôi giở tay lên xem nào?
Tất cả người trong phòng, không phân biệt nam nữ đều đưa thẳng tay lên. Đôi mắt Thanh Thương mở to, giọng run run:
- Tao muốn khóc quá. Tao khóc thật à.
Tôi đứng dậy, kéo Thanh Thương ngồi xuống, mắt nàng đỏ hoẹ Con bé này coi vậy mà rất dễ xúc động, tôi sợ cô ta sẽ òa lên khóc to, gì đã có lần không kiềm chế được, nó đã làm thế rồi.
Thanh Thương vâng lời ngồi xuố ng cạnh, nàng tựa đầu vào người tôi ngoan ngoãn dễ thương. Gian phòng chìm trong im lặng, mọi người đều cảm động. Lò sưởi cháy thật sáng soi ấm cả gian phòng tràn ngập tình thương. Rồi Nam lại hát, chàng qủa là người biết hát đúng lúc nhất, những lới ca êm đềm trữ tình như đưa người vào vùng quên lãng.
Khi Nam dứt tiếng hát, gian phòng lại trở về không khí ồn ào như cũ. Dũng lại lớn tiếng khoe khoang việc trêu gái: ba chàng hiệp sĩ nhà này hình như lúc nào cũng thích việc chận gái ngoài đường, vì vậy họ đã đặt một bài hát, tiếng Anh tiếng ta lẫn lộn như sau:
Ở nhà không việc làm.
Vội ra đường tìm Miss.
Miss, Miss, Miss please.
Chut your month..
Give me a kiss!
Sự xúc động đã qua, Thanh Thương rời tôi để gia nhập vào đám đông. Tôi cũng bước đế n cạnh máy hát, chọn một điã nhạc của ba "Con gà lôi" rồi ngồi bên cạnh thưởng thức. Trong khi đang nghĩ ngợi mông lung thì tầm mắt tôi vướng một người, đưa mắt nhìn lên thì ra là Trần Hoài Nam.
Chúng tôi nhìn nhau trong khoảng khắc, Nam hỏi:
- Thảo cũng thích nghe nhạc lắm à ?
Tôi đáp:
- Thảo thích tất cả những gì đẹp, nhất là có thể làm Thảo xúc động như một bức tranh, một bài thơ hay, hay một bản nhạc.
Nam gật đầu, đôi mắt chàng sâu nhưng đầy nhiệt tình, rồi chàng bỏ đi, bước đến ghế salon, cầm đàn guitar lên. Mọi người biết chàng muốn hát, nên đến vây quanh.
Đã lâu rồi, tôi không nghe em nói.
Đã lâu rồi, không nghe tiếng em cười.
Đã lâu rồi, không thấy mắt em tươi.
Nên tôi nhớ, tôi buồn, mà chẳng nói.
Từ sáng sớm, đến chiều tà, đêm tối,
Tôi vẫn nguyện cầu, vẫn nhớ đến em.
Tôi lặng lẽ tắt máy hát, lặng lẽ nghe chàng ca mắt tôi rưng rưng. Tại sao chàng hát bản nhạc này? Chàng đã vì ai? vì ai?
Giọng ca của Nam vẫn quay cuồng theo tiếng nhạc.
Từ sáng sớ m, đến chiều tà, đêm tối.
Tôi vẫn nguyện cầu, vẫn nhớ đến em.


tinhbanvatoi

Chương 8

Khi mùa Xuân vừa đến, thu Phương và Phong tuyên bố làm lễ đính hôn ngay.
Đây là một tin vui cho cả nhóm. Tình yêu giống như môt cơn bệnh truyền nhiễm, chúng tôi không những chỉ chia vui với Phong và Phương mà hình như còn bị nhiễm tình. Trong khoảnh khắc, các cô bỗng trang điểm một cách chăm chú hơn, đẹp đẽ hơn và đám con trai thì cứ mãi vây quanh đám con gái, đôi mắt lúc nào cũng xoay quanh tìm đối tượng.
Có một lần, Thủy Ngọc gặp tôi bảo:
- Mầy có biết tụi con trai tính bày trò gì không ?
- Trò gì ?
- Họ đã thỏa thuận nhau một cách hết sức bí mật, ghép đôi chúng ta.
- Tao không hiểu, sao lại có chuyện đó ?
- Họ ghép đôi đứa này với đứa kia và thỏa hiệp là đứa khác không được quyền theo đuổi. Thí dụ như họ dành Lan cho ba chàng ngự lâm, Đan Vân cho Nguyễn Hưng, Mỹ Linh cho Tài. . Họ không những không theo tán tỉnh đối tượng của kẻ khác mà còn đồng tâm hiệp lực tạo hoàn cảnh cho các cặp ấy chóng có kết qủa mỹ mãn.
- Ồ! Tôi mỉm cười - Thế bồ thuộc về ai đấy ?
Thủy Ngọc đỏ mặt, đây là một thói quen của nàng.
- Tao chưa nói hết mà, họ còn đặt ba ngoại lệ, đó là ba người mà ai cũng có quyền tán tỉnh nều nhận thấy mình có đủ khả năng.
Tôi tò mò thích thú.
- Thế ba người ấy là ai?
- Đó là Thanh Thương, mày với tao.
Tôi hơi thất vọng, ngẫm nghĩ một lúc hỏi:
- Họ cho là ba đứa mình khó tán nhất chứ gì ?
- Không phải chỉ có thể không đâu. Mày hiểu họ đã gọi ba đứa mình là gì không ?
- Tao không biết.
- Họ goi. là ba hạt ngọc.
Mặt tôi nóng lêm, thật hổ thẹn, tại sao không phải là hai mà là bả Sao lại có tôi trong ấy ? Ngẫm nghĩ tôi lại hỏi:
- Tại sao mày biết chuyện này?
- Trần Hoài Nam bảo cho tao biết.
- Hả ? - Tôi có vẻ ngỡ ngàng
- Nam đem những chuyện tụi con trai bảo cho Nam nghe để nói lại với bồ nghe hết cả à ? Như thế Nam là kẻ phản bội rồi.
Đôi mắt của Thủy Ngọc long lanh say đắm.
- Không phải Nam cố tình thuật lại cho tao nghe chuyện đó, mà chỉ là một thổ lộ trong lúc cao hứng thôi.
- Ồ! Thế à!
Tôi lạnh nhạt hỏi. Bây giờ thì tôi biết rồi, hiểu rồi, Hoài Nam và Thủy Ngọc. Thượng đế qủa khéo sắp đặt cho một đôi xứng lứa. Thái độ phong lưu của Nam đi với vẻ kiều diễm của Thủy Ngọc thì nhất rồi. Thần linh đã lặng lẽ tôi phải chịu, phải khuất phục, thật là tội cho tôi làm sao. Tại sao tôi lại dám mộng tưởng vẩn vơ chứ ? Tỉnh đỉ Tỉnh đi Thảo ơi!
Buổi lẽ đính hôn của Phong và Phương đã quyết định sẽ cử hành vào ngày một tháng ba, đây chính là mùa hoa Đỗ quyên thi nhau đua nở. Chương trình đã được xếp đặt buổi trưa là tiệc khao họ hàng của đàng trai đàng gái, còn tối đến thì. . . Phong bảo:
- Buổi tối dành riêng cho nhóm chúng ta, tôi sẽ tổ chức một buổi dạ vũ.
Thu Phương tiế p:
- Và mọi người sẽ vui chơi thỏa thích.
Dũng hỏi:
- Suốt đêm ư ?
Phong hào nhoáng.
- Vâng, suốt đêm cũng được.
Trường hỏi:
- Còn địa điểm ?
- Thì tại phòng khách nhà này.
Nguyễn Hưng nói:
- Tao đề nghị phải có một cái gì đặc biệt hơn chứ chỉ là một buổi dạ vũ không thì tầm thường quá.
Thanh Thương sung sướng hét to:
- Vậy thì tổ chức một buổi dạ vũ hoá trang đi, có được không ? Mỗi lần xem xi nê tôi thấy cảnh ấy thích chết đi được, sao, mấy người nghĩ sao? Hãy tưởng tượng cảnh tượng kỳ quái không ai nhận ra thì nham nhở chết đi được!
- Dạ hội hoá trang ư ? - Lan nói
- Ừ thì hay lắm, nhưng khó khăn vì quần áo đâu, mặt nạ đâu?
Hà chen vào:
- Hay lắm, quần áo ăn mặc xuềnh xoàng được rồi, nhưng còn mặt nạ . ..
- Đừng lo, tớ có sẵn mười mấy cái, ai đế n trước thì được lưa. trướ c.
Thu Phương tiếp lời Phong.
- Và nều ai muốn mang riêng của mình đến cũng được.
- Ờ, cái gì chứ dạ hội hóa trang thì tớ khoái chết đi được! - Anh chàng Lăng Xăng bảo - Tớ se hóa trang thành . ..
Thanh Thương chen vào:
- Thành một con ruồi !
Lăng Xăng trợn mắt nhìn Thanh Thương.
- Nói bậy, có lẽ Thương hoá thành con muỗi ư ?
Thanh Thương vẫn vui vẻ, nàng mở to mắt ra nói:
- Tớ hả, tớ sẽ hóa trang thành con qủy mặt xanh nanh dài.
Trần Hoài Nam buột miệng:
- Thế là qủy dạ xoa ư ?
Thanh Thương hét lớ n:
- Nói cái gì thế anh Nam ? Anh cũng muốn đuà nữa ư ? Thương sẽ hóa trang thành qủy dạ xoa khi nào anh hóa trang thành qủy vô thường.
Anh chàng Lăng Xăng chen vào:
- Nều một người là qủy vô thương, một người là qủy dạ xoa, thì ta sẽ là Ngưu Ma Vương.
Hà cũng lên tiế ng:
- Vậy thì chúng tớ sẽ hoá trang thành đầu trâu mặt ngưa. và. ..
- Diêm vương! - Dũng nói.
Trần Hoài Nam cười.
- Ha ha ha! Vậy thì mình phải soạn ngay một bản nhạc tên là Ma Qủy Hành Khúc mới được, và lúc đó dừng gọi đây là dạ hội hoá trang nữa mà nên bảo là Đại hội Qủy vương mới đúng!
Mọi ngưới cùng cười, rồi lại thảo luận sôi nổi, và tiếc là ngày mai này sao không là ngày lễ đính hôn của Phong và Thu Phương cho thích. Sau cùng, buổi dạ vũ hóa trang cũng thông qua dễ dàng. Phong yêu cầu mọi người nên hóa trang tỉ mỉ để người khác không nhìn ra được, và hóa trang càng kỳ quái càng tốt, vì sau buổi dạ hội sẽ có một cuộc thi xem ai là kẻ hóa trang khéo nhất để được đôi vợ chồng sắp cưới này tặng một quà đặc biệt.
Thế là câu chuyện đã được sắp xếp, chúng tôi thật vui với không khí phấn khởi của buổi dạ hội. Người này bàn phải làm thế nào để hóa trang cho thật giống, thật hay và hỏi ý người kia để tránh trùng hợp.
Câu chuyện này đối với tôi qủa thật là một vấ n đề nan giải, vì tình trạng tài chính của gia đình không cho phép tôi xa xỉ một số tiền lớn cho mục hóa trang. Suy nghĩ thật lâu, vẫn chưa quyết định được mình sẽ hóa trang ra sao? vì đây là việc đòi hỏi một số tiền không nhỏ, chỉ tại ham vui mà để mẹ phải lo lắng thì thật là phiền hà. Nhưng rồi, sau đấy mẹ tôi lại tự động gỡ rối cho tôi. Mẹ hỏi:
- Con đang buồn gì đấy Thảo?
Tôi không muốn để mẹ phải bận tâm đáp:
- Đâu có gì đâu mẹ.
Mẹ cười hỏi:
- Có phải lo chuyện dạ vũ hóa trang không con ?
- Ồ! Tôi ngạc nhiên - Tại sao mẹ biế t ?
- Sao lại không biết hở con ? - Mẹ cười thậy là dễ thương
- Hôm trước bạn của con, cái cô Thủy Ngọc gì đó đến đây cùng con thảo luận cả buổi trời, mẹ lőm bőm gì là dạ hội hóa trang, dạ vũ. . . gì đó.
Tôi mở to mắt.
- Dạ, thế thì mẹ biết tất cả rồi.
- Dĩ nhiên.
Tôi vội cầu viện.
- Thế mẹ xem con phải làm thế nào đây?
Mẹ kéo tôi đế n gần người, ngắm nghía một lúc, rồi gật đầu như đã nghĩ ra:
- Con đẹp lắm nên không thể hóa trang theo kiểu xinh xắn được. Để mẹ phối hợp khuôn mặt và dáng dấp con lại xem sao.
- Nghiã là sao?
- Mẹ muốn con trở thành một vị thiên sứ áo trắng với vương miện màu bạc.
- Nhưng vải đâu?
Mẹ tôi cười.
- Chúng ta có nhiều vải màn cửa sổ, chỉ cần mua thêm một ít giấy màu bạc và những hạt ngọc gỉa để làm vương miện là được rồi, đâu tốn kém gì ?
- Ồ mẹ! Tôi sung sướng quá hét to - Con cám ơn mẹ.
- Màn cửa còn mới toanh, chỉ cần lấy một khúc là được rồi, chuyện này con hãy để cho mẹ lo cho.
Tôi chăm chú nhìn mẹ, người cũng mỉm cười nhìn tôi, ngập ngừng trong thoáng chốc tôi bước tới ôm chầm đôi vai người, kề má hỏi:
- Có phải mẹ lo cho con việc này đã lâu rồi không ?
- Cái gì nữa đây cô lớ n rồi nhé, mẹ không muốn con cứ nhč mãi nhé - Mẹ vỗ về lưng tôi
- Cô qủa giống như một con búp bê đầy nước mắt.
Ngẩn đầu lên, tôi nhìn mẹ qua màn lệ, rồi bất giác mỉm cười.
Y phục cho ngày dạ hội đã làm xong, lần đầu tiên mặc thử, đứ ng trước kính tôi có vẻ ngạc nhiên với hình ảnh trong gương. Mẹ nói đúng, màu trắng có vẻ thích hợp với tôi, chiếc vương miện màu bạc trên đầu với mái tóc dài xőa vai, áo dài bằng vải the trắ ng với nịt áo cùng màu, cộng thêm những sao trời lấp lánh trên ngực, khiến tôi cảm thấy nhẹ nhàng như muốn bay bổng. Dáng dấp đài các của người trong gương khiến tôi không nghĩ đấy là tôi. Mẹ ngắm tôi qua kính, mắt người nhòa lệ, tôi biết đó là vì tôi, nghẹn ngào người bảo:
- Ồ Thảo, mẹ không ngờ rằng con lại đẹp đến thế.
- Mẹ!
- Con là tiên nữ, Thảo, trong lòng mẹ lúc nào con cũng là cô tiên nhỏ bé, và mẹ cũng mong rằng trong trái tim của người khác con cũng sẽ được thế.
Có như vậy chăng ? Được như thế chăng ? Tôi là một nàng tiên đấy à ? Tôi dễ thương sẽ làm người mê hoặc ? Đứng trước kính xoay người ngắm nghía, để mặc cho những tà áo phất phơ, tôi bỗng có ý muố n được bay tung ra khung trời rộng bên ngoài cửa sổ.

tinhbanvatoi

Chương 9

Cái đêm huy hoàng ấy đã đến. Tôi đế n nhà Phong thật đúng giờ, cô người làm đưa tôi vào một gian phòng riêng biệt để thay áo. Chiếc áo tiên nữ tha thướ t kčm theo chiếc vương miện với chiếc mặt nạ búp bệ Nhìn vào gương tôi không còn nhận ra nổi chính mình, vì khuôn mặt búp bê luôn mỉm cười. Như cô tiên nữ trời sai xuống để mang hạnh phúc cho người trần thế.
Chẳng đặng dừng, cô xoay người ngắm mình trong kính mấy lượt, và mãn nguyện với lối hóa trang với mớ tóc dài của mình, mặc dù chính nó có thể làm lộ tông tích của tôi ra.
Vừa bước chân vào phòng khách, tôi như bị hoa mắt, vì cả gian phòng tràn ngập những nhân vật kỳ quái, những gương mặt thật. . . nham nhở. Tôi cứ tưởng rằng mình đang lạc vào thế giới gỉa tưởng hay trong hậu trường một gánh xiếc. Trong lúc còn ngẩn ngơ ở ngưỡng cửa, thì:
- Xin kính chào nàng tiên áo trắng.
Tôi giật mình, thì ra chú hề từ đâu nhảy tới, trao cho tôi một chiếc bong bóng, tôi nhận một cách máy móc, và tiếng nói đã tố cáo hắn là ai.
- à, thì ra anh Dũng
Hắn cũng sung sướ ng:
- Chị chính là Thảo, nều tôi đoán sai, xin lăn một vòng dưới đất.
- Thôi đừng lăn, anh đoán trúng rồi!
- Đây! Lại thêm một vị nữa.
Dũng bỏ rơi tôi, hắn cầm bóng nhảy nhanh ra phiá sau, tôi quay đầu lại, không khỏi giật mình, vì sau lưng tôi là một tên mọi da đỏ, gương mặt rằn rện, đôi mắ t hung tợn, vai mang cung tên, đầu gắn lông chim, đang đưa lưỡi búa sáng ánh lên như sẵn sàng bửa xuống đầu tôi, tôi vội vàng né ra. Nhát búa rơi vào khoảng không làm gã chới với. Tôi quên mất vai đóng của mình cười ầm lên. Gã quên mất cũng không giữ mình được la inh ỏi:
- Mi biết tay ta, chờ đấy. ..
Thì ra là Lăng Xăng - ghê thật, chả giống cái anh chàng rối rít tất bật mọi ngày chút nào. Tôi lại né người tránh nhát búa thứ hai của Lăng Xăng giáng xuống. Lăng Xăng không chịu thua cố đuổi theo tôi, lưỡi búa cứ hua hua trên đầu nhằm tôi rớt xuống. Tôi chạy lòng vòng quanh mấy chiếc cột nhà trong lúc mải né tránh tên mọi da đỏ Lăng Xăng, tôi đã đâm xầm vào một ông già, mặc áo dài khăn đống, râu ngạnh trê, dáng dấp một nhà nho đạo mạo, ông ta một tay ôm lấy mắt, một tay mò mẫn sàn nhà tìm kính. Một lúc lâu mới tìm thấy, vừa mang vào mắt, là đã lắc đầu mắng như tát nước vào mặt tôi:
- Cô bé đi đâu sao chẳng lưu ý gì cả, gặp người lớn tuổi lại không biết chào hỏi, còn đụng người ta, bây giờ có xin lỗi không ?
Thì ra là anh chàng Nguyễn Hưng, dáng điệu đứ ng đắn, cổ hủ của anh ta làm tôi không nín được cười. Hắn lại lắc đầu, tỏ vẻ bất bình thực sự, không kịch tính chút nào:
- Không biết xầu hổ còn cười được nữa à ? Thật là thời thế đảo điên mà!
Bỗng từ đâu, một cô sơn nữ bóng mượt nhảy ra trên tay mang đầy lục lạc, bước đi tạo nên những âm thanh "lenh keng" vui tai.
- Lão ơi, lão lại gặp điều chi phiền muộn nữa vậy?
Đúng là Thu Vân rồi. Ông già hũ lậu bỗng đưa tay chỉ vào khoảng vai trần và chiếc khố ngắn của cô ta, lắc đầu nói [ lại lắc đầu ]:
- Nhìn xem, ăn mặc gì mà lạ lùng thế này? Thế mà dám dạo phố thì còn ra cái thể thống gì nữa chớ ? Thật là đời đáng chán!
Thu Vân ôm bụng cười, hắn kéo tay tôi:
- Mầy là "Thủy Ngọc" ?
Tôi lắc đầu không đáp.
- Hay là Lan ?
Tôi cũng lắc đầu.
- Vậy thì đúng là Thảo rồi!
Tôi gật đầu, nàng nói:
- Vậy thì Thủy Ngọc và con Lan chưa tới.
Một chú hề chạy đến, tay cầm chiếc kčn, kề ngay tai thổi "toe" một tiếng, làm tôi giựt mình, hắn khoái chí vừa vỗ tay, vừa bứt tóc làm ra vẻ thật vui sướng, tôi mắng ngay:
- Lại cũng anh nữa, hở Dũng ?
- Tôi không phải là "Ngu", tôi là là mčo.
Rồi hắn gỉa vờ kêu "meo, meo, meo". Lúc ấy tôi mới biết hắ n qủa thật không phải Dũng mà là Trường. Để tâm kiểm điểm lại thì mới nhận ra là ca ba chàng Ngự lâm đều hóa trang thành ba chú hề. Tôi nói:
- Đúng ra các anh nên hóa trang thành ba chàng ngự lâm phóa thủ mới đúng!
- Nhưng quần áo khó kiế m quá . Trường nói, rồi quay sang ngắm nghiá tôi
- Chị xuất sắc quá, hóa trang còn đẹp hơn tiên thật!
- Cám ơn anh, anh cũng thế , hề gỉa còn giống hơn hề thật!
Anh chàng tức lý khịt mũi.
- Hừ, khen cô mà cô lại chửi người tạ Thật miệng lưỡi đàn bà xầu chẳng chỗ chê.
Có một anh chàng thật lạ lùng bước đến tôi, hắn cao lớn, thân hình nở nang, mái tóc đen rối bù, mặc chiếc áo lớn màu xanh nhạt với những hàng nút vàng cũ [ Trời ơi! Bộ quần áo gì mà muốn lên mốc thế ]. Gương mặt hắn thật đặc biệt, màu đỏ hồng, cằm vuông, hàm trên nhỏ hơn hàm dưới, ngoài ra một bên má còn có chiếc đồng tiền. Trong một phút, tôi nghi ngờ, tưởng chừng khuôn mặt này mình đã từng thấy qua đâu đây. Hắn đứ ng trước mặt tôi, cúi đầu thật sát, xong nói:
- Chào thiên sứ của tôi, tim tôi mang đầy câu chuyện bất tận muố n nói với nàng. Không cần biết tôi ở đâu, thì ở đấy vẫn có dáng em. . . Ôi! Trời ơi! Không có em làm sao tôi sống được, dầu góc biển chân trời tôi vẫn nhớ tới em, và nghĩ về em. ..
Tôi ngạc nhiên vô cùng trước những lời của hắn, dù qua giọng nói tôi đã biết chàng chính là Trần Hoài Nam, nhưng mà. . . Chàng nói như vậy là sao? Tại sao nói với tôi những lời như thế ? Chàng có lầm lẫn chăng ? Trong một phút ngạc nhiên, tôi không biết phải lời như thế nào. âm thanh của chàng vẫn còn thầm thì bên tai.
". . . Anh chỉ có thể sống cùng em, bằng không anh sẽ chết, sẽ không còn ai có thể chiếm ngự được tim anh. . . Mãi mãi. . mãi mãi. . ."
Bỗng nhiên, tôi chợt tỉnh, những câu này hình như tôi đã đọc qua ở đâu rồi. Tôi chăm chú nhìn chàng, áo này. . . cách trang phục này, những câu nói này. . . Đúng rồi, tôi đã hiểu, Beethoven! Những lời vừa qua là những lời thơ tình của Beethoven gửi cho ngưởi yêu. Tôi đã đoán ra được, vì Nam là người hâm mộ Beethoven nhất, nhưng mà. . . nhưng tại sao chàng lại gọi tôi là của chàng ?
Tôi vội vàng nghiêng mình chào Nam, nói:
- Xin lỗi, ông đã lầm rồi, ông Beethoven ạ! Tôi đây không phải là Ka-lan.
Nhưng Nam đính chính ngay:
- Tôi không lầm, cô chính là người yêu của tôi, Thảo ạ!
Gian phòng ồn ào, tôi cảm thảý gương mắt mình nóng bừng lên. Tim tôi đập loạn đả, những dòng máu trong mạch như muốn vő tung ra. Nam! Đùa gì lạ vậy? Tại sao lại đem tôi ra làm trò cười. Tôi là một đứa bé ngu ngơ, ngu thật ngu! Lưỡi tôi cứng lại, không nói được lời, và bỗng thấy cái không khí nham nhở hình như vây quanh đâu đây. May quá, có người vừa đến giải vậy.
Đó là nhân vật trong truyện "Chiếc giầy Pha lê". Cô nàng và Xi-to-li-na và hoàng tử, cả hai đến trước mặt chúng tôi với một mâm đầy hoa qủa.
Không cần họ phải thốt lời nào cũng đoán được đây chính là Thu Phương và Phong. Nắ m lấy một nắm kẹo, tôi nói to:
- Xin chào mừng Xi-tơ-li-na và hoàng tử.
- Dạ . Xin chào mừng Beethoven và Ka-lan.
Thu Phương nói, có lẽ cô ta lúc nãy đã nghe thấy những lời đối đáp của chúng tôi. Quay người lại, tôi bắt đầu nhập cuộc, một cô sơn nữ đưa tay vẫy, tôi chạy đến cười hỏi:
- Còn ông già cổ hủ đâu, Thu Vân ?
Cô sơn nữ cười thật tươi.
- Tôi không phải là Thu Vân mà là Đan Vân.
- Tại sao chị em bồ lại hóa trang giống nhau thế , rồi ai phân biệt được đây?
- Vậy mới vui chứ . Ba anh hề, hai cô sơn nữ. . . Kìa, Thủy Ngọc đến kia rồi. Con bé hóa trang cũng dễ thương quá nhỉ ?
Thủy Ngọc hóa trang thành nàng công chúa Bạch tuyế t, nàng trang điễm thật khéo, giống hệt cô Bạch Tuyết trong hình vẽ. Sau đấy, Lan cũng đến. Lan đã có một vẽ đẹp cổ điển của người phụ nữ Trung Hoa, bây giờ cô ta hóa trang thành người phụ nữ Trung Hoa thời xưa, thế là đúng nhất rồi. Cô nàng Butterfly trên sân khầu là Mỹ Linh còn anh chàng Tài là một tù trưởng á Rập. . . Hình như mọi người đã đến đủ cả. Kiểm điểm lại chúng tôi vẫn thấy thiều Thanh Thương.
Trời không còn sớm nữa, nên chúng tôi quyết định không chờ Thanh Thương, mọi người đem rượu bia, nước cốt trái cây, trái cây. . .đổ chung vào nhau, đoạn bỏ thêm nước đá váo, rồi cùng nâng ly lên chúc mừng Phong và Thu Phương.
Giàn nhạc bắt đầu với bản "Khu rừng thành Vienne" êm đềm. Phong và Thu Phương đã sẵn sàng để nhập cuộc khiêu vũ và mọi người lại phiá cửa ra vào. Cánh cửa mở toang. Từ bên ngoài một con quái vật nhảy vào, nửa giống thỏ, nửa giống loài đại thử, cao bằng người, mỗm nhọn, nửa giống loài đại thú?, cao bằng người, hai nửa giống chuột nửa giố ng chồn. Bên trên miệng còn có thêm vài sợi râu mép.
Dũng lên tiếng kinh ngạc trước tiên:
- Trời ơi! Con này chắc từ trong rừng Phi châu lạc lối đến đây?
Con quái vật coi như không có ai trước mắ t, hắn đủng đỉnh đến trước mặt Phong và Thu Phương, cúi đầu xuống chào, đoạn lớn tiếng:
- Chúc mừng hai người được bá niên hảo hiệp.
Lan khẽ kêu:
- Ối trời ơi thì ra là con Thanh Thương
Thu Vân trề môi:
- Đúng là Thanh Thương, tao không ngờ nó lại nghĩ ra cái lối hóa trang như thế này nhưng mà tấm da, nó lấy ở đâu ra vậy?
Thu Phương và Phong cũng bị con quái vật làm kinh ngạc, quên cả việc phải nhảy mở đầu cho cuộc khiêu vũ. Một lúc sau, Thu Phương mới nói:
- Thanh Thương, mầy hóa trang kiểu gì lạ vậy?
Thanh Thương đáp:
- Đầy là chủ nhân ông của thế giới, gọi là "Tam vị nhất thể".
Phong hỏi:
- Có phải cô muố n nói tam vị nhất thể của đạo thiên Chúa là Đức mẹ, Đức con và Đức Linh hay không ?
- Không phải thế . Tam vị nhấ t thế đây là Người, Thu Phương họp lại. Thế giới không phải do những thứ này tạo nên hay chăng ?
Phong đối ngay:
- Thế cô tưởng hình dáng cô giống người, thú và thần họp lại chăng ? Sao tôi thấy thú thì giống, còn hai thứ kia thì không một chút nào cả.
Mọi người cười ầm lên, trong khi Thanh Thương lớn tiếng mắng:
- Tầm bậy, ăn nói bất nhân thất đứ c.
Hình dáng của Thanh Thương cộng thêm những bước đi nhún nhảy, khiến cho mọi người không nín cười được. Sau khi rời khỏi Phong và Thu Phương, Thanh Thương nhảy từng bước đế n trước mặt từng người để nhận diện. Lập tức nàng bị ngay ba chú hề bao vây, chỉ nghe những tiếng la hét, tiếp liến theo "Tam vị nhất thể" múa tay múa chân.
- Ối giời ơi, vui quá. Nham nhở quá, nham nhở chết được!
Đan Vân cười sặc sụa:
- Nói thật, mày mới thật là nham nhở !
Bản nhạc "Khu rừng thành Vienne" sau những phút giây bị tiếng hét của Thanh Thương che lấp, lại bắt đầu vang tiế ng. Hai vai chánh đi những bước đầu, tiế p đó, từng cặp từng cặp một bước ra. Tên mọi da đỏ và cô nàng Bạch Tuyế t, tên mọi đen với cô thiều nữ Trung Hoa thời cổ. Tù trưởng á Rập và phu nhân Buttefly, lão hủ lậu và nàng sơn nữ. . . một sự kết hợp lạ lùng. Trong tiếng nhạc êm đềm huyền diệu, một bức tranh ly kỳ diễn ra trước mắt. Tôi đứng đấy lặng người xem. Một bóng người tiến đế n trước mặt gián đọan tư tưởng tôi.
- Nàng thiên sứ của tôi, nàng có cho phép tôi được mời nàng một bản hay không ?
Lại anh chàng Trần Hoài Nam Beethoven, tim tôi đập nhanh. Đưa tay cho chàng không một lời đáp. Chúng tôi lướt ra giữa phòng khách. Đầu óc mông lung rối loạn, khiế n tôi như cứng lưỡi thốt không ra lời.
- Tại sao em không nói?
- Tại anh quay nhanh làm em nhức đầu quá!
- Anh còn chóng mặt hơn em -! Chàng nói nhanh - Lấn đầu tiên vừa nhìn thấy em là anh đã xây xẩm rồi.
Vừa quay tròn, tôi vừa nói:
- Anh định làm trò xã giao quốc tế ư ?
- Em nghĩ thế à ? Có thật tình em không biết hay là em gỉa vờ không biết ?
Giọng nói của Nam có vẻ bất bình:
- Em thật tình không biết ? Hay gỉa vờ không biết ? - Nam lập lại
- Thảo! Em tàn nhẫn lắm!
- Em không hiểu anh muốn nói gì!
- Em phải biết chứ ? - Nam ôm chặt tôi, quay cuồng theo tiếng nhạc, giọng chàng gấp rút hơn - Trừ khi em là người không có qủa tim. Em đừng tưởng rằng cứ ngồi im lìm một nơi lạ không ai để ý đế n mình. Anh chờ đợi dịp này để tỏ bày từ lâu rồi em không biết sao?
Tim đập nhanh, tôi luống cuống đáp:
- Anh diễn kịch trong buổi dạ hội hóa trang này à ?
Giọng Nam nhuốm xúc động:
- Chúng ta có thể hóa trang bề ngoài, nhưng không bao giờ có thể hóa trang tình cảm.
Chiếc mặt nạ không để cho tôi thấy nét mặt thật của chàng, nhưng nhìn đôi mắt long lanh rực sáng, khiến tôi có cảm tưởng như mình đang bị đốt cháy bằng đôi mắt, bằng những câu nói, bằng tiếng nhạc lẫn ánh đčn hồng của gian phòng.
- Khi tiệc tàn, em cho anh đưa em về nhé ?
Tôi tiế p tục quay tròn:
- Để nghị đột ngột quá, em chưa kịp chuẩn bị.
- Tình yêu không cần chuẩn bị, mà chỉ cần tiếp nhận.


SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội