Tuyển tập "Sự tích các loài hoa"

Started by Sao_Online, 21/11/07, 14:13

Previous topic - Next topic

Sao_Online

SỰ TÍCH HOA ĐUÔI CÁO


Gia đình nhà chuột cống đang có một niềm vui lớn, song bên cạnh đó vẫn canh cánh một mối lo âu. Vui vì cô út của họ nhà chuột đuôi cộc bằng lòng làm vợ đứa con trai cả họ nhà chuột đuôi dài. Còn nỗi lo thì bắt đầu từ việc vị bô lão chuột đưa ra một điều kiện mà nếu thiếu nó thì chuột đuôi cộc không sao lấy được chồng.

Ðiều kiện thật khắc nghiệt: trong ngày cưới, chuột đuôi dài phải trang hoàng trên các bụi cây quanh nơi ở của mình bằng những cái đuôi mèo! Làm như thế chẳng những đẹp mắt mà còn chứng tỏ được lòng dũng cảm của chú rể, rằng ngay trong giờ phút bất lợi nhất chú vẫn bảo vệ được gia đình mình thoát khỏi kẻ thù độc ác nhất của tất cả các loài chuột, đó là Mèo đen khét tiếng.

Gia đình nhà chuột cống sống ở dưới kênh đào, trong các bụi cây gai cách xa nơi ở của con người. Không biết đã bao nhiêu buổi chiều, họ nhà chuột cống cứ tranh cãi nhau mãi về loài mèo kia. Tin đồn về sự ác độc của chúng truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, nhưng chưa đứa nào được tận mắt trông thấy một con mèo bằng xương, bằng thịt, thậm chí cả đến con mèo cao tuổi nhất cũng chưa thực mục sở thị.

Vậy mà trước ngày hôn lễ phải tìm bằng được mấy con mèo, phải kiếm bằng được mấy cái đuôi mèo! Lũ chuột cống nghèo hèn không hiểu rằng chúng bị chuột nhà vẫn cho tổ chức đám cưới và nghĩ: chú rễ chuột đuôi dài sẽ bị mèo bắt và sẽ không có đám cưới nào hết.

Nhưng chuột đuôi dài yêu chuột đuôi cộc đến nỗi nó đã chuẩn bị sẵn một thanh gươm và chuẩn bị lên đường đi tìm mèo để chặt lấy cái đuôi của nó. Chỉ có điều là gươm ấy làm bằng lá cây vi gai.

Chuột đuôi dài chưa bao giờ trông thấy mèo mà vẫn mơ ước dùng kiếm ấy để chặt đuôi mèo! Thế là chuột hăm hở đi lùng mèo, mặc cho mẹ khóc cạn nước mắt vì lo sợ.

Mẹ chuột bò ra khỏi bụi cây, nghếch mõm lên suy nghĩ. Nó suy nghĩ căng thẳng đến nỗi cái mõm của nó cứ giật giật và mấy cái râu thì rung rung. Nghĩ mãi rồi thì cũng phải ra một điều gì đó. Nó quyết định đến gặp chị cáo, một con vật tinh khôn có bộ lông đuôi sặc sỡ, mời nó đến dự đám cưới và xin nó lấy cái đuôi của mình làm quà tặng cô dâu, chú rể, treo trên bụi cây gai.

Ðược tin về đám cưới chuột, cáo ta mừng rơn, cứ liếm lưỡi liên tục. Cáo không thích chuột đồng vì thịt không ngon; còn thịt chuột nhà thì khỏi phải nói!

Cáo hỏi thăm chuột đồng nhà cô dâu có đông không và chúng không thể không đem lũ con đi theo, vì lũ con này cũng phải treo đuôi trên các bụi cây.

Nói là làm. Cáo mẹ và lũ con đến đám cưới rất đúng giờ và treo đuôi của mình lên các cành cây, rồi nấp vào các chỗ kín, sau các tảng đá, mô đất đồng thời không quên phòng ngừa thợ săn.

Khi hoàng hôn buông xuống, đám có cỏ trên bãi ven kênh đào nghiêng ngả, chính là lúc họ hàng nhà cô dâu kéo đến đông đúc.

Cả nhà chuột cống ùa ra đón khách, hỏi han bà con họ hàng xem họ có hài lòng về cách trang trí ngày cưới không.

- Tuyệt quá! - Mẹ chuột đuôi cộc nói. - Nhưng tôi chưa hề thấy loài mèo nào có những cái đuôi như thế kia.

- Ðây là đuôi của loài mèo rừng, - mẹ chuột đuôi dài giải thích. - Mèo rừng ấy mà. Chúng ác độc hơn mèo nhà rất nhiều. Sáng kiến này chỉ có cậu ấm nhà tôi mới làm được thôi.

- Phải tay tôi, tôi cũng sẽ không tha, - người anh trai của chuột đuôi cộc thốt lên. Trước khi đến đám cưới, anh ta đã tráng miệng chút xíu rồi và bây giờ thì đang đứng ở dưới cái nút thùng rượu.

Anh ta vừa dứt lời thì từ trong một tảng đá lớn, rồi từ dưới bờ kênh cả một đàn cáo nhảy ra, con thì tấn công kẻ vừa ba hoa, con thì nhảy bổ vào chuột mẹ, rồi lần lượt cha, anh và họ hàng nhà chuột đều bị lâm nạn. Chuột đuôi dài chỉ kịp lôi chuột đuôi cộc vào trong một bụi cây tầm ma. Chuột đuôi cộc sợ hãi đến nỗi không kịp nhận ra ai trong số họ hàng nhà mình đã bị lũ cáo ám hại.

Khi chuột đuôi dài khám phá ra điều bí mật của vợ mình thì chuột đuôi cộc bèn cột chặt những cái đuôi cáo vào cành tầm ma, nơi mà chúng để lại đuôi ở đó. Một hôm, có người qua đường trông thấy cây tầm ma rực rỡ, bèn đào lên, đem về trồng ở vườn nhà mình.

"Hoa đuôi cáo", đó chính là tên gọi của loài hoa này. Các nhà bác học về nghề làm vườn thì gọi chúng bằng một cái tên khác, không hề liên quan gì đến một cái đuôi nào cả - "Maranthus" Tiếng La Tinh có nghĩa là Hoa Dền.
Đi dân nhớ, ở dân thương!

Sao_Online

SỰ TÍCH HOA VẠN THỌ




Ngày xưa có một em bé nghèo, mẹ mất sớm nên chỉ được sống với cha. Cha là chỗ để em nương tựa, nhưng cũng là người em phải chăm sóc, vì từ ngày mẹ không còn, cha em thường bị ốm đau luôn... Lúc mẹ còn sống, em cũng được đi học dăm ba chữ. Sau khi mẹ mất, em đành học nghề để kiếm tiền nuôi cha. Em rất khéo tay nên đến học chạm trổ với một ông bác họ rất giỏi về nghề này. Năm đó cha em ốm khá nặng. ông bác họ đã hết sức giúp đỡ nhưng sau đó đành chịu vì ông cũng nghèo. ông mách cho em bé biết là ở vùng dưới có một tên nhà giàu đang cất nhà mới, cần thợ chạm trổ cột kèo. Em liền nhờ ông bác họ chăm sóc cha hộ rồi xách đồ nghề đi ngay. Em mong sẽ kiếm được một ít tiền về thuốc thang cho cha. Gặp em, tên nhà giàu cho biết là hắn đã thuê đủ thợ rồi. Nhưng hắn lại hỏi em:

-Bây giờ tao không cần thợ chạm trổ mà cần một người giúp tao chuyện khác.

-Thưa ông chuyện gì?

-Mày biết ai có tài, cây chết rồi, vật chết rồi, người chết rồi, vẫn làm sống lại được thì mách cho tao, tao sẽ thưởng tiền và cho một ít thóc gạo. Tên nhà giàu này tiền của thì nhiều, nhưng lại không có một tí tẹo thông minh nào. Đã thế hắn lại thích tỏ ra ta cũng là người có chút ít chữ nghĩa và tài trí. Vì vậy, hắn thích chơi với những người có tài để học điều này điều nọ rồi đi khoe với bà con họ hàng hoặc với người này người kia. Nghe hắn bảo cần có một người có tài, cây chết rồi, vật chết rồi, người chết rồi, vẫn làm sống lại được, em bé liền nhìn ra sân, nhìn lên bàn thờ nhà hắn ta, ngẫm nghĩ một giây lâu rồi nói:

-Thưa ông, những việc ấy, ông có thể giao cho con...

-Con ông nào? Con nhà ai?

-Con chứ còn con nhà ai nữa?

-Mày ấy à?

-Dạ!

-Mày có thể cứu cây, cứu vật, cứu người chết rồi sống lại được à?

-Dạ!

-Mày tự làm à?

-Dạ!

-Mày làm không được thì sao?

-Thì con xin ở làm người giúp việc không công cho ông trong ba năm.

-Được!

-Nhưng còn nếu con làm được thì sao?

-Tao sẽ thưởng cho mày một chục quan tiền và một chục ông thóc. Em bé liền chỉ ra một dây bầu sắp leo lên đến giàn ở ngoài sân tên nhà giàu và nói:

-Xin ông cứ cắt ngọn, nhổ hết rễ cái dây bầu kia, con làm phép, dây bầu sẽ sống lại cho ông xem. Tên nhà giàu đần độn nghe nói liền làm theo ngay. Em bé cầm cái ngọn bầu, chùm rễ bầu ra về, nói chắc:

-Sáng mai, mời ông cứ dậy sớm ra mà xem! Sáng hôm sau, tên nhà giàu gắng dậy sớm (vì hắn ta vốn quen thói dậy muộn) ra chỗ cái gốc bầu bị ngắt ngọn, cắt rễ thì đã thấy cây bầu sống lại thật. Khi em bé đến, hắn ta mở mắt ra mà nhìn em rồi khen:

-Hi! Hi! Mày giỏi lắm! Dây bầu sống lại thật rồi! Mày làm như thế nào, thử nói tao nghe!

-Thưa ông, để con cứu vật, cứu người, nhận thưởng của ông rồi con hãy nói luôn một thể.

-Hi! Hi! ừ! Như vậy cũng được! Em bé lại chỉ con gà trống tơ đang đi trên sân rồi nói:

-Thưa ông, ông cứ cho người nhà bắt con gà trống tơ kia thịt đi, sau đó ông cứ cho con bộ lông của nó con mang về nhà, ngày mai con sẽ mang nó sống lại nộp cho ông! Tên nhà giàu ngu ngốc liền sai người nhà làm y lời em bé bảo. Em bé nhận bộ lông gà đủ các màu xanh trắng, tía ra về. Hôm sau em trở lại, mang theo một con gà trống tơ, đưa cho tên nhà giàu xem và nói:

-Con đã làm phép cho nó sống lại rồi. ông xem có phải đúng là con gà nhà ông đã bị giết thịt hôm qua không? Tên nhà giàu đần độn ngu si càng trố mắt ra mà nhìn em bé, hắn nói:

-Hi! Hi! Đúng là nó rồi! Giỏi thật! Mày làm cách nào mà lại cứu sống được nó. Nói ngay cho tao nghe đi.

-Con đã nói từ đầu là xong cả ba việc, cứu cây, cứu vật, cứu người, nhận xong tiền thưởng, thóc thưởng con mới nói kia mà! Tên nhà giàu đành phải nhượng bộ lần nữa. Em bé liền nhìn lên bàn thờ tên nhà giàu nói:

-Bây giờ ông cho con mượn cái bức vẽ ông cụ nhà, để con đem về một ngày, sáng mai con sẽ mang ông cụ sống lại đến cho ông. Tên nhà giàu ngu ngốc lại làm đúng theo lời em bé. Hắn ta vừa bàng hoàng, vừa kinh ngạc hỏi lại:

-Ngày mai, chú sẽ đưa ông cụ tôi sống lại đến đây à?

-Dạ! Tên nhà giàu cứ đứng ngẩn người ra mà nhìn em bé mang cái bức vẽ ra về... Hôm sau em bé cầm bức vẽ trở lại, tên nhà giàu hỏi ngay:

-ông cụ nhà tôi sống lại chưa?

-Dạ rồi!

-Sao chưa thấy ông cụ đâu cả! Em bé liền chỉ vào cuộn giấy nói:

-Dạ, ở trong này rồi! Nói xong em bé mở cuộn giấy ra. Tên nhà giàu trợn mắt hỏi:

-Thế này mà gọi là sống à?

-Dạ!

-Mày điên à?

-Dạ không! Thưa ông vậy ông bảo cụ này chết à?

-Không chết thì sống đấy? Em bé điềm tĩnh trả lời:

-Dạ, sống thật đấy chứ! Bởi vì người chết thì phải nhắm mắt. Mắt ông cụ vẫn mở to thế này, sao lại bảo là chết! Và người chết thì làm sao cười được. ông cụ cười thế này mà lại bảo là chết rồi sao? Như thế là em bé đã vẽ lại bức tranh, ông cụ trong bức vẽ mới lại hơi mỉm cười. Tên nhà giàu đần độn, ngu ngốc không biết làm sao đành phải chịu thua cuộc em bé. Lão ta còn khen:

-Hi! Hi! Mày khôn lắm! ông phải chịu là mày giỏi... Nhưng còn cái con gà trống tơ và dây bầu thì mày đã làm như thế nào? ông cứ mang tiền và thóc thưởng ra đây, con nhận xong, con sẽ nói. Tên nhà giàu liền vào lấy tiền và sai người nhà đong thóc thưởng cho em bé. Nhận thưởng xong, bấy giờ em bé mới nói:

-Thưa ông, cái dây bầu kia sống lại là nhờ thế này. Con đã chọn một cái dây bầu giống như cái dây bầu nhà ông, đang đêm mang đến trồng lại, chỉ có thế thôi! Tên nhà giàu nghe nói cứ lặng người đi, vì xấu hổ. Em bé lại nói tiếp:

-Còn con gà trống tơ, thưa ông, nó cũng na ná như vậy. Con đã để ý và biết là trong xóm con có một con gà tía, rất giống con gà mà ông đã cho thịt. Gà rất nhiều con trông giống nhau, ông muốn có con nữa, con sẽ có ngay cho ông. Con bỏ tiền ra mua đem nộp cho ông rồi sẽ có tiền thưởng to hơn gấp nhiều lần mang về. Tên nhà giàu bấy giờ mới thấy hết cái đần độn, ngu ngốc của mình. Lão ta ôm đầu than thở:

-Chỉ có vậy mà mình chẳng đoán ra! Nhưng dù sao thằng bé này vẫn là đứa giỏi. Hi! Hi! Thưởng cho nó cũng phải lắm. Nghĩ đến chuyện rồi mình sẽ bắt chước em bé và sẽ có khối người phục mình, hắn vui vẻ nhìn em bé nhận tiền, nhận thóc ra về. Có lẽ trong việc này, hắn đã tỏ ra bớt phần ngu ngốc. Thấy con mang mười quan tiền và mười ông thóc về, người cha mừng rỡ lạ lùng. Nghe con kể lại chuyện, ông đang ốm cũng phải cười khẽ mấy tiếng... Người cha vừa khỏi bệnh thì tiền kia thóc kia cũng không còn nữa. Mà ngày giỗ mẹ sắp đến rồi. ông liền nói với con:

-Thôi con ạ, cứ nấu bát cơm, kho đĩa cá cúng mẹ là được rồi. Nhưng em bé hiếu thảo nào đâu chịu vậy. Em lại nghĩ đến tên nhà giàu tuy đần độn, ngu ngốc nhưng không đến nỗi keo kiệt kia. Em nghĩ bụng:

-Lần trước ông ta đố mình, bây giờ mình có cái gì đố lại nhỉ! Em định vậy nhưng chưa nghĩ ra được cách nào. Trước mắt em phải lo giỗ mẹ cái đã. ừ thì một bát cơm, một đĩa cá, nhưng cũng có tí hương hoa cho mẹ vui lòng. Em sẽ gắng tìm mua một nén hương. Còn hoa? Đang mùa cây khô, lá vàng, cả xóm chẳng thấy cái hoa nào để xin cả. Không có thì phải làm ra vậy!

Em bé vốn khéo tay lại vô cùng thông minh ấy liền chọn những lá lúa to đẹp nhất, cắt ra thành những sợi thật nhỏ rồi bó túm lại, bên dưới thắt thật chặt, còn bên trên thì cho xòe ra. Em lấy kéo tỉa thật đẹp, thật tròn. Sau đó em lại đi hái mấy cái lá xanh, buộc thêm vào ở dưới nhìn như cái đài hoa. Em làm một chùm năm cái, cắm vào ống tre, đặt lên bàn thờ cúng mẹ. Người cha thấy thế liền hỏi con:

-Con có thứ hoa gì mà lạ vậy? Em bé mỉm cười, ngẫm nghĩ một lát rồi đáp:

-Hoa trăm tuổi đó mà cha! Hoa để cúng mẹ rồi mẹ sẽ phù hộ cho cha sống thật lâu với con đó!

-Mới nhìn, cha cứ tưởng là hoa thật. Lời nói của người cha bỗng làm cho em bé này Sinh ra một ý mới. Vậy là sau khi cúng mẹ, em liền đem một bông hoa kia đến tên nhà giàu và nói:

-Tôi có bông hoa lạ mang đến để biếu ông và cám ơn ông đã thưởng cho tôi tiền, thóc dạo nào. Tên nhà giàu vui vẻ nhận hoa rồi hỏi lại:

-Hoa này là hoa thật hay hoa giả?

-Muốn thật thì nó thật mà muốn giả thì nó giả.

-Vì sao lại thật? Vì sao lại giả?

-Thật vì nó có thật mà giả vì nó không phải từ cây mà từ tay người làm ra. Em bé trả lời xong tiếp luôn:

-Lần trước ông ra bài cho con làm. Lần này con xin phép được đố ông một câu vì con nghe nói ông giỏi về chuyện giải các câu đố lắm. Tên nhà giàu nghe nói, gan ruột cứ nở nang cả ra.

-ừ, đố đi!

-Con đố ông hoa này có bao nhiêu cánh. ông mà đoán trúng, con sẽ đến ở giúp việc không công cho ông ba tháng.

-Còn nếu không đoán đúng?

-Điều đó xin tùy ông! Con chỉ xin nói là hiện nay con đang cần vải để may cho cha con một bộ quần áo mới. Tết sắp đến rồi.

-Được, tao mà đoán sai, tao sẽ cho mày mấy thước vải về may áo cho cha mày.

-Dạ, vậy thì ông đoán đi! Tên nhà giàu nhìn vào bông hoa một lúc rồi nói:

-Tao đếm có được không?

-Đếm thì không phải là đoán nữa rồi. Nhưng xin ông cứ đếm. Tên nhà giàu thử đếm mà không tài nào đếm được vì cánh hoa nhiều quá, cứ xúm xít xen lẫn vào. Không làm sao biết rõ cánh hoa nào đã đếm, cánh hoa nào chưa đếm.

-Tao mở ra đếm có được không?

-Mở ra thì càng không phải là đoán nữa rồi. Nhưng xin ông cứ mở. Tên nhà giàu liền mở bông hoa ra, bắt đầu đếm. ông ta đếm khá vất vả. Vì những cánh hoa bé và nhiều quá. Có lúc vừa đếm xong được một khóm gió bỗng thổi tung làm lẫn những cánh hoa chưa đếm vào. Có lúc chính ông ta quên mất là mình đã đếm đến chục thứ mấy, tám mươi hay chín mươi... Nhưng ông ta vẫn quyết đếm cho kỳ được. ông đếm mãi, gần hết cả buổi sáng mới gọi là xong. ông ta hớn hở trả lời luôn:

-Bông hoa này có vừa đúng một nghìn cánh! Em bé liền hỏi lại:

-ông bảo là một nghìn cánh?

-Hi! Hi! Chứ sao nữa! Mày đã chịu thua tao chưa nào?

-Vậy thì ông sai, sai to rồi!

-Sao lại sai! Mày đếm đi!

-Thưa ông tôi đã đếm rồi! Phải nói là ông đã đếm đúng nhưng mà vẫn sai.

-Hi! Hi! Thằng này nói lạ: đúng mà lại sai! Như vậy là thế nào?

-Dạ vì ông đã quên rằng: Hoa nào thì cũng có cánh và có nhụy, ông đã đếm cả cánh và nhụy gộp vào với nhau rồi.

-Cái nào là cánh, cái nào là nhụy?

-Thưa ông, những cái ngắn hơn nhỏ hơn một chút là nhụy. Đây con sẽ chỉ cho ông xem. Em bé liền nhặt ra những sợi rơm nhỏ hơn và ngắn hơn một tí rồi bảo:

-ông xem đấy là nhụy đâu phải là cánh!

-Nhụy thì nó nằm ở giữa, sao nhụy này lại lẫn lung tung?

-Dạ, vì bông hoa này gồm nhiều hoa nhỏ ghép lại, mỗi hoa có bốn cánh và một nhụy ở giữa.

-Vậy theo mày có bao nhiêu cánh, bao nhiêu nhụy?

-Tám trăm cái cánh, hai trăm cái nhụy! Một lần nữa, tên nhà giàu lại phải chịu thua em bé.

-Hi! Hi! Thằng này nói phải! Hoa thì phải có nhụy chứ! Tao quên, tao quên! Được, tao sẽ thưởng cho mày!

Nhưng mày phải buộc lại cái bông hoa này để nó cho tao! Tao sẽ đem đi đố người khác xem họ có bị quên như tao không? Tao được cuộc, tao sẽ còn được to gấp mấy mày! Em bé nhận được mấy thước vải về may áo Tết cho cha. Em kể hết đầu đuôi câu chuyện cho cha nghe. Lần này không còn bị ốm như lần trước, người cha đã bật lên cười thành tiếng. Ăn Tết xong, người bác họ đi làm ở xa về bảo cho hai cha con biết là vua đang dựng một ngôi đền lớn và cần có nhiều thợ chạm trổ thật khéo tay. Ông rủ hai bố con em bé cùng đi với mình, hứa sẽ đưa em vào một nhóm người chuyên chạm trổ ở chân cột đền. Hai bố con cùng về kinh. Sau này, nhờ khéo tay, lại thông minh sáng tạo, em bé trở thành người thợ chạm trổ giỏi nhất nước. Một lần người thợ tài giỏi ấy được gặp cháu thần cây là thần Tiêu Lá. Nghe người thợ tài giỏi nhất nước kể lại câu chuyện ngày nhỏ, thần Tiêu Lá liền hỏi thật kỹ, sau đó thần tạo nên một giống hoa để người đời nhớ mãi tấm lòng của chú bé hiếu thảo rất đỗi thông minh kia. Hoa có hình dáng rất giống cái bông hoa kết bằng rơm của em bé ngày xưa. Hoa cũng có màu vàng như rơm, đẹp tươi hơn rơm, mà cũng nở vào dịp Tết. Hoa nở nhiều bông, lâu tàn, có hương thơm đặc biệt như là hương thơm của lòng hiếu thảo. Lá cũng thơm, đẹp như được một người rất khéo tay cắt tỉa chạm trổ. Hoa ấy ngày nay ta gọi là hoa Vạn Thọ. Tên có hai chữ nhưng đó là cả một lời chúc cho ông bà, cha mẹ và tất cả mọi người ôi ôi cũng được sống lâu trăm tuổi với những người thân của mình.
Đi dân nhớ, ở dân thương!

Sao_Online

SỰ TÍCH HOA THIÊN LÝ




Ngày xưa, xưa xưa, có một chàng trai thổi sáo rất hay. Hay đến mức, một con rắn lục mê tiếng sáo của chàng, đã quyết tâm tu luyện cho thành người để giành chàng làm chồng, mặc dù chàng đã có vợ. Lần ấy, sau một chuyến mang cây sáo trúc đi thổi thi và đoạt được giải nhất trở về, vừa đến đầu làng, chàng trai đã thấy người vợ trẻ vừa xinh, vừa hiền của mình ra đón. Chàng vui lắm, đâu biết đấy chính là con rắn lục đã biến thành người và đã giả dông giống y hệt vợ chàng từ vẻ mặt, lời nói đến dáng đứng, dáng đi... Về đến nhà, chàng trai bỗng rụng rời thấy một người vợ thứ hai bước ra... Chàng trai không còn biết ai là vợ thật của mình nữa. Hai người đàn bà trẻ giống nhau còn hơn cả hai giọt nước. Chàng liền tìm đến một ông cụ nổi tiếng là tài giỏi trong việc tìm ra chuyện phải trái ở trên đời, để nhờ giúp đỡ. Nghe chàng nói rõ ngọn ngành, ông cụ nhận lời ngay và cho gọi hai người đàn bà trẻ đến.

- Cụ già lấy vải đen bịt mắt cả hai lại rồi đưa cho hai người ba cái áo có mùi mồ hôi của ba người đàn ông khác nhau và dặn:

- Cứ ngửi đi và cái nào là của chồng thì gật đầu, không phải thì lắc đầu! Cô vợ thật được ngửi trước. Cô vợ giả ngửi sau. Mắt cô vợ giả vốn là mắt rắn nên có thể nhìn xuyên qua vải đen. Vì vậy cô ta liếc nhìn người vợ thật, thấy cô này lắc đầu thì cũng lắc đầu, thấy gật đầu thì cũng gật theo. Thế là cả hai đều đã ngửi đúng được mùi áo của người chồng có tài thổi sáo. Ông cụ liền cho mang đến ba bát canh, một bát có vị gừng, một bát có vị hành và một bát có vị lá hẹ. ông cụ dặn:

- Thứ canh nào chồng thích ăn thì gật đầu, thứ nào chồng không thích thì lắc đầu. Sự việc lại diễn ra như lần thử trước. Thấy người vợ thật gật đầu khi nếm bát canh nấu với gừng, cô vợ giả cũng gật đầu theo. ông cụ cho cả hai cùng về, để cụ suy nghĩ thêm. Hôm sau, cụ lại cho mời hai người đến. Cụ để hai người đứng ở hai nơi, không trông thấy nhau nhưng cùng nhìn ra một con đường ở phía trước mặt, cách chỗ đứng khá xa.

- Ta sẽ cho ba chàng trai đi ngang qua đường. Nhận ra ai là chồng mình thì cứ vẫy gọi. Ai gọi đúng chàng thổi sáo tài giỏi thì người đó là vợ thật, ai gọi sai là vợ giả và sẽ phải chịu tội với dân làng. Cô vợ giả lúc đầu lo lắm. Nhưng sau cô ta đã nghĩ ra được một lối thoát. Cô ta định bụng khi nào nghe tiếng cô vợ thật gọi thì cũng sẽ gọi ngay theo. Một người trai trẻ đi qua. Rồi hai người. Cô vợ giả không nghe tiếng cô vợ thật gọi thì cũng im lặng theo. Cô ta mừng lắm. Như thế thì người còn lại đúng là chàng trai thổi sáo tài giỏi. Vì vậy khi chàng trai thứ ba vừa xuất hiện thì cô vợ giả đã vẫy tay và gọi to:

- Anh ơi! Em ở đằng này này! Trong lúc người vợ thật vẫn đứng im. Vì đó vẫn chưa phải là chồng cô. Cụ già liền dẫn chàng trai thứ ba đến trước cô vợ giả và nói:

- Như vậy, cô đã tự nhận cô là kẻ manh tâm đi cướp đoạt chồng của người khác. Chàng trai này đâu phải là người mà cô đã nhận là chồng cô. Rồi cụ lại cho gọi cô vợ thật đến và hỏi:

- Trong ba chàng trai, không có ai là chồng cô sao?

- Thưa cụ, nếu là chồng cháu thì dẫu ở xa trăm dặm, ngàn dặm, cháu cũng nhìn ra! Cụ già liền cho ba chàng trai khác tiếp tục đi qua đường. Đến người thứ năm thì người vợ thật kêu to lên mừng rỡ:

- Anh ơi! anh ơi! Đúng đó là chàng trai thổi sáo tài giỏi. Sự việc đã rõ ràng. Cụ già liền theo lệ của làng, nọc cô vợ giả ra đánh một trăm roi. Nhưng chỉ đánh được chục roi thì đau quá, cô vợ giả đã hiện nguyên hình con rắn lục và bò nhanh vào bụi cây trốn mất. Hai vợ chồng chàng thổi sáo vui mừng lạy tạ ông cụ. ông cụ tươi cười bảo:

- Tìm ra được kẻ gian cho đời là lão vui rồi. Bây giờ lão chỉ muốn được nghe điệu sáo hay nhất của ônh thôi! Chàng trai liền rút cây sáo trúc luôn giắt ở bên mình ra thổi. Tiếng sáo của chàng nghe réo rắt như tiếng chim, của trời, của sông, của nước nhưng nổi lên rõ hơn cả là tiếng của con người vui mừng được sống trong lẽ phải và tình thương. ai nghe cũng ngơ ngẩn say mê... Hai vợ chồng sau đó liền kéo nhau trở về nhà. Họ sống bên nhau đầm ấm vui vẻ. Hai vợ chồng cùng làm ruộng. Lúc rảnh chồng lại đem sáo ra thổi cho vợ và hàng xóm cùng nghe. Ngày hội, ngày Tết, tiếng sáo của chàng càng làm cho mọi người thêm yêu đời và quý mến nhau. Một buổi chiều, người vợ đang gội đầu, người chồng đang thổi sáo thì bỗng có con chim gì thả rơi ở bên chân người vợ một chùm hoa màu xanh phớt vàng có mùi thơm thoang thoảng. Đêm đến mùi hoa càng thơm hơn. Người vợ liền bảo chồng đặt bông hoa bên cạnh cửa sổ để có gió, hương hoa càng bay thơm khắp nhà.

Sáng hôm sau, thức dậy, cả hai vợ chồng đều lạ lùng thấy bông hoa đã kết liền vào một loại dây leo mọc ở cạnh cửa sổ. Và sau đó, không phải chỉ có một chùm hoa, mà rất nhiều chùm hoa khác lại nở tiếp theo. Hoa màu xanh phớt vàng hình giống như ông sao năm cánh, hương thơm dịu ngọt. Loại hoa ấy ngày nay ta gọi là hoa thiên lý. Vì sao lại có cái tên ấy? Các cụ xưa giải nghĩa: Vì tên cô vợ thật là Lý. Còn thiên lý là vì ông cụ có tài tìm ra mọi việc phải trái, đã dựa vào câu trả lời của cô vợ thật mà đặt tên mới cho cô và trêu cô:

- Tên cô từ nay không phải là Lý mà là Thiên Lý. Thiên Lý nghĩa là nghìn dặm, nghìn dặm mà vẫn nhận ra được chồng mình...! Các cụ còn nói thêm: Cô vợ giả, tuy đã trở lại kiếp rắn lục nhưng vẫn giữ trong lòng mình mối hận đối với cô vợ thật... Vì vậy ai yêu hoa Thiên Lý, rắn lục không thích đâu. Rắn lục thường bò nấp vào các dây hoa Thiên Lý để mổ cắn những ai thích ngắm hoa Thiên Lý, yêu mùi hương Thiên Lý. Nhưng cho đến nay càng ngày mọi người càng quý càng yêu loại hoa có mùi hương rất dung dị và mộc mạc này.
Đi dân nhớ, ở dân thương!

Sao_Online

SỰ TÍCH HOA HUỆ DẠ HƯƠNG


Có lẽ trên đời này không có đủ sức mạnh nào có thể chia rẽ được quan hệ giữa thần Apôlông và chàng Ghiaxít, con trai của vua Xpáctát. Apôlông yêu quí Ghiaxít chẳng khác nào đứa em ruột của mình, và mọi người cho rằng họ sẽ không bao giờ xa được nhau. Con trai Thần Dớt vốn là người rất hâm mộ cái đẹp, sáng nào chàng cũng lên đỉnh núi để chào Mặt Trời vừa thức dậy sau một chuyến đi dài ngày vòng quanh trái đất. Trong những chuyến đi ấy của Apôlông, Ghiaxít bao giờ cũng tháp tùng theo.

Sau khi tiễn Mặt Trời đi xa, các chàng trai thường ghé lại thăm đàn gia súc đang được chăn thả trên các cánh đồng cỏ đẫm sương, khiến người chủ của bầy gia súc rất vui sướng vì được thần Apôlông ban phước lành. Những cánh đồng lúa chín vàng mà Apôlông lướt mặt qua, họ cũng đều tìm đến và được ban tặng một mùa lúa bội thu.

Khoảng giữa trưa, Apôlông và Ghiaxít cùng nghỉ lại trong một khu rừng sồi, nghe tiếng đàn áp của Ela. Khi hoàng hôn buông xuống, Apôlông lại cho mời các thi sỹ đến đọc thơ ca ngợi cái đẹp, tình bạn và tình yêu.

- Hỡi thiên thần của tôi, tôi xin đa tạ Người về việc tôi được làm kẻ hạnh phúc nhất trần gian - ngày nào Ghiaxít cũng nói với Apôlông như thế, và trong lời nói của chàng không hề gợn chút xu nịnh hay giả dối.

Một hôm, cả thần lẫn người đều dừng lại rất lâu bên bờ một con sông. Họ tắm mát, bắt châu chấu trong các bụi cói và thi ném thia lia. Tình bạn của họ thật tuyệt vời. Có lẽ do họ gây chuyện quá ồn ào nên nữ thần Nhim Pha phải đội nớc chui lên, la hét:

- Ê, mấy chàng nghịch ngợm kia, chẳng lẽ không bớt la hét một chút được sao? Cha tôi đang nghỉ trưa đó.

Apôlông quay lại bờ sông, vứt luôn cái thia lia định ném đi. Chàng ngỡ ngàng trước một người đẹp mà chàng chưa từng thấy trong số các cô gái của họ nhà thần: gương mặt bụ bẫm, trắng như sữa, mái tóc xanh hệt màu cây cỏ, còn bộ ngực thì tròn đầy như hai trái táo đang độ chín. Vì quá sửng sốt, chàng nhào luôn xuống nước.

- Hỡi ngời đẹp, nàng là ai vậy? Và cha nàng là ai? - Apôlông hỏi.

- Cha tôi là Thần Sông, còn tôi là Ðápna, con gái của người, - nữ thuỷ thần đáp.

Chẳng riêng gì Apôlông, các Thần khác nếu gặp Ðápna cũng sẽ phải lòng nàng ngay từ giây phút đầu. Apôlông có cảm giác không khí quanh chàng nóng như thiêu như đốt, và chỉ có nước sông kia mới làm dịu mát được cơ thể chàng. Bị nữ thuỷ thần từ chối không cho được lại gần, Apôlông đâm chán ghét những chuyến leo núi buổi sáng, biếng nhác thơ ca, thậm chí sao nhãng cả tình bạn với Ghiaxít; chàng chỉ muốn được chia xẻ số phận với Ðápna và được ở lại bên nàng, dầu có phải làm tôi tớ dưới thuỷ cung.

- Ðápna ơi, nàng là cô gái tuyệt vời nhất trong số các cô gái tuyệt vời. Ta là Apôlông, thần ánh sáng đây. Hãy đi với ta và chia xẻ tình yêu cùng vương quốc với ta! - Apôlông khẩn khoản xin nữ thủy thần.

Ðápna lắc lắc cái đầu đang đội vương miện nước óng ánh.

- Nàng chính là ái nữ kỳ diệu của đời ta, ngay đến Êlêna kiều diễm cũng không dám sánh cùng nàng! Apôlông chìa cả hai tay về phía Ðápna và thốt lên.

- Chàng lúc nào cũng nóng nảy như mặt trời của chàng vậy - Nữ thủy thần ngụp luôn xuống nước, chỉ để hở gương mặt trắng trẻo như bông súng trắng trôi nổi trên dòng chảy.

- Ðápna ơi, nếu em không lấy ta, ta sẽ liều mình theo em - Với một nỗi say mê cuồng nhiệt, Apôlông toan gieo mình xuống dòng sông.

Khoan đã, đừng làm nước nổi sóng lên, cha đang ngủ đó. Nếu đánh thức người dậy trước giờ hạn định, Người sẽ nổi giận, làm cho sóng nước cuộn lên và tất cả thuyền bè sẽ bị lật nhào hết, - Ðápna ngăn Apôlông và tìm cách làm nguội lạnh ngọn lửa đang hừng hực nơi chàng.

Nàng nhặt cái thia lia ở dưới đáy sông lên đưa cho Apôlông và nói:

- Hãy để các thần phán quyết số phận của chúng ta. Em sẽ yêu một người nào đó trong số các bạn của chàng ném ba lần thia lìa xa nhất.

Ghiaxít thật đáng thương! Chàng hết lòng mong muốn cho bạn mình giành được chiến thắng, song, vì hồi hộp, Apôlông bị run tay, đã hai lần ném đều không thành, còn Ghiaxít, mặc dù rất ủng hộ bạn, nhưng cả hai lần chàng đều ném xa hơn Apôlông. Lần thứ ba, Ghiaxít buộc phải ném trúng đích. Apôlông lồng lộn, chàng vung cái thia lia lên nhằm trúng đầu bạn mà ném. Ghiaxít ngã xuống và thiếp đi một giấc ngàn thu. Ðápna vô cùng xúc động.
Thế là chàng trai tốt bụng đã phi chết vì tội lỗi của nàng!

Tới nửa đêm, khi mặt trăng tròn vành vạnh treo lơ lửng trên không rừng tùng bác thì Ðápna và các bạn gái của nàng cùng nhô lên khỏi dòng sông. Họ lấy ánh sáng trăng thắp lên những ngọn nến có ánh lửa trắng, đỏ, xanh, hồng và vàng, rồi cắm xuống mình đất đã thấm máu Ghiaxít.

Ðột nhiên, từ cánh rừng thông gần đó hiện ra một hình người bằng lửa phát ra sức nóng có sức thiêu đốt từ xa.

- Hãy chạy đi, hỡi các nữ thần, Apôlông đến đó - Ðápna hét to và bỏ chạy.

Con gái của Thần Sông đã bị các thần trừng phạt. Họ biến nàng thành kẻ mất trí và chỉ cho nàng lối đi bấp bênh không phải ra ngoài sông mà là ra ngoài đồng không mông quạnh, để một ngọn gió nóng thiêu đốt đôi chân nàng và một luồng hơi thở khủng khiếp phả vào cổ nàng.

Ðápna tuyệt vọng van xin nữ thần số mệnh cho nàng được biến thành cây nguyệt quế. Mong ước của nàng đã thành hiện thực, và trước mắt Apôlông, một cây hoa Nguyệt Quế đã xoè tán lá.

Các thần cũng như những tên bạo chúa, không bao giờ chịu thừa nhận tội lỗi của mình, ngay cả khi họ là những kẻ sát nhân. Không chiếm được trái tim Ðápna, Apôlông càng ghen hơn với nàng vì Ghiaxít. Chàng đến chỗ mà người bạn của chàng đã ngã xuống, phủi tay dập tắt các ngọn nến.

Không hiểu vì sao Apôlông sau đó không thấy bén mảng đến chỗ ấy nữa, vì vậy những ngọn nến kia đã xoè nở hệt như những bông hoa, toả ra thứ hương hơi khó ngửi dường như là hơi thở của chính chàng trai trước lúc chết về hạnh phúc không thành đạt. Ðó chính là loài hoa Ghiaxin - hoa Huệ Dạ Hương.
Đi dân nhớ, ở dân thương!

Sao_Online

SỰ TÍCH HOA THỦY VU


Ngày xửa ngày xưa, có một cậu bé tên là lanhít. Cậu luôn được ánh nắng mặt trời ve vuốt và bàn tay của mẹ chăm chút nên khi lớn lên cậu cũng là một đứa trẻ vui tính hoạt bát như mọi đứa trẻ khác trong làng. Nhưng thật không may, một căn bệnh quái ác đã cướp mất của cậu người mẹ thân yêu. Cuộc sống của cậu bắt đầu trở nên khó khăn. Chẳng bao lâu người cha lại rước về nhà một mụ mẹ kế ác độc, ích kỷ, chỉ cần một cái liếc mắt của mụ là lanhít đã sợ khiếp vía.

Mẹ kế còn mang về nhà chồng cả một bày lợn lông trắng lông đen lốm đốm để làm của hồi môn và bắt lanhít phải chăn dắt suốt từ bình minh cho đến hoàng hôn, từ mùa xuân xanh tươi cho đến mùa thu vàng vọt. ở đầu bãi chăn thả có một cái ao vừa sâu lại vừa bẩn, đàn lợn thường quen xuống đó tắm mát. Phía bên kia bờ ao là cả một con lợn ranh ma thường vượt sang đó để đào khoai ăn, khiến lanhít phải vất vả lội xuống bùn lấm để xua đuổi con vật. Mỗi buổi chiều về nhà, toàn thân lanhít bám đầy những bùn đất hôi hám, đã thế mẹ kế lại không hề cho cậu một giọt nước để tắm rửa. Chân tay chẳng mấy chốc đã khô nứt hệt những vết rạn.

Trước đây lanhít có rất nhiều bạn bè cùng vui đùa, nay đám trẻ tìm cách xa lánh cậu bé chăn lợn bẩn thỉu. lanhít đành phải đứng từ xa trông đám trẻ vui đùa và khe khẽ huýt sáo bài ca "Mặt trời nhỏ". Một hôm, vì mải suy nghĩ, cậu không để ý thấy một con lợn dẫn cả đàn con vượt qua ao sâu, tấn công đám ruộng trồng khoai tây. Mấy đứa con của mẹ kế biết chuyện, không thèm nói cho lanhít biết mà chạy về mách mẹ. Sợ hãi, cậu bỏ chạy thục mạng và trong lúc lúng túng cậu đã bị ngã xuống ao nước bẩn. Cậu cố leo lên bờ, mẹ kế lại tiếp tục dồn đánh. Điều kỳ lạ là tuy bị lấm bùn từ đầu đến chân, song một phía sườn của cậu vẫn còn sạch nguyên trông hệt như một cánh hoa trắng muốt.

- Ê, cánh hoa trắng bé xíu! Hoa ráy tụi bay ơi! - Lũ trẻ hét lên với một vẻ thích thú.

Không ngờ tiếng kêu đó đã cột chặt đời lanhít vào kiếp bùn đen. Cậu đã phải mang một cái tên khác, kể cả cha cậu, mỗi lần bí mật xoa đầu cậu vẫn gọi cậu là "Hoa ráy của ta!"

Đó là một mùa hè khốc liệt. Cỏ cây khô héo, những cánh đồng lúa mì chết rụi. Cái ao sâu hôi hám cũng bị cạn kiệt, nứt nẻ như đá, muôn loài không còn chỗ mà tắm mát nữa. Đàn lợn hung dữ lại bươn bả khắp các bãi chăn thả, lùng xục cả vào rừng, hy vọng tìm được một bãi cỏ xanh tươi. Ngay cả hồ nước giờ đây cũng đã cạn phơi đáy, duy chỉ có ở giữa lòng hồ còn lộ ra một cái hố nhỏ đen ngòm, không một tia sáng mặt trời lọt vào.

Nạn hạn hán càng hoành hành dữ dội. Riêng cái hố nhỏ như có một con mắt đen kia lại có sức hấp dẫn muôn loài đi tìm kiếm nguồn nước mát.

Trong số những muông thú dại dột ấy có một con lợn của mẹ kế đã liều mình lao xuống cái hố đó để tắm mát và lập tức bị chìm nghỉm. lanhít sợ hãi chạy về nhà kêu cứu. Nhưng cặp mắt của mẹ kế chợt vằn lên trông dữ dằn như cái hố nhỏ đen ngòm giữa lòng hồ khô cạn. Mụ túm lấy một tai lanhít và kéo xềnh xệch ra miệng hố.

- Mày phải tự nhảy xuống hố lôi con lợn lên cho ta!

Cậu bé bất hạnh bị quẳng xuống cái hố nhỏ, chỉ còn thấy nhô lên một cái tai trắng của con lợn. lanhít bèn túm lấy cái tai con lợn nhưng cái hố nhỏ quái ác đã dìm sâu cậu xuống. Chỉ còn có cái tai lợn và nắm tay nhỏ sần sùi của cậu là nổi lên trên mặt nước.

- Mày cứ ở lại dưới đó, Hoa ráy ạ! - Mẹ ghẻ rít lên từng tiếng một.

Ngày hôm sau, cái hố nhỏ đó cũng bị cạn khô và ngay chỗ đó người ta thấy mọc lên một bông hoa như một cánh hoa trắng muốt.

- Hoa Thủy Vu! Xem kìa, một bông Hoa Thuỷ Vu - một cô gái trẻ chạy qua thốt lên. Từ đấy, loài hoa ấy có tên gọi là Hoa Thuỷ Vu.
Đi dân nhớ, ở dân thương!

Sao_Online

SỰ TÍCH HOA LAN DẠ ĐIỆP


Lanhít trở dậy, mặc quần áo và thận trọng men theo con đường sống trâu đi về khu rừng tùng đen. Rừng tùng rậm rạp, tối sẫm. Những cây thông đỏ chót, ngạo nghễ có tuổi hàng thế kỷ đang dạo những bản nhạc buồn bã của mình.

Chính lanhít cũng không hiểu sức mạnh nào đã lôi cuốn anh đi vào rừng. Ði về nơi còn lưu truyền nhiều truyền thuyết kỳ lạ. Trước đây, lanhít vốn rất sợ những câu chuyện hoang đường về rừng tùng đen, nhưng từ khi Danê người vợ chưa cưới của chàng biến mất thì đôi chân của chàng đã cưỡng lại ý nghĩ của chàng và đưa chàng đến đây.

Nỗi lo lắng trong ngày lễ thánh luôn luôn dày vò lanhít. Chàng làm sao hiểu được đó là tiếng rừng ồn áo, tiếng chim hót hay hương thơm kỳ lạ của các loài hoa, tất cả đang lôi cuốn bước chân chàng vào rừng. Có thể tất cả đó cả hình là loài hoa rừng mà ba mươi năm nay chàng đã đem lòng yêu.

Gần tới ngày lễ thánh, khi hoa Lan Dạ Ðiệp hai lá bắt đầu tỏa hương thơm, lanhít lại bị một mối lo ấu khó hiểu hành hạ. Ðêm nào chàng cũng bị mất ngủ. Chàng đi lang thang trong rừng và khi tìm thấy một khu rừng thưa có một bông hoa Lan Dạ Ðiệp hai lá chàng liền nằm xuống bên cạnh và bị thứ hương quyến rũ của nó hút hết tâm sức. Nhưng chàng chẳng nỡ hái hoa, dù chỉ là một bông Lan Dạ Ðiệp. Những cánh nhỏ trong suốt của nó trông thật dịu dàng và mảnh dẻ, những bông hoa trắng thật tuyệt vời, hương của nó ngọt ngào đến nỗi lanhít cảm thấy mình sẽ có tội nếu dám chạm bàn tay thô ráp, xấu xí vào chúng.

lanhít yêu hoa đến độ cuồng nhiệt có thể vì Danê của chàng cũng yêu hoa. Chàng lấy làm sung sướng vuốt ve từng bông hoa.

Những bông hoa gợi cho chàng nhớ tới những sớm, những chiều Danê đã đưa vào phòng chàng những bó hoa thơm ngào ngạt.
Chính bởi vậy mà đêm nay lanhít đi sâu mãi, vào trong rừng, nơi có một bông Lan Dạ Ðiệp hai lá. Chàng phát hiện ra một không rừng thưa với cơ man những hoa là hoa.

Lanhít nằm xuống đất và suy nghĩ về Danê của mình. Ðã ba mươi năm trôi qua kể từ khi nàng biến mất, nhưng cho đến tận bây giờ, những ý nghĩ về nàng cứ đeo đẳng chàng suốt cả ngày lẫn đêm.

- Danê, Danê ơi, cuộc sống đang reo vui quanh ta, bây giờ em đang ở bên ta - lanhít thì thào và ghé sát cặp môi vào một bông hoa Lan Dạ Ðiệp.

Và lanhít lại nhớ tới cái thời cách đây đã hai mươi tư năm. Dạo ấy, bà mẹ Vaiđune và cô con gái Danê đến định cư ở buôn làng chàng. Ngày mới đến Danê còn e lệ, dụt dè lắm, chỉ thỉnh thong mới dám liếc nhìn lanhít.

Bà Vaiđupe biết chế biến thuốc chữa được các loại bệnh khác nhau, nhưng bà đã tuổi cao, sức yếu, Danê phải đi hái lượm các loại cỏ làm thuốc. Cô gái ra khỏi nhà lúc mặt trời lặn, toàn thân ướt đẫm song, hai bên vạt áo đầy những cỏ và hoa.

Khi lanhít kết bạn với Danê, chàng cũng đi hái cỏ với nàng. Ðó là những chuyến du ngoạn không sao quên được. Chỉ có điều Danê không kể chuyện về các loài cỏ và hoa, nàng gọi tên từng loài chim qua giọng hót của nó. Khi hết chuyện, họ bắt đầu huýt sáo hoặc cất tiếng hát vang. Chiều đến, nàng đem hoa đặt vào phòng lanhít, sáng hôm sau nàng lại đòi chàng phải kể lại giấc mơ đêm qua của mình.

Trước ngày lễ thành không lâu, Danê bỗng thay đổi một cách khác thường, nàng trở nên đăm chiêu và đêm đêm thường đi lang thang trong rừng tùng đen. lanhít gạn hỏi, nàng cũng không biết trả lời ra sao. Có lần nàng nói: "Không nửa đêm hoặc giữa trưa khi em đi vào rừng kiếm cây cỏ làm thuốc em thường nghe có tiếng người gọi. Lúc đó em thấy trong người sảng khoái một cách khác lạ, bởi lẽ em không biết người vừa gọi mình đó là ai".

Ðúng vào buổi dạ hội, lanhít và Danê cùng nhóm một bếp lửa nơi bìa rừng. Ngồi bên bếp lửa họ nói cười vui vẻ và tung hoa vào người nhau.

Bỗng Danê đứng dậy và nói:

- lanhít ơi, em biết trong khu rừng rậm rạp này có một loài hoa bí ẩn đã nở. Gió đang đưa mùi hương của nó tới đây, và mùi hương ấy đang làm em ngây ngất còn hơn là những cái hôn của chàng. Ðêm nay em muốn mang bông hoa đó về tặng chàng.

- Ta sẽ chờ em, -lanhít đáp và ở lại canh chừng bếp lửa.

Chàng chờ Danê thật lâu, cuối cùng không chờ được nữa, chàng đành phải đi tìm nàng.

Chàng lên tiếng gọi, rồi đích thân đến tận chỗ có tiếng nàng đáp lại thì chỉ thấy ở đây bao trùm một bầu không khí yên lặng, và ở một phía khác vang lên tiếng cười của một cô gái.

- Danê, đừng làm khổ ta nữa - lanhít hét lên nhưng vẫn không thấy Danê xuất hiện.

Sáng ra, lanhít trở về nhà trong tâm trạng mỏi mệt và giận dữ.

Ðêm sau rồi đêm sau nữa Danê vẫn không quay lại.

lanhít cùng đám gia nhân lên đường đi tìm kiếm. Họ lục soát khắp rừng, song vẫn không gặp nàng ở đâu, lanhít đành ở lại rừng một mình. Chàng lại tiếp tục tìm kiếm Danê, cuối cùng thì chàng lạc vào một khu rừng rậm. Bỗng dưng có một bông hoa lạ tỏa ra một mùi hương đầy quyến rũ khiến chàng phải chú ý.

- Ðúng rồi, đây chính là loài hoa đã tỏa ra thứ hương thơm có sức quyến rũ mãnh liệt hơn tất cả những cái hôn của ta, và chính nó đã vẫy gọi nàng vào rừng! - lanhít thốt kêu lên và tức giận lao vào chực ngắt bông hoa, song chàng vấp ngay phi một khúc gỗ và ngã sóng soài, chân tay sây sát tứa đầy máu.

Lanhít đi tìm nơi có nước để rửa sạch vết thương. "Thật là kỳ cục - chàng nghĩ - sao lại giận dỗi một bông hoa khi nó tỏa hương?

Một năm, hai năm rồi mười năm trôi qua, vẫn không thấy Danê trở lại. lanhít thương nhớ nàng như thương nhớ người vợ hiền, song nàng không thể bắt đầu lại cuộc sống đã tan nát của mình được. Có những giây phút chàng muốn chết đi cho lòng thanh thản, nhưng chàng đã thắng được những ý nghĩ đen tối của mình. "Cuộc sống mà thiếu Danê khác nào địa ngục - chàng tự nhủ - Song ta nỡ nào tước bỏ cuộc sống khi nó không còn thuộc về riêng ta nữa. Vì có sống thì ta mới được trông thấy Danê, dù chỉ là trong mơ..."

Hương hoa Lan Dạ Ðiệp quả thật kỳ diệu. lanhít có cảm giác hương của loài hoa này đang dần cô đặc lại, biến thành làn khói nhẹ thấp thoáng một bóng hình. Bóng hình ấy mỗi lúc một rõ hơn và bỗng dng lanhít nhìn thấy Danê, vợ cha cới của mình. Nàng đang tiến lại gần, quỳ xuống và khẽ chạm hai làn môi mát lạnh vào đôi mắt chàng.

- Danê! Danê của ta! - lanhít kêu lên - cuối cùng ta cũng đã tìm được nàng. Nàng biến đi đâu mà lâu vậy? Tóc ta đã bạc hết rồi, và ta dường như đã thành một ông già.

Hương hoa thơm cứ quấn quýt bên chàng.

- Hỡi ngời tình chung thuỷ của em! Vì sao chàng không ngắt được hoa khi chàng ngã xuống, chàng còn nhớ không? Tóc chàng bạc trắng vì mội nỗi buồn khôn dứt, giá như em đày đọa ở đây vĩnh viễn dưới cái lốt bông hoa Lan Dạ Ðiệp hai lá.

Lanhít không sao hiểu được những lời nói lạ lùng của nàng, vì thế Danê bèn cắt nghĩa cho nàng hiểu tất cả:

- Chàng ơi, vào cái đêm xa xôi ấy, con Quỷ rừng đã đến quyến rũ em. Từ trước đó, nó đã dụ dỗ em rồi, nhng em đi theo tiếng gọi với một tâm trạng sợ hãi , vì em không hiểu ai đã gọi em. Lúc đó nó nghĩ ra một quỷ kế: trồng một bông hoa có hương thơm quyến rũ mãnh liệt hơn cả những cái hôn của anh. Nó biết rằng em yêu hoa cũng mãnh liệt chẳng kém gì yêu anh. Trước ngày lễ thánh, làm cho anh một tặng phẩm, đó là đi tìm một bông hoa bí ẩn. Và thế là Quỷ rừng bèn phả vào hoa Lan Dạ Ðiệp một thứ hương huyền ảo và em thì chạy đi tìm bông hoa kỳ lạ ấy. Chính ngay tại chỗ này, Quỷ rừng đã bắt được em. Nó nói rằng nó đã để ý đến em đã lâu, nó muốn em làm vợ nó và vĩnh viễn ở trong rừng. Em đáp lại rằng không thể có chuyện đó, rằng em chỉ yêu một mình chàng thôi. Nó vật vã cầu xin em hết một đêm nhưng em vẫn cưỡng lại, vì em tin chắc rằng chàng sẽ đi tìm em, và khi ấy tà phép của nó sẽ mất hết sức mạnh.

Tới đêm thứ hai, khi chàng một mình đi vào rừng sâu, Quỷ rừng bèn biến em thành hoa Lan Dạ Ðiệp hai lá để che mắt chàng. Nếu lúc đó chàng ngắt được hoa, em đã trở lại thành Danê của chàng rồi, nhưng Quỷ rừng đã hoá thành khúc gỗ khô, ngáng chân chàng, chàng đã ngã và sau đó chàng đi lại phía bờ suối.

Ðã ba mươi năm nay em mong chàng tới ngắt hoa, nhưng chàng thì lại chỉ rủ lòng thương bông hoa mảnh dẻ. Ba mươi năm nay em không chịu làm vợ Quỷ rừng. Nó dùng mọi thủ đoạn dụ dỗ, đe doạ em nhưng em chỉ một lòng chờ đợi, mong ngóng chàng.

Nhưng ba mươi năm ấy trôi qua, con người không đủ sức chiến thắng tà phép của Quỷ rừng, em đành phải chấp nhận số phận ở lại rừng sâu vĩnh viễn cùng với những cô gái sắp sửa xuất giá cũng bị bỏ bùa mê như em. Chàng thấy đấy, ở đây rất đông các cô gái ấy, nhưng tất cả họ đều một lòng chung thuỷ với người chồng chưa cưới của mình. Quỷ rừng thì đã già lại xấu xí như một khúc gỗ khô cong queo.

Hỡi người bạn tình chung thuỷ của em, vì sao chàng không hái hoa ngay sau đêm lễ thánh ấy?...

Hương hoa thơm làm say lòng lanhít, và hình như người con gái chợt loé lên trước mắt chàng rồi biến mất!

- Danê, đừng bỏ anh! - lanhít gào lên, như muốn cố níu người vợ bị hoá kiếp của mình lại để được ôm ấp nàng. Nhưng trong tay lanhít chỉ còn là một bông hoa trắng muốt, đầy vẻ dịu dàng đang tỏa ngát hương thơm kỳ ảo như bao bọc lấy chàng.
Đi dân nhớ, ở dân thương!

Sao_Online

SỰ TÍCH HOA ĐỒNG THẢO

Hoa thường xuất hiện vào đầu mùa xuân, trông tựa cô gái nhỏ mảnh mai mang chiếc vĩ cầm màu xanh trên tay. Mỗi khi cô gái biểu diễn thì chim muông ngừng hót, lắng nghe tiếng vĩ cầm kỳ diệu, ong bướm cứ bay lượn chung quanh hát hoà theo những giai điệu phát ra từ thứ nhạc cụ khiêm tốn kia.

- Này, Phianca(1) - một cô gái má đỏ, nguyên là em của hoa Anh Túc, ba hoa nói - Cậu có thể biểu diễn cả dàn nhạc được đấy, cậu sẽ thu được ối tiền!

- Ôi, mình có qua trường lớp nào đâu. - Phianca đáp - Tớ rất vui, nếu tiếng đàn của tớ đem lại niềm vui cho mọi người.

- Nếu cậu có tiền, cậu sẽ tha hồ ăn diện - Cô gái má đỏ khuyên - Chả lẽ ngày thường cũng như trong ngày hội cậu chỉ mặc duy nhất bộ cánh xanh thôi à.

- Thế này cũng được rồi, còn ăn diện thì tớ không dám màng - Phianca trả lời.

- Này nhé, nếu có tiền, cậu sẽ mua hẳn một chuỗi vòng bằng ngọc trai, quàng lên cái cổ mảnh dẻ của mình ấy - Hoa Uất Kim Cương xinh đẹp chen vào - Biết đâu người ngoài chẳng để mắt tới.

- Cổ tớ khẳng khiu, khó coi lắm. Các vòng ngọc trai như vậy đâu phải để cho tớ. Cứ giản dị thôi.

- Cậu cứ như trẻ con ấy, nói chẳng nghe gì cả, - cô gái má đỏ tức giận, vừa cong các môi lên vừa mỉm cười nhìn về phía hoa Rẻ Quạt đang đứng bên kia đường.
Rẻ Quạt không mỉm cười đáp lại vì nó đang bị tiếng đàn của Phianca thu hết hồn. Những giai điệu huyền hoặc từ cây đàn vĩ cầm kia cứ lan xa, lan xa mãi, tựa như bài hát du dương về tình yêu và tình bạn bất diệt. Phianca ngừng chơi. Hoa Lưu Ly mắt xanh bèn cúi sát gần nó, thì thào:

- Cậu có thấy Rẻ Quạt nhìn cậu như thế nào chưa? Như bị thôi miên vậy. Nó phải lòng cậu rồi!

- Rõ thật là! - Phianca khẽ thở dài - Mình thuộc diện xấu mã. Đứng bên cạnh chị má đỏ và Uất Kim Cương, mình chỉ là con lọ lem thôi. Rẻ Quạt xinh trai thế kia, nó phải lòng mình vì lẽ gì cơ chứ? Có lẽ nó yêu âm nhạc và thích nghe tiếng đàn của mình thì đúng hơn, còn cậu thì định lừa mình để rồi sau đó lại cười vào mũi mình là con ngốc cả tin chứ gì... Phianca đã trả lời như thế nhưng trái tim nó cứ chộn rộn khôn nguôi. Nó bắt đầu kẹp chặt chiếc vĩ cầm xanh vào vai và thổ lộ nỗi buồn cùng những ước mơ của mình qua một giai điệu êm ái. Qua tiếng đàn của nó, người nghe có cảm giác hạnh phúc trên đời này thật vô tận, chỉ việc chìa tay ra mà đón nhận, và tất cả những gìmà bạn ao ước như tình yêu, tình bạn và niềm vui, sẽ lần lượt đến với bạn, tựa như những vì sao trên bầu trời mùa hè đang rớt xuống.

Tiếng đàn của Phianca ngưng bặt. Rẻ Quạt cứ bứt rứt trong người, nếu như Tử Đinh Hương không nói nhỏ vào tai nó:

- Rẻ Quạt ơi, cậu sẽ là một thằng ngốc nếu để tuột hạnh phúc khỏi tầm tay. Chả lẽ cậu không thấy Phianca chơi đàn chỉ để cho mình cậu đó sao!

Nó đã phải lòng cậu rồi, đến thằng thong manh cũng nhận ra!

- Làm sao cậu biết được? - Rẻ Quạt tỏ vẻ không hài lòng - nó giống như một nhà nghệ sĩ lúc nào cũng mơ màng trên bầu trời xanh, xa lạ với những tình cảm trần thế, nó sống với nghệ thuật riêng mình và một chàng trai tầm thường như mình, đối với nó không hơn một cọng rơm.

Một buổi chiều ấm áp, Phianca chơi bản Xônát ánh trăng. Thoạt đầu âm nhạc vang lên một nỗi buồn khó hiểu, một lời cầu xin bứt rứt, nỗi sầu muộn bị chối bỏ nhưng rồi giai điệu được chuyển ngay sang những lời thủ thỉ say đắm, đầy quyến rũ, giục giã và cứ thế mà mãnh liệt hơn lên, kêu gào đòi được hạnh phúc.

Cô gái má đỏ đứng bên cạnh Rẻ Quạt trút một hơi thở đầy say mê. Tiếng thở của nó như một thứ rượu làm say lòng người. Rẻ Quạt đã bị nhiễm hơi men và đang mê mẩn cả tâm thần.

Phianca đã biến hoá thành âm thanh cây đàn, còn cô má đỏ thì áp sát toàn thân vào người nó, hôn hít nó, tâm tình với nó những lời âu yếm, còn Rẻ Quạt thì đã bắt đầu cảm nhận được cô má đỏ kia chính là hạnh phúc của mình. Sáng hôm sau, khi Rẻ Quạt vẫn còn đang nhớ lại và luyến tiếc giây phút đầy vui sướng thoảng qua thì cô má đỏ đã thông báo cho các bạn gái về đám cưới sắp tới của mình. Như thông lệ, mọi người hân hoan chào đón chàng rể và cô dâu, đồng thanh chúc họ hạnh phúc của cải đầy nhà.

Cô má đỏ hài lòng quay một vòng khiến chiếc váy đỏ xoè ra, còn Rẻ Quạt thì cứ đứng bất động, vẻ thờ ơ như không hề có ý định cưới cô má đỏ làm vợ.

Sau tiệc cưới, mọi người phải nhảy múa và thế là Phianca bắt đầu chơi một bản nhạc vanxơ và pônca. Trong lúc khách khứa còn đang say sưa với vũ điệu thì ông bố Uất Kim Cương bỗng ra hiệu cho người chơi vĩ cầm và thế là một không khí im lặng nặng nề trùm lên. Quả là trong lúc nhộn nhạo, không ai hay rằng Phianca đã biến mất. Mãi tới lúc này cô má đỏ mới nhớ ra rằng trong lúc bỏ đi, nàng có dặn lại:

- Chúc bạn hạnh phúc! Cảm ơn bạn về việc đã đón tiếp tôi! Nhưng nỗi đau của tôi đang làm sản sinh ra những bài ca mới và những bài ca ấy cũng đang đưa tới hạnh phúc cho nhiều người khác.
--------------
(1) Tên phiên âm Hoa Đồng Thảo
Đi dân nhớ, ở dân thương!

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội