Xưởng Điện lạnh Đức Hải

Nhập môn Linux

Started by phuongdong, 27/08/06, 03:46

Previous topic - Next topic

phuongdong

 



NHẬP MÔN
HỆ ĐIỀU HŔNH LINUX

>>Nghiên cứu lâu rồi dạo này nghiên cứu lại có gì thắc mắc liên hệ Phuơng Đông trao đổi kinh nghiệm nhé!








I.  Giới thiệu lịch sử phát triển của Unix và Linux:

a.   a.      Vài dòng về lịch sử UNIX:
Giữa năm 1960, AT&T Bell Laboratories và một số trung tâm khác tham gia vào một cố gắng nhằm tạo ra một hệ điều hành mới được đặt tên là Multics (Multiplexed Information and Computing Service). Đến năm 1969, chương trình Multics bị bãi bỏ vì đó là một dự án quá nhiều tham vọng và do đó không khả thi. Thậm trí nhiều yêu cầu đối với Multics thời đó đến nay vẫn chưa có được trên các Unix mới nhất. Nhưng Ken Thompson, Dennis Ritchie, và một số đồng nghiệp của Bell Labs đã không bỏ cuộc. Thay vì xây dựng một HĐH làm nhiều việc một lúc như Multics, họ quyết định phát triển một HĐH đơn giản chỉ làm tốt một việc là chạy chương trình (run program). HĐH sẽ có rất nhiều các công cụ (tool) nhỏ, đơn giản, gọn nhẹ (compact) và chỉ làm tốt một công việc. Bằng cách kết hợp nhiều công cụ lại với nhau, họ sẽ có một chương trình thực hiện một  công việc phức tạp. Đó cũng là cách thức người lập trình viết ra chương trình. Peter Neumann đặt tên Unix cho HĐH "đơn giản" này. Vào năm 1973, sử dụng ngôn ngữ C của Ritchie, Thompson đã viết lại toàn bộ HĐH Unix và đây là một thay đổi quan trọng của Unix, vì nhờ đó Unix từ chỗ là HĐH cho một máy PDP-xx trở thành HĐH của các máy khác với một cố gắng tối thiểu để chuyển đổi. Khoảng 1977 bản quyền của UNIX được giải phóng và HDH UNIX trở thành một thương phẩm.

b.   b.      Hai dòng UNIX : System V của AT&T , Novell và Berkeley Software Distribution (BSD) của Đại học Berkeley.
•   •      System V :
Các phiên bản UNIX cuối cùng do  AT&T xuất bản là  System III và một vài phát hành (releases) của System V. Hai bản phát hành gần đây của System V là Release 3 (SVR3.2) và Release 4.2 (SVR4.2). Phiên bản SYR 4.2 là phổ biến nhất cho từ máy PC cho tới máy tính lớn.
•   •      BSD :
Từ 1970 Computer Science Research Group của University of California tại Berkeley (UCB) xuất bản nhiều phiên bản UNIX, được biết đến dưới tên Berkeley Software Distribution, hay BSD. Cải biến của  PDP-11 được gọi là 1BSD và 2BSD. Trợ giúp cho các máy tính của Digital Equipment Corporation VAX được đưa vào trong 3BSD. Phát triển của VAX được tiếp tục với  4.0BSD, 4.1BSD, 4.2BSD, và 4.3BSD
Trước 1992, UNIX là tên thuộc sở hữu của AT&T. Từ 1992, khi AT&T bán bộ phận Unix cho Novell, tên Unix thuộc sở hữu của X/Open foundation. Tất cả các hệ điều hành thỏa mãn một số yêu cầu đều có thể gọi là Unix. Ngoài ra, Institute of Electrical and Electronic Engineers  (IEEE) đã thiết lập chuẩn "An Industry-Recognized Operating Systems Interface Standard based on the UNIX Operating System." Kết quả cho ra đời  POSIX.1 (cho giao diện  C ) và  POSIX.2 (cho hệ thống lệnh trên Unix)
Kết lại, vấn đề chuẩn hóa UNIX vẫn còn rất xa kết quả cuối cùng. Nhưng đây là quá trình cần thiết có lợi cho sự phát triển của ngành tin học nói chung và sự sống còn của HDH UNIX nói riêng.
Các phiên bản của Unix



c.     Lịch sử phát triển của Linux và giới thiệu các phân phối (distribution) Linux ngày nay
Linux là một HDH dạng UNIX (Unix-like Operating System) chạy trên máy PC với bộ điều khiển trung tâm (CPU)  Intel 80386 trở lên, hay các bộ vi xử lý trung tâm tương thích AMD, Cyrix. Linux ngày nay còn có thể chạy trên các máy Macintosh hoặc SUN Sparc . Linux thỏa mãn chuẩn POSIX.1.
Linux được viết lại toàn bộ từ con số không, tức là không sử dụng một dòng lệnh nào của Unix để tránh vấn đề bản quyền của Unix. Tuy nhiên hoạt động của Linux hoàn toàn dựa trên nguyên tắc của hệ điều hành Unix. Vì vậy nếu một người nắm được Linux, thì sẽ nắm được UNIX. Nên chú ý rằng giữa các Unix sự khác nhau cũng không kém gì giữa Unix và Linux.
Năm 1991 Linus Torvalds, sinh viên của đại học tổng hợp Helsinki, Phần lan, bắt đầu xem xét Minix, một phiên bản của Unix làm ra với mục đích nghiên cứu cách tạo ra một hệ điều hành Unix chạy trên máy PC với bộ vi xử lý Intel 80386.
Ngày 25/8/1991, Linus cho ra version 0.01 và thông báo trên comp.os.minix của Internet về dự định của mình về Linux.
1/1992, Linus cho ra version 0.12 với shell và C compiler. Linus không cần Minix nữa để recompile HDH của mình. Linus đặt tên HDH của mình là Linux.
1994, phiên bản chính thức 1.0 được phát hành.
Quá trình phát triển của Linux được tăng tốc bởi sự giúp đỡ của chương trình GNU (GNU's Not Unix), đó là chương trình phát triển các Unix có khả năng chạy trên nhiều platform. Đến hôm nay, cuối 2001, phiên bản mới nhất của Linux kernel là 2.4.2-2, có khả năng điều khiển các máy đa bộ vi xử  lý và rất nhiều các tính năng khác.

d.   Vấn đề bản quyền của GNU project
Các chương trình tuân theo GNU Copyleft or GPL (General Public License) có bản quyền như sau :
1.   1.      Tác giả vẫn là sở hữu của chương trình của mình.
2.   2.      Ai cũng được quyền bán copy của chương trình với giá bất kỳ mà không phải trả cho tác giả ban đầu.
3.   3.      Người sở hữu chương trình tạo điều kiện cho người khác sao chép chương trình nguồn để phát triển tiếp chương trình.

e.  Tại sao lại sử dụng Linux ?
Linux là miễn phí (free). Đối với chúng ta hôm nay không quan trọng vì ngay WindowsNT server cũng "free". Nhưng trong tương lai, khi chúng ta muốn hòa nhập vào thế giới, khi chúng ta muốn có một thu nhập chính đáng cho người lập trình, hiện tượng sao chép trộm phần mềm cần phải chấm dứt. Khi đó, "free" là một thông số rất quan trọng để chọn Linux.
Linux rất ổn định. Trái với suy nghĩ truyền thống "của  rẻ là của ôi ", Linux từ những phiên bản đầu tiên cách đây 5-6 năm đã rất ổn định. Ngay cả server Linux phục vụ những mạng lớn (hàng trăm máy trạm) cũng hoạt động rất ổn định.
Linux đầy đủ. Tất cả những gì bạn thấy ở IBM, SCO, Sun ... đều có ở Linux. C compiler, perl interpeter, shell , TCP/IP, proxy, firewall, tài liệu hướng dẫn ... đều rất đầy đủ và có chất lượng. Hệ thống các chương trình tiện  ích cũng rất đầy đủ .
Linux là HDH hoàn toàn 32-bit.  Như các Unix khác, ngay từ đầu, Linux đã là một HDH 32 bits. Hiện nay đã có những phiên bản Linux 64 bits chạy trên máy Alpha Digital hay Ultra Sparc.
Linux rất mềm dẻo trong cấu hình. Linux cho người sử dụng cấu hình rất linh động, ví dụ như độ phân dải màn hình Xwindow tùy ý, dễ dàng sửa đổi ngay cả kernel ...
Linux chạy trên nhiều máy khác nhau từ PC 386, 486 tự lắp cho đến SUN Sparc.
Linux được trợ giúp. Ngày nay, với các server Linux sử dụng dữ liệu quan trọng, người sử dụng hoàn toàn có thể tìm được sự trợ giúp cho Linux từ các công ty lớn. IBM đã chính thức chào bán IBM server chạy trên Linux. Tài liệu giới thiệu Linux ngày càng nhiều, không thua kém bất cứ một HDH nào khác.
Với nguồn tài liệu phong phú, chương trình từ kernel cho đến các tiện ích miễn phí và bộ mã nguồn mở, Linux là người bạn đồng hành lý tưởng cho những ai muốn đi vào HDH chuyên nghiệp UNIX và công cụ tốt nhất cho công tác đào tạo CNTT trong các trường đại học.
Các phiên bản của Linux. Các phiên bản của HDH Linux được xác định bởi hệ thống số dạng X.YY.ZZ.  Nếu YY là số chẵn => phiên bản ổn định. YY là số lẻ => phiên bản thử nghiệm .
Các phân phối (distribution) của Linux quen biết là RedHat, Debian, SUSE, Slakware, Caldera ...
Chú ý phân biệt số phiên bản của hệ điều hành (Linux kernel) với phiên bản của các phân phối (ví dụ RedHat 6.0  với kernel Linux 2.2.5-15).

II.   II.         Hệ thống tiến trình (process) của Linux. Điều khiển các tiến trình.:
Linux là một HDH đa người sử dụng, đa tiến trình. Linux thực hiện tất cả các công việc của người sử dụng cũng như của hệ thống bằng các tiến trình (process). Do đó, hiểu được cách điều khiển các tiến trình đang hoạt động trên HDH Linux rất quan trọng cho công việc quản trị hệ thống.
Định nghĩa : Tiến trình (process) là một chương trình đơn chạy trên không gian địa chỉ ảo của nó . Cần phân biệt tiến trình với lệnh vì một dòng lệnh trên shell có thể sinh ra nhiều tiến trình. Dòng lệnh sau
nroff -man ps.1 | grep kill | more
sẽ sinh ra 3 tiến trình khác nhau.

phuongdong

Có 3 loại tiến trình chính trên Linux :
•   Tiến trình với đối thoại (Interactive processes) : là tiến trình khởi động và quản lý bởi shell, kể cả  tiến trình forthground hoặc background.
•   Tiến trình batch (Batch processes) : Tiến trình không gắn liền đến bàn điều khiển (terminal) và được nằm trong hàng đợi để lần lượt thực hiện.
•   Tiến trình ẩn trên bộ nhớ (Daemon processes) : Là các tiến trình chạy dưới nền (background). Các tiến trình này thường được khởi động từ đầu. Đa số các chương trình server cho các dịch vụ chạy theo phương thức này. Đây là các chương trình sau khi được gọi lên bộ nhớ, đợi thụ động các yêu cầu chương trình khách (client) để trả lời sau các cổng xác định (cổng là khái niệm gắn liền với giao thức TCP/IP BSD socket). Hầu hết các dịch vụ trên Internet như mail, Web,  Domain Name Service ... chạy theo nguyên tắc này. Các chương trình được gọi là các chương trình daemon và tên của nó thường kết thúc bằng ký tự "d" như named, inetd ... Ký tự "d" cuối được phát âm rời ra như  "đê " trong tiếng việt. Ví dụ named được phát âm là "nêm đê".
Cách đơn giản nhất để kiểm tra hệ thống tiến trình đang chạy là sử dụng lệnh ps (process status). Lệnh ps có nhiều tùy chọn (option) và phụ thuộc một cách mặc định vào người login vào hệ thống. Ví dụ :
$ ps
PID TTY STAT TIME COMMAND
41 v01 S 0:00 -bash
134 v01 R 0:00 ps
cho phép hiển thị các tiến trình liên quan tới một người sử dụng hệ thống.
Cột đầu tiên là PID (Process IDentification). Mỗi tiến trình của Linux đều mang  một số ID và các thao tác liên quan đến tiến trình đều thông qua số PID này. Gạch nối – trước bash để thông báo đó là shell khởi động khi người sử dụng login.
Để hiển thị tất cả các process, ta có thể sử dụng lệnh ps –a. Một người sử dụng hệ thống bình thường có thể thấy tất cả các tiến trình, nhưng chỉ có thể điều khiển dược các tiến trình của mình tạo ra. Chỉ có superuser mới có quyền điều khiển tất cả các tiến trình của hệ thống Linux và của người khác. Lệnh ps –ax cho phép hiển thị tất cả các tiến trình, ngay cả những tiến trình không gắn liền đến có bàn điều khiển (tty). Chúng ta có thể coi các tiến trình đang chạy cùng với dòng lệnh đầy  đủ  để  khởi động  tiến trình  này bằng   ps –axl.  Lệnh man ps cho phép coi các tham số tự chọn khác của lệnh ps .
Dừng một tiến trình, lệnh kill :  Trong nhiều trường hợp, một tiến trình có thể bị treo, một bàn phím điều khiển không trả lời các lệnh từ bàn phím, một chương trình server cần nhận cấu hình mới, card mạng cần thay đổi địa chỉ IP ..., khi đó chúng ta phải dừng (kill) tiến trình đang có vấn đề . Linux có lệnh kill để thực hiện các công tác này. Trước tiên bạn cần phải biết PID của tiến trình cần dừng thông qua lệnh ps. Xin nhắc lại chỉ có super-user mới có quyền dừng tất cả các tiến trình, còn người sử dụng chỉ được dừng các tiến trình của mình. Sau đó, ta sử dụng lệnh
kill  -9  PID_của_ tiến_trình
Tham số –9 là gửi tín hiệu dừng không điều kiện chương trình. Chú ý nếu bạn logged vào hệ thống như root, nhập số PID chính xác nếu không bạn có thể dừng một tiến trình khác. Không nên dừng các tiến trình mà mình không biết vì có thể làm treo máy hoặc dịch vụ.
Một tiến trình có thể sinh ra các tiến trình con trong quá trình hoạt động của mình. Nếu bạn dừng tiến trình cha, các tiến trình con cũng sẽ dừng theo, nhưng không tức thì . Vì vậy phải đợi một khoảng thời gian và sau đó kiểm tra lại xem tất cả các tiến trình con có dừng đúng hay không. Trong một số hãn hữu các trường hợp, tiến trình có lỗi nặng không dừng được, phương pháp cuối cùng là khởi động lại máy.
Lệnh at : Linux có các lệnh cho phép thực hiện các tiến trình ở thời điểm mong muốn thông qua lệnh at. Thời điểm thực hiện công việc được nhập vào như tham số của lệnh at.
$ at 1:23<Return>
lp /usr/sales/reports/*<Return>
<^D>
Dấu ^D có nghĩa là cần giữ  phím <Ctrl>, sau đó nhấn phím D và bỏ cả 2 phím cùng một lúc.
Sau khi bạn kết thúc lệnh at, dòng thông báo giống như sau sẽ hiện ra màn hình

job 756001.a at Sat Dec 21 01:23:00 2000

Số 756001.a cho phép tham chiếu tới công tác (job) đó, để dùng nếu bạn muốn xóa job đó bởi lệnh
at –r job_number
Lệnh này có thể khác với các phiên bản khác nhau. Ví dụ đối với RedHat 6.2 lệnh xóa một job là atrm job_number . Trong mọi trường hợp coi manpage để biết các lệnh và tham số cụ thể.
Bạn có thể dùng quy tắc chuyển hướng (redirect) để lập lịch trình cho nhiều lậnh cùng một lúc
at 10:59 < tập_lệnh
trong đó, tập_lệnh là một tập tin dạng text có các lệnh. Để kiểm tra các tiến trình mà bạn đã nhập vào, dùng lệnh at –l 
Lệnh batch. Khác với lệnh at là tiến trình được thực hiện vào các thời điểm do người sử dụng chọn, lệnh batch để cho hệ thống tự quyết định khi nào tiến trình được thực hiện dựa trên mức độ tải của hệ thống. Thường là các tiến trình batch được thi hành khi máy bận dưới 20%. Các tiến trình in ấn, cập nhật dữ liệu lớn ... rất thích hợp với kiểu lệnh này. Cú pháp của batch như sau :
$ batch<Return>
lp /usr/sales/reports/*<Return>
<^D>
Các lệnh at và batch cho phép lập kế hoạch thực hiện tiến trình một lần. Linux còn cho phép lập kế hoạch có tính chất chu kỳ thông qua lệnh cron (viết tắt của chronograph) và các tập tin crontabs. Chương trình daemon cron (crond) được kích hoạt ngay từ đầu với khởi động của hệ thống. Khi khởi động, cron xem có các tiến trình trong hàng đợi nhập vào bởi lệnh at, sau đó xem xét các các tập tin crontabs xem có tiến trình cần phải thực hiện hay không rồi "đi ngủ ":-) . Cron sẽ "thức dậy" mỗi phút để kiểm tra xem có phải thực hiện tiến trình nào không. Super-user và user đều có thể đặt hàng các tiến trình sẽ được cho phép thực hiện bởi cron. Để  làm điều này, bạn cần tạo một tập tin text theo cú pháp của cron như sau.
Phút   giờ   ngày_của_tháng  tháng_của_năm ngày_của_tuần  lệnh
0          8     *              *                          1                         /u/sartin/bin/status_report
cho phép /u/sartin/bin/status_report được thực hiện vào 8giờ 00 phút các thứ hai.
Mỗi hàng chứa thời gian và lệnh. Lệnh sẽ được cron thực hiện tại thời điểm ghi ở trước trên cùng dòng đó. Năm cột đầu liên quan tới thời gian có thể thay thế bằng dấu sao "*" với ý nghĩa là "với mọi". Các giá trị có thể cho các trường là :
minute (0-59)
hour (0-23)
day of month (1-31)
month of year (1-12)
day of week (0-6, 0 is Sunday)
Command (rest of line)
Sau đó dùng lệnh crontab để cài đặt tập tin lệnh vào thư mục /usr/spool/cron/crontabs. Mỗi người sử dụng sẽ có một tập tin crontab trùng tên mình (user name) để lưu tất cả các lệnh cần thực hiện theo chu kỳ trong thư mục này. Cú pháp sử dụng crontab:
crontab tên_tập_tin_lệnh
Lệnh top. Lệnh top cho phép hiển thị sự hoạt động của các tiến trình, đặc biệt là các thông tin về tài nguyên hệ thống cũng như việc sử dụng tài nguyên đó của từng tiến trình. Với lệnh đơn giản top, ta sẽ có

11:09am  up 46 days, 17:44,  2 users,  load average: 0.08, 0.03, 0.01
63 processes: 61 sleeping, 2 running, 0 zombie, 0 stopped
CPU states:  0.1% user,  0.0% system,  0.0% nice, 99.8% idle
Mem:   126644K av,  121568K used, 5076K free,  0K shrd,   25404K buff
Swap:  136544K av, 9836K used,  126708K free  36040K cached

  PID USER     PRI  NI  SIZE  RSS SHARE STAT %CPU %MEM   TIME COMMAND
27568 mivilinh    11   0  1052 1052   836 R     0.1  0.8   0:00 top
    1 root       0   0   124   72    68 S     0.0  0.0   0:25 init
    2 root       8   0     0    0     0 SW    0.0  0.0   0:00 kevent
Số % máy rảnh (idle) in đậm trên là rất quan trọng. Một máy rảnh dưới 50% là một máy quá tải và cần được xem xét. Lệnh top còn cho phép theo dői xem có tiến trình nào chiếm dụng quá nhiều thời gian CPU cũng như truy cập đĩa không.
Ngoài ra, một số lệnh khác như vmstat. mpstat, sar, iostat ... cũng cho phép xem xét với các mục đích khác nhau hoạt động của máy chủ.

Inetd và các dịch vụ mạng :
Unix có hai cách để tổ chức các dịch vụ mạng: hoặc là khởi động ngay từ đầu chương trình server dưới dạng daemon, hoặc là để công tác khởi động chương trình dịch vụ theo yêu cầu (khi có yêu cầu kết nối) với sự trợ giúp của một tiến trình daemon khác là inetd (đọc là inét đê). Trong trường hợp đầu, ta cần cho mỗi dịch vụ ít nhất một daemon và tài nguyên của hệ thống bị sử dụng ngay cả khi không có yêu cầu kết nối. Còn trong trường hợp sau ta cần một daemon cho tất cả các dịch vụ. Tài nguyên hệ thống chỉ thực sự bị chiếm dụng khi có yêu cầu kết nối. Vì vậy, chương trình server dạng daemon thường trực được dùng cho các dịch vụ có yêu cầu kết nối thường xuyên như DNS, mail, Web ; còn sơ đồ qua inetd dành cho các dịch vụ với tần số sử dụng thưa như ftp, telnet, secure shell ...
Chương trình inetd, còn gọi là super-server, được sử dụng để khởi động các daemon phục vụ các dịch vụ mạng. inetd đợi các nối mạng sau một số cổng được quy định bởi tập tin cấu hình /etc/inetd.conf. inetd của RedHat Linux 7.1 sử dụng tập tin /etc/xinetd.conf và các tập tin trong thư mục /etc/xinet.d. Khi có yêu cầu kết nối, inetd sẽ gọi chương trình server tương ứng để thiết lập các kết nối và phục vụ khách hàng. Thông thường, inetd được khởi động ngay từ đầu bởi các script dùng cho khởi động máy. inetd sẽ đọc file cấu hình /etc/inetd.conf khi được gọi lên bộ nhớ . Sau đây là một vài dòng của tập tin /etc/inetd.conf

# <service_name> <sock_type> <proto> <flags> <user> <server_path> <args>
# Echo, discard, daytime, and chargen are used primarily for testing.
# To re-read this file after changes, just do a 'killall -HUP inetd'
#time   stream  tcp     nowait  root    internal
#time   dgram   udp     wait    root    internal
#
# These are standard services.
#
ftp     stream  tcp     nowait  root    /usr/sbin/tcpd  in.ftpd -l -a
telnet  stream  tcp     nowait  root    /usr/sbin/tcpd  in.telnetd

Bên cạnh tập tin cấu hình /etc/inetd.conf, tập tin /etc/services cũng được inetd sử dụng để biết các cổng (port) của các chương trình server. Ví dụ một đoạn của tập tin /etc/services

ftp-data        20/tcp
ftp             21/tcp
fsp             21/udp        fspd
ssh             22/tcp      # SSH Remote Login Protocol
ssh             22/udp        # SSH Remote Login Protocol
telnet          23/tcp
# 24 - private
smtp            25/tcp        mail
# 26 - unassigned
time            37/tcp        timserver
time            37/udp        timserver
rlp              39/udp       resource    # resource location
nameserver    42/tcp          name            # IEN 116
whois         43/tcp          nicname
re-mail-ck    50/tcp         # Remote Mail Checking Protocol
re-mail-ck      50/udp       # Remote Mail Checking Protocol
domain          53/tcp          nameserver      # name-domain server
domain          53/udp          nameserver                                 

Hai tập tin /etc/inetd.conf và /etc/services quan hệ mật thiết với nhau. Cột đầu tiên bao gồm tên các dịch vụ mạng và cần phải giống nhau. Một dịch vụ muốn  được  hoạt động nhờ inetd phải khai báo cổng mà nó đợi khách hàng thông qua /etc/services và dòng lệnh khởi động nó trong /etc/inetd.conf. Muốn tắt một dịch vụ, ta chỉ cần đặt dấu chú thích # trước dòng miêu tả dịch vụ và khi đó, inetd sẽ không biết và không gọi dịch vụ đó nữa. Như các bạn đọc nhận thấy nội dung của cột  <server_path> <args> cho các dịch vụ là /usr/sbin/tcpd  in.telnetd. Chương trình tcpd được inetd  gọi lên trước để làm một số công tác kiểm tra và ghi log trước khi chương trình dịch vụ thực được gọi lên. Cụ thể là tcpd sẽ sử dụng

phuongdong

Cột <flags> cho biết chương trình inetd có phải đợi (wait) hay không (nowait) kết nối kết thúc trước khi "tiếp" một kết nối khác. Ví dụ trên với telnet cho thấy nhiều chương trình khách có thể được phục vụ một lúc qua cùng một cổng telnet 23. Tất nhiên chương trình server telnet cũng phải được thiết kế thích hợp với kiểu làm việc đa khách hàng này.
Cột <user> quy định quyền của tiến trình khi nó được chạy trên bộ nhớ. Trong trường hợp có nghi ngờ về tính bảo mật của một dịch vụ, ta có thể giảm quyền của nó bằng cách thay đổi nội dung của cột này.
Qua ví dụ trên ta thấy dịch vụ ftp sẽ được inetd gọi lên thông qua dòng lệnh /usr/sbin/tcpd  in.ftpd -l –a khi có một chương trình khách hàng dùng giao thức TCP gọi qua cổng 21.
Đọc thêm. Tiến trình được sinh ra như thế nào?  Trên một máy chủ Unix, thường có hàng chục tiến trình đang đồng thời hoạt động. Trên những máy chủ lớn và bận bịu, có thể có hàng ngàn tiến trình cùng lúc. Vậy tiến trình được hình thành như thế nào ?
Nếu con người được sinh ra bởi con người thì tiến trình cũng sinh ra bởi tiến trình. Chỉ có một điều khác là phải cần 2 người làm cha mẹ mới có trẻ em (trừ những dự định clone người hiện nay), còn tiến trình thì chỉ có một tiến trình cha. Khi hệ thống khởi động, tiến trình đầu tiên là init. Sau đó, init sẽ sinh ra các tiến trình khác cần thiết cho sự hoạt động của hệ thống. Ví dụ mỗi khi ta đăng nhập hệ thống, tiến  trình login sau khi kiểm tra mật khẩu sẽ sinh ra một tiến trình shell để người sử dụng có thể làm việc thông qua các dòng lệnh của shell. Có 2 lệnh liên quan tới việc hình thành các tiến trình là lệnh fork và execve. Lệnh fork cho phép hình thành một tiến trình con giống hệt tiến trình cha và cả hai sau đó cùng được song song hoạt động và được HĐH đối xử như nhau. Hai tiến trình này chỉ khác nhau về PID và người ta có thể biết rằng hiện đang ở tiến trình bằng cách xem giá trị trở về của lệnh fork: nếu bằng 0, ta đang ở tiến trình cha, nếu khác 0 thì đó là PID của tiến trình con. Lệnh execve thì thay thế một tiến trình bằng một tiến trình khác. Như vậy, nếu ta đang có một tiến trình A, tiến trình B có thể sinh ra từ A bằng cách A fork ra A' rồi trong A' ta dùng lệnh execve để thay thế A' bằng B.
Đoạn chương trình sau cho phép hiểu rő hơn các miêu tả trên

if (fork() == 0) {
   /* I am the child, I will become ls /usr/bin */
   execl("/bin/ls","ls","/usr/bin", (char *) 0);
   }
else {
      /* I'm parent, do whatever perent's sopposed to do*/
   }

Các biến tấu của execve tạo thành một họ các hàm exec (exec family). Linux có thêm clone  để tạo các threads (tiểu tiến trình). Trong trường hợp hệ thống quá tải, lệnh fork sẽ không thành công do tài nguyên hệ thống đã bị vét cạn. Khi đó ta sẽ có thông báo lỗi trên màn hình gắn trực tiếp với máy chủ và máy chủ cần được xem xét sửa chữa hoặc nâng cấp.

III.   Hệ thống tập tin của Linux :
III.1 Cây thư mục của Linux. Đối với hệ điều hành Linux, không có khái niệm các ổ đĩa khác nhau. Sau quá trình khởi động, toàn bộ các thư mục và tập tin được "gắn" lên (mount) và tạo thành một hệ thống tập tin thống nhất, bắt đầu từ gốc '/'

/-----+
   !-------/bin
   !-------/sbin
   !-------/usr------/usr/bin
   !        !------/usr/sbin      
   !        !------/usr/local
   !        !------/usr/doc
      !
   !-------/etc
   !-------/lib
   !-------/var-------/var/adm
           !-------/var/log   
           !-------/var/spool

Hình trên là cây thư mục của đa số các Unix. Với cây thư mục trên ta không thể nào biết được số lượng ổ đĩa cứng, các phân mảnh (partition) của mỗi đĩa và sự tương ứng giữa các phân mảnh và thư mục như thế nào.
Chúng ta có thể chia đĩa cứng thành nhiều phân mảnh (partition). Mỗi partition là một hệ thống tập tin (file system) độc lập. Sau đó, các hệ thống tập tin này được 'gắn ' (mount) vào hệ thống tập tin thống nhất của toàn hệ thống. Chúng ta hoàn toàn có thể gắn thêm một đĩa cứng mới, format rồi mount vào hệ thống tập tin dưới tên một thư mục nào đó và tại một điểm (mount point) nào đó. Đối với các chương trình chạy trên Unix, không hề có khái niệm một thư mục nằm ở đĩa nào hay partition nào.
Hình sau đây cho thấy sự tương quan giữa vị trí vật lý trên đĩa và vị trí logic trong cây tập tin.

!-----------------------------------!
!           /   !         !         /
!         !         !         |
------------------!         !         -------------
!                  !  < == >   |      |         !   /usr               !      /usr      /squid     !-----------------------------------!      |
!         /usr/home         !      /usr/home
!-----------------------------------!
!         /squid            !
!-----------------------------------!

Thư mục /usr/home là thư mục con của /usr trong cây thư mục, nhưng trên đĩa vật lý, đây là hai phân mảnh (partition) cạnh nhau.
Hệ thống tập tin được OS Linux mount trong quá trình khởi động tuân theo các thông số ghi trong tập tin /etc/fstab (một lần nữa, nếu bạn nắm vững cú pháp của tập tin này, bạn có thể thay đổi nó thông qua một chương trình soạn thảo văn bản text bất kỳ và có một kiểu khởi động hệ thống tập tin như bạn muốn)
[mivilinh@AVSrv mivilinh]$ more /etc/fstab
/dev/hda2   /      ext2      defaults   1 1
/dev/hda3   swap      swap      defaults    0 0
/dev/fd0   /mnt/floppy   ext2      noauto      0 0
/dev/cdrom   /mnt/cdrom   iso9660   noauto,ro   0 0
none         /proc          proc       defaults    0 0
none            /dev/pts     devpts     mode=0622   0 0

Cột 1  (fs_spec) : các trang thiết bị (device) cần mount
-   -           2 (fs_file) : điểm treo (mount point)
-   -           3 (fs_vfstype) : Kiểu của hệ thống tập tin,
-   -           4 (fs_mntops) : các options. Default = mount khi khởi động, ro = read only, user nếu cho phép user mount hệ thống tập tin này  ...
-   -           5 (fs_freq) : hiện thị (dumped ) hay không hệ thống tập tin
-   -           6 (fs_passno) : có cần kiểm tra hay không bởi fsck

Tập tin /etc/fstab được sử dụng bởi chương trình mount trong quá trình khởi động của Linux. Dòng
/dev/cdrom      /mnt/cdrom    iso9660    noauto,ro      0 0
cho phép ổ CDROM có thể mount theo ý muốn của người dùng (không mount automatic) và gắn vào /mnt/crdom với kiểu hệ thống tập tin iso9660 với mục đích chỉ đọc. Nếu không có từ khóa user thì chỉ có root mới được quyền mount ổ CDROM. Với tập tin /etc/fstab như trên thì lệnh mount/unmount ổ CDROM sẽ là :
mount /dev/cdrom hay umount /dev/cdrom
Mount không có thông số cho phép hiển nội dung tập tin /etc/mtab = những hệ thống tập tin đã được mounted.
[root@AVSrv mivilinh]# mount
/dev/hda2 on / type ext2 (rw)
none on /proc type proc (rw)
none on /dev/pts type devpts (rw,mode=0622)
/dev/hda1 on /home/mivilinh/minh type vfat (rw)
So sánh với
[root@AVSrv mivilinh]# more /etc/mtab
/dev/hda2 / ext2 rw 0 0
none /proc proc rw 0 0
none /dev/pts devpts rw,mode=0622 0 0
/dev/hda1   /home/mivilinh/minh vfat rw 0 0

Ở đây chúng ta thấy 2 dòng đặc biệt :
none /proc proc rw 0 0
none /dev/pts devpts rw,mode=0622 0 0
/dev chứa những tập tin đặc biệt : tập tin thiết bị ngoại vi. Hệ thống Linux sử dụng các tập tin này để truy xuất dữ liệu đến các thiết bị ngoại vi. Như vậy, Linux giao tiếp đến các thiết bị ngoại vi giống như với các tập tin. Ví dụ /dev/psaux được dùng để giao tiếp với chuột, /dev/hda1 để giao tiếp với phân mảnh 1 của đĩa cứng master của controler số 0...

brw-rw----   1 root     disk       3,   1 May  6  1998 hda1   
crw-rw-r--   1 root     root      10,   1 May  6  1998 psaux
crw-------   1 root     tty        4,  64 Oct  3 15:55 ttyS0
crw-------   1 root     tty        4,  65 May  6  1998 ttyS1
crw-------   1 root     tty        4,  66 May  6  1998 ttyS2
crw-------   1 root     tty        4,  67 May  6  1998 ttyS3
Ký tự  cột đầu tiên 'b' để thông báo kiểu giao tiếp block (cho thiết bị như ổ đĩa), 'c' – giao tiếp kiểu ký tự  (cho thiết bị như  bàn phím, chuột ...).
/proc là hệ thống tập tin ảo cho phép đọc các thông tin của các process trên bộ nhớ. Để thực tập , ta có thể dùng ps để coi các tiến trình và thấy các tập tin tương ứng trong /proc như ví dụ sau :

[oracle@appserv]$ ps ax|grep 582
  582 ?        S      0:17 nmbd -D
8724 pts/5    S      0:00 grep 582
[oracle@appserv]$ cd /proc/582
[oracle@appserv 582]$ ls -l
ls: exe: Permission denied
ls: root: Permission denied
ls: cwd: Permission denied
total 0
-r--r--r--    1 root     root            0 Oct 12 17:39 cmdline
lrwx------    1 root     root            0 Oct 12 17:39 cwd
-r--------    1 root     root            0 Oct 12 17:39 environ
lrwx------    1 root     root            0 Oct 12 17:39 exe
dr-x------    2 root     root            0 Oct 12 17:39 fd
pr--r--r--    1 root     root            0 Oct 12 17:39 maps
-rw-------    1 root     root            0 Oct 12 17:39 mem
lrwx------    1 root     root            0 Oct 12 17:39 root
-r--r--r--    1 root     root            0 Oct 12 17:39 stat
-r--r--r--    1 root     root            0 Oct 12 17:39 statm
-r--r--r--    1 root     root            0 Oct 12 17:39 status
[oracle@appserv 582]$ more cmdline
nmbd-D
[oracle@appserv 582]$

Các ký tự in đậm trong ví dụ trên cho phép thấy được mối liên hệ giữa /proc và tiến trình đang chạy. Các thao tác trên có thể thực hiện bởi một user bất kỳ.
Tóm lại, ngoài việc chỉ có một cây thư mục với một gốc duy nhất, ta nhận thấy cây thư mục của Unix cũng giống như cây thư mục của MS DOS hay Windows.

III.2 Quyền truy cập, sở hữu tập tin và thư mục của Linux (directory and file permission and ownership) :
Do Linux là một hệ điều hành multitasking và multiuser, nhiều người cùng có thể sử dụng một máy Linux và một người có thể cho chạy nhiều chương trình khác nhau. Có hai vấn đề lớn được đặt ra : quyền sở hữu các dữ liệu trên đĩa và phân chia tài nguyên hệ thống như  CPU, RAM ... giữa các process. Chúng ta sẽ bàn về sở hữu các tập tin và các quyền truy xuất tập tin.
Tất cả các tập tin và thư mục của Linux đều có người sở hữu và quyền truy nhập. Bạn có thể đổi các tính chất này cho phép nhiều hay ít quyền truy nhập hơn đối với một tập tin hay thư mục. Quyền của tập tin còn cho phép xác định tập tin có là một chương trình (application) hay không (khác với MSDOS và MSWindows xác định tính chất này qua phần mở rộng của tên tập tin) .Ví dụ với lệnh ls –l chúng ta có thể thấy 

-rw-r—r— 1 fido users 163 Dec 7 14:31 myfile

Cột đầu chỉ ra quyền truy cập tập tin
Cột 2 chỉ số liên kết (link) đối với tập tin hay thư mục
Cột 3, 4 chỉ chủ sở hữu và nhóm sở hữu
Cột 5 chỉ độ dài của tập tin
Cột 6 chỉ thời gian thay đổi cuối cùng
Cột 7 là tên tập tin hay thư mục
Trong ví dụ trên, các ký tự -rw-r—r— biểu thị quyền truy cập của tập tin myfile. Sở hữu của myfile là fido và nhóm sở hữu myfile là  users . Độ dài của myfile là 163 bytes. Thời điểm myfile thay đối cuối cùng là 7/12 của năm hiện hành vào lúc 14:31.
Linux cho phép người sử dụng xác định các quyền đọc (read), viết (write) và thực hiện (execute)  cho từng đối tượng sở hữu (the owner), nhóm (the group), và những người còn lại ("others"  hay everyone else).
Quyền đọc cho phép bạn đọc nội dung của tập tin. Đối với thư mục quyền đọc cho phép bạn sử dụng lệnh ls để xem nội dung của thư mục.
Quyền viết cho phép bạn thay đổi nội dung hay xóa tập tin. Đối với thư mục, quyền viết cho phép bạn tạo ra, xóa hay thay đổi tên các tập tin trong thư mục không phụ thuộc vào quyền cụ thể của tập tin trong thư mục. Như vậy quyền viết  của thư mục sẽ vô hiệu hóa các quyền truy cập của tập tin trong thư mục và bạn đọc phải để ý tính chất này.
Quyền thực hiện cho phép bạn gọi chương trình lên bộ nhớ bằng cách nhập từ bàn phím tên của tập tin. Đối với thư mục, bạn chỉ có thể "vào" thư mục bởi lệnh cd nếu bạn có quyền thực hiện với thư mục .
Xem xét lại ví dụ trên :
-rw-r—r— 1 fido users 163 Dec 7 14:31 myfile

phuongdong

Ký tự đầu tiên của quyền là ký tự "–" ám chỉ rằng đó là một tập tin bình thường. Nếu myfile là một thư mục, ta sẽ thấy vào dàó ký tự d. Ngoài ra còn có c  cho thiết bị ngoại vi dạng ký tự (như bàn phím), b cho thiết bị ngoại vi dạng block (như ổ đĩa cứng).
Chín ký tự tiếp theo chia thành 3 nhóm, cho phép xác định quyền của ba nhóm sở hữu (owner), nhóm (group) và còn lại (other). Mỗi cặp ba này cho phép xác định quyền đọc, viết và thực hiện theo thứ tự kể trên. Quyền đọc viết tắt là "r" ở vị trí đầu tiên, quyền viết viết tắt bằng "w" ở vị trí thứ hai và vị trí thứ ba là quyền thực hiện ký hiệu bằng chữ "x" . Nếu một quyền không được cho, tại vị trí đó sẽ có ký tự "-" .
Trong trường hợp của tập tin myfile, sở hữu có quyền rw tức là đọc và viết. Myfile không phải là một chương trình. Nhóm cùng với còn lại chỉ có quyền đọc tập tin (read-only). Hình sau cho ta thấy rő hơn cách "đọc" quyền truy cập đối với tập tin.
Quyền truy cập cơ bản của tập tin



Song song với cách ký hiệu miêu tả bằng ký tự như ở trên, quyền thao tác tập tin còn có thể cho dưới dạng 3 số . Đối với myfile, quyền đó là 644. Điều quan trọng là phải hiểu cách ký hiệu bằng số vì nó liên quan đến việc thay đổi các quyền sau này. Các số có thể nhận tất cả các giá trị từ  0 đến 7. Số đầu tiên miêu tả quyền của sở hữu, số thứ hai cho nhóm và số thứ ba cho còn lại.
Mỗi số là tổng của các quyền theo quy tắc sau :
read permission    4
Write permission    2
Execute permission    1

Vì vậy, một tập tin với quyền 751 có nghĩa là sở hữu có quyền read, write, và execute bằng 4+2+1=7, Nhóm có quyền  read và execute bằng 4+1=5, và còn lại có quyền execute bằng 1.
Nếu chúng ta xem kỹ, chúng ta sẽ thấy mọi số từ 0 đến 7 đều tương ứng với một tổ hợp duy nhất các quyền truy nhập tập tin.

0 or —-: No permissions at all
4 or r—: read-only
2 or -w-: write-only (rare)
1 or —x: execute
6 or rw-: read and write
5 or r-x: read and execute
3 or -wx: write and execute (rare)
7 or rwx: read, write, and execute

Nếu bạn quen với hệ nhị phân, hãy suy nghĩ bằng hệ thống nhị phân. Khi đó,  rwx sẽ như số nhị phân 3 bits. Nếu quyền được cho, số nhị phân tương ứng sẽ bằng 1, ngược lại, nó sẽ bằng 0. Ví dụ  r-x sẽ là số nhị phân 101, và theo hệ thập phân sẽ là 4+0+1, hay 5. —x sẽ tương ứng 001, hay 0+0+1 = 1 ...
Chú ý: Người sử dụng có quyền đọc thì có quyền copy tập tin và tập tin sao chép sẽ thuộc sở hữu người làm copy như minh họa sau
[mivilinh@backup mivilinh]$ ls -l /etc/passwd
-rw-r--r--    1 root     root    1113 Oct 13 12:30 /etc/passwd
[mivilinh@backup mivilinh]$  cp /etc/passwd ./
[mivilinh@backup mivilinh]$ ls -l passwd
-rw-r--r--    1 mivilinh   admin        1113 Oct 15 10:37 passwd
Các quyền mặc định khi tạo tập tin. Khi một tập tin hay thư mục được tạo ra, permission mặc định sẽ được xác định bởi các quyền trừ bớt bởi các quyền hiển thị bằng umask
[mivilinh@AVSrv mivilinh]$ umask
002
[mivilinh@AVSrv mivilinh]$ echo tao mot file > tmp
[mivilinh@AVSrv mivilinh]$ ls -l
total 5472
-rw-rw-r--   1 mivilinh   mivilinh         13 Oct  3 21:55 tmp
[mivilinh@AVSrv /etc]$ umask 022
[mivilinh@AVSrv mivilinh]$ echo tao mot file khac >tmp1
[mivilinh@AVSrv mivilinh]$ ls -l
-rw-rw-r--   1 mivilinh   mivilinh         13 Oct  3 21:55 tmp
-rw-r--r--   1 mivilinh   mivilinh         18 Oct  3 21:59 tmp1

Trong ví dụ trên, quyền mặc định lúc đầu xác định bởi umask=002. Khi đó, tập tin tmp tạo ra sẽ có quyền là 664 và đó chính là bù đến 6 của umask. Quyền thực hiện chương trình cần được gán cố ý bởi người sử dụng hay các chương trình biên dịch. Sau đó ta đổi giá trị của umask thành 022 và tập tin tạo ra có quyền 644. Giá trị mặc định của các quyền thường được gán mỗi khi người sử dụng login vào hệ thống thông qua các tập tin khởi tạo biến môi trường như .profile, .bashrc. Đứng trên quan điểm bảo mật hệ thống, giá trị 024 là tốt nhất, nó cho người cùng nhóm có quyền đọc và không cho quyền nào với những người khác.
- Lệnh chown, chgrp và chmod :
Đây là nhóm lệnh được sử dụng rất phổ biến, cho phép thay quyền truy cập của tập tin hay thư mục. Chỉ có chủ sở hữu và superuser mới có quyền thực hiện các lệnh này.
Cách dùng lệnh : chmod   quyền_truy_cập_mới    tên_file.

darkstar:~$ ls -l myfile
-rw-r—r— 1 fido users 114 Dec 7 14:31 myfile
darkstar:~$ chmod 345 myfile
darkstar:~$ ls -l myfile
—wxr—r-x 1 fido users 114 Dec 7 14:31 myfile

Ví dụ thay đổi và hiện thị cho thấy sự thgay đổi quyền truy cập tập tin myfile . Chú ý là ta có quyền cấp phát quyền thực hiện (execute) mà không cần biết là tập tin có phải là một chương trình hay không.
Phương pháp thay đổi tuyệt đối này có một số ưu điểm vì nó là cách định quyền tuyệt đối, kết quả cuối cùng không phụ thuộc vào quyền truy cập trước đó của tập tin. Đồng thời, dễ nói "thay quyền tập tin thành bảy-năm-năm" thì dễ hơn là "thay quyền tập tin thành đọc-viết-thực hiện, đọc-thực hiện, đọc-thực hiện"
Bạn cũng có thể thay đổi quyền truy nhập một cách tương đối và dễ nhớ. Để chỉ ra nhóm quyền nào cần thay đổi, bạn có thể sử dụng u (user), g (group), o (other), hay a (all). Tiếp theo đó là dấu + để thêm quyền và – để bớt quyền. Cuối cùng là bản thân các qyuyền viết tắt bởi r,w,x. Ví dụ như để bổ sung quyền thực hiện cho nhóm và còn lại, ta nhập vào dòng lệnh
darkstar:~$ chmod go+x myfile 
Đây là cách thay đổi tương đối vì kết quả cuối cùng phụ thuộc vào quyền đã có trước đó mà lệnh này không liên quan đến. Trên quan điểm bảo mật hệ thống, cách thay đổi tuyệt đối dẫn đến ít sai sót hơn. Thay đổi quyền truy cập của một thư mục cũng được thực hiện giống như đối với một tập tin. Chú ý là nếu bạn không có quyền thực hiện (execute) đối với một thư mục, bạn không thể thay đổi thư mục cd vào thư mục đó. Mọi người sử dụng có quyền viết vào thư mục đều có quyền xóa tập tin trong thư mục đó, không phụ thuộc vào quyền của người đó đối với tập tin. Vì vậy, đa số các thư mục có quyền drwxr-xr-x. Như vậy chỉ có người sở hữu của thư mục mới có quyền tạo và xóa tập tin trong thư mục. Ngoài ra, thư mục còn có một quyền đặc biệt, đó là cho phép mọi người đều có quyền tạo tập tin trong thư mục, mọi người đều có quyền thay đổi nội dung tập tin trong thư mục, nhưng chỉ có người tạo ra mới có quyền xóa tập tin. Đó là sticky bit cho thư mục. Thư mục /tmp thường có sticky bit bật lên
drwxrwxrwt   7 root     root        16384 Oct 21 15:33 tmp
Ta thấy chữ t cuối cùng trong nhóm các quyền, thể hiện cho sticky bit của /tmp. Để có sticky bit, ta sử dụng lệnh chmod  1?????????  tên_thư_mục.
Cách dùng lệnh chown:
chown  tên_user tên_tập_tin
chown  tên_user tên_thư_mục
chown  -R tên_user tên_thư_mục
Dòng lệnh cuối cùng với tư chọn –R (recursive) cho phép thay đổi người sở hữu của thư mục tên_thư_mục và tất cả các thư mục con của nó. Điều này cũng đúng với lệnh chmod, chgrp.

III.3  Liên kết (link) tập tin: Trong Unix có 2 hình thức liên kết hoàn toàn khác nhau, đó là hard link và soft link hay symbolic link. Hard link cho phép tạo một tên mới cho tập tin. Các tên này có vai trò hoàn toàn như nhau và tập tin chỉ bị hoàn toàn xóa bỏ khi hard link cuối cùng của nó bị xóa. Lệnh ls –l cho phép hiển thị số hard link đến tập tin. Symbolic link có chức năng giống như shortcut của MS Windows. Khi ta đọc/ghi soft link, ta đọc/ghi tập tin; khi ta xóa symbolic link, ta chỉ xóa symbolic link và tập tin được giữ nguyên. Link được tạo bởi lệnh ln . Tự chọn ln –s  cho phép tạo symbolic link. Ví dụ

[mivilinh@ITteam mivilinh]$ls -l
-rw-------   1 mivilinh   pkt   517 Oct 27 12:00 mbox
drwxr-xr-x   2 mivilinh   pkt   4096 Aug 31 17:50 security
[mivilinh@ITteam mivilinh]$ln –s mbox mybox
[mivilinh@ITteam mivilinh]$ln –s security securproj
[mivilinh@ITteam mivilinh]$ln –l
-rw-------   1 mivilinh   pkt   517 Oct 27 12:00    mbox
lrwxrwxrwx   1 mivilinh   pkt   4 Oct 27 17:57    mymail -> mbox
lrwxrwxrwx   1 mivilinh   pkt   8 Oct 27 17:57    secrproj -> security
drwxr-xr-x   2 mivilinh   pkt   4096 Aug 31 17:50 security
[mivilinh@ITteam mivilinh]$
Bạn đọc có thể thấy khá rő kết quả của symbolic link qua thí dụ trên.
Symbolic link rất có nhiều ứng dụng. Ví dụ như một tập tin XXX của một chương trình YYY nằm trong thư mục /var/ZZZ. Nếu phân mảnh của /var/ZZZ bị quá đầy, ta có thể "sơ tán" XXX qua một thư mục khác thuộc phân mảnh khác và tạo một link thế vào đó mà chương trình YYY vẫn không hề "hay biết" vì nó vẫn truy cập đến /var/ZZZ/XXX như thường lệ.
Các thao tác trên tập tin. Các lệnh cơ bản cho phép làm việc với các tập tin là
ls : xem nội dung một thư mục
cp : copy tập tin/thư mục
mv : di chuyển tập tin/thư mục
rm : xoá tập tin. rm –rf cho phép xóa thư mục không rỗng và tất cả các thư mục con
mkdir : tạo thư mục mới
more, less, cat : xem nội dung tập tin
diff : so sánh nội dung hai tập tin
touch : ghi lại thời gian tập tin hoặc tạo tập tin mới nếu chưa có
vi, pico, emacs ... cho phép soạn thảo văn bản, lập trình.
Tiện ích mc giống như Norton Cammander trên DOS cho phép thao tác dễ dàng các tập tin, kể cả thao tác với tập tin của máy khác thông qua mạng.
Lệnh tar và gzip. Đây là 2 lệnh cho phép lưu trữ (backup) cũng như sao chép dữ liệu chủ yếu của Unix. Lệnh tar cho phép đóng gói một hệ thống tập tin thành một tập tin với phần đuôi .tar. Cấu trúc của hệ thống tập tin này (hệ thống các thư mục con) được lưu trữ và phụ hồi trong quá trình mở gói (untar). Lệnh gzip cho phép nén (compact) một tập tin. Thông thường, để lưu trữ, người ta tar các dữ liệu, rồi sau đó zip tập tin kết quả của tar. Quá trình phục hồi làm theo quy trình ngược lại. Lệnh tar và tùy chọn phổ biến là :
Để tạo ra một lưu trữ tar 

    tar  -cv  dir_name  >  dir_name.tar

Khi đó, toàn bộ nội dung và cấu trúc thư mục con của dir_name sẽ được lưu trong tập tin dir_name.tar. Ngược lại, để phục hồi lưu trữ, ta dùng

    tar  -xvf  dir_name.tar
Sử dụng lệnh gzip/gunzip đơn giản như sau
   gzip tên_tập_tin
   gunzip tên_tập_tin
Lệnh df, du. Lệnh df (disk free) cho phép hiển thị tình trạng sử dụng của các ổ đĩa như dung lượng, đã sử dụng và dung lượng còn rảnh. Lệnh du thư_mục cho phép hiển thị độ lớn của thư mục đó.
Lệnh fsck. Linux đòi hỏi cần được dừng theo đúng quy trình, tức là phải shutdown máy trước khi tắt điện bằng công tắc. Mỗi khi máy Linux bị tắt đột ngột, hệ thống tập tin bị hư hại và cần được sửa chữa qua dịch vụ fsck (file system check). Thông thường, fsck sửa chữa thành công một cách tự động hệ thống tập tin và Linux khởi động lại dễ dàng. Tuy nhiên, nếu hư hỏng quá nặng, Linux sẽ chuyển qua chế độ single mode để sửa chữa. Khi đó, chúng ta chỉ có thể làm việc với máy trực tiếp trên bàn phím của nó. Ta sẽ phải sử dụng lệnh
fsck thiết_bị_đĩa_cứng_bị_hư
để sửa chữa. Ví dụ như fsck /dev/hda1 sẽ sửa phân đoạn đầu của ổ đĩa master của controller IDE số 0.
IV.   Quá trình khởi động và kết thúc của UNIX :
Như thông lệ, khi một máy tính được khởi động, sau khi kiểm tra các thiết bị phần cứng gắn trên máy tính qua các chương trình kiểm tra ghi trong ROM, hệ điều hành được tải lên bộ nhớ. Công tác đầu tiên của hệ điều hành là kiểm tra các thiết bị ngoại vi và tải các chương trình điều khiển (driver) cần thiết lên bộ nhớ. Sau các công tác này, bắt đầu giai đoạn định hình hệ thống và mỗi hệ điều hành, thậm trí mỗi phiên bản của một hệ điều hành thực hiện một khác. Chúng tôi xin giới thiệu cách thức khởi động và cấu hình hệ thống của Linux RedHat 6.x . Các Unix khác như  SUN OS 6.x, 7.x cũng có hệ thống các tập tin khởi động và cơ chế hoạt động gần giống như Linux RedHat 6.x.
Tập tin đầu tiên mà hệ điều hành xem xét đếùn là /etc/inittab
[mivilinh@proxy mivilinh]$ ls –l /etc/ inittab
-rw-r--r--   1 root     root         1756 May 30 15:51 inittab
[mivilinh@proxy mivilinh]$ more /etc/inittab
#
# inittab      This file describes how the INIT process should set up
#               the system in a certain run-level.
# Default runlevel. The runlevels used by RHS are:
#   0 - halt (Do NOT set initdefault to this)
#   1 - Single user mode
#   2 - Multiuser, without NFS (The same as 3, if you do not have networking)
#   3 - Full multiuser mode
#   4 - unused
#   5 - X11
#   6 - reboot (Do NOT set initdefault to this)
#
id:3:initdefault:
Mức (level) làm việc mặc định được quy định trong tập tin này. Ví dụ trên cho thấy mức mặc định là mức 3 ở dòng cuối cùng. Unix nói chung có 7 mức hoạt động khác nhau từ 0 đến 6. Mức 0 là để shutdown hệ thống. Mức 1 là đơn người sử dụng (single user ) và thường được dùng để sửa chữa lỗi hệ thống tập tin, mức 2, 3 là hai mức cho đa người sử dụng, mức 6 dùng để reboot hệ thống, mức 4,5 do người sử dụng tự thiết kế cho mình. Tương ứng với các mức trên, trong thư mục /etc/rc.d có các thư mục rc0.d – rc6.d, chứa các tập tin khởi động trong từng mức (rc là viết tắt của run command). RedHat 6.x có thư mục

phuongdong

/etc/rc.d/init.d chứa tất cả các tập tin khởi động. Thường các tập tin này là các shell script (tập hợp lệnh shell) hoặc perl script (như Debian Linux chẳng hạn). Trong các thư mục rc?.d chỉ có các liên kết hình thức (symbolic link) đến các tập tin khởi động trong /etc/rc.d/init.d. SUN OS 7.0 lại đặt thực sự các script khởi động vào các thư mục rc?.d thay vì symbolic link.
[mivilinh@proxy /etc/rc.d]$ ls -l
total 22
drwxr-xr-x   2 root     root         1024 May 10 09:44 init.d
-rwxr-xr-x   1 root     root         2722 Apr 15  1999 rc
-rwxr-xr-x   1 root     root          693 Aug 17  1998 rc.local
-rwxr-xr-x   1 root     root         9822 Apr 14  1999 rc.sysinit
drwxr-xr-x   2 root     root         1024 May  3 01:44 rc0.d
drwxr-xr-x   2 root     root         1024 May  3 01:44 rc1.d
drwxr-xr-x   2 root     root         1024 May  3 01:44 rc2.d
drwxr-xr-x   2 root     root         1024 May 10 09:47 rc3.d
drwxr-xr-x   2 root     root         1024 May  3 01:44 rc4.d
drwxr-xr-x   2 root     root         1024 May  3 01:44 rc5.d
drwxr-xr-x   2 root     root         1024 May  3 01:44 rc6.d

Trong các thư mục rc?.d, các script bắt đầu bằng S (start) được sử dụng khi khởi động, còn các script bắt đầu từ K (kill) dùng để dừng các tiến trình trước khi qua một mức hoạt động khác.
Toàn bộ các tập tin này quyết định cấu hình làm việc của một máy Unix sau khi hoàn thành quá trình khởi động. Việc khởi động hệ thống các dịch vụ cũng thực hiện thông qua cơ chế như đã miêu tả trên.
Lệnh init số_mức  cho phép chuyển giữa các mức của hệ thống. Ví dụ
[root@proxy /etc/rc.d]# init 1
cho phép chuyển hệ thống từ mức hiện hành qua mức 1 để sửa chữa. Sau đó init 3  cho phép quay về mức 3 đa người dùng.
Khi chúng ta đánh lệnh shutdown, toàn bộ hệ thống chuyển về mức 0 và chúng ta dừng hệ thống. Chú ý luôn shutdown hay halt hệ thống trước khi tắt công tắc điện.

V.   Quản lý người sử dụng :
Trong quá trình cài đặt Linux chúng ta khởi tạo người sử dụng root cho hệ thống. Đây là superuser, tức là người sử dụng đặc biệt có quyền không giới hạn. Sử dụng quyền root chúng ta rất thấy thoải mái vì chúng ta có thể làm được thao tác mà không phải lo lắng gì đết xét quyền truy cập này hay khác. Tuy nhiên, khi hệ thống bị sự cố do một lỗi lầm nào đó, chúng ta mới thấy sự nguy hiểm khi làm việc như root. Bạn thử hình dung toàn bộ Email của một mail server của toàn công ty bị xóa do đánh một lệnh sai thì tác hại sẽ lơn đến mức nào ( đừng đến gặp trực tiếp giám đốc khi báo tin này mà nên thông báo qua điện thoại để tránh một cái ... bạt tai, L). Vì vậy, hãy chỉ dùng quyền root khi bạn không có cách nào khác.
Cần phân biệt bạn đang login như root hay người sử dụng thường thông qua dấu nhắc của shell.
login: mivilinh
Password:
Last login: Sat Oct 28 14:30:15 from 172.16.10.199
mivilinh@ITteam mivilinh]$ su –l root
Password:
[root@ITteam /root]#
Dòng thứ tư với dấu $ cho thấy ta đang kết nối như một người sử dụng thường (mivilinh). Dòng cuối cùng với dấu # cho thấy bạn đang thực hiện các lệnh như root.  Lệnh su user_name cho phép bạn thay đổi login dưới một user khác (user_name) mà không phải logout rồi login lại.
Bạn cần tạo các tài khoản (account) cho người sử dụng thường sớm nhất có thể được (đầu tiên là cho bản thân bạn). Với những server quan trọng và có nhiều dịch vụ khác nhau, thậm trí bạn có thể tạo ra các superuser thích hợp cho từng dịch vụ để tránh dùng root cho các công tác này. Ví dụ như superuser cho công tác backup chỉ cần chức năng đọc (read-only) mà không cần chức năng ghi.

Tập tin /etc/passwd.  Tập tin /etc/passwd đóng một vai trò sống còn đối với một hệ thống Unix. Mọi người đều có thể đọc được tập tin này nhưng chỉ có root  mới có quyền thay đổi nó. Tập tin /etc/passwd được lưu dưới dạng text như đại đa số các tập tin cấu hình của Unix.
[oracle@appserv oracle]$ more /etc/passwd
root:x:0:0:root:/root:/bin/bash
bin:x:1:1:bin:/bin:
...
mivilinh:x:501:501:Mivilinh:/home/mivilinh:/bin/bash
Mỗi user được lưu trong một dòng gồm 7 cột.
Cột 1 : tên người sử dụng
Cột 2 : mã liên quan đến passwd cho Unix chuẩn và 'x' đối với Linux. Linux lưu mã này trong một tập tin khác /etc/shadow mà chỉ có root mới có quyền đọc.
Cột 3:4 : user ID:group ID
Cột 5: Tên đầy đủ của người sử dụng. Một số phần mềm phá password sử dụng dữ liệu của cột này để thử đoán password.
Cột 6: thư mục cá nhân
Cột 7: chương trình sẽ chạy đầu tiên sau khi login (thường là shell) cho user

Tập tin mở đầu bởi superuser root. Chú ý là tất cả những user có user ID = 0 đều là root!!! Tiếp theo là các user hệ thống. Đây là các user không có thật và không thể login vào hệ thống. Cuối cùng là các user bình thường.
Tập tin /etc/shadow. Unix truyền thống lưu các thông tin liên quan tới mật khẩu để đăng nhập (login) ở trong /etc/passwd. Tuy nhhiên, do đây là tập tin phải đọc được bởi tất cả mọi người do một số yêu cầu cho hoạt động bình thường của hệ thống (như chuyển User ID thành tên khi hiển thị trong lệnh ls chẳng hạn) và nhìn chung các user đặt mật khẩu "yếu", do đó hầu hết các Unix phiên bản mới đều lưu mật khẩu trong một tập tin khác /etc/shadow và chỉ co root được quyền đọc tập tin này.
Chú ý: Theo cách xây dựng mã hóa mật khẩu, chỉ có 2 cách phá mật khẩu là vét cạn (brute force) và đoán. Phương pháp vét cạn, theo tính toán chặt chẽ, là không thể thực hiện nổi vì đòi hỏi thời gian tính toán quá lớn, còn đoán thì chỉ tìm ra những mật khẩu ngắn, hoặc "yếu", ví dụ như những từ tìm thấy trong từ điển như god, darling ...
Tạo user (account) mới : Để tạo một một account, bạn có thể sử dụng lệnh adduser (hoặc useradd tùy vào phiên bản). Tất nhiên là bạn phải làm thao tác này dưới quyền root (dấu nhắc #)

[root@appserv oracle]# /usr/sbin/adduser foo
[root@appserv oracle]# passwd foo
Changing password for user foo
New UNIX password:
Retype new UNIX password:
passwd: all authentication tokens updated successfully
[root@appserv oracle]#

Sau khi bạn tạo xong user bởi dòng đầu tiên của ví dụ trên, user foo vẫn chưa kết nối được vì thiếu password. Bạn phải khởi tạo password cho foo bởi lệnh passwd foo  như thấy ở trên.
Vì vấn đề an ninh của máy Unix này và kéo theo sự an toàn của toàn hệ thống mạng của bạn, rất quan trọng chọn đúng password. Một password gọi là đúng nếu :
•   •                Có độ dài tối thiểu 8 ký tự.ď
•   •                Phối hợp giữa chữ thường, chữ hoa, số và các ký tự đặc biệt
•   •                Không liên quan đến tên tuổi, ngày sinh ... của bạn và người thân
•   •                Không có trong từ điển

Trong ví dụ trên, bạn khởi tạo người dùng và không quan tâm gì đến nhóm (group) của người dùng. Rất tiện lợi nếu bạn tập hợp nhiều người dùng vào chung một nhóm có cùng một chức năng và cùng chia sẻ nhau dữ liệu. Khi bạn tạo người sử dụng như trên, Linux sẽ tạo cho mỗi người một nhóm. Đọc tập tin /etc/passwd ta thấy

[root@appserv oracle]# more /etc/passwd|grep foo
foo:x:1012:1013::/home/foo:/bin/bash
[root@appserv oracle]#

foo là user số 1012 và thuộc nhóm 1013.

Xem tập tin /etc/group ta thấy
[root@appserv oracle]# more /etc/group
root:x:0:root
...................
users:x:100:
..................
foo:x:1013:
và ta có thể kết nạp foo vào nhóm users  bằng cách thay số 1013 bằng 100, là group ID của users.
Xóa user (account) :  Lệnh userdel dùng để xóa một user. Bạn cũng có thể xóa một user bằng cách xóa đi dòng dữ liệu tương ứng trong tập tin /etc/passwd.

VI.   Quyền truy cập của tiến trình. Setuid và setgid.
Người sử dụng khi thao tác trên hệ thống và truy cập các tập tin đều thực hiện thông qua các tiến trình. Nhìn chung các tiến trình sẽ có quyền như người sử dụng nó. User foo khi đánh lệnh more /etc/passwd sẽ gọi lên bộ nhớ tiến trình more và tiến trình sẽ hiển thị  nội dung của /etc/passwd. Tiến trình more này sẽ có quyền truy cập như foo và do /etc/passwd cho phép tất cả đều đọc được và lệnh này thực hiện thành công. Tuy nhiên more /etc/shadow sẽ không thành công vì với quyền của foo, tiến trình more không thể hiển thị nội dung của /etc/shadow. Như ta biết, người sử dụng có thể thay đổi mật khẩu của bản thân mình thông qua lệnh passwd. Nếu vẫn theo cơ chế trên, lệnh passwd sẽ có quyền như người gọi nó và do đó không có quyền ghi vào tập tin /etc/shadow. Để giải quyết những yêu cầu là trong một số thao tác người sử dụng cần có quyền root hoặc một số dịch vụ cần quyền root trong một thao tác nào đó, Unix đặt ra cơ chế setuid/setgid cho các chương trình. Theo cơ chế này, chương trình khi được người sử dụng (gọi là real user) gọi lên bộ nhớ sẽ có quyền như người sở hữu của tập tin chương trình (gọi là effective user). Ví dụ nếu ta coi chương trình passwd ta sẽ thấy
[mivilinh@backup mivilinh]$ ls -l /usr/bin/passwd
-r-s--x--x    1 root     root        13536 Jul 12  2000 /usr/bin/passwd
[mivilinh@backup mivilinh]$
Chương trình này có sở hữu là root và có một ký tự "s" đứng vào vị trí của "x".  Ký tự này nói lên rằng passwd được setuid và cho dù ai gọi passwd lên bộ nhớ, passwd sẽ có quyền root. Hoàn toàn tương tự đối với setgid. Để gán setuid/setgid cho một tiến trình, ta sử dụng lệnh  chmod 4?????????  tên_tập tin  và chmod 2????????? tên_tập tin.
Ví dụ sau cho thấy các tham số khác nhau và tác dụng tương ứng đối với tập tin program
[root@franceville /temp]# ls -l
total 0
-rw-r--r--    1 root     root            0 Oct 17 00:17 program
[root@franceville /temp]# chmod 4751 program
[root@franceville /temp]# ls -l
total 0
-rwsr-x--x    1 root     root            0 Oct 17 00:17 program
[root@franceville /temp]# chmod 2751 program
[root@franceville /temp]# ls -l
total 0
-rwxr-s--x    1 root     root            0 Oct 17 00:17 program
[root@franceville /temp]# chmod 6751 program
[root@franceville /temp]# ls -l
total 0
-rwsr-s--x    1 root     root            0 Oct 17 00:17 program
[root@franceville /temp]# chmod 4644 program
[root@franceville /temp]# ls -l
total 0
-rwSr--r--    1 root     root            0 Oct 17 00:17 program
[root@franceville /temp]# 
Chú ý: Trên quan điểm bảo mật hệ thống, các chương trình có setuid về quyền root là những điểm quan trọng cần xem xét vì đa số các xâm nhập hệ thống liên quan tới lỗi của các chương trình loại này.
VII.   Kết nối mạng thông qua TCP/IP:
Chúng ta sẽ xem xét quá trình nối một máy Linux vào mạng Ethernet để trao đổi thông tin bằng giao thức TCP/IP trên Ethernet.

VII.1. HDH Linux và card mạng:
Để nối một máy Linux vào một mạng Ethernet, bạn cần phải có đầu tiên là một card mạng mà Linux đã có chương trình driver. Sau đây là một số mạng mà Linux có trợ giúp (danh sách sau không đầy đủ và các phiên bản mới của Linux hỗ trợ rất nhiếu các card mạng khác nhau) :
3Com 3C509
3Com 3C503/16
Novell NE1000
Novell NE2000
Western Digital WD8003
Western Digital WD8013
Hewlett-Packard HP27245
Hewlett-Packard HP27247
Hewlett-Packard HP27250

Giả sử các bạn muốn gắn máy của mình vào một mạng LAN Ethernet và bạn đã có một card mạng. Vấn đề đầu tiên là sự nhận biết của Linux đối với card này. Nếu card của bạn là một card khá phổ biến như 3c509 của 3COM hay NE2000 của Novell, HDH Linux sẽ nhận biết sự hiện diện của card trong quá trình boot. Để biết xem kết quả nhận biết card mạng, ta có thể xem xét các thông báo của kernel Linux trong quá trình boot của hệ thống qua lệng dmesg


Freeing unused kernel memory: 60k freed
Adding Swap: 72572k swap-space (priority -1)
eth0: 3c509 at 0x300 tag 1, BNC port, address 00 a0 24 4f 3d dc, IRQ 10.
3c509.c:1.16 (2.2) 2/3/98 [email protected].
eth0: Setting Rx mode to 1 addresses.

Hai dòng in đậm báo rằng card mạng 3c509 đã được kernel nhận biết. Trong trường hợp kernel không nhận biết card L, chúng ta phải làm lại kernel Linux và đặt module  điều khiển (driver) của card vào trong kernel hay cấu hình ở chế độ load module.
Để cấu hình tiếp nối mạng qua TCP/IP chúng ta phải xác định rő các thông tin liên quan đến địa chỉ IP của máy. Các thông tin cần biết là :
   Địa chỉ IP của máy
   Netmask
   Địa chỉ của mạng
   Broadcast
   Địa chỉ IP của gateway

Chúng ta sẽ lần lượt điểm qua các khái niệm cơ bản trên và sẽ học sâu hơn trong phần TCP/IP của khóa học.
Địa chỉ IP của máy là một dãy 4 số viết dước dạng A.B.C.D, trong đó mỗi số nhận giá tri từ  0-255. Nếu máy của bạn kết nối một mạng nhỏ tại nhà do bạn thiết lập thì địa chỉ kiểu 192.168.1.D là một địa chỉ nên đặt, với D là các số khác nhau cho từng máy. Nếu máy của bạn sẽ hòa nhập với một mạng LAN đã có trước đó và bạn muốn kết nối với các máy khác thì hỏi người quản trị mạng về địa chỉ IP bạn có thể gán cho máy của mình cùng với tất cả các thông số tiếp theo.
Netmask. Tương tự như trên, nếu bạn tự quản, netmask sẽ là 255.255.255.0
Địa chỉ mạng. Nếu bạn tự quản, địa chỉ của mạng sẽ là 192.168.1.0
Broadcast. Nếu bạn tự quản, broadcast là 192.168.1.255
Địa chỉ gateway. Đây là địa chỉ của máy cho phép bạn kết nối với mạng LAN khác, tức là các máy tính với 3 số đầu của địa chỉ không giống bạn là 192.168.1. Bạn bỏ trống nếu bạn chỉ liên lạc với các máy cùng mạng 192.168.1.XXX. Chú ý là địa chỉ mạng của máy gateway bắt buộc phải trùng với địa chỉ mạng của bạn.

Sau khi đã xác định các thông số, ví dụ như
IP address = 192.168.1.15
Netmask = 255.255.255.0
suy ra network address = 192.168.1.0 và broadcast = 192.168.1.255

phuongdong

Gateway = 192.168.1.1

VII.2.  Cấu hình card mạng:
Lệnh ifconfig. Sau khi làm cho kernel nhận biết sự hiện diện của card mạng, công tác tiếp theo là cấu hình TCP/IP cho card. Trong quá trình cài đặt Linux Redhat 6.X, bình thường chúng ta đã được chương trình cài đặt hỏi và cấu hình hộ . Trong trường hợp khi chúng ta bổ sung card mạng sau khi Linux đã được cài đặt, chúng ta có thể sử dụng tiện ích netconf cho mục đích này hoặc chúng ta sử dụng lệnh ifconfig để tự cài đặt.
Lệnh ifconfig được sử dụng trong quá trình boot hệ thống để cấu hình các trang thiết bị mạng. Sau đó, trong quá trình vận hành, ifconfig được sử dụng cho debug, hoặc để cho người quản trị hệ thống thay đổi cấu hình khi cần thiết .
  Lệnh ifconfig không có tùy chọn dùng để hiển thị cấu hình hiện tại của máy.

[root@AVSrv mivilinh]# /sbin/ifconfig
eth0      Link encap:Ethernet  HWaddr 00:A0:24:4F:3D:DC
          inet addr:192.168.2.20  Bcast:192.168.2.255  Mask:255.255.255.0
          UP BROADCAST RUNNING PROMISC MULTICAST  MTU:1500  Metric:1
          RX packets:531 errors:4 dropped:0 overruns:0 frame:4
          TX packets:1854 errors:0 dropped:0 overruns:0 carrier:0
          collisions:0 txqueuelen:100
          Interrupt:10 Base address:0x300

lo        Link encap:Local Loopback
          inet addr:127.0.0.1  Mask:255.0.0.0
          UP LOOPBACK RUNNING  MTU:3924  Metric:1
          RX packets:1179 errors:0 dropped:0 overruns:0 frame:0
          TX packets:1179 errors:0 dropped:0 overruns:0 carrier:0
          collisions:0 txqueuelen:0   

Để gán địa chỉ IP 193.105.106.10 cho card mạng Ethernet đầu tiên ta dùng lệnh

ifconfig eth0 193.105.106.10 netmask 255.255.255.0 broadcast 192.105.106.255

Linux cho phép bạn sử dụng bí danh (alias) cho card mạng, tức là cho phép bạn có nhiều địa chỉ IP cho cùng một card vật lý. Kết quả nhận được gần giống như bạn có gắn nhiều card vật lý lên máy. Do đó, bạn có thể dùng một card để nối với nhiều mạng logic khác nhau. Cú pháp của lệnh này là :

ifconfig eth0:0 208.148.45.58 netmask 255.255.255.248 broadcast 208.148.45.255 up
   Các tập tin cấu hình của kết nối mạng là /etc/sysconfig/network-scripts/ifcfg-ethX với X là 0,1 ... hay 0:0, 0:1 .... Bạn có thể thay đổi cấu hình kết nối mạng bằng cách sửa đổi lại tập tin này bằng một chương trình soạn thảo text như mc chẳng hạn, sau đó khởi động lại kết nối mạng bằng
/etc/rc.d/init.d/network restart
Nhớ kiểm tra lại kết quả qua lệnh ifconfig.
Lệnh route. Lệnh route cho phép làm các thao tác đến bảng dẫn đường (forwarding table) của kernel. Nó được sử đầu tiên để xác định đường dẫn cố định (static) đến những máy hoặc những mạng qua các card mạng ethernet đã được cấu hình trước đó bởi ifconfig.   
Lệnh route không có tùy chọn (option) cho phép hiển thị bảng dẫn đường hiện tại của kernel (Lệnh netstat –r cũng có tác dụng tương tự)

[root@AVSrv mivilinh]# /sbin/route
Kernel IP routing table
Destination     Gateway   Genmask   Flags Metric Ref Use Iface
192.168.2.20    *   255.255.255.255 UH   0     0     0   eth0
192.168.2.0     *   255.255.255.0   U    0     0     0   eth0
127.0.0.0       *   255.0.0.0       U    0     0     0   lo
default       192.168.2.10   0.0.0.0   UG    0    0   0 eth0
Để chỉ ra rằng card mạng eth0  được nối với một mạng 208.148.45.56  ta dùng lệnh route như sau :
route add -net 208.148.45.56 eth0
Còn nếu chúng ta muốn sử dụng bí danh của card mạng để nối vào một mạng logic khác, ta có thể sử dụng lệnh
route add -net 193.105.106.0 eth0:0
Công tác cuối cùng là phải chỉ ra các địa chỉ của gateway mặc định.
route add default gw 193.105.106.1 metric 1
Biết sử dụng thành thạo cú pháp của 2 lệnh ifconfig và route rất quan trọng, nó cho phép các cán bộ quản trị thay đổi cấu hình kết nối mạng của một server một cách nhanh chóng và không phải khởi động lại máy. Vì vậy, server luôn sẵn sàng. Bạn cũng có thể sử dụng tiện ích netconfig để cấu hình liên kết mạng nếu chưa thành thạo nhiều cú pháp của các lệnh trên.
Lệnh ping. Ứng dụng của lệnh này là để thử xem 2 máy có kết nối được với nhau chưa. Cú pháp cơ bản của lệnh rất đơn giản  là ping địa_chỉ_IP_máy_đích. Ví dụ như

[mivilinh@proxy mivilinh]$ ping sun
PING sun.vnuhcm.edu.vn (172.16.1.4): 56 data bytes
64 bytes from 172.16.1.4: icmp_seq=0 ttl=255 time=0.1 ms
64 bytes from 172.16.1.4: icmp_seq=1 ttl=255 time=0.2 ms
64 bytes from 172.16.1.4: icmp_seq=2 ttl=255 time=0.1 ms
64 bytes from 172.16.1.4: icmp_seq=3 ttl=255 time=0.1 ms

--- sun.vnuhcm.edu.vn ping statistics ---
4 packets transmitted, 4 packets received, 0% packet loss
round-trip min/avg/max = 0.1/0.1/0.2 ms
[mivilinh@proxy mivilinh]$

Nếu 2 máy có thể liên lạc được với nhau, chúng ta sẽ biết thêm thời gian trả lời để cho biết sự thông thoáng về mạng giữa 2 máy. Có thể nói, ping  phải chạy trước tiên trước tất cả các hoạt động mạng khác.
Chú ý: Nên sử dụng ping –n để tránh trục trặc do dịch vụ DNS làm ảnh hưởng tới việc kết quả thử kết nối mạng.

Lệnh Traceroute. Đây cũng là lệnh cho phép chẩn đoán hoạt động của mạng. Cú pháp của lệnh giống như lệnh ping nhưng kết quả không chỉ dừng ở sự trả lời mà còn chỉ ra các thiết bị trung gian nằm giữa 2 máy.
# mivilinh@nefertiti ~ > traceroute 203.162.44.33
traceroute to 203.162.44.33 (203.162.44.33): 1-30 hops, 38 byte packets
makeda.AVSrv.fr (157.99.64.3), 1.66 ms, 1.66 ms, 1.66 ms
418.ATM4-0.GW21.Defense.OLEANE.NET (195.25.28.149), 5.0 ms, 4.17 ms, 4.17 m
FastEth0-0.GW16.Defense.OLEANE.NET (195.25.25.208), 4.17 ms, 4.17 ms, 4.17s
100.ATM6-1.GW2.Telehouse.OLEANE.NET (194.2.3.245), 5.0 ms, 5.0 ms, 5.0 ms
..............
14  210.132.93.210 (210.132.93.210), 849 ms (ttl=241!), 807 ms (ttl=241!), 970
s (ttl=241!)
15  202.167.121.195 (202.167.121.195), 905 ms !H 203.162.3.42 (203.162.3.42), 1
88 ms (ttl=242!)
Lệnh traceroute là một công cụ hiệu quả cho phép ta phát hiện lỗi trong quá trình phân đường (IP routing). Ví dụ kết nối từ A -> C có trục trặc và với traceroute tới C từ máy A, ta có thể phát hiện ra máy A kết nối máy B, rồi máy B lại kết nối máy A ... do cấu hình routing của A và B sai.
Chú ý là khi chúng ta thử kết nối với một máy ở xa trong Internet, do nhiều mạng áp dụng các bức tường lửa (firewall) nên nhiều khi lệnh ping và traceroute không chạy nhưng trên thực chất là mạng vẫn thông.   
   
VIII. X-Window. X-window (chú ý window không có "s" như Windows của  Miscrosoft) là giao diện đồ họa của Unix. X Window System được phát triển tại Laboratory for Computer Science, Massachusetts Institute of Technology vào 1984.
Tuy nhiên, do Unix làhệ điều hành mạng nên phương thức hoạt động của X-widow cũng khác hẳn Windows của Microsoft. Cơ chế hoạt động của Xwindow được miêu tả trong sơ đồ sau:

      Xserver (XF86-SVGA)            Xclient (netscape, xterm)
User-------   Máy trạm WS   <------ mạngTCP/IP--------------à   Máy chủ S
(màn hình, bàn phím, chuột)      

Tham gia vào mô hình X window có chương trình X server và X client. Nhìn chung, X server là chương trình chạy trên máy trạm làm việc WS của người sử dụng, còn X client chạy trên máy chủ S nằm xa người sử dụng. Chương trình Xserver trên máy trạm chịu trách nhiệm quản lý tài nguyên của máy trạm (màn hình, bàn phím, chuột) và thực hiện giao tiếp giữa người sử dụng và chương trình X client chạy trên máy chủ (nói chung là ở xa nhười sử dụng). Kết nối giữa X server và Xclient có thể thực hiện hoàn toàn trên TCP/IP qua mạng LAN cũng như WAN. Một Xserver có thể cho phép "hiển thị" nhiều Xclient ở nhiều máy khác nhau và đó là ưu điểm cơ bản của Xwindow. Xserver "nghe" tại cổng 6000 (cấu hình mặc định) và Xclient mở một hoặc nhiều kết nối từ cổng nào đó (lớn hơn 1023) vể cổng 6000 của Xserver.
Trước khi kết nối, Xserver phải cho phép Xclient được quyền kết nối thông qua lệnh xhost +địa_chỉ_máy_Xclient trên màn hình của Xserver.
Để X client biết phải hiển thị đi đâu, ta cần thay đổi biến môi trường DISPLAY trên máy có X client qua lệnh  export DISPLAY=địa_chỉ_máy_Xserver:0.0. Sau đó gọi chương trình X client, ví dụ xterm & hay netscape & (chú ý dấu & ở cuối cho phép chương trình chạy background).
Những công tác trên thực chất phải làm để cấu hình một Xserver là :
•   Xác định nhà sản xuất, phiên bản của video controller. Qua đó xác địng được chương trình Xserver. Trong nhiều trường hợp, XF86-SVGA là tương thích.
•   Xác định màn hình để qua đó xác định các thông số về tốc độ quét dọc và ngang của màn hình
•   Xác định độ phân giải của màn hình, đa số là 800x600 hay 1024x768
•   Người sử dụng lựa chọn chương trình quản lý cửa sổ (Window Manager). Sự lựa chọn này phụ thuộc vào sở thích là chính. KDE và GNOME là 2 lựa chọn chính của Linux.
Rất may mắn là việc cài đặt giao diện Xwindow trên Linux hiện nay đã được tự động hóa rất nhiều. Trong trường hợp có trục trặc, lệnh X –probeonly >/tmp/test 2>&1 cho phép chúng ta ghi lại toàn bộ các thông báo của Xserver vào tập tin /tmp/test và dùng cho xem xét tìm nguyên nhân trục trặc của Xserver. Ta thử xem trong ví dụ sau:
[root@backup X11]# more /tmp/test
XFree86 Version 3.3.6a / X Window System
......
Configured drivers:
  SVGA: server for SVGA graphics adaptors (Patchlevel 1):   (tên X server)
      s3_savage, NV1, STG2000, RIVA 128, RIVA TNT, RIVA TNT2,
      ... danh sách các video controller mà Xserver hỗ trợ .....
      ct65550, ct65554, ct65555, ct68554, ct69000, ct64200, ct64300,
      mediagx, V1000, V2100, V2200, p9100, spc8110, i740, i740_pci,
      Voodoo Banshee, Voodoo3, i810, i810-dc100, i810e, smi, generic

XF86Config: /usr/X11R6/lib/X11/XF86Config      (tập tin cấu hình)
(**) stands for supplied, (--) stands for probed/default values
(**) XKB: keycodes: "xfree86"
......
(**) Mouse: zaxismapping: (-)4 (+)5
(**) SVGA: Graphics device ID: "Cirrus Logic GD5480" 
(Xserver nhận dạng được video controller – Đặc biệt quan trọng)
(**) SVGA: Monitor ID: "My Monitor"
........
(**) SVGA: Using 16 bpp, Depth 16, Color weight: 565   (độ phân giải màn hình)
(--) SVGA: Maximum allowed dot-clock: 100.000 MHz
(**) SVGA: Mode "800x600": mode clock =  40.000, clock used =  39.991
........

Tiện ích Xconfigurator cũng có thể giúp ích cho bạn. Tất cả cấu hình của Xserver được ghi lại trong tập tin text /etc/X11/XFConfig. Bạn có thể tự thay đổi các thông số trong này nếu hiểu rő ý nghĩa của chúng.


IX. Theo dői hoạt động của hệ thống.
Tiện ích syslog. Syslog là tiện ích của Unix cho phép ghi nhận lại một cách tập trung và chuẩn tắc (giữa các Unix) hoạt động của hệ thống các dịch vụ và thông báo của kernel. Thông qua syslog, ta có thể:
•   Xem thông báo lỗi khi khởi động một chương trình dịch vụ, qua đó có thể sửa đổi lại cấu hình cho thích hợp
•   Xem xét lại những gì đã xảy ra, dịch vụ nào đã khởi động lại, những ai đã thực hiện kết nối tại thời điểm nào ...
•   Phát triển chương trình dịch vụ và gửi đến syslog các thông báo nhằm ghi lại hoạt động của chương trình của mình.
Để thực hiện các chức năng kể trên, syslog có một tiến trình server syslogd thường được khởi động cùng với hệ thống. Chương trình syslogd này đọc tập tin cấu hình /etc/syslog.conf để xác định phải ghi lại những gì và ở đâu. Ta thử coi /etc/syslog.conf (mọi user đều có thể đọc tập tin này)

[mivilinh@backup X11]$ cat /etc/syslog.conf
# Log all kernel messages to the console.
# Logging much else clutters up the screen.
#kern.*                                                 /dev/console
# Log anything (except mail) of level info or higher.
# Don't log private authentication messages!
*.info;mail.none;authpriv.none;cron.none                /var/log/messages
# The authpriv file has restricted access.
authpriv.*                                              /var/log/secure
# Log all the mail messages in one place.
mail.*                                                  /var/log/maillog
# Log cron stuff
cron.*                                                  /var/log/cron
# Everybody gets emergency messages, plus log them on another
# machine.
*.emerg                                                 *
# Save mail and news errors of level err and higher in a
# special file.
uucp,news.crit                                          /var/log/spooler
# Save boot messages also to boot.log
local7.*                                                /var/log/boot.log
# Receive log from center router
local0.*                                                /var/log/router
[mivilinh@backup X11]$

Hai khái niệm cần biết để hiểu tập tin này là facility và priority. Facility chính là danh sách các dịch vụ có thể log. Priority biểu thị cấp độ nghiêm trọng của thông báo. Cú pháp trong tập tin /etc/syslog là facility.priority. Cột bên phải xác định địa chỉ ghi log. /etc/log/maillog là tập tin ghi lại thông báo của mail.*; dấu "*" ám chỉ thông báo sẽ được hiện ra ở tất cả các màn hình của các user; @máy_khác cho phép gửi thông báo tới syslogd của máy khác; |chương_trình_xử_lý cho phép gửi thông báo qua pipe "|" tới chương_trình_xử_lý...

Syslog facilities:
Name   Facility
Kern   Kernel
User   Regular user processes
Mail   Mail system
Lpr   Line printer system
auth   Authorization system, or programs that ask for user names and passwords (login, su, getty, ftpd, etc.)
daemon   Other system daemons
news   News subsystem
uucp   UUCP subsystem
local0... local7   Reserved for site-specific use
mark   A timestamp facility that sends out a message every 20 minutes
syslog Priorities
Priority   Meaning
emerg   Emergency condition, such as an imminent system crash, usually broadcast to all users
Alert   Condition that should be corrected immediately, such as a corrupted system database
Crit   Critical condition, such as a hardware error
Err   Ordinary error
warning   Warning
notice   Condition that is not an error, but possibly should be handled in a special way
Info   Informational message
debug   Messages that are used when debugging programs
None   Do not send messages from the indicated facility to the selected file. For example, specifying *.debug;mail.none sends all messages except mail messages to the selected file.
      
Chú ý nếu ta log một priority thì ta sẽ log toàn bộ priorities có độ nghiêm trọng cao hơn. Ví dụ nếu trong /etc/syslog có mail.info thì tất cả mail.notice hay mail.emerg đều được log.
Với một máy chủ bận rộn, tập tin log phình to rất nhanh và chúng ta đứng trước một bài toán là đồng thời phải giữ log lâu nhất có thể được để đề phòng sự cố và xóa log sớm để có không gian đĩa cho máy hoạt động. Logrotate là một tiện ích giúp cho nhà quản trị xoay vòng (rotate), nén (compact) và gửi mail thông tin log. Logrotate đọc tập tin cấu hình /etc/logrotate.conf để biết chu kỳ quay vòng và các thông tin khác. Ví dụ sau

# sample logrotate configuration file
       errors [email protected]
       compress

       /var/log/messages {
           rotate 5
           weekly
           postrotate
                    /sbin/killall -HUP syslogd
           endscript
       }

cho thấy tập tin /var/log/message được lưu và quay vòng 5 tuần. Lệnh /sbin/killall –HUP syslogd cho phép khởi tạo lại tập tin /var/log/message vì tập tin cũ đã bị đổi tin và nén.
X. Cài đặt RedHat Linux. RedHat là một Linux distributor phổ biến nhất hiện nay. RedHat lựa chọn phiên bản kernel của Linux và các chương trình dịch vụ khác đóng thành các gói (tập tin có phần mở rộng .rpm) và lưu vào một hoặc hai đĩa CDROM. Phiên bản cuối cùng của Redhat Linux hiện nay là 7.1 với kernel 2.4.2-2. Các đĩa CDROM của RedHat đều có thể dùng để boot máy và điều này làm đơn giản rất nhiều quá trình cài đặt RedHat Linux. Có thể miêu tả sơ lược các bước cần phải qua khi cài đặt RedHat Linux là
1. sửa cấu hình máy để boot từ ổ CDROM
2. Đặt đĩa số 1 của RedHat Linux vào ổ CDROM và khởi động lại máy
3. Lựa chọn một phươngpháp cài đặt, ví dụ text
4. lựa chọn kiểu cài đặt , server hay trạm làm việc hay custom
5. Chia lại ổ đĩa cứng
6. lực chọn các gói sẽ cài đặt
7. để cho chương trình cài đặt Linux tự làm việc
8. thực hiện một số cấu hình nếu có yêu cầu hiển thị trên màn hình.
Sau khi Linux được cài xong, ta có thể thêm bớt các gói (package) vào/ra hệ thống thông qua tiện ích rpm (Redhat Package Manager). Các gói của RedHat thường nằm trong thư mục RPMS của CDROM. Để cài một gói X, ta dùng lệnh
rpm -i [install-options] <package_file>+
Các tập tin của gói X sẽ được rpm đặt vào các vị trí quy định đảm bảo cho sự hoạt động của dịch vụ X. Trong một số trường hợp chúng ta muốn cài "đč" lên gói đã cài trước và có trục trặc. Khi đó option --force cho phép thay gói cũ bằng gói mới.
Lệnh
rpm -e <package_name>+
cho phép xóa một gói đã cài đặt. Ngoài ra rpm còn cho phép xem xét tính toàn vẹn của một chương trình, nâng cấp một dịch vụ, liệt kê các tập tin trong một gói hoặc chỉ ra gói chức một tập tin ... Đây là một công cụ rất mạnh cho phép quản trị một máy Linux. Bạn đọc có thể đọc manpage của rpm để biết thêm.


saos@ngmo

Hướng dẫn cài đặt Fedora Core 4 bằng tiếng Việt

"Hướng dẫn cài đặt Fedora Core 4 ". Một quyển sách rất hay và chi tiết dài 122 trang, song ngữ, được dịch từ trang chủ chính thức của Fedora Core bởi  Lê Đức Thuận . Vcsj xin chân thành cảm ơn anh đã chia sẻ quyển sách quý giá này. Cá nhân hay tập thể muốn chia sẻ hay phân phát tài liệu này vào bất cứ mục đích gì phải được sự đồng ý của tác giả và giữ lại bản quyền của tác giả cùng Vcsj.
Một lần nữa xin cảm ơn anh và mong anh hợp tác với VCSJ lâu dài.
Đã có bản dịch toàn tiếng Việt, http://vcsj.net/download/unix/FC4VN.pdf

saos@ngmo

Hướng dẫn cài và sử dụng Linux và Windows trên cùng 1 PC.

    * Mở đầu
    * Master Boot Record và Bootloader
    * Phân chia partition
    * Cài Windows
    * Cài Linux


Mở đầu Bạn bắt đầu sử dụng Computer từ khi nào ? Vào cái thời điểm đó, cái hệ điều hành của máy mà bạn sử dụng là gì : DOS, Win3.1, Win9x, WinME, WinNT, Win2K, WinXP hay là Linux ? Bạn dùng Windows ? Và bây giờ bạn bắt đầu làm quen với Linux và tự hỏi: có cách nào cho chúng chung sống hòa bình mà không cần tốn tiền mua một cái PC mới không nhỉ ? Nói đến đây, tôi nhớ lại cái ngày mình tìm cách cài 2 hệ điều hành: Win9x và WinXP(NT), Cái ngày mình bị mất hết dữ liệu do nghịch chương trình ma: partition magic. Đã từ lâu, tôi có cái hứng thú là thử nghiệm, dùng thử nhiều hệ điều hành khác nhau. Đó không chỉ là một cách học tập mà còn là một cách để tìm hiểu những cái mạnh của mỗi hệ điều hành.(tất nhiên là cả cái yếu).
Giờ thì, với cái kinh nghiệm đó tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cài Linux và Windows trên một PC một cách an toàn .
Có 2 cách để làm điều đó:

    1. Dùng booloader là lilo hoặc grub trong Linux 2. Dùng booloader là NT bootloader trong Windows NT(2K, XP)

Trước hết bạn hãy tìm hiểu 2 khái niệm sau : Master Boot Record và bootloader 1. Master Boot Record - MBR nằm trên cùng (đầu tiên) của một ổ cứng. Nó chứa đựng thông tin về các partition trên ổ cứng đó. Một HDD chỉ có 1 MBR. Thông tin về bootloader sẽ được lưu trên MBR và MBR sẽ được định dạng tùy theo hệ điều hành. 2. Bootloader

    * Với M$ Windows 9x trở về trước, khái niệm bootloader chỉ là đặt 3 tập tin command.com, msdos.sys, io.sys vào bootsector của ổ C - partition đầu tiên trên HDD, rồi khi boot thì nạp chúng.
    * Cải tiến thêm một chút so với Win9x, WinNT, Win2K hay WinXP sẽ có một chương trình bootloader riêng. Hệ thống này bao gồm 3 files:

          ntldr NTDETECT.COM boot.ini

      Thông tin về hệ điều hành sẽ đặt trong boot.ini và bootloader sẽ đọc nội dung file này để detect (dò tìm) hệ điều hành và load chúng.
      Do đó bạn có thể cài chung WinNT(XP) và Win9x trên 1 HDD.
    * Với Linux thì khác: có 2 bootloader phổ biến là lilo và grub. Cấu hình và chương trình được đặt trong /boot trên parttion của bạn . Ngoài ra còn có 1 bản link từ /etc/lilo.conf hay /etc/grub.conf lưu thông tin về hệ điều hành trên máy .
      Lilo và Grub đều có thể load windows OS hay nói chính xác hơn là chuyển quyền load boot program cho boot sector nằm trên 1 partition nào đó. Vì vậy, với NT bootloader hay LiLo hoặc Grub, bạn có thể cài chung Linux và Windows trên cùng 1 HDD.

Phân chia partition

   1. Khái niệm partition
      Tôi không thể trình bày một cách hoàn chỉnh về khái niệm partition mà chỉ đưa ra sơ qua cho bạn hiểu . -Thế này nhé: bạn cứ tưởng tượng ổ cứng giống như một ngôi nhà vậy. Vì nhà quá rộng nên để dễ quản lý ta sẽ chia nhà ra thành nhiều phòng khác nhau và như thế mỗi phòng ta gọi là một partition. -Giới hạn: trên 1 ổ cứng
      Có tối đa là 4 primary partition
      Có duy nhất 1 active partition -Để chia nhiều hơn 4 partition, bạn cần tạo 1 extended partition (cái này là primary), và trong extended partition này, bạn sẽ tạo các partition gọi là logical partition. Số lượng logical partition là không giới hạn . Nhưng bạn nên nhớ rằng 1 logical partition không thể là 1 active partition được.
   2. Phân chia partition
      Bạn hãy dùng partition magic để phân chia HDD của bạn ra thành nhiều partitions khác nhau và theo sơ đồ như sau để cài chung Linux, Windows trên đó: Partition Tên (label) Kiểu Size Status log/pri hda  hda1 Windows FAT32 > 4GB active primary  hda2 /boot ext3 >= 100MB primary  hda3 extended xxx primary  hda4 Setup FAT32 xxx logical  hda5 / (root) ext3 > 3GB logical  hda6 swap sizeof RAM hoặc
      2 * sizeof(RAM) logical Ngoài ra bạn có thể tạo thêm các partition khác nếu thích .

Tham khảo tài liệu : Partition magic để chắc ăn hơn khi phân chia partition . Và cần nhớ một điều là : BackUp data trước khi làm.
Bạn có thể thay /boot thành / (root) luôn nhưng như thế bạn sẽ ít có cơ hội để thử thêm những hệ điều hành Linux khác nữa . Cài Windows Bạn chỉ việc tiến hành cài Windows lên hda1 ( C: ) như bình thường . Chắc không có gì khó khăn đúng không ?
Vấn đề là ở thằng Linux : Cài Linux Cụ thể là cài Fedora Core 2
Như đã nói ở trên, có 2 cách để cài Linux chung với Windows trên 1 HDD. Bạn có thể dùng 1 trong 2 cách dưới đây :

   1. Dùng Bootloader là Lilo hoặc Grub Với các partition đã tạo sẵn bằng partition magic, bạn có thể tiến hành cài đặt Linux :
          * Vào BIOS setup đổi boot device sang Boot from CD
          * Cho Linux CD vào ổ CD và khởi động
          * Chọn các thông tin về ngôn ngữ, bàn phím, màn hình ...
          * Khi chọn ổ đĩa thì bạn mount ổ hda2(/boot) ở trên là /boot
            Ổ hda5(/) là / (root)
          * Chọn Bootloader cài trên /dev/hda
      Thực ra, với những bản Linux khác thì nếu bạn chọn boot = /dev/hda là cực kỳ nguy hiểm nhưng với Fedora Core 2 thì cứ yên tâm. Không vấn đề gì hết . Chỉ cần thế thôi, tất cả đều được cài đặt một cách tự động đối với Fedora Core 2 và Windows XP
   2. Dùng Bootloader là NT bootloader Còn nếu bạn không thích cái thằng Grub của Fedora vì bạn vẫn còn thích màn hình đen đen cho hiện ra dòng chọn Hệ điều hành của NT Bootloader. Để làm việc này, trước hết, ngoài CD ra bạn cần 1 cái floppy . Bạn hãy làm như sau khi cài đặt linux: 1. Khi cài bootloader, hãy cài nó lên partition nào đó (Đừng đặt lên MBR)
      2. Tạo đĩa mềm khởi động
      3. Khởi động boot vào linux bằng đĩa mềm
      4. Đọc file /etc/grub.conf, tìm dòng boot=/dev/hdaX
      5. Mount đĩa mềm và thực hiện copy như sau :

          mount /dev/fd0 /tmp -t vfat
          dd if=/dev/hdaX of=/tmp/linux.bin bs=512 count=1
          umount /dev/fd0

      Lúc này, ở ổ A đã xuất hiện file mang tên linux.bin . Bạn hãy reboot và vào Windows .
      Copy file linux.bin này vào đâu đó trên ổ C: chẳng hạn .
      Sau đó hãy thêm vào file boot.ini dòng:

          C:linux.bin = "Fedora core 2"



TNTN is me

Quote from: saos@ngmo on 11/11/06, 11:14
Hướng dẫn cài đặt Fedora Core 4 bằng tiếng Việt

Đã có bản dịch toàn tiếng Việt, http://vcsj.net/download/unix/FC4VN.pdf
hihi
bây giờ không phải là Fedora Core 4 nữa đâu mà là Fedora Core 7 rồi

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội