Biết cũng hỏi, không biết cũng trả lời

Started by saos@ngmo, 02/12/07, 22:38

Previous topic - Next topic

Sao_Online

Quote from: saos@ngmo on 28/01/08, 11:47
Hỏi: Lý do gì mà Tắc kè lại đổi màu được?

Theo đúng đề bài ra thì đáp án của L_A là đã chính xác và FULL. SSM cứ vặn vẹo mãi như thế này là không đúng đâu, phải post mục Hỏi thêm hoặc lần sau phải ra đề bài cho kín kẽ nhé.

Theo đề bài: Lý do gì mà đổi được màu => Lý do đổi được là nhờ có các sắc tố đặc biệt như L_A đã nói. Hỏi gì đáp đó là quá chuẩn rồi!
Đi dân nhớ, ở dân thương!

symphony

Quote from: saos@ngmo on 29/01/08, 15:38
off topic: sym ơi, mày không nói thì ai cũng biết là mày không biết rồi, sao mày cứ phải lên tiếng làm gì cho mệt thêm.

Đúng là SSM, thế cái topic lù lù ở trên là cái gì đấy: "không biết cũng trả lời"?
Tìm kiếm nhà đất trực tuyến: http://tknd.vn

saos@ngmo

Tớ tâm sự thật là tớ rất kém về trình bày và tâm sự quan trọng để tớ post bài là tớ xem được đoạn film tài liệu về tắc kè, ý tớ quả thật là hỏi về cái khởi động của việc đổi màu vì cái này làm thay đổi quan niệm cũ về tắc kè.

Qua đây tớ end câu hỏi này bằng việc đưa ra đáp án:

Hành động đổi màu của tắc kè là hoàn toàn vô ý thức, việc da tắc kè đổi màu bắt nguồn từ 1 trạng thái gần giống với "cảm xúc" của nó: khi ở trạng thái bình thường tắc kè có màu nguyên bản, khi sợ hãi, da tắc kè tự dưng chuyển sang màu xám, và việc chuyển màu là vô thức. Đây chính là điểm mấu chốt của vấn đề, quan niệm tắc kè chuyển màu theo màu gần giống với môi trường xung quanh là sai, đó là 1 sự tình cờ để giúp loài vật di chuyển chậm nhất nhì thế giới này lẩn tránh được kẻ thù.

Tớ đồng thời cộng cho L_A 1 điểm vì bài viết bổ ích về tắc kè.

Lovers_Again

#43




Cảm ơn bác SSM + điểm nhưng chưa thấy  :lick:
Sự chuyển màu là Vô thức thì em không nghĩ thế vì có 1 thời gian em nuôi tắc kè Hoa
Em nghĩ đó là Bản Năng Sinh Tồn của loài bò sát đặc biệt này :D

Nguy hiểm nhất là khi: Đứng trước Bò, Sau lưng Ngựa và ở cạnh người Ngu

Lovers_Again

Em nghiền một thú vui rất hay đó là "câu Vút".

Câu hỏi:
"Ai có thể cho biết Mắc mồi như thế nào để khi vút không bị mất mồi và khi kéo không bị vướng mồi"

Chú thích: Câu vút là loại câu ở các vùng quê và chỉ dùng để câu cá chuối(cá quả hay cá lóc vùng quê em gọi cá tràu :D) mồi dùng để cấu loài cá này là con "Ngóe"(Nhái họ hàng cóc)
Nguy hiểm nhất là khi: Đứng trước Bò, Sau lưng Ngựa và ở cạnh người Ngu

tinhbanvatoi

chỉ có mỗi cách thông thường là buộc chặt mồi câu vào lưỡi và kiếm đoạn cỏ chắc chắc vào( hoặc gì đó giống như vậy cũng được )  :P sau đó có thể buộc thêm vào. nói chung chỉ tránh được tuột mỗi thôi còn bịt đâu lưỡi thỉnh thoảng vẫn phải làm lại một chút  :P.
giờ công nhận là còn rất ít người đi câu như thế mà chủ yếu là đi câu cá thư giãn là chính  :P

Lovers_Again

Quote from: tinhbanvatoi on 02/02/08, 08:21
chỉ có mỗi cách thông thường là buộc chặt mồi câu vào lưỡi và kiếm đoạn cỏ chắc chắc vào( hoặc gì đó giống như vậy cũng được )  :P sau đó có thể buộc thêm vào. nói chung chỉ tránh được tuột mỗi thôi còn bịt đâu lưỡi thỉnh thoảng vẫn phải làm lại một chút  :P.
giờ công nhận là còn rất ít người đi câu như thế mà chủ yếu là đi câu cá thư giãn là chính  :P
Câu trả lời rất hay nhưng L_A chưa phải dùng đến cách này. Đi câu như thế này là một trò thư giãn rất thú vị. Em sẽ bổ sung thêm: kỹ thuật mắc mồi
Chọn một con mồi vừa với lưỡi mình câu. Mắc từ đỉnh đầu con mồi đến cuối bụng con mồi sau đó móc đầu lười vào một chân của con mồi Tạo hình như con ngóe đang bơi dùng cỏ làm tháp mồi được găm từ chì đến mũi lười câu tránh tình trạng vướng cỏ...

Thêm:

Xử lý khi cá chuối táp mồi: Khi cá táp mồi đầu cần câu sẽ rung nhẹ lúc đấy thả chùng cước câu xuống bấm ngay tại điểm dừng không quấn cước nữa để cá kéo cước thì giật cần. sau đó quấn dây lại
Nguy hiểm nhất là khi: Đứng trước Bò, Sau lưng Ngựa và ở cạnh người Ngu

saos@ngmo

không biết ở Đại Mỗ có giống với quê chú hay không, hay là giống Hàn Quốc thì ko biết. Nhưng mà cụ thể là như thế này: Lấy lưỡi móc từ mồm tới hậu môn con nhái, sau đó dùng dây chỉ nhỏ nhỏ để quấn quanh mình con nhái để nó bám chặt lấy cái lưỡi câu. Với tình huống câu trên ao có nhiều bèo cái, bèo tấm, bèo hoa dâu thì mắc thêm cái cỏ hoặc cái bẹ lá tre để khi giử cá không bị kéo toàn bèo vào bờ. Với những anh em chuyên nghiệp đi câu như saosangmo, ở phía trên cái lưỡi câu luôn có 1 sợi chỉ dài khoảng 20 phân. Còn bán chuyên nghiệp như tình bạn và tôi thì chỉ có loại dĩa 12 mũi được làm từ lan hoa xe đạp, thi thoảng ra bờ ao ngồi dình muỗi cắn mặc kệ, rồi phập 1 phát, 10 phát thì có 5 phát trượt.

saos@ngmo

à, thế hóa ra là chú L_A câu ở sông. Còn anh thì chuyên gia câu ở ao.

Lovers_Again

Quote from: saos@ngmo on 02/02/08, 18:36
à, thế hóa ra là chú L_A câu ở sông. Còn anh thì chuyên gia câu ở ao.

Hình như anh nhầm lẫn không? Ở hTy có một MOD người Hà Tĩnh đó anh. Hà tĩnh chỉ có những cái đầm đầy lác anh à câu cá còn tùy vào trình từng người câu. Em thì nghiện câu vút này từ khi còn 12 tuổi đó anh :lick: :lick: :lick:
Nguy hiểm nhất là khi: Đứng trước Bò, Sau lưng Ngựa và ở cạnh người Ngu

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội