Tuyển tập "Sự tích các loài hoa"

Started by Sao_Online, 21/11/07, 14:13

Previous topic - Next topic

Sao_Online

#20
SỰ TÍCH HOA TINH LAN
(Linh Lan)





Thời xa xưa có một chàng Gù bất hạnh, sống đơn độc, không biết cha mẹ mình là ai, anh em thân thuộc cũng không có, chẳng ai coi chàng là bạn. Ðối với tình yêu, chàng chỉ biết qua sách vở. Chàng mang máng hiểu rằng tình yêu cũng giống như một hơi thở nhẹ luôn ve vuốt trái tim, hoặc như ngọn lửa thiêu cháy nó, rằng tình yêu có thể nâng con người lên chín tầng mây, và cũng có thể quăng họ xuống địa ngục.Chàng Gù còn tin ràng dù là hơi thở nhẹ hay sức nóng của lửa cũng không thể làm lay chuyển được con tim đau đớn đang đập loạn lên của chàng.

Ai có thể đem lòng yêu một con người như vậy, một khi trên đời này còn có biết bao chàng trai tuấn tú và khôn ngoan khác? Vả lại, làm sao chàng có thể yêu được một người khác giới khi chàng mang trái tim như vậy trong lồng ngực? Không, trái tim chàng chỉ biết căm ghét, đố kỵ; đôi môi chàng chỉ quen mấp máy một số từ thô thiển; cặp mắt ti hí của chàng không nhìn rõ được, dù là một tia nắng dịu dàng hay một ánh trăng mỏng mảnh; đôi mắt ấy lúc nào cũng chỉ nhìn xuống và chỉ thấy toàn những thứ thối tha, nhơ nhuốc; cái mũi nhọn hoắt của chàng không thể phân biệt được những điều kỳ diệu trong hương thơm của các loài hoa, mà chỉ biết đánh hơi được mùi hôi thối của xác súc vật và lá cây rữa nát. Chàng bị người đời xem thường và xa lánh.

Thế rồi một hôm, thật tình cờ, chàng nhìn thấy công chúa Rôda(1) đang dạo chơi trên công viên.

Mọi người dừng lại, ngả mũ chào nàng, chỉ có chàng là cứ lóng nga lóng ngóng, cặp mắt hấp háy, không sao hiểu được trên đời này lại có thể có một người đẹp nhường kia. Cặp má hồng, đôi mắt nâu, đôi môi đỏ thắm cùng với tấm thân tròn lẳn tràn đầy sức sống của nàng, khiến những ai được gặp nàng cũng đều cảm thấy lòng thanh thản, nhẹ nhõm. Nhiều cụ già đã vượt qua những chặng đường xa lắc, lắm chông gai để mong được gặp nàng, dù chỉ là một lần, và lúc ra về thấy đời như trẻ lại. Rôda đáp lại sự ngưỡng mộ của mọi người bằng một nụ cười thật cởi mở và chân tình. Chỉ có một người không cất tiếng chào nàng, không ngả mũ, đó là chàng Gù gầy gò, xấu xí đứng bên vệ đường nheo mắt nhìn công chúa đang nhẹ nhàng bước. Ðối với Rôda, đấy là cả một sự lạ và rất khác thường. Nàng bèn dừng lại và nhìn sâu và cặp mắt không mấy thiện chí của chàng Gù. Con người khốn khó này sao cô đơn và đáng thương làm vậy! Rôda cảm thấy thương chàng vô hạn, và đã ban tặng cho chàng nụ cười ấm áp nhất của mình.

Chỉ sau khoảnh khắc ấy thôi, cuộc đời chàng Gù bỗng thay đổi hẳn! Bây giờ, cặp mắt chàng luôn ngước nhìn lên, chàng đã thấy những bông hoa Tử Ðinh Hương tím nhạt và trắng xoá khoe sắc màu sặc sỡ, những bông hoa Sơn Trà đỏ tươi đang nở hết cỡ, và những đám cây tuyệt diệu có những tán lá lung linh giọt mặt trời. Những hơi gió nhẹ đem theo những làn hương kỳ diệu cứ phả mãi vào mặt chàng! Và đây, ngay bên mép đường, những bông hoa tim tím đã mọc lên. Vì sao những bông hoa nhỏ xíu này lại có đủ sức cảm hoá làm vui lòng người qua đường như vậy?

Chàng Gù bối rối, không thể hiểu được vì sao cặp mắt nhìn cũng như đôi tai nghe của chàng lại thay đổi như vậy, và sao bỗng nhiên giờ đây chàng lại biết yêu vẻ đẹp của thế giới quanh chàng Biết hỏi ai bây giờ - Chàng tự hỏi.

- Hãy hỏi ta đây này! - trái tim đáp.

- Ôi, trái tim của ta, mi chỉ là kẻ bất hạnh, lúc nào cũng u tối như màn đêm vậy, mi có thể giải đáp được gì cho ta, chàng Gù cằn nhằn.

- Ta đang cảm thấy đời thật là vui, bởi lẽ lúc này, ta mới hiểu cái gì, đã khiến hoa phải nở, giục giã chim phải hót; ta hiểu rằng cái gì đã mở cặp mắt và tai nghe của chàng! - Trái tim điềm tĩnh nói.

- Vậy là cái gì? Hãy nói ta nghe chàng Gù dò hỏi.

- Cái đó là tình yêu. Tình yêu vừa dịu dàng vừa khắc nghiệt, vừa êm đềm vừa sóng gió, vừa ấm áp vừa dữ dội! Chính vì chàng đang yêu! Chàng đã yêu công chúa Rôda!

- Yêu công chúa Rôda ư? - Chàng Gù sợ hãi - Ta mà dám cả gan phải lòng công chúa Rôda!

- Ai có thể ngăn cấm chàng yêu công chúa Rôda được? - Trái tim tranh cãi với chàng

- Sáng sáng, chàng hãy đến đây, như mọi người, chàng hãy chào nàng đi.

Chàng Gù nghe lời khuyên của chàng trái tim. Ngày lại ngày, chàng đến gặp Rôda, khi nàng đến gần, chàng cúi đầu xuống chào vẻ lịch thiệp. Nàng đi rồi, gương mặt chàng như được ve vuốt bởi một hơi thở nhẹ.Và thời kỳ tuyệt diệu nhất trong đời chàng đã tới. Vì sao chàng lại có đủ sức mạnh để tàn đêm, tận ngày ngồi đập từng tảng đá? Vì sao chàng lại có thể cao giọng hát đua cùng Sơn Ca và Hoạ Mi? Chàng Gù không hiểu Sơn Ca và Hoạ Mi hót gì, còn chàng, chàng chỉ hát về Rôda, về sắc đẹp của nàng và về tình yêu của mình thôi.

Chàng Gù bất hạnh đâu hiểu được rằng, con bão bất thần có thể đổ sập xuống đầu chàng bất kỳ lúc nào! Quả nhiên, cơn bão đã bất thần ập đến thật. ấy là vào một buổi sáng, khi chàng tới công viên để được ngắm công chúa, để được hưởng không khí trong lành; chàng đã thấy thành phố được trang hoàng lộng lẫy, phố xá đông nghẹt những người. Người nào cũng mang nhạc cụ, chỉ có một cô gái nhỏ nhắn là cầm trên tay một cái chuông con: Cô gái ấy tên là Maia bất hạnh, chuyên nghề chăn súc vật. Nàng không tìm đâu được đàn bà và sáo, nàng đành lấy cái chuông trên cổ một con dê là nhạc cụ. Nàng muốn bộc lộ, niềm vui của mình trong ngày hội trang trọng này.
Lúc đó chàng Gù hỏi một người gặp trên đường xem thành phố được trang hoàng đẹp như vậy để đón mừng ai, và vì sao phố xá lại đông người đến thế.

Người qua đường đáp:

- Chàng từ đâu đến mà không biết hôm nay là ngày công chúa của chúng tôi sẽ đi lấy chồng?

- Công chúa ư? Công chúa nào? - Chàng Gù lúng túng lắp bắp.

- Chẳng nhẽ chàng không biết thành phố chúng tôi chỉ có một công chúa, đó là nàng Rôda sao?

Chàng Gù khuỵu ngay xuống đống đá lạnh lẽo, nhưng rồi chàng vụt đứng dậy, bởi vì chàng có cảm giác như vừa bị ngã vào một bếp lửa đang cháy hừng hực. Như kẻ bị bỏng lửa, chàng chạy như bay về phía công viên, nơi mà ngày nào chàng cũng được gặp Rôda.

- Rôda của ta! Rôda của ta!

Chàng vừa hét to vừa cảm thấy trái tim mình đang bốc lên một ngọn lửa hừng hực và những giọt nước mắt chảy thành suối trên hai gò má chàng cũng không thể dập tắt nổi.Dân chúng hoan hỉ đón chào Công Chúa và Hoàng Tử xứ lạ; cặp trai tài gái sắc ấy đang ban phát cho đám thần dân của họ những nụ cười ấm áp. Say sưa với hạnh phúc, họ đâu có ngạc nhiên khi thấy một chàng Gù lách qua đám đông tới quỳ mọp dưới chân công chúa Rôda, miệng lảm nhảm cầu xin:

- Rôda ơi, em là của ta cơ mà! Hãy tống cỏ kẻ lạ mặt này đi và hãy theo ta!

- Thằng điên! Dân chúng hét to - Mi không biết thế nào là liêm sỉ khi xuất hiện trước mặt nàng công chúa Rôda trong bộ quần áo rách rưới thế kia ư?

- Ta đã tìm được người ta yêu.

- Tốt nhất là nên cầu hôn cái chổi ấy!

Ðám đông giận dữ đứng che lấp hẳn chàng Gù. Dù có răn đe, dù có nhạo báng cũng không làm chàng tỉnh lại được.
Ngọn lửa tình yêu đã khiến chàng dần trở nên mù quáng, mất hết lý trí. Chàng rút con dao găm từ trong vạt áo ra và đâm thẳng vào trái tim công chúa.

Mọi người cúi gằm mặt xuống, vẻ đau buồn. Khi ngước mắt lên, ai nấy đều ngạc nhiên trước một tiếng kêu sửng sốt. Từ mảnh đất thấm đầy máu, mọc lên một bông hoa thanh cao có những cái cánh nhỏ màu đỏ lửa toả hương thơm. Nhưng nếu ai cố tình chạm vào nó thì sẽ bị những cái gai sắc như mũi dao đâm vào tay đau nhói.

- Ðây là Rôda của chúng ta, - Dân chúng bàn tán - ngay cả sau khi đã chết rồi, nàng vẫn gửi lại cho chúng ta niềm vui sáng láng.

Theo luật pháp xứ này, hung thủ giết người tình của mình chỉ về ghen tuông sẽ bị loại trừ ra khỏi cộng đồng, do vậy chàng Gù phải lưu đàylên một vùng núi hẻo lánh, kéo theo sau là những cơn mưa đá và những lời nguyền rủa.Từ đó không ai thấy chàng Gù nữa. Mãi đến mùa Xuân năm sau, Maia, cô gái chăn cừu nhỏ nhắn trong lúc đi tìm chú dê con bị lạc bầy, đã phát hiện dưới chân núi một trái tim bị nứt nẻ.Cô gái bỗng nhớ tới chàng Gù bất hạnh đã chết vì tình yêu điên dại, nàng bèn cúi xuống trước trái tim ta vỡ và khóc nức nở, vì nàng cũng là kẻ đơn độc, không được yêu.Thật là kỳ lạ, những giọt nước mắt của Maia cứ thấm sâu vào tảng đá, và ngay trên chỗ đó mọc lên hai bông hoa, một bông có những cái cánh nho nhỏ màu hồng quấn quanh thân cành giống như những trái tim nhỏ xíu bị nứt nẻ; còn bông kia thì nở ra những cái chuông nhỏ màu trắng treo lửng lẳng trên cành hệt như những giọt nước mắt trong suốt.

Sau này, con người đã đem những bông hoa đó vào trồng trong vườn và gọi bông hoa màu hồng là hoa Trái Tim Tan Vỡ, còn bông hoa mùa trắng là Hoa Linh Lan .

Hoa Linh Lan - Hoa Lan Chuông

Hoa mang vẻ đẹp lắng sâu
Thẹn thùng trong chiếc áo màu trắng trong
Lánh xa sắc nắng trời hồng
Lại yêu đất đến kiệt lòng dâng hương.

Hoa Linh Lan (hoa lan chuông) thuộc loài lưu niên thân thảo thường mọc ở thung lũng sâu, dưới bóng râm những cây sồi hay ven những bờ suối mát. Mỗi cây chỉ có một cặp nhánh mà mỗi nhánh mang những chiếc lá thuôn dài cùng với một chùm hoa nở rộ. Những đóa hoa nhỏ trắng, xinh xắn dễ thương và đẹp ngọt ngào này mang ý nghĩa sự trở về của hạnh phúc (the return of happiness - hạnh phúc tìm lại). Có một huyền thoại kể về tình yêu của bông hoa Linh Lan dành cho chú chim Sơn Ca đã không trở lại khu rừng xưa cho đến khi hoa Linh Lan nở vào tháng 5.

Hoa Linh Lan còn là biểu tượng cho sự phục sinh của Chúa. Lily of the valley còn có tên là Our Lady''s Tears vì theo truyền thuyết, chúng mọc lên từ những giọt nước mắt của Đức Mẹ dưới chân Thánh Giá. Lily of the valley thường được các linh mục trồng để trang trí bệ thờ và còn được gọi là Ladder to Heaven (thang dẫn lên Thiên Đàng) bởi những bông hoa nhỏ bé hình chuông xinh xắn này mọc lên đều đặn từ cuống, giống như những bậc thang.

Linh lan còn dùng làm thuốc. Xa xưa, người ta tin rằng hoa lan chuông có thể làm tăng trí nhớ, hoàn lại giọng nói; bôi dung dịch hoa trên trán và sau cổ giúp thông minh. Mặc dù mang nhiều năng lực huyền thoại vậy, tất cả các bộ phận của cây hoa đều độc. Lá của chúng có thể tạo ra thuốc nhuộm màu xanh cỏ với nước vôi.

Hoa Linh Lan là quốc hoa của Phần Lan.


Tháng năm - Hoa Linh Lan

Hoa Linh Lan là hoa của tháng 5. Nếu bạn sinh tháng 5 thì bạn là người có vẻ ngoài hấp dẫn và có tấm lòng bao dung, rộng mở, đôi khi tới mức quá cả tin. Chính vì thế, bạn được những người xung quanh yêu mến nhưng đồng thời cũng dễ bị tổn thương, dễ bị lợi dụng. Vì vậy, bạn cần có người bạn đời chắc chắn, đáng tin cậy.

Diorissimo, Christian Dior

Ngoài ra hoa Linh Lan là loài hoa mang may mắn cho người sáng tạo ra nước hoa Diorissimo. Từ ý tưởng về một sự đơn giản, tác giả đã tạo nên một mùi hương có một không hai của mùa xuân cùng với sự thanh thoát, mát dịu.
Đi dân nhớ, ở dân thương!

Sao_Online

SỰ TÍCH HOA PHONG LAN






Ở một miền xa xôi, khí hậu ấm áp và đất đai trù phú có một bộ lạc tên là Aruaki may mắn hơn các bộ lạc khác vì họ sai khiến được loài chim Ócchít chuyên đẻ những quả trứng bằng vàng. Khi một con chim đẻ trứng vào tổ trong hốc cây thì thủ lĩnh Nato dùng tay chuyển quả trứng đó sang một cái cây khác, và sự kiện đó được coi như một ngày hội lớn

Các cô gái của thủ lĩnh thay nhau phục trên các cành cây, bảo vệ tổ chim khỏi bị chim ưng phá hoại. Tuy vậy, trong từng góc buôn làng, các trai tráng tay cầm những mũi tên tẩm thuốc độc đứng canh giữ không cho các chiến binh của bộ lạc khác đến đánh chiếm kho báu của bộ lạc mình.

Từ ngày quả trứng vàng kia, những tay thợ lành nghề đã chế tạo ra các vòng tay, hoa tai và đủ các loại trang sức. Số trứng vàng dự trữ mỗi ngày một nhiều đồ dùng khác. Ðàn ông của bộ lạc chuyên nghề săn bắn, còn đám đàn bà, con gái ở nhà dệt những tấm khăn voan, đan giỏ và hái nhặt thảo quả.

Một hôm cánh đàn ông đi săn trở về với một tâm trạng đầy lo lắng. Họ đã chạm trán cánh thợ săn của một bộ lạc xa lạ. Cánh thợ lạ này đã kể cho họ nghe về những chiến thuyền khổng lồ đã cập bờ biển, và về những con người tóc cắt ngắn, mặt mũi trắng trẻo nom rất lạ lùng, đã đặt chân lên đất liền. Những kẻ da trắng này rất hám vàng, đã dùng một loại súng có tai khạc ra những mũi tên có lửa khủng khiếp, cướp giật vòng chân, vòng tay của chị em, tra khảo dân bản xứ nơi có vàng. Nếu những người Aruaki hiểu rằng, con người cũng có thể biến thành những kẻ tàn ác, thấp hèn, thì chắc chắn không bao giờ họ lại cho phép kẻ lạ mặt kia vào làng bản của họ. Nhưng họ không hiểu được điều đó. Họ vẫn cứ khiêng những người thợ săn lạ mặt bị gấu đánh bị thương vào làng. Vị thủ lĩnh còn ra lệnh cho đám phụ nữ đi tìm những người bị thương, còn cánh đàn ông lại lên đường đi săn.

Một kẻ lạ mặt có tên là Khơramooi Métvét. Anh ta rất mê những đồ trang sức của phụ nữ và cứ gặng hỏi họ kiếm ở đâu thứ đá vàng làm ra được các loại vòng và hoa tai này. Nhưng chị em chỉ trả lời bằng một nụ cười. Dần dà, Métvét kết thân được với cô gái cả con của thủ lĩnh tên là Dincadơvin, và hứa hẹn sẽ cưới nàng làm vợ rồi ở lại với bộ lạc. Dincadơvin nói rằng nàng phải chờ đợi cha trở về để xin ý kiến.

Métvét bắt đầu làm công việc dò hỏi Dincadơvin về việc tại sao chị em nàng cứ thỉnh thoảng lại biến vào rừng sâu và ở đó làm gì. Còn Dincadơvin đã tự cho mình là vợ chưa cưới của Métvét rồi, bởi vậy nàng đã phạm sai lầm còn lớn hơn cả sai lầm của cha nàng cho phép đưa kẻ lạ mặt bị thương vào buôn làng.

Dincadơvin không hề ngờ rằng, người tình của nàng đã bán linh hồn cho bọn da trắng để lấy một thùng rượu, và còn hứa với họ sẽ tiết lộ bí mật của bộ lạc Aruaki? Và thế là sau khi biết chắc chị em nàng thường thay nhau phục trên cây, bảo vệ bầy chim đẻ trứng vàng, Métvét liền chuốc rượu cho những người canh gác say mèm, rồi thông báo điều bí mật cho bọn da trắng biết.
Métvét không hay rằng trên đỉnh một ngọn cây cao nhất c òn có chàng Ôta Te đang phóng tầm mắt quan sát khắp vùng gần xa. Anh đã phát hiện ra có những người da trắng đang đến gần nơi con chim đẻ trứng vàng mà người dẫn đầu là Métvét. Sau khi loan báo cho buôn làng hay về mối nguy hiểm đang đe doạ và về sự phản trắc của Métvét, anh liền đóng chuông báo động.

Dincadơvin đau đớn thốt lên:
- Ôi, có sao ta lại tiết lộ cho chàng bí mật của loài chim? Thảo nào mà chàng cứ căn vặn ta! - Rồi nàng quay lại hỏi ông thày cúng - Hãy chỉ cho ta biết ta phải làm gì và làm thế nào để cứu loại chim đẻ trứng vàng?

- Cô cô cô! - Tiếng thày cúng thốt lên, có nghĩa là Cứ sẵn sàng đi!

Hết thảy đàn bà và con gái chạy đến, cùng đáp to:

Khô!

Ðiều đó có nghĩa là: Chúng tôi đã sẵn sàng!

Hỡi các cô gái! Hãy nhanh chóng trèo lên ngồi vào các cành cây! Khi đó bọn da trắng sẽ không biết được chim làm tổ trên cây nào. Còn nếu chúng tìm thấy tổ chim thì Taxan útke sẽ chạy đi tìm những người thợ săn, gội họ về đuổi bọn da trắng đi.

axan útke, tên thường gọi của con Ngựa chiến, phi như bay về phía những người đàn ông của bộ lạc đang mải săn bắn, còn hàng trăm cô gái khác thì vội vàng lao lên cây, tay ôm chặt lấy các cành cây.

Métvét dẫn đoàn người da trắng vào rừng, nhưng hắn lúng túng không biết nên chỉ vào cây nào. Bọn da trắng nổi giận, bắn những mũi tên có lửa vào các cô gái, nhưng các cô, kể cả các cô đã chết, vẫn ôm chặt các cành cây.

Khi cánh đàn ông chạy về tới buôn làng, đuổi được bọn da trắng đi thì đã quá muộn - những người con ưu tú - những cô gái đẹp của họ đã chết. Ông thày cúng trỏ tay lên trời, gọi tên họ và nói:

- Các con đã xả thân bảo vệ kho báu của bộ lạc ta, các con xứng đáng được ban thưởng. Tâm hồn các con sẽ biến thành những bông hoa ngát hương, chúng sẽ không ngừng sinh sôi trên các cành cây kia và sẽ kể lại cho các thế hệ mai sau về chiến công bảo vệ loài chim mỏ vàng của các con.

Những bông hoa tuyệt vời và đủ loại tựa như các cô gái của bộ lạc Aruaki đang đua nở trên các cành cây.

Người đời nay gọi đó là hoa Phong Lan.
Đi dân nhớ, ở dân thương!

Sao_Online

#22
SỰ TÍCH HOA TIGÔN





Truyện của Sophocle (Hiền triết Hy Lạp 496 B.C – 406 BC).
Câu chuyện xảy ra cho thành phố Athens.

Theo truyền thuyết Oedipus Rex cho rằng Cadmus, người lập thành phố Athens, tức giận thần Apollo nên giết chết vị thần rắn. Thần Apollo tức giận nên có lời nguyền, dân Athens sẽ bị bệnh dịch cứ mưới năm sẽ có một trân dịch lớn, giết hại ngàn người. Cho đến ngày kia những đứa con của Camuds sẽ mắc vào lời nguyền nếu Laius (vua Thebes sau này) và vợ Jocasta khi nào sanh ra một đứa con mà chân có bớt đỏ màu máu thì chính đứa bé này ngày kia sẽ giết cha, rồi kết hôn với mẹ.

Vua Athens, Laius, sau khi nghe tin vợ mình, Jocasta, sanh một bé trai khỏe mạnh, gót chân bé có một màu đỏ máu, trước rất vua mừng, nhưng chợt nhớ đến lời nguyền truyền kiếp trăm năm trước nên vua lo sợ sai tên hầu cận, đêm khuya phải đem đứa bé lên núi cao mà giết nó, rồi đem trái tim nó về trình diện cho ta.

Người hầu cân nghe lời, nửa đêm đợi hoàng hậu ngủ yên, tên này mới bồng đứa bé, rồi cưỡi ngựa chạy về dãy núi cao. Dãy núi cao đó tên là Mt. Cithaeron. Đứa bé sơ sanh ngủ ngon lành, tên hầu cận không nỡ giết, nên giao bé cho một kẻ chăn cừu trên triền núi Cithaeron, rồi đem một trái tim cừu về trình diện vua Laius. Thấy trái tim con mình, vua Lauis bật khóc, nhưng làm sao hơn được, vì lời nguyền này mà đứa bé con mình sẽ giết mình chết, rồi lấy vợ mình. Kinh hồn chưa?

Tên chăn cừu ôm đứa bé, xuống làng chân núi mà xin sữa cho bé, bé không chịu uống sữa cừu. Gõ ngay cửa nhà, người đàn bà ra mở cửa, thấy bé dễ thương nên cho tiền tên chăn cừu mà mua đứa bé cho mình. Merope, vợ vua Polybus (vua xứ Corynth) đặt tên bé là Oedipus Rex (Oedipus nghĩa là gót chân đỏ hay gót chân sưng danh từ HyLạp cổ xưa). Đứa bé lớn lên khỏe mạnh, làu thông võ nghệ, chân tay chắc nịt, gươm giáo, tên nỏ chàng làu thông. Ngày kia lên trên đền thờ Delphi, thì gặp một giáo sĩ tiên tri Pythia lập lại lời nguyền của Apollo là Oedipus sẽ giết cha và lấy mẹ làm vợ. Oedipus kinh hoàng, nên bỏ xứ Corynth mà trốn đi xa. Trên con đường rong ruổi, chàng thấy một cỗ xe ngựa chạy vùn vụt đến, trên xe có 2 người, chưa kịp tránh thì bánh xe ngựa cán ngang chân chàng trai, tên lái xe lại vụt Oedipus một roi vào mặt rồi cười khoái trá. Oedipus tức giận, dù chân bị thương nhưng chàng vẫn rượt kịp chiếc xe ngựa, ghì cương ngựa lại hỏi thì tên hầu cận liền rút gươm đâm Oedipus. Chàng trai né được, thuận tay anh bẻ gươm đâm trả lại tên tài xế, trên xe có một người trọng tuổi cũng rút gươm đâm Oedipus. Bất khả tránh, Oedipus liền trở lưỡi gươm này đâm lại luôn một phát. Giết luôn ông già này. Chuyện nhỏ bánh xe cán ngang chân, nay trở thành ra chuyện giết người, nếu tên đánh ngựa có lời xin lỗi chàng thì mọi chuyện xong rồi. Nay cán chân người ta rồi còn đánh người ta nữa như vậy còn gì đạo lý nữa...

Giải quyết xong, Oedipus hướng về thành Athens (thành phố vô cùng lộng lẫy nhất thời đó). Lúc này dân trong thành đang cực kỳ hoảng hốt, vì thành Athens đang bị bệnh dịch. Cứ 10 năm thì đáo trở lại không ai trị được bệnh dịch này. Đồng thời kèm bệnh dịch thì có thêm một hung thần Sphinx (đầu người mình sư tử), xuất hiện mai chỗ này mốt chỗ kia. Hung thần này hay ăn thịt người ta. Trước khi ăn thịt thì thần Sphinx hỏi nạn nhân một câu: "Con vật gì mà ban mai thì đi bốn chân, trưa thì hai chân, chiều tối thì ba chân?" Nếu trả lời được, thì lời nguyền sẽ được tan biến theo hình ảnh của hung thần Sphinx. Dân chúng xứ Thebans không một ai trả lời được. Cùng lúc đó, vua láng giềng Damasistratus được lính báo rằng vua Laius bị kẻ lạ mặt giết chết trên con đường về thành Delphi. Như vậy hoàng hậu Jocasta trở thành góa bụa rồi. Vua ban chiếu khắp xứ Creon, luôn thành Athens, nếu ai mà giết được hung thần Sphinx thì nhà vua sẽ chia nửa giang sơn cho người đó, và gả em gái mình là Jocasta cho người đó. Hung thần Sphinx rất dễ giết nếu giải được câu hỏi mà hung thần hỏi trước khi bị giết thì thần Sphinx sẽ bị biến hình bốc hơi mất lên cung đình Zeus. Phần thưởng được dán khắp ngã tư đường, từ mọi ngã đường về thành phố Athens. Dân Thebans càng lúc càng chết nhiều hơn và hung thần Sphinx xuất hiện thường xuyên hơn nữa. Dân xứ Creon kinh hoàng, thành phố Athens trở nên hoang vắng như bãi tha ma. Không một ai dám ra khỏi nhà khi màn đêm kéo đến.

Oedipus không biết chuyện này, chàng trai trẻ đi đến cổng thành Athens thì thấy bảng treo của vua láng giềng Damasistratus cho ai giải được câu hỏi của thần Sphinx thì sẽ cưới được em gái vua tên là Jocasta, rồi được chia nửa giang sơn Creon cho. Định mạng khốc liệt đang chờ chàng tại nơi đây.

Thình lình hung thần đầu người mình sư tử Sphinx hiện ra, trước khi xé xác chàng trai lạ mặt, thần đưa câu hỏi kết thệ (riddle) như lần trước: "Vật gì mà ban mai đi bốn chân, trưa đến thì đi hai chân, chiều về thì đi ba chân?" Chàng trai Oedipus Rex không do dự trả lời liền: "Đó là con người. Lúc ấu thơ thì bò bằng bốn chân, khi lớn thì đi bằng hai chân, về già với cây gậy thì đi bằng ba chân." Lời thệ nguyện (riddle) được giải lập tức hung thần Sphinx rùng mình biến hình, rồi bốc hơi tan mất trước hàng ngàn cặp mắt sợ sệt dân thành Athens. Bệnh dịch lập tức không còn nữa. Giữ lời hứa, vua Damasistratus làm lễ thành hôn Jocasta, em gái mình cho chàng trai trẻ phương xa đến. Toàn dân hoan hỉ, hoàng hậu Jocasta xinh đẹp cũng nguôi ngoai tang lòng ngày xưa. Chàng trai làm vua được hai chục năm, thì biết được tin vua trước mình là Laius bị kẻ lạ mặt giết chết, hung thủ không tìm ra. Vua Oedipus Rex bèn treo giải thưởng cho toàn dân tìm cho ra hung thủ giết vua Laius. Oedipus và Jocasta có 4 người con, tên là Antigone, Ismene, Eteocles và Polyneices. Riêng người con gái Antigone trẻ nhất, xinh đẹp và rất có hiếu với cha mẹ.

Ngày kia, tin dữ dưa đến. Người hầu cận ngày xưa của vua Laius, người mà được lệnh vua đem dứa bé có gót chân đỏ vào núi rừng giết chết. Hầu cận này tình cớ thấy gót chân vua, khi vua bước qua một tảng đá cuội trên dòng suối cạn. Hầu cận này đã già, nhưng vẫn nhớ chuyện ngày xưa. Vua Oedipus nghe được chuyện, biếtchính mình là kẻ đã giết cha ruột. Đứa con sát thân phụ. Chuyện cũ ngày xưa trở về tâm trí mình.

Trong lúc nóng giận vì bánh xe cán ngang chân, tên đánh ngựa là kẻ hung tàn, lại còn muốn giết mình nữa. Vì tự vệ thôi, nhưng tại sao lão già cùng chung xe ngựa, cũng lại rút gươm đâm mình nữa? Tại sao lại có chuyện như vậy. Chuyện nhỏ đâu đáng gì? Nếu tên đánh xe ngựa biết lời xin lỗi thì chân ta dù đau cách mấy ta cũng nguội lòng. Vua Oedipus nghe được câu chuyện ngày xưa của mình. Về cung điện, bỏ ăn bỏ ngủ ba ngày đêm liên tiếp. Chuyện kinh hoàng không thể nói nên lời. Trời ơi! Vợ mình Jocasta đang say ngủ trên giường có phải là vợ mình hay không? Còn người nào mà ngày xưa đã cho mình bú, mang nặng đẻ đau mình, nay lại là vợ mình sao? Còn mấy đứa con nữa, Antigone xinh đẹp có phải là con mình hay là em gái của mình vì Jocasta sanh ra? Không thể được. Trời ơi, ngàn lần không thể được như vậy đâu. Hỡi Thượng Đế, hỡi Thần Zeus, tại sao lại là con? Như vậy tình sao đây? Tiếp tục cùng Jocasta yên vui hạnh phúc trên ngai vàng này chăng? Không! Trăm ngàn lần không. Trời ơi!

Ngày kia, vua Oedipus không chịu nỗi cắn rứt lương tâm, không muốn thấy Jocasta, Antigone, Ismene, Eteocles. Vua Oedipus Rex bèn dùng tay móc cặp mắt của mình. Trọn đời mù lòa. Ông bỏ cung điện mà lang thang trong rừng sâu núi thẳm. Cô gái xinh đẹp nhất, Antigone thương cha mình tự dưng nổi điên mà tự làm đui mù, nên Antigone khóc nức nỡ mà chạy theo cha vào rừng sâu núi thẳm. Đi xin ăn nuôi cha mình, lo giấc ngủ cho cha mình. Một lòng hiếu thảo vô biên, nhưng cô không hiểu tại sao cha mình, từ khi đui mù thì lại tìm cách xa lánh mình, không muốn nói chuyện gì với mình hết, ngày đêm than khóc mà thôi. Cha mình cũng không gọi tên mình Antigone một cách trìu mến như ngày xưa? Tại sao như vậy? Mình đâu có một lần nào lầm lỗi với cha mình đâu? Tại sao như vậy? Antigone không trả lời được. Antigone chỉ khóc thầm mà thôi khi đêm về. Còn mẹ, tuy vắng mình, nhưng vẫn còn mấy anh em an ủi, còn cha chỉ một mình cô đơn nơi rừng sâu núi thẳm. Không, mình phải theo cha mình trọn nghĩa mới được. Tội nghiệp cha tôi. Tại sao cha phải làm như vậy? Cho tới ngày kia cha ruột mình chết héo rủ trong một ngôi đền Eumenides ở Colone. Chôn cất cha xong, Antigone trở về Athens. Nhưng câu chuyện thương tâm lại đổ thêm vào đầu cô gái vô tội. Người ta đã kết án tử anh mình, vì không tuân lệnh Creon, đã cử hành nghi lễ chôn cất cho anh mình Polynice, vì người ta kết tội anh mình là kẻ phản quốc theo địch. Antigone bị bắt, rồi Thượng hội Đồng kết án tử nàng. Bắt giam sống trong ngôi nhà mồ của dòng họ. Cửa nhà mồ bị bít kín, ngày đêm dưới mộ sâu, Antigone chiu không nỗi thảm cảnh xảy ra liên tiếp cho đời mình. Antigone đành quyên sinh. Dân làng sau đó lập một ngôi mộ mới chôn nàng. Nhưng tại ngôi mộ của cô gái đầy lòng hiếu thảo với cha, lòng thương anh và mẹ, có một loài hoa lạ mọc trên ngôi mộ của mình. Dân thành Athenes không dám gọi thẳng là tên Antigone, mà người ta gọi tắt là hoa Tigone.
Nho nhỏ, sắc hoa có năm, màu đỏ thắm, có năm màu tang trắng. Mau tàn, nhưng đầy sự lung linh sống động. Loài hoa Tigone... "
Đi dân nhớ, ở dân thương!

Sao_Online

SỰ TÍCH HOA QUỲNH


Theo truyền thuyết, ngày xưa vào thời nhà Tùy (Dương Quảng 605 - 617) ở Dương Châu, Trung Quốc, có Tùy Dạng Đế là ông vua hôn quân vô đạo, chơi bời trác táng, xa hoa, phung phí, một đêm nằm mơ thấy một cây trổ hoa đẹp... Cùng thời điểm ấy, tại Lạc Dương thành có ngôi chùa cổ kính là Dương Ly, vào giữa canh ba, ngoài cửa chùa thình lình ánh sáng rực lên như lửa cháy, hương thơm sực nức lạ lùng, như sao trên trời sa xuống, làm dân chúng bàng hoàng đổ xô đến xem đông như kiến cỏ. Gần giếng nước trong sân chùa mọc lên cây bông lạ, trên ngọn trổ một đóa ngũ sắc với 18 cánh lớn ở phía trên, 24 cánh nhỏ ở phía dưới, mùi thơm ngào ngạt bay tỏa khắp nơi nơi, lan xa ngàn dặm. Dân chúng đặt tên là hoa Quỳnh.

Điềm báo mộng của vua Tùy Dạng Đế được ứng với tin đồn đãi, nên Vua yết bảng bố cáo: "Ai vẽ được loại hoa Quỳnh đem dâng lên, Vua trọng thưởng". Không đầy tháng saụ.. có một họa sĩ dâng lên Vua bức họa như ý. Nhìn đóa hoa trong tranh cực kỳ xinh đẹp, tất nhiên hoa thật còn đẹp đến dường nào! Nghĩ vậy, Vua liền quyết định tuần du Dương Châu để thưởng ngoạn hoa Quỳnh.

Trong chuyến tuần du cần có đủ mặt bá quan văn võ triều thần hộ giá, nên để tiện việc di chuyển, Tùy Dạng Đế ban lệnh khai kênh Vạn Hà từ Trường An đến Dương Châụ Hàng chục triệu ngày công lao động phải bỏ ra, hàng vạn con người phải vất vả bỏ mình. Kênh rộng cả chục trượng, sâu đủ cho thuyền rồng di chuyển. Hai bên bờ kênh được trồng toàn lệ liễu đều đặn cách nhau 10 mét một cây (cụm từ "dặm liễu" xuất phát từ đó, điển hình câu thơ: Dặm liễu sương sa khách bước dồn của Bà Huyện Thanh Quan). Kênh đào xong, một buổi lễ khánh thành được cử hành trọng thể, đoàn thuyền giương buồm gấm khởi hành... cả nghìn cung nữ xiêm y rực rỡ, mặt hoa da phấn... thuyền rồng được buộc bằng các dải lụa dùng để kéo đị Vua Tùy Dạng Đế ngồi trên mui rồng uống rượu nghe đàn hát ca sang ngắm cảnh Giang Nam và đàn cung nữ tuyệt thế giai nhân. Vua thấy nàng nào thích ý cho vời vào hầu ngaỵ Chuyến tuần du của bạo chúa Tùy Dạng Đế vô cùng xa xỉ, hao tốn công quỹ triều đình. Đây là một trong những nguyên nhân đẩy đất nước đến đói nghèo, loạn lạc khắp nơi, đưa nhà Tùy đến sụp đổ, dựng nên cơ nghiệp nhà Đường. Trong những quan quân hộ giá, có cha con Lý Uyên. Qua thời gian hơn 90 ngày, đoàn du hành đến đất Dương Châụ Thuyền vừa cặp bến, con của Lý Uyên phương danh là Lý Thế Dân cùng bằng hữu rủ nhau lén lút đi xem hoa ngay trong đêm, sợ sáng hôm sau triều thần cùng đi đông vầy lớp trẻ khó chen chân lọt vào vườn hoạ Lý Thế Dân là người có chân mạng đế vương (về sau là Vua Đường Thái Tông 627 - 649) nên giống hoa nhún mình lên xuống 3 lần để nghinh đón. Cánh hoa cong trắng nõn, nhụy hoa điểm xuyết màu vàng, hương hoa ngọt ngàọ Dưới ánh trăng vằng vặc hoa đẹp tuyệt vời! Xem xong, một cơn mưa to rụng hết.

Sáng hôm sau, Tùy Dạng Đế xa giá đến xem hoa, chỉ còn thấy trơ vơ cánh hoa úa rũ, tan tác!... Vua tức giận, tiếc công nghìn dặm không được xem hoa, ra lệnh nhổ bỏ, vứt đi! Từ đó hoa Quỳnh chỉ nở về đêm cho những ai có lòng lân ái: "Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên".

Qua cuộc tuần du, nhiều cuộc bạo loạn nổi lên khắp nơị Tùy Dạng Đế bị cận thần sát hại dẫn đến nhà Tùy mất ngôi, Lý Thế Dân đứng lên lập nên nhà Đường.

... Đến đời Đường Cao Tông, say đắm Võ Hậu, lúc Vua băng hà con còn nhỏ, Võ Hậu chuyên quyền nhiếp chánh hãm hại công thần, tự xưng vương, đổi nhà Đường thành nhà Đại Châu, xưng hiệu Võ Tắc Thiên hoàng đế. Một hôm, Võ Tắc Thiên ngự du vườn thượng uyển nhìn cỏ cây xác xơ trơ trọi liễu đào ủ rũ điêu tàn, liền truyền lệnh bằng bài tứ tuyệt khắc ngay cửa vườn:

Lai triều du thượng uyển - Hỏa tốc báo xuân trị
Bách hoa liên dạ phát - Mạc đãi hiểu phong xuỵ

Dịch: (Bãi triều du thượng uyển - Gấp gấp báo xuân haỵ
Hoa nở hết đêm nay - Đừng chờ môn gió sớm).

Linh ứng thay! Trăm hoa phụng mệnh, chỉ trong một đêm bừng nở khắp vườn, mùi thơm sực nức nhân gian! Rạng sáng hôm sau, Võ Tắc Thiên dạo vườn trông muôn hồng ngàn tía ngoan ngoãn đua chen nở rộ, lấy làm tự mãn cho rằng quyền uy tột đỉnh. Bất giác, bà Chúa bạo dâm Võ Tắc Thiên nhìn đóa Mẫu Đơn bất tuân thượng mệnh, thân cây khẳng khiu cứng cỏi, không hoa lá. Giận thay cho loài hoa ngoan cố, Võ Tắc Thiên ra lệnh đày Mẫu Đơn xuống tận Giang Nam. Do đó, vùng Giang Bắc thiếu vắng loài hoa vương giả, biểu trưng cho quốc sắc thiên hương nhằm ám chỉ tuyệt sắc giai nhân. Người đương thời thấy vậy dệt bài Phú Ngọc Lâu Xuân Tứ nhằm thương hại và tán thán vẻ đẹp, sự khẳng khái của hoa Mẫu Đơn, thà chịu cảnh phong trần lưu lạc tự giải phóng cuộc đời chớ không làm vương giả chốn kinh đô, chịu giam mình trong vườn hoa tù hãm của bạo chúa, đem sắc đẹp hương thơm ban rải cho mọi người để được dự phần thanh cao.

Đó là truyền thuyết hoa Quỳnh được đời sau dệt thành giai thoại đầy hấp dẫn qua thuyết Đường của Trung Quốc biểu thị cho người đời suy gẫm Hoa và Người: Ai là người xứng đáng thưởng hoa và hoa phải thế nào cho con người thưởng ngoạn.
Đi dân nhớ, ở dân thương!

Sao_Online

SỰ TÍCH HOA CẨM CHƯỚNG




Cẩm chướng, đóa hoa hồng như những viên bông gòn, không hương, nhưng lại rất đẹp. Cái đẹp thầm lặng. Cẩm chướng rất quan trọng trong cuộc sống của người Hy lạp và Ý. Vào thời phồn thịnh của Ý (Romans Ara) cẩm chướng trở thành biểu tượng của sự hùng mạnh của dân tộc nàỵ Cẩm chướng cũng được gọi là hoa của Jove, vì Jove là một trong những thần được quý chuộng nhất.

Sự tích cẩm chướng thật khó biết, nhưng một trong những điển tích của nó xuất phát từ thánh kinh. Sách vở kể lại trong thánh kinh, khi Đức Me. Đồng Trinh Mary nhìn thấy chúa Jesus bị đóng đinh, bà bật khóc. Từng giọt nước mắt của bà rơi xuống chân Chúa, thấm vào lòng đất và từ đó mọc lên những cành cẩm chướng đủ màu lộng lẫỵ...

Cẩm chướng còn được dùng trong việc tiên đóan tương lai của người con gái vị thành niên ở Đại Hàn. Khi người con gái ở vào tuổi vị thành niên, ba đóa hoa cẩm chướng được cài lên búi tóc của cô gái theo thứ tự. Nếu đóa hoa nào tàn trước, chẳng hạn như đóa dưới cùng, cô bé sẽ phải chịu khổ cực cả cuộc đờị Còn nếu đóa trên cùng, thì những ngày cuối cuộc đời, cô bé phải chịu nhiều đau khổ. Khoảng đầu đời của cô bé sẽ rất khốn khó, nếu như đóa chính giữa tàn nhanh hơn hai đóa hoa kiạ...

Trong chuyện cổ tích của nước chúng tạ..Sự tích hoa cẩm chướng ít được người nhắc đến, có lẽ vì cẩm chướng không phải là hoa địa phương vì nó không xuất phát từ Việt Nam? Dù gì chăng nữa, hoa cẩm chướng cũng đã để lại một huyền thoại trong lòng những đứa trẻ thơ, trong những đêm trăng sáng quân quần nghe mẹ kể chuyện.....

Cẩm chướng cũng xuất phát từ một chuyện tình. Câu chuyện tình của một cô công chúa tóc dài sống lẻ loi trong cung điện trên vùng thượng nguồn. Trời cao nguyên lành lạnh đủ làm tăng màu đen óng ả của mái tóc, làm căng làn da mặt trắng hồng mịn màng như bông, làm màu đỏ của đôi môi người con gái như mọng hơn lên trong màn sương xám, và nhất là làm đôi mắt ướt cuả nàng như sáng long lanh trong những giọt sương...Cẩm chướng đẹp nổi tiếng khắp nơi, nhưng đồng thời nàng bao giờ cũng mang một vẻ buồn. Sở dĩ nàng phải chịu cảnh sống lẻ loi giữa vùng hẻo lánh này chỉ vì lời tiên đóan của một lão ông với vua cha, khi nàng vừa chào đời, rằng nàng sẽ phải chịu nhiều bất hạnh. Vua cha vì sợ, và thương con, nên đành đem nàng đi cất giấu nơi đèo heo khuất gió để tránh khỏi hung tà. Thế nhưng tiếng đồn xa gần về sắc đẹp của Cẩm chướng cũng lan nhanh, nhất là những buổi chiều khi giọng hát của nàng lan rộng khắp núi đồi, hoà vào hợp âm của những chú chim non hót véo von xung quanh, và những cơn gió reo bên ngoàị... Bao nhiêu người đánh tiếng hỏi vợ, nhưng vua cha một mực từ chối, thâm tâm vẫn để ý kiếm tìm một phò mã xứng danh...

Một ngày kia, Cẩm chướng lâm bạo bệnh. Thầy thuốc hết sức chữa nhưng đành cúi đầu chịu thuạ Bỗng đâu vị lão phu ngày nọ đòi diện kiến nhà vua, và phán rằng bệnh của nàng chỉ có thể chữa được bằng cánh lá của một loài hoa trắng, mọc cheo leo trên đỉnh núi, giữa hai vực thẳm và một ngọn thác....Vua phải tìm cho bằng được cánh hoa đó để cứu con, nên truyền lệnh hễ ai kiếm được đóa hoa đó, sẽ lấy được nàng, và sẽ được truyền ngôi cho. Bao nhiêu chàng trai đua nhau vào rừng tìm kiếm, nhưng đều thất vọng, trong khi đó sức khoẻ của Cẩm chướng tắt dần...

Trong lúc mọi người thất vọng, một hôm, người tiều phu trẻ, dáng nghèo nàn, xuống ngựa đem dâng vua cha bông hoa màu trắng...Từng cánh hoa phục hồi sức khỏe của nàng. Đôi mắt từ từ mở ra, lần đầu tiên để người ân nhân nhìn thấy bóng hình của hai đóa hoa thấp thoáng trong ánh mắt đó...

Lễ cưới được cử hành chưa được bao lâu, thì tai biến xảy đến cho đất nưóc. Tuân lệnh vua cha, chàng phò mã tre? cầm quân, tạm chia tay với vợ, ra xa trường dẹp giặc ngoại xâm. Họ hẹn nhau ngày đoàn tụ, và chiều chiều nhờ gió hát gửi theo hướng đến người kia, như một lời trò chuyện... Những lá thư viết trên những cánh chim làm tin, đều đặn bay đi về...

Một hôm nàng bặt tin chồng, tiếng hát của nàng dường như loãng vào khoảng không, chỉ còn tiếng vọng lại từ gió núi. Cẩm chướng chờ mãi tin chồng, nhưng những cánh chim bay đi, rồi lại trở về không.....Đóan điềm chẳng lành đã xảy ra, chiều chiều nàng ra nơi thác núi, tiếp tục chờ tin. Cho đến một buổi chiều, chim bay về đem tin chẳng lành...Bật khóc, và tuyệt vọng, Cẩm chướng tung mình theo giòng thác, mất tích giữa giòng nước ồ ạt.....

Từ chỗ chân nàng đứng, theo những giọt nước mắt rơi xuống, người ta về sau tìm thấy một lòai hoa mới, với dáng dấp y hệt như đóa hoa trắng của anh tiều phu trẻ cứu người, chỉ khác màu đỏ thắm. Đóa hoa nở cạnh giòng thác, êm đềm, và dịu dàng, nhưng vẫn kiêu sa và vững vàng giữa trời gió cao nguyên và khí trời khắc nghiệt của cao nguyên.

Lạ hơn nữa, trong những ngày u uất nhất, người lữ khách vô tình soi bóng trên giòng nước, sẽ thấy bóng phản chiếu của những đóa hoa mang màu mắt long lanh, và bóng hình y hệt đôi mắt nàng công chúa. Từ đó hoa mang tên Cẩm chướng, để tưởng nhớ hoài đến nàng công chúa chung thuỷ chờ chồng.....

Sự tích hoa cẩm chướng có lẽ mang cùng một xuất phát, vì trong tiếng pháp, hoa cẩm chướng cũng mang cùng một cái tên "Oeillet" (đôi mắt). Huyền thoại Pháp cũng đã kể về một chuyện tình tương tự. Có thể đó cũng chỉ cùng một xuất xứ, một truyền thuyết? Như câu chuyện trong thánh kinh của me. Maria?
Đi dân nhớ, ở dân thương!

Sao_Online

SỰ TÍCH HOA LƯU LY
Forget Me Not



Chuyện kể rằng ngày xửa ngày xưa, vào một buổi sáng mùa xuân có một đôi tình nhân dắt nhau dạo chơi bên bờ một con suối có những bông hoa cánh tím mỏng manh rất đẹp mọc thành từng mảng dày. Tất cả các bông hoa đều vươn mình về phía dòng nước, như thể muốn soi xem chúng kiều diễm đến mức độ nào. Cô gái thấy chúng đẹp và lạ quá bèn nhoài người ra định hái mấy nhành tặng người yêu, lúc đó đang mải ngắm dòng thác đổ trên cao.

Không may cô bị trượt chân ngã, và chỉ trong nháy mắt, dòng suối đã cuốn mất bóng cô, chỉ còn để lại một nhành hoa gãy với lời vọng lại: Xin đừng quên em. Từ đó, lời dặn của cô gái trở thành tên riêng của loài hoa này.
Đi dân nhớ, ở dân thương!

Sao_Online

SỰ TÍCH HOA ĐẠI
Chăm Pa



Ngày xưa, xưa lắm, có một em bé nghèo, rất thương mẹ mà đành phải xa mẹ, đi ở cho một lão đồ tể chuyên nghề giết lợn. Lão đồ tể ngày ngày bắt em lên rừng hái củi để đun nước giết lợn, cạo lông. Những ngày đầu em còn phải bám theo các bác đốt than cho biết đường đi, đường về. Nhưng sau đó em đi một mình. Dăm ngày một lần, em lại đi đường vòng xa hơn, để ghé qua nhà thăm mẹ cho đỡ nhớ. Nhân tiện em biếu mẹ một mớ củi và một ít sim rừng, ổi rừng. Đường lên núi phải qua một ngôi chùa nhỏ ở ngay lưng núi. Lên đến chỗ hái được củi thì mặt trời cũng vừa lên cao. Em bé nhìn xuống chân núi tìm bến nước và túp lều của mẹ, xa quá em không thấy gì nhưng cũng nhìn cho đỡ nhớ. Một hôm em đang chặt củi ở bên một sườn núi thì bỗng thấy ở dưới một cái hố sâu có một chú hươu con bị sa xuống đó từ lúc nào không rõ. Chú hươu con lo lắng một cách im lặng. Chú mở to đôi mắt, ngẩng đầu lên nhìn quanh, như đợi mẹ đến cứu mình. Chú bé cũng nhìn quanh xem hươu mẹ có ở đâu đó không. Chỉ thấy cây rừng và tiếng gió chạy vòng quanh chân núi. Em bé liền lần xuống hố ẵm chú hươu con lên. Thấy người, lúc đầu chú hươu con cũng lo sợ. Nhưng chỉ một lúc, chú đã để yên cho em bé vuốt ve. Em bé bứt một ít cỏ non cho hươu con ăn, rồi lại bẻ một miếng cơm nhỏ xíu ở cái nắm cơm không lớn bằng nắm tay của mình, chấm vào muối bón thử cho hươu con. Hươu con chưa quen ăn cơm, nhưng hình như thích cái vị mằn mặn của muối. Em bé muốn đem hươu con về nhà mẹ nhưng sợ lão chủ biết. Còn đem về nhà lão chủ, thì lão sẽ thịt mất hươu con của mình. Lão vẫn thường nói với mọi người là lão rất thèm thịt hươu. Em vẫn nhìn quanh và mong đợi hươu mẹ trở lại để cho hươu con được gặp và sống với mẹ. Mình cũng còn thích sống gần mẹ nữa là.

Chờ mãi không thấy, mà trời đã xế chiều. Em bé đành tìm một cái hang nhỏ, cho hươu con vào đó và lấy đá chặn kín lại.

- Ngày mai ta sẽ lên với hươu con! Hươu con đừng lo, cứ ngủ cho ngon nhé! Hôm sau em bé lại lên rừng. Em thở phào mừng rỡ khi thấy hươu con vẫn còn đó. Gặp lại em, hươu con cũng vui lắm, cứ lấy mũi ngửi ngửi vào tay em.

- À! Mày lại muốn ăn cơm với muối chứ gì? Chú bé lại bẻ một miếng cơm nhỏ xíu, chấm vào muối rồi bón cho hươu con. Em lại đi hái cỏ non mang đến. Trong lúc chặt củi, em cho hươu con đứng cạnh. Có hươu con, em chặt củi không mệt chút nào. Từ đó em bé và hươu con trở thành đôi bạn, ngày nào cũng gặp nhau, nhưng đêm nào cũng phải xa nhau. Thương hươu con không có mẹ, lại quấn quít với mình, nhiều đêm em bé nằm mơ gặp hươu con đùa giỡn với nó. Một đêm lão đồ tể thức dậy ra sân xem trời gần sáng chưa để giết lợn. Bỗng hắn nghe ở dưới bếp tiếng em bé đang nằm nói mê, rõ thành lời như đang thức:

- Hươu à, hươu ăn chóng lớn, hươu mọc đôi sừng thật cao, thật đẹp nhé! Lần ấy lão không để ý mấy. Nhưng sau đó, lão lại nghe bọn người nhà mách là em bé cứ thường nói mê như thế. Và cái câu em hay nói nhất vẫn là câu này:

- Hươu à, hươu ăn chóng lớn, hươu mọc đôi sừng thật cao, thật đẹp nhé! Lão đồ tể cau đôi mày sâu róm lại nghĩ bụng:

- Biết đâu lại chẳng có hươu thật! Lão sai người nhà lén theo em bé lên rừng. Tên người nhà ranh ma lên rừng, thấy hết cảnh em bé cùng chú hươu con gặp nhau và sống bên nhau suốt cả ngày. Nó về mách với lão chủ. Lão chủ liền nói:

- Đúng vậy thì ngày mai tao sẽ đi xem, chúng mày theo tao bắt cho kỳ được con hươu về. Hôm sau em bé lại lên rừng. Lòng em vui biết bao nhiêu. Mới chỉ một thời gian ngắn, hươu con đã lớn lên trông thấy và ngày càng tỏ ra khôn ngoan không ngờ. Hình như em bé nói gì, nghĩ gì, hươu con đều hiểu được cả và ngoan ngoãn làm theo. Nhưng hôm đó, khi em vừa đón hươu con ở trong hang ra, chưa kịp cho hươu ăn, lão đồ tể cùng hai tên người nhà đã ập tới. Em bé đành quát to:

- Hươu ơi chạy đi! Hươu còn chần chừ. Em bé bèn phát vào cổ nó một cái thật mạnh và quát:

- Chạy đi! Hươu con hiểu ý phóng như bay vào rừng. Lão đồ tể và hai tên người nhà đuổi theo nhưng không kịp. Hươu con lẫn vào với cây cỏ, không biết đâu mà tìm. Lão đồ tể giận lắm, quay lại đánh em bé một trận. Trong cơn điên tiết lão lấy luôn một hòn đá nện vào lưng em bé. Không may hòn đá lại trúng vào đầu. Em bé ngã lăn ra nằm không động đậy. Lão đồ tể bỏ mặc em giữa rừng, cùng hai tên người nhà trở về. Hươu con chạy rất xa, lên một đỉnh đồi nhìn xuống. Thấy lão đồ tể độc ác cùng hai tên người nhà đã về thật rồi, hươu con chạy xuống với người bạn thân thiết của mình. Hươu con hà hơi ấm vào lưng, vào ngực em bé. Một lúc lâu em bé tỉnh dậy. Thấy hươu con, em mừng quá, ôm lấy cổ hươu và khóc.

- Không có hươu thì ta chết rồi! Người và hươu kéo nhau đi sang khu rừng khác, tránh ngày mai lão đồ tể lại có thể đưa người và dắt cả chó lên theo. Phải đi thật xa, thật xa. Vì vậy, đã khuya rồi, trăng đã lặn mà vẫn có hai cái bóng nhỏ, em bé và hươu con nương vào nhau mà đi. Vết thương ở trên đầu đau nhức nhưng muốn cứu hươu, cứu mình, em bé cố bước đi. Lúc nào mệt quá em lại ngồi xuống, hươu con lại quấn quýt như vỗ về, an ủi, lại hà hơi ấm vào lưng, vào ngực em bé. Hôm sau, lão đồ tể đưa người, đưa chó lên thật. Nhưng lùng sục mãi không thấy hươu đâu, lão đành hậm hực trở về. Không thấy xác em bé, lão cũng hơi lo lo, không biết là thú rừng đã ăn thịt hay em bé đã sống lại? Em bé ở với hươu mấy ngày liền trong khu rừng xa, tìm lá để chữa vết thương. Người và hươu toàn ăn quả rừng, cỏ rừng để sống. Được mấy ngày, nhớ mẹ quá, em bé nói với hươu con:

- Hươu ơi, ta nhớ mẹ quá. Ta về thăm một bữa rồi trở lên ngay với hươu. Hươu con như hiểu được ý em bé. Nó mở to đôi mắt nhìn người chủ nhỏ. Đôi mắt nó bỗng ươn ướt như đang khóc. Rồi nó gật đầu liền mấy cái. Nó đưa người chủ nhỏ ra tận bìa rừng và quay lại đứng trên một hòn đá to nhìn theo.

Em bé về gặp mẹ, được cho hay là, cách đây vài hôm, lão chủ có sai người đến dò hỏi xem em bé có trốn về không... Mẹ em không hề hay biết là em đã bị lão đánh suýt chết. Em về thì cũng gặp ngay người chú đi chèo thuyền thuê ghé thăm, nghe chuyện em kể, người chú liền nói:

- Đã vậy thì cháu cứ theo chú. Chú sẽ giúp cho cháu ăn học nên người. Em bé lo lắng:

- Nhưng còn hươu con?

- Hươu con ở trong rừng thì có gì mà cháu lo?

- Cháu hẹn với hươu con sẽ trở lên với nó mà!

- Hươu con làm sao mà hiểu được lời người nói?

- Chú ơi, nó hiểu được đấy. Nó tiễn cháu đi, còn biết khóc nữa kia mà!

- Thì cháu cứ theo chú ăn học. Nay mai khôn lớn cháu trở về. Lúc đó sẽ gặp lại hươu không muộn.

- Liệu hươu có chờ cháu không?

- Có chứ! Nó khôn vậy thì nó sẽ biết chờ.

- Cháu chỉ thương nó sống một mình, nó sẽ buồn lắm.

- Cháu đừng lo! Rồi nó sẽ tìm đàn, nhập đàn mà sống.

- Nhưng rồi nó có quên cháu không?

- Nó khôn ngoan, nó thương cháu thì sẽ không quên cháu đâu. Em bé đành nghe theo lời dỗ dành của chú và mẹ. Chỉ khổ cho em là ngay tối hôm đó, người chú đã phải cho thuyền rời bến để đi về cho kịp ngày đã hẹn với chủ thuyền. Đêm đó, em bé cứ ngồi ở đầu mũi thuyền nhìn lên ngả núi cao... Hươu con ơi! Hươu chờ ta nhé! Ta sẽ về, sẽ đưa hươu xuống dưới này sống với mẹ con ta. Lòng em bé muốn vậy, nhưng cuộc đời đâu có phải ai muốn gì thì được nấy. Em bé về với ông chú, được ông chú gửi cho ăn học ở nhà một ông đồ nghèo nhưng rất thương người. Trong một chuyến đi xa, thuyền ông chú bị đắm. Ông chú không về nữa. Em bé được ông đồ nuôi dạy, nhưng từ đó phải ở luôn với ông. Đường về quê mẹ xa quá, em càng thấy thương mẹ gấp bội. Sau đó vài năm em nghe tin mẹ đã mất... Hết thương mẹ, em lại nhớ đến hươu, chú hươu con ngày nào, nhưng em cứ tin là chú hươu bây giờ đã lớn và đã nhập đàn sống với đồng loại của nó. Và chắc nó đã quên mình... Nhưng hươu kia không quên. Hươu vẫn nhớ người bạn, người chủ nhỏ của mình. Hươu chỉ lạ sao loài người lại khác nhau như vậy. Người thì tốt như em bé.

Người thì ác như lão đánh em và hai cái tên cứ chực đuổi bắt cho được hươu. Một hôm từ trên mỏm đồi cỏ tranh cao, hươu bỗng thấy có bóng người đi lại ở ngôi chùa. Từ xa hươu cứ tưởng trong đấy có em bé, bạn và chủ của mình, người đã cứu mình. Hươu liền đi về phía ngôi chùa. Nhưng hươu cũng biết nghĩ chưa chắc đã là cậu bé, nếu không cậu ấy đã đi tìm gặp mình. Dù sao cũng cứ đến gần xem... Những con người này có vẻ cũng không phải là ác như cái lão đồ tể và hai tên kia... Hươu đến sát chân chùa thì bỗng nghe một tiếng chuông đánh. Tiếng chuông đánh gần quá làm hươu hoảng hồn. Hươu phóng thẳng một mạch vào rừng sâu. Nhiều năm trôi qua... Hươu lớn lên, sừng bắt đầu mọc. Đôi sừng cao khỏe, nhưng nhìn hươu vẫn rất hiền lành. Hươu vẫn có ý chờ gặp lại người bạn chủ cũ. Đời hươu không thể dài bằng đời người. Hươu đã trở thành con hươu đầu đàn. Một hôm hươu bỗng gặp một đoàn người đi đốt than. Hươu muốn đến gần nhưng ngại lắm.

Chờ cho họ về hết, hươu mới rời đàn, một mình đến gần chỗ họ đã ngồi tụ tập với nhau. Một ít muối của những người đốt than còn để rơi lại. Hươu nếm cái vị mặn của muối bỗng thấy nhớ người bạn của mình không chịu nổi. Thế là hươu để đàn lại cho một con hươu khác, rồi một mình tìm đến chốn cũ, nơi có cái hang xưa hươu đã sống ở đó để ngày ngày chờ cậu bé đã cứu mình. Cái hang vẫn còn nguyên. Cỏ mọc quanh miệng hang rất tốt, rất xanh nhưng hươu mỗi ngày một già dần. Mặt trời sắp lặn. Hươu già nằm xuống, giấu mình trong bụi cây rậm ở ngay bên hang. Hươu cảm thấy mình không thể đứng dậy được nữa. Một thời gian sau, hươu già chết. Chết ở ngay bên miệng hang. Người bạn của hươu lúc này ở một nơi xa, đã có vợ có con. Một hôm, thấy người đi bán sừng hươu, anh bỗng nhớ lại chuyện cũ và kể cho vợ con nghe. Anh nhắc lại câu nói năm xưa khi cho hươu ăn:

- Hươu à, hươu ăn chóng lớn, hươu mọc đôi sừng thật cao, thật đẹp nhé! Đứa con lập tức đòi bố phải đưa về thăm quê, viếng mộ bà và đi lên rừng tìm xem chú hươu có còn không? Thương con, nhớ mẹ và nhớ hươu, một thời gian sau người bố đưa vợ con về quê. Hỏi người trong làng, mới biết lão đồ tể độc ác một hôm dẫn chó lên rừng săn hươu, bị rắn độc cắn chết. Thật đáng đời nhà lão. Thăm mộ mẹ xong, người bố đưa con lên rừng. Đường vẫn phải đi ngang qua ngôi chùa nhỏ ở lưng núi. Hai bố con đi mãi, đi mãi... Trong gió bỗng có mùi hương, vừa gần gũi, vừa xa xôi. Mùi hương như chào đón như dẫn đường. Theo mùi hương, hai bố con đến ngay được chỗ cái hang ngày xưa đã giấu chú hươu con. Cả hai bố con sửng sốt, cùng đứng im lặng. Bên cạnh miệng hang có một giống cây lạ đang nở đầy hoa. Mùi hoa thơm đậm. Nhìn kỹ thì cành cây rất giống những cái sừng hươu. Có mấy người đốt than đi qua. Họ kể rằng, trước đây ngay tại chỗ cây hoa đang nở, có một con hươu già từ đâu không biết, đến đó rồi nằm chết luôn, mà không ai biết. Sau đó, ở gần miệng hang bỗng thấy xuất hiện một giống cây lá to giống tai hươu, cành giống sừng hươu. Người bố nghe nói, đoán ngay đấy là chú hươu con ngày xưa. Thì ra chú vẫn nhớ mình. Lớn lên vẫn nhớ. Và chờ đợi mình về nữa. Lòng đầy ân hận người bố liền nói:

- Hươu ơi, ta muốn về sớm với hươu mà nào có về được. Dù sao bây giờ ta cũng đã gặp lại nhau. Hai bố con cùng khấn xin hươu cho mình mấy cành cây lạ mang về làng quê để trồng, để luôn nhớ tới hươu. Lúc hai bố con đi ngang qua chùa, các ông sư nghe kể cũng cảm thương về chuyện con hươu có nghĩa nên họ xin người bố một cành cây lạ để trồng trước sân chùa. Cây hoa ấy là cây hoa đại ngày nay. Có người bảo chữ Đại là do chữ Đợi, chờ đợi mà có. Cây hoa Đại, lá to giống tai hươu, cành giống sừng hươu đã đành mà những bông hoa cũng giống như những con mắt hươu đang mở tròn, mở to, để trông ngóng, đợi chờ...
Đi dân nhớ, ở dân thương!

Sao_Online

SỰ TÍCH HOA NGÔ ĐỒNG

Ngày xưa, xưa lắm có một người đánh đàn rất hay. Khi ông đàn, người ham nói chuyện đến mấy cũng phải dừng lại để nghe. Người ít nói, nghe xong cũng phải ghé vào tai người ngồi cạnh thì thầm vài tiếng gì đó để tỏ lòng ngưỡng mộ.

Đặc biệt cây đàn của ông cũng có một hình dáng khác thường. Mặt đàn không tròn như cây đàn nguyệt mà lại uốn lượn thành năm cánh. Ông không chỉ chơi đàn. Ông còn nghĩ ra các điệu đàn: đủ các điệu vui buồn, hờn, giận, trách móc, an ủi, van lơn, của đủ các loại người ở trên đời. Ông không bao giờ đặt lời cho các điệu đàn kia. Ông nói: Tiếng đàn đã nói đủ! Không nên làm những chuyện thừa! Mặt ông lúc nào cũng đượm một vẻ buồn sâu kín. Ông uống ít thôi nhưng lúc nào cũng mang theo bên mình một bầu rượu nhỏ.

Ít ai biết chuyện về đời riêng của ông. Người ta chỉ biết đôi nét chính mà cũng không dám chắc là đúng: Nghe nói bố ông xưa cũng là người chơi đàn nổi tiếng một thời, nhưng vì bị bệnh nên mất sớm. Mẹ ông nuôi ông đến tuổi lên mười thì cũng nhắm mắt lìa con. Ông đến ở với người bác ruột, cũng được học đàn, lớn lên cũng đã lấy vợ. Nhưng cô vợ chỉ thích có nhiều tiền, trong lúc ông chỉ thích đàn. Hai vợ chồng sống với nhau được vài năm. Không chịu được tính nết của vợ, ông buồn bực, bỏ nhà ra đi. Cô vợ ở nhà vin vào cớ ông đã bỏ mình, đi lấy ngay một lão nhà giàu khá nhiều tuổi. ông mang cây đàn đi khắp đó đây. Ai có con cần học đàn, ông ở lại dạy. Sau đó lại đi. Không nơi nào ông ở lâu. Mặc dù có nhiều nhà cứ nài nỉ ông ở thêm, càng lâu càng tốt. Ông không nói ra nhưng trong thâm tâm, ông mơ ước hai điều: Gặp được đứa học trò có tài để ông truyền nghề, và gặp được người phụ nữ nào hiểu ông và ông có thể yêu được. Ông đã đi suốt mấy chục năm nay mà cả hai điều mơ ước của ông vẫn cứ còn là mơ ước. Đôi lúc ông nghĩ rằng cho đến chết có lẽ ông sẽ không bao giờ đạt được một trong hai điều mơ ước nói trên.

Lần ấy, đi đến bên một con sông có một khúc lượn rất đẹp, ông bỗng gặp trên chuyến đò ngang một người đàn ông vẻ mặt thật phúc hậu. Thấy ông đeo cây đàn sau lưng, người ấy liền đến ngồi bên và hỏi chuyện. Người ấy mừng rỡ kêu lên khi được biết tên ông.

-Thật may mắn! Mấy năm nay tôi vẫn thường mong được gặp ông...

-Thưa, để làm gì?

-Tôi có con cháu bé rất thích đàn mà chưa tìm được thầy, rất mong ông vui lòng nhận lời dạy cho cháu. Nhà người ấy ở ngay bên bờ sông. Nhà có vườn cây ăn quả, có trồng hoa quí và lạ. ông thầy dạy đàn cảm thấy dễ chịu khi ngồi trong nhà nhìn ra vườn. Khúc lượn của con sông ở đây càng ngắm kỹ càng thấy đẹp. Những cây sung và những lùm tre ở bờ bên kia xanh biếc, um tùm soi bóng xuống dòng sông nhìn nửa hư, nửa thực như trong tranh vẽ. Xa xa là những rặng núi xanh mờ tím nhạt như trong mơ. Ông càng sững sờ khi chủ nhà gọi con gái của mình ra chào khách quí. Cô gái có một vẻ đẹp hiếm có. Không lộng lẫy mà càng nhìn càng thấy lạ và cao quí. Nhưng giải nghĩa vì sao lại thế, thì cũng thật khó. Do màu tóc đen và mềm của cô ư? Do đôi mắt hiền lành, đen sáng nằm hơi xa nhau và đôi chân mày thanh như vẽ ư? Hay là do đôi môi hồng nhẹ và tươi mát? Hay là do dáng người thon thả mà tròn trĩnh như được nặn bằng một thứ bột tinh chất và mịn màng? Ngay đêm hôm ấy, dưới ánh trăng đầu tháng, ông thầy đã được cô gái mười sáu tuổi ấy đàn thử cho ông nghe. Cô gái ôm cây đàn nguyệt. Bàn tay này gẩy vào dây đàn, bàn tay kia lướt đi, khi lên khi xuống trên các phím. Hai bàn tay càng nhìn càng thấy nõn nà... ông thầy đàn hơi dim mắt lại ngồi nghe. Đúng là một tiếng đàn chưa được học. Một tiếng đàn của một tâm hồn trong sáng tinh tế, nhưng chưa có dấu hiệu của một tài năng. Dù sao cũng cứ thử dạy xem. Biết đâu sẽ chẳng có những chuyển biến bất ngờ. Cuộc đời đi dạy đàn của ông đã cho ông khá nhiều kinh nghiệm.

Cô gái rất mê tập đàn. Cô thích được nghe thầy nói về những cái hay của tiếng đàn. Càng ngày cô càng tỏ ra hiền dịu và cao quí. Và ông thầy dạy đàn cũng càng ngày càng lạ lùng khi nhận ra rằng: có lẽ cô gái này có đủ tất cả những nét đẹp của người phụ nữ mà ông mơ ước được gặp. Giá mà ông được gặp cô bé này cách đây vài chục năm. Bây giờ thì tóc ông đã điểm bạc rồi. Ông thầy cố không để cho tình cảm mình bộc lộ ra. Ông dấu hết những xúc động sâu kín khi những buổi trưa vừa ngủ dậy cô gái ra tập đàn với ông. Đôi môi cô lúc ấy đẹp một cách lạ lùng. Cứ hồng và mát hơn cả những cánh hoa hồng, hoa đào... Và đôi mắt như chứa đựng một thế giới tình cảm không ai có thể nhìn thấy và hiểu nổi... ông thấy vui sướng được nhìn cô gái ngồi đàn hơn là nghe tiếng đàn của cô. Nhưng không phải cô gái nào cũng có thể đàn được như cô. ông chủ nhà, một hôm bỗng nói với ông:

-Thưa ông, bạn tôi ở phía ngoài cũng có một cháu muốn xin về đây học ông. Bạn tôi tha thiết mong ông nhận lời dạy cháu và bạn tôi sẽ xin đưa cháu vào đây ngay nếu ông cho phép. ông thầy dậy đàn định từ chối thì ông chủ nhà lại nói tiếp:

-Cháu của bạn tôi có một ngón đàn rất lạ, ai nghe cũng phải nhớ mãi, dù cháu chỉ tự học đàn lấy. Ông thầy bỗng dưng hy vọng: biết đâu ta lại chẳng gặp được một tài năng! Thế là ông nói với ông chủ nhà bảo người bạn cứ đưa con đến. Cô gái vẫn ngày ngày học đàn.

Đối với thầy, cô luôn tỏ ra quí mến và kính trọng. Cô mồ côi mẹ chỉ sống với cha cùng hai đứa em. Nghe lời cha dặn, cô chăm sóc thầy rất chu đáo, hết lòng. Cô rất phục tài thầy và những điệu đàn của thầy lúc nào cũng làm cho cô xúc động. Nhất là những điệu đàn buồn. Một hôm hai thầy trò đang ngồi tập đàn thì có khách đến. Đó là người bạn của ông chủ nhà đưa đứa con trai của mình vào xin học. ông thầy đàn vừa nhìn thấy cậu con trai đã linh cảm ngay là mình sắp được gặp một điều không bình thường. Khi nghe người con trai mười bảy tuổi ấy dạo ngón đàn mà ông chủ nhà đã giới thiệu trước thì chính ông thầy đàn cũng cảm thấy bồi hồi. Đúng là một tiếng đàn ông chưa hề được nghe. Nó vừa trong sáng, sâu lắng, vừa mới và lạ. Ông thầy mừng vô cùng. Nhưng đồng thời, không hiểu sao, ông cũng cảm thấy lo lo. Ông sợ mình đánh giá nhầm chăng. Hay vì một điều gì khác... Điều gì khác đó cứ mỗi ngày mỗi hiện lên rõ dần. Cô con gái ông chủ nhà và cậu con trai của người bạn ông rất nhanh chóng trở nên đôi bạn thân thiết. Cô gái vẫn kín đáo, thầm lặng. Nhưng người con trai thì rất mạnh dạn, tự nhiên. Nghe họ nói chuyện với nhau, nhìn thấy họ đi hái những trái ổi chín trong vườn tặng cho nhau. ông thầy dạy đàn giật mình nhận ra rằng: Hai cái điều ông mơ ước, ai ngờ ông đã gặp cùng một lúc ở tại đây. Chúng vừa làm ông vui mừng, vừa làm ông đau khổ.

Người con trai rất say mê tập đàn, tiếng đàn của anh thay đổi từng ngày. Chính ông thầy cũng không ngờ anh học giỏi và nhanh đến như vậy. Có những điệu đàn ông đánh cho nghe một lần, anh học trò đã đánh lại được ngay tuy có chỗ cũng còn ngập ngừng đôi chút

-Điều mà ông thầy quí nhất là sau đó, anh học trò vô cùng thông minh kia đã đánh theo cái lối riêng của anh ta. Vẫn giữ cái điệu buồn, vui của bản đàn nhưng vẫn có cái ngón đàn riêng độc đáo của ônh. Tự nhiên như ánh nắng ban mai hòa vào trong không khí của trời đất, đôi bạn trẻ càng ngày càng gần nhau, hiểu nhau... Từ tình bạn, họ đã chuyển sang tình yêu lúc nào không ai biết. Nhưng ai cũng thấy. Và thấy rõ nhất có lẽ là ông thầy...

Ông vẫn đem hết lòng ra dạy cho đôi trẻ, nhất là cho người con trai có nhiều tài năng kia. Ông rất vui khi dạy đàn, nhưng những lúc ngồi im, hoặc đi lững thững bên bờ sông, mặt ông vẫn còn đượm một vẻ buồn khó tả. Cái bầu rượu chóng vơi hơn trước. Nhưng ông vẫn giữ không bao giờ uống say... Một năm trôi qua... Chưa đâu ông lại ở lâu như chốn này. Rồi hai năm... Cô gái càng ngày càng đẹp. Người con trai càng ngày càng tỏ rõ tài năng kiệt xuất của mình. Anh đã bắt đầu đặt ra những điệu nhạc mới. Anh thích làm những điệu nhạc về làng quê, về sông nước... Nhà vua mở cuộc thi chọn những người tài giỏi trẻ tuổi. Ông thầy liền khuyên đôi bạn trẻ đi thi. Cô gái không muốn đi vì biết mình tài không có mấy. Nhưng ông thầy biết rằng không dễ có một cô gái đánh đàn khá như vậy mặc dù cô không phải là một tài năng. Với lại ông hiểu rằng có cô gái cùng đi, người con trai kia sẽ đánh đàn hay hơn. Vì vậy ông khuyên cô gái cứ nên đi. Người con trai bỗng nảy ra cái ý mời thầy cùng về kinh với hai người. anh nói:

-Có thầy chúng con sẽ như có chỗ dựa, chúng con đàn mới hay được. Cô gái cũng van nài:

-Xin mời thầy cùng đi với chúng con để chúng con được vững tâm hơn. Ông thầy cuối cùng đã nhận lời. Về đến kinh, qua mấy ngày thi tài năng của người con trai đã làm cho mọi người kinh ngạc và cảm phục. Anh được nêu danh là người trẻ tuổi đánh đàn hay nhất trong cả nước. Cô gái cũng được khen thưởng vì trong những cô gái, cô là người đánh đàn được mọi người yêu thích và ngưỡng mộ. Nhà vua cho mời tất cả những người được giải và được khen thưởng vào cung. Vua cũng là người rất yêu thích âm nhạc. Đêm ấy, trong cung vua, người con trai và cô gái cùng đánh đàn cho vua nghe. Vua tấm tắc khen chàng trai và bảo chưa bao giờ vua được nghe những tiếng đàn hay đến thế. Vua hỏi:

-Cháu học ai mà đàn hay như vậy? Nghe chàng trai nói rõ tên họ người thầy kính yêu của mình, vua liền đặt tay lên vai chàng trai mà nói:

-Trẫm có nghe tên tuổi của thầy cháu. Vậy thầy cháu bây giờ ở đâu?

-Tâu bệ hạ, thầy chúng con đang ở ngoài quán trọ. Nhà vua liền ra lệnh ngày mai mời ông thầy dạy đàn vào cung cho vua gặp. Người con trai và cô gái nghe vua nói mừng vô cùng. Sau đêm vui, đôi trai gái vội vàng về quán trọ để báo tin cho thầy biết. Ai ngờ lúc về thì không còn thấy thầy ở đó nữa. ông chủ quán cho biết là ông thầy đã ra đi từ lúc chiều và dặn đưa lại cho hai người một phong thư. Mở thư ra đọc, hai người mới biết là thầy đã quyết định đi đến một vùng thầy chưa bao giờ đến và mong sẽ có ngày gặp lại. Đôi bạn trẻ thương thầy, ngơ ngẩn cả người. Họ không hiểu vì sao thầy lại ra đi đột ngột như vậy.

Trước khi đến cái vùng mà ông muốn tới, ông thầy quyết định ghé lại thăm ngôi nhà lâu nay ông đã sống với bố con cô gái và người học trò tài giỏi của mình. Ông định chỉ ở lại một ngày và hôm sau sẽ ra đi sớm. Thấy ông về và nghe ông kể tỉ mỉ về chuyện đôi bạn trẻ được mời vào cung để đàn cho vua nghe, ông chủ nhà mừng rỡ khôn xiết. Ông càng thấy công ơn của ông thầy rất lớn. Ông bảo người nhà làm bữa cơm thật sang để thết thầy. Ông ngỏ lời mời thầy ở lại chơi mươi ngày để đợi đôi bạn trẻ cùng về cho họ có dịp tạ ơn. Người thầy liền đáp:

- Tôi chỉ xin ở thêm một ngày để đáp lại thịnh tình của ông. Tôi cần phải đi gấp... Đêm hôm sau là đêm rằm. Bầu trời trong vắt.

- Trăng sáng đầy trời. Ông thầy xin phép ông chủ nhà, bố cô gái, mang bầu rượu và cây đàn của mình ra bờ sông để ngắm trăng và dạo một điệu đàn mới. Ông ngồi một mình trên bãi cát ven sông. Sông sáng rực dưới ánh trăng. Không bóng một con đò. Ông uống rượu và ôm cây đàn vào lòng đánh lên những âm thanh đầu tiên của điệu đàn đang ngân nga trong lòng ông. Rồi mấy câu. Rồi đánh cả bài. Ông dừng lại sửa đoạn này, sửa đoạn khác. Rồi ông đánh đi, đánh lại cả bài khi đã thấy ưng ý. Thỉnh thoảng ông dừng lại để uống một ngụm rượu nhỏ. Ông chủ nhà đã biếu ông một bầu rượu cúc ngon tuyệt. Trăng sáng. Rượu ngon. Ông vừa đánh đàn vừa thấy mình như đang chơi vơi ở lưng trời, ở trên mặt con sông sáng rực ánh trăng. Tiếng đàn như muốn nói hộ nỗi lòng ông:

Đời tôi
Cả cuộc đời tôi
Suốt cuộc đời tôi
Tôi đã lặn lội
Đi tìm hai người
Tưởng tuyệt vọng rồi
Không ngờ được gặp
Một mơ ước thành rồi
Còn mơ ước kia...
Ôi thôi!
Đời tôi
Cả cuộc đời tôi
Suốt cuộc đời tôi
Một đám mây trôi
Một cánh chim giữa trời
Một tiếng đàn vừa khóc vừa cười
Một chiếc lá cứ xoay tròn không chịu rơi
Bao giờ lá chạm đất?
Bao giờ chim bay khuất?
Bao giờ mây ngừng trôi?
Ôi ơi!
Đàn ơi!
Đời ơi!

Bỗng có tiếng kêu lên ở phía sau lưng:

-Thầy ơi! Chúng con xin thầy thứ lỗi! ông thầy quay lại và thấy cả ông chủ nhà và đôi bạn trẻ đang đứng trước mặt mình. Ông chủ nhà cũng lên tiếng:

-Hai cháu ở kinh về vừa bước chân vào nhà, nghe ông ra đây, đã vội rủ tôi cùng ra... Ông thầy tay không rời cây đàn cũng vừa đứng dậy. Ông bối rối, bàng hoàng cứ lặng im nhìn mọi người. Người con trai nói như cầu khẩn:

-Xin thầy hãy cho chúng con được nghe lại điệu đàn mới của thầy! Bây giờ thì ông thầy mới lấy lại được bình tĩnh và nói rất khẽ:

-Ta thật không thể nào chiều được ý con. Con hiểu dùm cho ta. Cô gái nép bên cha mình chỉ im lặng nhìn thầy. Gió mát từ giữa sông thổi vào nhè nhẹ

-Tóc ông bay phơ phất. Cây đàn trong tay ông như đang thở phập phồng... Sau đó mọi người cùng kéo nhau về nhà. Ông thầy cáo mệt vào phòng riêng nghỉ. Sáng hôm sau trời chưa mờ đất ông đã dậy rất sớm và lặng lẽ ra đi không để cho một ai hay biết. Thế mà vẫn có một người hay biết. Đó là cô gái, con ông chủ nhà. Nhìn ông thầy ra đi trong làn sương sớm. Cô chỉ khẽ ôm lấy mặt để khỏi khóc nấc lên rồi lặng lẽ đưa tay lau hai giọt nước mắt vừa trào ra...

Sáu con trăng sau, một hôm bỗng có người đi đò ngang, từ bờ bên kia sang, ghé vào nhà cô gái. Người ấy vác một cái bọc khá to, nhưng không nặng lắm. Ông chủ nhà ra tiếp khách. Khách nói, giọng buồn buồn:

-Tôi được một người nhờ tôi mang đến gửi biếu ông những món quà này.

-Ai vậy hở anh?

-Xin ông cứ xem quà thì rõ. Khách mở cái bọc ra. Một cây đàn. Một bình rượu! ông chủ nhà và cô gái cùng kêu lên:

-Trời ơi! Cây đàn và bình rượu! Đúng là của ông thầy rồi! Khách bây giờ mới kể

-Tôi từ một nơi khá xa lên đây. Ông thầy dạy đàn đến nhà tôi để dạy cho cháu. Mới đây, ông bị cảm nặng sau một đêm ngồi đàn ở ngoài hiên lạnh... Rồi nằm liệt hơn mười ngày... chúng tôi mời thầy đủ các nơi về mà ôi cũng lắc đầu, bó tay... Khách nói đến đây thì cậu con trai đàn hay nhất nước vừa đến. Cậu sắp làm rể nhà này... Cô gái liền kể qua câu chuyện cho cậu con trai nghe. Ông chủ nhà bây giờ mới hỏi tiếp:

-Thế ông ấy mất đã lâu chưa?

-Chỉ cách đây chừng mươi hôm. ôi cũng thở dài, thờ thẫn. Bỗng khách lại kể thêm:

-Vậy mà trước khi chết, ông ấy vẫn bảo tôi mang cây đàn lại, đỡ ông ngồi dậy cho ông đánh cái bài khi chưa lâm bệnh ông vẫn chơi đêm đêm. Lúc mọi người đã đi ngủ cả... Nhưng chỉ đàn được hai câu thì ông buông cây đàn ra và gục xuống. Được một lúc thì ông thở dốc mấy cái liền. Tôi vội rỏ mấy giọt sâm vào miệng cho ông sống thêm vài giây lát xem ông có trối trăng gì không. ông chỉ lấy tay chỉ vào dưới gối rồi tắt thở... Tôi xem dưới cái gối thì thấy một mảnh giấy ông đã viết sẵn từ trước để nhờ tôi mang đến tặng ông và gia đình cây đàn cùng bình rượu này để làm kỷ niệm. Người con trai bây giờ mới hỏi:

-Ông nói thầy chúng tôi hay đàn một điệu đàn về khuya. Ông có thuộc bài ấy không?

-Ai đàn thì tôi nghe, tôi biết, chứ tôi có biết đánh đàn bao giờ. Giá có con tôi ở đây! Nó thuộc làn điệu đàn ấy và nó thường nói đó là điệu đàn nó nghe hay nhất từ trước đến giờ. Người con trai liền nhấc cây đàn lên, so giây rồi ngồi xuống. Tiếng đàn cất lên làm mọi người bàng hoàng. Nghe như tiếng ông thầy vừa nói chứ không phải là tiếng đàn nữa. Anh vừa đàn được hai câu thì người khách đã kêu lên:

-Đúng là bản đàn ấy rồi. Anh đàn cũng hay lắm. Nhưng không thể hay bằng ông thầy đâu. Người con trai đàn tiếp. Đó là bản đàn đêm xưa, anh và bố con cô gái đã rình nghe trộm khi ông thầy ngồi đàn một mình ở dưới trăng, trên bãi cát ven sông

-Anh chỉ nghe có lần ấy mà vẫn nhớ

-Và nhiều lần anh cũng đã đàn cho bố con cô gái cùng nghe... Người khách bỗng sực nhớ một điều gì quan trọng. ông lấy trong túi áo một cái gói nhỏ, nhẹ nhàng mở ra. Một túm sợi bông trắng được cuộn lại. Mọi người giật mình. Có vết gì như vết máu ở giữa túm lông kia. Bấy giờ người khách mới kể tiếp:

-Khi ông ấy buông cây đàn và gục xuống, tôi bỗng thấy có hai giọt nước mắt vừa rơi trên mặt cây đàn. Nhưng đó không phải là hai giọt nước mắt thường tình, mà đó là hai giọt huyết lệ. Tôi vội gọi người lấy cho tôi túm sợi bông này để tôi lau đi và giữ lại. Có tiếng ôi vừa nức nở kêu lên:

-Thầy ơi! Hóa ra đó là cô gái. Ông chủ nhà và cậu con trai vội đỡ lấy cô dìu vào phòng trong... Chính ông chủ nhà và cậu con trai kia cũng đang nước mắt lưng tròng...

Ông chủ nhà bàn với mọi người đặt một cái bia ở trong vườn nơi có mấy khóm cúc màu tím, nơi trước đây ông thầy thường ra ngắm và khe khẽ đọc thơ. Để mọi người mãi tưởng nhớ đến ông. Cây đàn của ông gửi tặng cho gia đình, ông chủ nhà cũng đã treo ngay ở bên cạnh bàn thờ ông. Bình rượu cũng được đặt ngay trên cái bàn thờ đó. Một hôm, nhân đêm trăng rằm, ông chủ nhà rót đầy một bình rượu cúc, mang ra đặt ở bên cạnh cái bia. Ông định khi nào vò rượu cạn đi thì sẽ lại tiếp rượu thêm cho ông thầy luôn có rượu để uống.

Mùa Xuân năm đó, khi mọi người ra thắp hương ở chỗ cái bia, ông chủ nhà bỗng thấy từ cổ cái bình rượu bỗng nẩy ra hai cái lá con. Ai cũng kinh ngạc. Hai cái lá lớn lên rất nhanh. Cọng lá khỏe, vươn dài như cái cần cây đàn của ông thầy, còn lá thì cứ xòe to ra và có hình dáng rất giống cái mặt cây đàn. Mọi người trong xóm, trong làng nghe nói kéo nhau đến xem. Có người đem cả hương đến thắp. Một thời gian sau, cây trổ hoa

-Hoa màu đỏ tươi, năm cánh bé tẹo và túm tụm vào nhau

-Nhìn xa như những vết máu đỏ li ti... Cây hoa ấy ngày nay ta gọi là cây hoa Ngô Đồng. Thân cây Ngô Đồng giống hệt cái bình rượu

-Lá cây Ngô Đồng rất giống mặt cây đàn của ông thầy ngày xưa. Còn những hoa đỏ nhỏ li ti thì đúng như những vệt máu đỏ. Xem hoa, chưa chắc ai cũng đã biết sự tích của hoa!
Đi dân nhớ, ở dân thương!

Sao_Online

SỰ TÍCH HOA MÀO GÀ


Ngày xưa, chú gà nào cũng có một cái mào đỏ rất đẹp như mào các chú gà trống bây giờ. Một buổi sớm, gà Mơ soi mình trong vũng nước và sung sướng thấy cái mào rực rỡ nằm trên đỉnh đầu của mình như một chùm hoa đỏ rực. Gà Mơ khoan khoái đập cánh và hát bài hát quen thuộc của họ nhà gà : "Cục ta cục tác, mào ta đã mọc, cục ta cục tác, mào ta đã mọc".

Mọi vật quay qua nhìn gà Mơ và cùng xuýt xoa: "Chiếc mào mới xinh xắn làm sao, trông Gà Mơ thật đáng yêu". Gà Mơ đi tung tăng khắp nơi kiếm mồi. Nó đến bên bể nước và nghe có tiếng khóc ti tỉ. Nó dừng lại nghiêng đầu, chớp chớp đôi mắt và lắng tai nghe. Thì ra, đó là một cây màu đỏ tía đang tấm tức khóc một mình. Gà Mơ đang vui sướng, thấy bạn buồn, Mơ bỗng bối rối. Nó vội vàng chạy đến khẽ hỏi:

- Bạn sao thế?

Cây rơi hạt nước mắt trong suốt như hạt sương xuống gốc và sụt sịt bảo:

- Các cây quanh đây, cây nào cũng có hoa mà chỉ mỗi mình tôi là không có hoa.

Chưa nói dứt câu, cây lại bật khóc, nước mắt cứ rơi xuống thánh thót. Gà Mơ an ủi bao nhiêu cũng không làm cây nín. Gà Mơ nghĩ một lúc rồi quyết định:

- Tôi cho bạn bông hoa đỏ trên đầu tôi nhé.

Cây sung sướng vẫy là rối rít:

- Thế bạn cho tôi thật nhé ! Cám ơn bạn!

Sáng hôm sau, mọi người ngạc nhiên khi thấy chiếc mào đẹp đẽ của gà Mơ biến đâu mất. Còn cái cây bên bể nước thì lại nở một chùm hoa rực rỡ y hệt chiếc mào của Gà Mơ.

Cây hoa sung sướng vươn mình đón ánh mặt trời nhuộm cho bông hoa thêm đỏ thắm. Cây khe khẽ kể cho mọi người nghe câu chuyện về lòng tốt của Gà Mơ. Thế là mọi người gọi cây đó là cây hoa mào gà.

Trên đầu Gà Mơ bây giờ cũng nhú lên một chiếc mào mới nho nhỏ, xinh xinh rồi đấy.
Đi dân nhớ, ở dân thương!

Sao_Online

SỰ TÍCH HOA CẢI VÀNG


Ngày xưa, xưa, xưa, tại vùng đồi núi nọ, có một cụ già chỉ bán dao kéo mà nổi tiếng khắp gần xa. Không ai biết ông cụ ở đâu. Cũng không biết ông đi mua dao kéo hay làm ra dao kéo để bán. Vùng này lâu lâu mới họp chợ. Nhưng không phải phiên chợ nào ông cũng đến. Mà thường chỉ có mặt vào những phiên chợ cuối tháng. Vì vậy, mỗi lần thấy ông, mọi người lại xô đến mua dao kéo. Người trong vùng ai cũng biết là dao kéo ông cụ bán vừa sắc, vừa bền. Ngoài ra, người ta đồn ông còn bán cả những con dao, cái kéo kỳ lạ nữa. Lần ấy có một gã dáng vẻ ngông nghênh đến hỏi mua một con dao lớn. ông cụ nhìn mặt gã rồi hỏi rất nhẹ nhàng:

-Anh mua con dao này để làm gì?

-Để chặt cây. ông già nhìn kỹ vào đôi mắt gã kia và biết là gã nói dối. ông liền bảo:

-Con dao này đã có người mua! Gã kia trợn mắt quát to:

-Có người mua, sao không nói ngay, lại còn hỏi ta mua để làm gì? Gã định giở trò cướp không con dao. Nhưng ông cụ đã nhanh tay cầm trước con dao và nói:

-Đây là một con dao quý. Tôi có thể dùng nó chém đổ cái cây bên kia đường. ông cụ nói xong, dùng dao chém nghe vù một cái. Lập tức cái cây bên kia đường kêu rắc rắc một tiếng và đổ gục xuống. Gã kia sợ quá. Gã hiểu rằng nếu gã định giở trò gì thì ngay lập tức, có thể bị ông cụ dùng con dao ấy, chém gãy tay, thậm chí đứt đầu mà con dao không cần chạm đến người. Gã ta chuồn thẳng. Hỏi ra mới biết đó là một tay trộm cướp nhiều người đã biết mặt. Một lúc sau, một người trai trẻ khác đến hỏi mua con dao nọ. ông cụ nhìn anh, hỏi nhẹ nhàng:

-Anh mua con dao này để làm gì?

-Thưa cụ! Để cùng dân làng cháu đánh đuổi bọn cướp ở nước bên kia, cứ thỉnh thoảng kéo sang cướp của, giết người... ông cụ nhìn kỹ vào đôi mắt chàng trai và biết đây là một người tốt. ông bán ngay con dao nọ cho chàng trai với cái giá không đắt như mọi người tưởng. ông còn bày cho anh cách tập dùng dao để có thể chém giết những tên giặc cướp từ xa. Sau đấy khá lâu, có một chú bé chừng mười bốn tuổi, mười lăm tuổi tìm đến gặp ông cụ ở chợ phiên. Chú mừng lắm. Nhưng chú chỉ đứng nhìn ông trân trân... ông cụ liền hỏi:

-Cháu muốn gì cứ nói cho ta biết!

-Thưa cụ, không biết có cái kéo nào... Chú bé ngập ngừng. ông cụ lại khuyến khích chú:

-Cháu cần thứ kéo gì? Thấy vẻ mặt ông vẫn hiền lành, vui vẻ, chú bé mới dám nói thêm:

-Thưa cụ, cái thứ kéo có thể cắt được... nắng ấy mà! Mọi người đứng xung quanh đấy cười ồ lên... trừ ông cụ. ông cụ ôn tồn hỏi chú bé:

-Cháu cần cắt nắng để làm gì?

-Thưa cụ, bà cháu già yếu quá. Mùa đông vừa mới đến mà ban đêm, đắp chiếu nằm trên ổ lá, bà cháu kêu là rét quá cứ như nằm trên nước... Bà cháu ốm liền hai trận. Bà cháu ước có cái kéo, cắt được một vạt nắng mang về cất giữ, đêm đến mang ra cho bà cháu đắp, chắc bà cháu sẽ được ấm, sẽ khỏi bị ốm và chết vì rét ạ!

-Nhà cháu ở gần đây chứ?

-Thưa cụ xa lắm ạ. Cháu phải đi mất hai ngày đường.

-Bố mẹ cháu đâu?

-Thưa cụ, bố mẹ cháu mất sớm cả rồi. Bà cháu đã vất vả nuôi cháu từ bao năm nay.

-Bà bao nhiêu tuổi rồi, còn làm gì được không?

-Thưa cụ, sang năm là bà cháu đúng bảy mươi tuổi đấy ạ! Bà cháu vẫn nhúc nhắc dệt cho nhà người ta mỗi ngày được một ít vải để kiếm gạo ăn.

-Còn cháu?

-Cháu đi chăn lợn cho nhà hàng xóm, và cũng bắt đầu đi xin học dệt ạ. ông cụ nhìn chú một cách trìu mến rồi bảo:

-Cháu ạ! Đây là lần đầu tiên ta nghe có người hỏi mua kéo để cắt nắng... Cũng hay, hay lắm. Nhưng ta chưa có để bán cho cháu ngay được... Phiên sau, ta sẽ mang kéo đến đây. Liệu cháu có thể đến được lần nữa không?

-Thưa cụ, một lần chứ hai lần, ba lần, cháu vẫn xin đến. Vào ngày phiên chợ sau chú bé lại đến ngóng đợi ông cụ. Mọi người biết chuyện cũng kéo đến xem. ông cụ đến chào mọi người rồi đưa cho chú bé một cái túi xếp bằng bẹ chuối khô. Chú bé mở ra thấy một cái kéo, chỗ cầm cắt thì bằng sắt nhưng lưỡi lại bằng cật tre, và kèm theo một mảnh giấy có chép mấy câu thơ. ông cụ bảo chú bé:

-Cháu cứ làm đúng theo mấy câu này thì sẽ cắt được nắng cho bà cháu đắp. Ta biết cháu nghèo lắm nên tặng cho cháu cái kéo này. Thôi, cháu về đi. Ta cũng phải đi ngay vì có hẹn với khách hàng ở nơi khác. Nói xong, ông xách bị dao kéo đi luôn. Mọi người xúm lại bảo chú bé đọc mấy câu thơ, chú liền đọc: Kéo cắt một lần Biến mất liền tay Nắng chảy thành sợi Cắt ngay! Cắt ngay! Cái chăn toàn nắng ấm đêm ấm ngày Chăn truyền hơi ấm Nhà ấy, nhà này, Nắng chui xuống đất Trở về, lung lay... Mang cái kéo và mấy câu thơ về làng, chú bé kể lại hết mọi chuyện cho bà nghe. Cả hai bà cháu nghĩ mãi mà vẫn chưa hiểu mấy câu thơ nói gì. Một buổi trưa, đang ngồi bần thần nhìn mấy tia nắng từ mái nhà tranh dột nát rọi xuống nền nhà, chú bé bỗng reo lên:

-Đúng là nắng chảy thành sợi kia rồi! Chú bé liền chạy đi lấy cái sàng gạo, rồi leo lên mái nhà. Chú bới chỗ mái tranh bị dột nát cho rộng ra rồi đặt cái sàng vào đó. Mặt trời rọi xuống, cái sàng có bao nhiêu lỗ thì có bấy nhiêu tia nắng rọi xuống, nhìn cứ vàng óng. Chú bé liền đem cái kéo của ông cụ cho thử cắt những sợi nắng xem có cắt được không. Lạ lùng chưa, những sợi nắng theo nhau rơi xuống cứ óng ánh, lấp lánh. Chú bé liền cắt tiếp. Những sợi nắng chồng lên nhau cao dần. Chú lại cắt nữa, cắt nữa. Bây giờ thì những sợi nắng đã vun lên thành một đống khá cao. Bỗng chú bé "ồ" lên một tiếng. Cái kéo tự nó đã biến mất ở ngay trong tay chú bé lúc nào không hay. Chú bé liền chạy ra vườn sau mừng rỡ gọi bà về. Thấy cả một núi sợi nắng nằm sáng rực ở giữa nền nhà, bà cụ mừng quá cứ tưởng mình đang nằm mê.

-Bà ơi! Cháu và bà hãy dệt những sợi nắng này thành một tấm chăn thật dày. Bà không còn phải lo bị rét, bị ốm nữa! Hai bà cháu dệt xong tấm chăn thì người trong xóm kéo đến chật cả nhà. Ai cũng sờ tấm chăn và ai cũng khen là ấm quá. Chú bé sực nhớ hai câu thơ:

Chăn truyền hơi ấm Nhà ấy, nhà này Chú liền bảo mấy người hàng xóm mang chăn của họ đến nhà chú. Chú trải từng cái chăn của họ rồi đắp cái chăn vàng óng của bà mình lên trên. Chỉ một lúc sau, cả hai cái chăn đều ấm như nhau. Người xóm gần xóm xa thấy thế mừng quá liền rủ nhau mang chăn đến để xin cái hơi nắng ấm. Nhớ ơn ông cụ đã cho mình cái kéo có phép lạ, chú bé liền đi tìm ông để tạ ơn. Nhưng một lần, rồi hai lần, đi chợ phiên chú bé không làm sao gặp lại được ông cụ. Chú bé đành buồn rầu ra về. Nhờ có cái chăn ấm, tuổi thọ của bà cụ được kéo dài ra. Chú bé đã thành một chàng trai, dệt giỏi có tiếng. Chàng trai lấy vợ rồi có con. Bà cụ vui lắm. Nhưng rồi cũng đến lúc bà phải từ giã cõi đời. Trước khi nhắm mắt, bà dặn các cháu chắt:

-Các cháu đã thương bà hết lòng. Bà con ai cũng yêu quý các cháu. Bà chết mà lòng rất nhẹ nhàng. Nhớ đến cái chăn quý, bà cụ lại dặn:

-Bà về với đất, đất ấm chứ chẳng lạnh đâu. Các cháu cứ giữ cái chăn quý lại mà dùng. Ngày chôn cất bà cụ, trời bỗng trở rét đậm. Hai vợ chồng người cháu bàn nhau mang cái chăn quý ra đắp lên trên mộ cho bà được ấm. Trời xẩm tối. Bó hương cắm ở đầu nấm mồ đỏ rực. Cái chăn phủ lên nấm mồ cũng sáng bừng lên.

Hai vợ chồng người cháu ngồi bên nấm mồ một lúc lâu rồi trở về nhà. Nửa đêm thức dậy, nhìn ra nấm mồ của người bà, chôn ngay trên cái gò ở trước mặt nhà, hai vợ chồng người cháu bỗng thấy có khói bốc nhiều trên nấm mồ. Hai vợ chồng chạy ra thì thấy tàn lửa của bó hương bay đáp xuống làm cái chăn cứ cháy âm ỉ, lửa không bốc thành ngọn. Cái chăn đã thành tàn tro đen. Sáng hôm sau, ra thăm lại mộ thì những tàn tro đen của cái chăn đã bị gió thổi bay tản mạn khắp trên gò. Mùa đông năm sau đến. Cái gò trước kia, vào mùa giá rét, thường vẫn trở lạnh, vắng vẻ, năm nay bỗng mọc đầy một loài cây mới lá xanh một màu xanh thật hiền lành, lặng lẽ. Khi những cây ấy trổ hoa thì cả khu gò vàng rực lên như được phủ đầy nắng. Gió bấc thổi, cả khu gò đầy hoa vàng lại lung lay. Mãi đến lúc này, người cháu mới sực nhớ đến hai câu cuối trong bài thơ: Nắng chui xuống đất Trở về, lung lay Như thế có nghĩa là loài cây mới, có hoa vàng như nắng này là từ những tàn tro của cái chăn dệt bằng những sợi nắng, vùi xuống đất, sinh ra. Qua hết mùa hoa, những cây kia kết quả. Những quả nhỏ và dài trong đựng đầy những hạt nhỏ li ti, màu nâu đen, nhìn giống như những tàn tro của chiếc chăn quý. Mang những hạt ấy về vườn gieo vãi, bà con trong xóm lại thấy mọc lên loài cây mới mà ngày nay ta gọi là cây Cải Hoa Vàng.

Bà con thường gieo cải trên những mảnh vườn lớn, nhỏ, khi cải nở hoa, từng mảnh vườn lớn, nhỏ ấy cứ vàng rực như từng mảng nắng lớn, có gió thổi cứ khẽ đong đưa, đong đưa... và từng bông hoa như muốn nói một điều gì với ai đang nhìn nó.
Đi dân nhớ, ở dân thương!

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội