Chăm sóc khi bé bị bệnh

Started by Sao_Online, 02/02/08, 19:28

Previous topic - Next topic

Sao_Online

I

Bé bị bệnh - Bạn cần phải làm gì ?

Việc đầu tiên là quan sát Bé kỹ để nói cho bác sĩ biết NHỮNG TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH. Vì ở bên con, nên các bà mẹ dễ nhận được ngay sự thay đổi bất thường qua nét mặt, tính tình, sự hoạt động của con. Thí dụ bạn nhận thấy da của Bé bị mẩn đỏ chiều qua. Cần phải nói để bác sĩ biết, vì sáng nay, khi bác sĩ có mặt thì da của Bé có thể lại bình thường rồi.

Sau khi bác sĩ về, bạn cần phải tiếp tục theo dõi sự chuyển biến của bệnh và thực hiện những lời chỉ dẫn của bác sĩ để chữa bệnh cho Bé.

Sự có mặt của người mẹ bên con, góp phần không nhỏ tới việc trị bệnh cho Bé vì ngoài phần cho con uống thuốc theo đơn của bác sĩ, còn có tiếng nói, nụ cười và bàn tay của người mẹ, làm cho Bé cảm thấy yên tâm.

1. Những dấu hiệu của sức khoẻ.

Khi bé khỏe mạnh

- Trọng lượng cân của Bé bình thường.

- Nét mặt tươi tỉnh, mắt sáng. Khi bế Bé, bạn cảm thấy má Bé căng, mát.

- Bé tỏ ra vui vẻ, ham chơi, chú ý tới mọi người và mọi vật chung quanh.

- Bé ăn có vẻ ngon miệng, ngủ yên giấc. Phân bình thường.

Khi bé bệnh

- Bé sút cân.

- Nét mặt tái, mắt quầng không có ánh mắt.

- Bé ngậm ngón tay khi ngủ, giấc ngủ không lâu. Bé không chú ý gì tới chung quanh.

- Bé luôn cựa quậy, giật mình, dễ quấy khóc.

- Bé khó ngủ.

- Bé không chịu ăn hoặc ăn ít. Không chịu uống hoặc đòi uống bất thường (vì cơn sốt làm cơ thể mất nước).

2. Khi nào cần đưa con tới bác sĩ?

Nhiều bà mẹ ngại đưa con tới bác sĩ, mà chỉ tới gặp bác sĩ để kể bệnh của con thôi. Vì những triệu chứng bệnh của trẻ có thể thay đổi từng giờ, nên việc kể bệnh như vậy chưa đủ. Từ ho tới sưng phổi, từ đi tướt tới tình trạng cơ thể bị thiếu nước nhiều khi chỉ có một bước.

Trẻ càng nhỏ, càng cần phải đưa ngay tới bác sĩ, mỗi khi cháu sốt, ho, nôn ói, đi phân lỏng nhiều lần hay nhiều ngày. Kể cả những triệu chứng như bỗng nhiên quấy khóc mà không rõ nguyên nhân, hay không chịu uống nước.

Ðối với các cháu đã lớn thì có thể nhìn vào tình trạng tổng quát của sức khỏe, xem có điều gì đặc biệt không. Sốt cao chưa chắc đã là dấu hiệu trầm trọng. Trái lại, hiện tượng đau từng cơn ở vùng bụng, lại là điều cần phải chú ý mà chỉ có bác sĩ mới tìm được nguyên nhân và hướng dẫn chữa trị.

Tóm lại, nếu bạn định đưa cháu tới bác sĩ, hãy chuẩn bị trước để trả lời một số câu hỏi có liên quan tới cháu về thân nhiệt, trạng thái phân và các nhận xét khác của bạn về cháu bé. Cũng nên nói với bác sĩ rằng cháu có tiếp xúc với ai cũng có những triệu chứng như cháu không để bác sĩ suy nghĩ về một số bệnh lây lan. Trong lúc chờ đợi, chưa có bác sĩ, hãy để cháu nghỉ ngơi, bình tĩnh. Tránh những nơi ồn ào, nhiều tiếng động. Không nên cho cháu dùng bất kỳ một thứ thuốc gì nếu không được bác sĩ hướng dẫn từ trước.

Nếu cháu sốt, hãy cho cháu uống nước.

3. Những câu hỏi về việc săn sóc khi Bé bị bệnh.

- Bé đang sốt có nên đưa cháu tới bác sỹ không?

Dù cháu bé sốt cao, cũng vẫn có thể đưa đi được. Chỉ ở phòng khám bệnh, bác sĩ mới có nhiều phương tiện để khám bệnh cho cháu.

- Có cần choàng chăn (mền) cho cháu không?

Nếu cháu đang sốt, không nên đắp thêm chăn vì như thế sẽ làm thân nhiệt tăng thêm. Giữ nhiệt độ phòng từ 20o - 22oC không để gió lùa, ở điều kiện như vậy, cháu chỉ cần mặc một bộ quần áo NGỦ, RỘNG, THOÁNG LÀ ÐỦ.

- Cần săn sóc thế nào cho bé dễ chịu?

Căn phòng cần thoáng và đủ ấm. Nếu lâu không mở cửa sổ, hãy chuyển cháu bé sang phòng khác một lát, trong khi làm vệ sinh: quét nhà, thay vải trải giường... Sau đó, đóng cửa lại nếu cần, để tránh gió, rồi lại chuyển cháu về.

Hàng ngày, vẫn lau mặt, cổ, rửa tay, chân cho cháu như bình thường.

Bạn có thể tắm cho cháu nhưng chú ý pha nước ở nhiệt độ 37oC và phòng tắm phải kín, không có gió.

Trong suốt thời gian bị ốm, cháu bé nào cũng muốn có bố hoặc mẹ, ông, bà... ở bên cạnh. Việc này làm cho Bé thấy yên tâm và an ủi Bé rất nhiều, mỗi khi Bé bị khó chịu. Nếu người lớn không có điều kiện ở gần Bé, có thể cho Bé đồ chơi, sách có hình vẽ màu để Bé giải trí.

Không nên để Bé nhận thấy nét mặt lo lắng, u sầu của NGƯỜI LỚN VỀ BỆNH TÌNH CỦA BÉ.

- Cần làm gì khi bé ra nhiều mồ hôi?

Nếu Bé sốt và người đổ mồ hôi, thế là tốt. Vì đó là phản ứng của cơ thề để làm thân nhiệt hạ xuống. Nên lau khô mồ hôi và THAY QUẦN ÁO CHO BÉ.

- Có cần bắt cháu nằm tại giường khi ngủ?

Nếu Bé thấy người mệt, Bé sẽ tự động nằm nghỉ. Nhưng nếu Bé không muốn nằm, thì không nên bắt buộc. Cứ để Bé ngồi dậy hoặc đi lại trong phòng. Ði tất (vớ) cho cháu.

Ðối với các cháu bị bệnh cần phải chữa trị lâu hoặc đang trong thời gian phục hồi sức khỏe, cứ để cháu chơi bình thường. Chỉ nên tránh những trò chơi làm cháu bị kích động và không cho chơi với trẻ khác ÐỂ TRÁNH SỰ LÂY NHIỄM.

- Chế độ ăn của trẻ bị bệnh như thế nào?

Với trẻ sơ sinh, nếu cháu không bị đi tướt, có thể cho ăn như bình thường; không nên ép cháu ăn và chú ý cho cháu uống nước thêm.

- Nếu bé bị đi tướt, thì ngưng cho bú sữa và cho ăn theo chế độ riêng (coi phần các bệnh trẻ em).

- Với trẻ đã lớn, có thể cho ăn súp, nước rau, chuối nghiền, bánh bít cốt (bánh mì nướng 2 lần), bánh bích quy.

Nếu cháu có dấu hiệu khỏi bệnh, dần dần trở lại chế độ ăn bình thường.

CHÚ Ý:

Không nên ép buộc các cháu ăn

- Nếu Bé bị sốt, hãy cho cháu uống nhiều nước ban ngày cũng như ban đêm, vì sốt làm cơ thể các cháu thiếu nước. Ðể cháu dễ uống, ngoài nước trắng có thể cho Bé uống nước cam, nước chanh, nước súp, nước rau, nước đường v.v...
Thường các cháu thích uống nước mát hơn là nước nóng. Hãy cho các cháu uống nước mát - nhất là các cháu hay bị nôn ói. Nếu các cháu không chịu ăn thì các loại nước đường, súp, mật ong, nước cơm... CŨNG CÓ THỂ CUNG CẤP CHO CÁC CHÁU MỘT ÍT CALORIE.

Giờ giấc săn sóc như thế nào?

Nên tự quy định giờ giấc, thí dụ vào buổi sáng và 5 giờ chiều bạn sẽ đo nhiệt độ cho cháu, lau rửa mặt, ngoáy lỗ mũi, cho uống thuốc hay bôi thuốc. Việc săn sóc có giờ giấc như vậy đỡ làm cháu bị mệt hơn là phải điều trị lan man cả ngày.

Sau khi săn sóc cháu, bạn nên ghi thân nhiệt đo được lúc sáng, lúc chiều vào giấy cùng với các hiện tượng (nếu có) như: nôn ói, đi tướt, ho... để chuẩn bị nói lại cho bác sĩ biết, khi bác sĩ tới thăm, hoặc NÓI QUA ÐIỆN THOẠI.

Nếu bác sĩ cho biết bệnh của bé thuộc loại lây lan

Nếu Bé mắc bệnh có thể lây lan, phải cách ly Bé với các TRẺ KHÁC, KỂ CẢ CÁC NGƯỜI LỚN ÐANG CÓ MANG.

Chú ý:

KHÔNG ÐƯỢC ÐỂ THUỐC TRONG TẦM TAY CỦA TRẺ EM

Nhiều người để thuốc điều trị bệnh cho các cháu ở gần chỗ các cháu nằm, để tiện sử dụng. Như vậy rất nguy hiểm, nhất là đối với các cháu đang trong tuổi thấy cái gì lạ cũng cho vào miệng.

Thuốc điều trị cũng phải uống đúng liều lượng và đúng lúc.

Các cháu nhỏ thường dễ bị màu sắc viên thuốc, hoặc vị ngọt của thuốc hấp dẫn.

4. Một vài vấn đề chuyên môn.

Đo thân nhiệt ở hậu môn thế nào?

Lấy ống đo nhiệt độ đã lau rửa sạch, vẩy ống để mức thủy ngân xuống dưới 36oC rồi bôi một ít vadơlin vào đầu ống.

Ðối với trẻ sơ sinh, đặt bé nằm ngửa, một tay nắm lấy 2 chân bé giơ lên, còn tay kia đút từ từ phần đầu, có đựng thuỷ ngân bên trong và đã được bôi va-dơ-lin vào hậu môn của Bé, tới gần hết phần này. Làm xong động tác này, tiếp tục giữ phần còn lại của ống đo trong tay.

Ðối với trẻ lớn hơn, để trẻ nằm sấp rồi đút ống đo nhiệt độ từ từ vào hậu môn. Trong thời gian để ống đo trong hậu môn, nhớ đắp mền cho cháu khỏi lạnh. Cần để ống đo trong hậu môn, ít nhất là 2 phút.

Nếu các cháu vừa chơi đùa xong, hãy để cháu nghỉ ngơi ít nhất 1 tiếng, rồi mới tiến hành lấy nhiệt độ. Cần chú ý bôi va-dơ-lin vào đầu ống đo và đút từ từ vào hậu môn cháu bé. Ðộng tác này, nếu làm mạnh hoặc vội vàng có thể làm xây sát bên trong hậu môn và chảy máu. Ðã có nhiều trường hợp như vậy.

Tại nhiều nước, người ta lấy thân nhiệt bằng cách cho ngậm nhiệt kế ở miệng, hoặc kẹp vào nách. Nhưng các cách đó không chính xác bằng cách đo ở hậu môn.

Bắt mạch ở cổ tay thế nào?

Ðặt ngón trỏ hoặc ngón trỏ và ngón giữa lên cổ tay của Bé, ở phần gốc ngón tay cái, khi Bé để ngửa bàn tay, bạn sẽ thấy nhịp đập của mạch máu cổ tay. Trẻ càng nhỏ, nhịp đập càng mau.

Ở TRẺ SƠ SINH, SỐ NHỊP ÐẬP BÌNH thường trong 1 phút từ 120 - 140 đập. Trẻ 2 tuổi: 110 đập/phút. Trẻ 6 tuổi: 60 - 80 ÐẬP/PHÚT. SỐNHỊP đập này sẽ cao hơn bình thường khi trẻ khóc, hay hoạt động mạnh.

Khi Bé ốm, số nhịp đập sẽ không giống bình thường vì mạch ÐẬP SẼ YẾU HƠN.

Khám họng thế nào?

Ðối với trẻ nhỏ, cần phải có một người thứ 2 giúp sức thì bạn mới khám họng cho Bé được. Người này bế cháu bé trên lòng, cho mặt cháu hướng về phía ánh sáng, giữ tay chân cháu, để cháu tựa người vào mình rồi dùng 1 tay ấn nhẹ vào trán cháu để đầu cháu ngả về phía sau.

Người khám ngồi phía trước cháu bé, một tay làm Bé mở miệng ra, còn tay kia dùng cuống 1 chiếc thìa (muỗng) ấn lưỡi cháu bé xuống và bảo cháu kêu : "a... a...". Như vậy, bạn sẽ nhìn rõ a-my-đan ở họng Bé.

5. Làm gì khi bé sốt?

Không đắp hoặc cho trẻ mặc thêm quần áo

Chỉ mặc một bộ quần áo ngủ cho thoáng. Không đắp chăn dạ hoặc len. Nếu cần, chỉ đắp chăn đơn (như khăn trải giường). Nhiệt độ TRONG PHÒNG KHOẢNG 20OC LÀ VỪA.

Thuốc thường dùng

Hai thứ thuốc thường dùng để trị sốt và hạ nhiệt là thuốc aspirine (acide acétylsalicylique) và thuốc paracétamol. Cần để bác sĩ chỉ định liều lượng, nhưng cách dùng chung như sau :

- Lượng thuốc tính bằng số viên thuốc dùng trong 24 giờ phụ thuộc theo số cân nặng hoặc số tuổi của trẻ. Bạn cần nhớ lượng thuốc tối đa được dùng. Không được cho Bé uống quá lượng tối đa đó.

- Lượng thuốc này được chia thành nhiều phần để uống thành nhiều đợt trong ngày. Thí dụ: mỗi ngày uống 2 viên chia làm 4 lần, mỗi lần nửa viên.

Một số người lớn phạm sai lầm là cho trẻ uống hết cả liều 1 lần. Khi thuốc hết tác dụng, thân nhiệt của trẻ tăng cao đột ngột gây ra chứng co giật rất đáng ngại ở trẻ.

- Mỗi thứ thuốc có thể được trình bày dưới các dạng khác nhau như viên, đóng gói, sirô, viên đặt ở hậu môn v.v... Khi dùng, cần biết rõ mỗi viên, mỗi gói, mỗi thìa... tương ứng với lượng thuốc là bao nhiêu? Nhiều thuốc mang tên khác nhau nhưng trong thành phần cũng có aspirine hay paracétamol. Bởi vậy, cần đọc công thức của thuốc để khỏi cho uống nhiều thuốc cùng tác dụng.

- ASPIRINE CÓ trong các loại thuốc mang tên khác nhau như Catalgine, Juvépirine, Aspégic v.v...

Liều lượng thường dùng là 0,05 g/ngày cho 1 kg cân nặng. Không bao giờ được vượt quá 0,lg/ngày cho 1 kg eần nặng. Thí dụ: một đứa trẻ nặng 12 kg, có thể uống trong ngày (24 giờ) một lượng aspirine bằng 0,05 g x 12 = 0,6 g. Lượng thuốc trên được chia thành 6 lần uống. Mỗi lần uống 0,1 g cách lần sau 4 GIỜ, NGHĨA LÀ CỨ 4 GIỜ LẠI UỐNG 0,1 G ASPIRINE.

PARACETAMOL có trong các thuốc mang tên Efferalgan, Dolipran. Liều lượng thường là 0,02 - 0,03g (20 - 30 mg) cho mỗi kilôgam cân nặng, trong 24 giờ. Lượng thuốc này cũng được chia làm 6 lần uống, mỗi lần cách nhau 4 giờ.

Hiện nay, các bác sĩ có xu hướng cho dùng paracétamol nhiều hơn là aspirine vì paracétamol dễ được bộ máy tiêu hóa hấp thụ.

- Có thể dùng xen kẽ 2 thứ aspirine và paracétamol, 1 lần aspirine, 1 lần paracétamol. Như vậy, sẽ giảm được lượng thuốc của mỗi thứ.

Phương pháp hạ nhiệt từ bên ngoài

- NGÂM NƯỚC

- Nếu dùng thuốc rồi mà thân nhiệt vẫn chưa hạ xuống, có thể tắm cho cháu bé bằng nước có nhiệt độ thấp hơn thân nhiệt của Bé từ 1 - 2oC, trong thời gian 10 phút. Có thể cho cháu ngâm nước 2 - 3 lần trong ngày.

Nhưng, nếu thấy mặt Bé tái hoặc người run phải bế cháu ra khỏi nước; choàng khăn và lau khô ngay cho cháu.

- CHƯỜM NƯỚC ĐÁ

- Ðựng nước đá vào một túi vải hay cao su rồi đặt vào gáy, hoặc nách, háng, có đệm một lớp vải hay len. Có thể làm nhiều lần trong ngày và thay nước đá khi đã tan hết.

Nếu không có nước đá, đắp khăn tẩm nước mát lên trán CŨNG ÐƯỢC.

- NHỎ MŨI

- Nếu bác sĩ đã chỉ định dùng thuốc nhỏ mũi có kháng sinh, hãy dùng dụng cụ bóp - hút bằng cao su, rửa lỗ mũi cho Bé bằng dung địch sérum sinh học. Sau đó, dùng ống nhỏ giọt nhỏ thuốc vào lỗ mũi của cháu.

Sau khi dùng, phải rửa ống nhỏ giọt bằng cồn 90o.

Trước khi dùng thuốc nhỏ mũi, để thuốc vào một chén nước ẤM ÐỂ HÂM CHO THUỐC ẤM LÊN.

- XÔNG

- Ðổ nước nóng vào bồn tắm hay một chậu lớn rồi pha một thìa súp dầu khuynh diệp hoặc benjoin vào. Phòng tắm đóng kín để hơi bốc lên không bị thoát ra ngoài. Bế cháu bé trên tay hoặc để cháu chơi ở dưới sàn có trải khăn. Khoác một khăn tắm quanh người Bé, không cần mặc quần áo. Mồ hôi Bé sẽ ra nhiều. Hơi nước nóng có dầu sẽ thấm qua da được Bé thở hít vào phổi.

Sau khi Bé ra mồ hôi, quấn khăn quanh người rồi bế ra khỏi phòng tắm, lau khô người cho Bé. Chú ý không để Bé bị lạnh khi ra khỏi phòng. Phương pháp này rất tốt cho trẻ em bị sốt vì đau họng.

- THỤT

- Lấy nước đun sôi, để nguội, nhưng còn ấm. Cho thuốc đã được bác sĩ chỉ định vào nước. Nếu chỉ muốn cho Bé đi cầu được, cho 1/2 muỗng cà-phê thuốc bicarbonate de soude hoặc một muỗng cà-phê dầu ô-liu hay parafine nguyên chất vào nước khuấy nước cho thuốc tan.

Dùng ống bóp hút nước lên bôi trơn đầu ống, bằng vasơlin, đưa đầu ống từ từ vào hậu môn rồi bóp nhẹ ống cho nước từ từ vào ruột. Khi nước đã vào hết, rút ống ra và bóp 2 bên mông Bé cho khít lại để giữ nước trong 2 - 3 phút, rồi cho Bé ngồi bô để Bé "đi" ra.

6. Một số động tác chuyên môn.

ĐẮP GẠC ẨM

- Theo sự chỉ định của bác sĩ, nếu bạn cần đắp gạc lên một vết thương hoặc cái nhọt, lấy một miếng gạc ngâm vào nước ấm có pha cồn 90o (pha 1 thìa súp cồn vào 1 bát nước). Ðặt gạc lên nhọt và cứ 10 - 15 phút, lại làm lại.

ÐỨT TAY HOẶC VẾT THƯƠNG

- Việc đầu tiên là rửa vết thương. Rửa kỹ bằng xà phòng, không để đất, cát hoặc gai ở lại trong thịt. Sau đó bôi thuốc sát trùng, trước khi băng lại.

DÙNG BĂNG DÍNH (BĂNG KEO)

- Các loại băng dính có sẵn gạc và thuốc sát trùng đều có bán sẵn ở hiệu thuốc. Dùng loại băng này cũng phải thay hàng ngày. Nếu trong ngày, băng bị bẩn, PHẢI THAY CÁI KHÁC.

BUỘC BĂNG

- Nếu vết thương chảy máu, cần rửa sạch, bôi thuốc sát trùng, đắp một miếng gạc lên rồi lấy cuốn băng buộc lại. Không được buộc chặt để máu vẫn lưu thông được phải làm sao để chỗ có vết thương không vì buộc băng mà phồng lên tím lại, và sờ thấy lạnh.

Nếu buộc băng ở đầu, để khi ngủ băng không bị tuột ra đội cho trẻ một cái mũ lưới hay mũ ngủ.

NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH

- Khi chườm nóng cho các cháu bằng các dụng cụ bằng cao su, túi chườm v.v... phải xem cần thận nút của túi có kín không. Bọc một khăn ngoài túi chườm trước khi chườm cho trẻ. Có rất nhiều trẻ bi bỏng vì chườm. Ðối với những cháu nhỏ, không được dùng cồn, rượu long não hay rượu bạc hà để xoa vùng ngực nếu không có ý kiến và sự chỉ định của bác sĩ.

TIÊM CHÍCH CHO TRẺ

- Ðối với các trẻ sơ sinh, người ta tránh không tiêm mông mà chỉ tiêm vào bắp đùi. Công việc này nên để người khác làm, bố mẹ chỉ nên đứng bên cạnh để dỗ dành và an ủi cháu chứ không nên làm người phụ tá cho người làm đau cháu.

7. Dùng thuốc cho trẻ.

Bé bị sốt và bạn cho rằng cháu bị viêm họng. Lần trước anh Bé cũng bị như vậy, và bác sĩ đã cho uống thuốc. Loại thuốc này còn thừa, vẫn để trong tủ thuốc. Vậy, có nên cho Bé uống thuốc?

KHÔNG !

Vì có nhiều thứ bệnh khác nhau cũng bắt đầu làm cho họng viêm đỏ. Nếu bạn cho cháu uống thuốc như vậy, khi cần khám bệnh để điều trị cho cháu, bác sĩ sẽ gặp nhiều khó khăn, vì những triệu chứng ban đầu CỦA BỆNH CHÍNH ÐÃ BỊ THUỐC LÀM BIẾN MẤT RỒI!

Trong khi chưa có bác sĩ bạn có thể trị bệnh cho cháu như thế nào?

NẾU TRẺ:

BỊ SỔ MŨI:

- Nhỏ thuốc nhỏ mũi (sérum sinh học), dùng viên thuốc đặt ở hậu môn có thành phần dầu thông, DẦU KHUYNH DIỆP.

BỊ ĐI TƯỚT NHẸ:

- Trẻ trên 6 tháng: ngưng cho uống sữa, cho uống các dung dịch chống hiện tượng cơ thể mất nước (CÓ BÁN SẴN Ở HIỆU THUỐC), NƯỚC CÀ RỐT, KHOAI TÂY NGHIỀN, CHUỐI NGHIỀN.

BỊ TÁO BÓN:

- Dùng viên thuốc đặt ở HẬU MÔN HAY DẦU PARAFINE.

BỊ HO:

- Dùng si rô ho có thành phần THUỐC THỰC VẬT VÀ KHÔNG CÓ CODEINE.

BỊ GIẬT MÌNH, KHÓ NGỦ:

- Nước hoa CAM, LOÃNG.
Ngoài những loại thuốc và biện pháp vô hại trên, không được cho trẻ dùng bất cứ thuốc gì nhất là các loại thuốc kháng sinh và sulfamide, kể cả thuốc bôi ngoài da. Cần tránh cả các loại thuốc nhỏ mũi làm co tế bào màng mũi như Privine, Tizine, Naphtasoline...

Kể cả thuốc sốt aspirine cũng không được dùng tự do, không CÓ SỰ CHỈ ÐỊNH CỦA BÁC SĨ.

LIỀU LƯỢNG KHÁC NHAU, TÁC DỤNG KHÁC NHAU

Cần cho trẻ dùng thuốc đúng liều lượng, đúng cách dùng đã được bác sĩ chỉ dẫn.

Nếu trẻ không chịu uống thuốc hoặc uống không đủ liều lượng do bác sĩ chỉ định, cần phải báo cho bác sĩ để tìm cách điều trị khác. Vì uống không đủ liều, bệnh không khỏi.

Cần chú ý tuân theo đúng cách dùng thuốc: uống làm bao NHIÊU LẦN TRONG NGÀY? MỖI LẦN CÁCH NHAU BAO LÂU?

KHÔNG ĐƯỢC TỰ Ý TĂNG LIỀU LƯỢNG THUỐC!

Thuốc uống quá liều sẽ gây ngộ độc, tajo ra những phản ứng CƠ THỂ NHƯ MẨN ÐỎ, PHÁT BAN, CHƯỚNG BỤNG...

THÁI ÐỘ CỦA NGƯỜI LỚN KHI CHO TRẺ UỐNG THUỐC

Không những cần làm sao cho trẻ hiểu rằng phải uống thuốc để khỏi bệnh, mà người lớn cũng phải tin như thế để có thái độ cương quyết với trẻ. Một đứa trẻ phải uống thuốc sẽ nhìn vào thái độ cương quyết hay lưỡng lự của người lớn để tùy cơ ứng xử.

Tuy vậy, nên giải thích cho Bé hơn là dùng biện pháp mạnh. Không bắt buộc nhưng cũng không năn nỉ. Nên nói dịu dàng để Bé hiểu: việc uống thuốc là điều không thể khác được! Tránh không ép uống thuốc bằng sức mạnh, vì thuốc dù lỏng hay rắn, có thể xuống theo đường hô hấp vào PHỔI GÂY HẬU QUẢ RẤT NGUY HIỂM.

CÁC BIỆN PHÁP CHO TRẺ UỐNG THUỐC:

Nếu thuốc viên, tán ra thành bột rồi trộn với nước đường. Nếu thuốc có vị đắng, rất đắng, nên pha với mứt quả có vị chua hoặc mật, sôcôla, chuối nghiền. Nếu trẻ nhè ra, cần coi xem cháu đã uống được bao nhiêu để cho cháu uống thêm mà không quá liều lượng.

Tránh không trộn thuốc với các thức ăn thường ngày của Bé như sữa, súp v.v..., vì như vậy, sau này Bé nhìn thấy sữa sẽ sợ, không chịu bú nữa.

- Thuốc để trong viên bao không nên lấy ra vì có thể loại thuốc này cần phải để lọt xuống dạ dày rồi mới để cho tan.

- Si rô: Những thuốc loại si rô thường dễ uống. Trước khi uống, nên lắc đều chai đựng thuốc.

- Viên đặt ở hậu môn

- Cần làm viên thuốc ướt hoặc ngâm vào vasơlin trước khi nhét thuốc vào hậu môn trẻ. Sau đó, giữ mông trẻ KHÍT LẠI VÀI PHÚT ÐỂ THUỐC KHÔNG BỊ RƠI RA.

Thời gian chữa trị

Bé sốt 40oC, bác sĩ cho uống thuốc kháng sinh. Hôm nay, thân nhiệt của Bé đã xuống tới 36o8. Vậy, có cần phải uống thuốc nữa hay không?

Vẫn cần phải uống thuốc cho đủ liều lượng. Ðể trị khỏi bệnh bằng thuốc kháng sinh, phải tiếp tục dùng thuốc thêm một vài ngày, dù các triệu chứng bệnh đã mất. Thí dụ triệu chứng của bệnh viêm họng, hoặc ho là sốt, khi hết sốt không có nghĩa là đã hết bệnh. Muốn khỏi dứt bệnh, phải dùng thuốc từ 8 - 10 ngày. Nếu không dùng thuốc đủ liều lượng, có thể bị bệnh trở lại.

8. Tủ thuốc gia đình

Đặt tủ thuốc ở đâu?

Tủ thuốc cần đặt ở vị trí cao để trẻ không với tới được và phải có khóa. Trẻ nào cũng thích mở tủ. Khi thấy các hộp thuốc lọ thuốc nhỏ xinh, trẻ nào cũng muốn mở ra và nếm thử.

Những ống thuốc aspirine và các chai thuốc an thần mà nhiều người lớn vẫn coi thường, lại thường là những thủ phạm gây ra nhiều vụ ngộ độc nhất cho trẻ em :

Không nên để tủ thuốc ở những nơi ẩm hoặc nóng.

Trong tủ. thuốc nên có :

- Bông, gạc

- Băng buộc, băng dính (keo)

- Kéo

- Kẹp

- ỐNG THỤT

- 1 lọ sérum sinh học

- 1 bình thuốc sát trùng

- 1 ống cặp sốt

- 1 lọ xà phòng nước

- 1 hộp viên nhuận tràng loại đặt hậu môn

- 1 ống va-sơ-lin

- 1 ống aspirine hay paracétamol dạng viên, gói, hoặc loại đặt ở hậu môn như: Efferalgan, Dolipral...

Ngoài ra, có thể có một hộp băng cầm máu loại "Stop HÉMO": BĂNG + GẠC CÓ THẤM CHẤT CẦM MÁU.

Giữ thuốc thế nào?

Thỉnh thoảng, chúng ta nên coi lại các thứ thuốc ở trong tủ thuốc để xem loại nào còn dùng được, loại nào nên vứt đi, thứ nào đã dùng hết, phải mua bổ sung.

- Những ống thuốc tiêm (chích): nếu còn hộp thì hạn ngày còn dùng được, có ghi ở vỏ hộp.

- Loại thuốc kháng sinh và sulfamide: thuốc dùng thừa nên vứt đi vì những thuốc này khi dùng phải do bác sĩ chỉ định.

- Thuốc viên, viên con nhộng, gói: phải để ở nơi khô ráo.

- Thuốc nhỏ mắt: một khi đã mở rồi, chỉ dùng trong vòng 15 ngày.

- Thuốc mỡ: nếu bóp ống thuốc mỡ thấy có nước mà phần còn lại bị cứng: vứt cả ống đi. Những thuốc mỡ có chứa chất kháng sinh hoặc sulfamide chỉ dùng được trong vòng vài tuần.

- Chất bột: phải để ở nơi khô ráo.

- Dung dịch sérum sinh học: cần thay luôn.

- Sirô: khi đã mở, chỉ dùng được trong thời gian vài tuần lễ

- Viên đặt ở hậu môn: để nơi khô ráo.

Bác sĩ chuyên khoa Nhi

Có nhiều người tích rất nhiều loại thuốc trong tủ thuốc gia đình, nghĩ rằng như vậy sẽ ứng phó được với tình hình sức khỏe của con cái và cả mọi người trong gia đình.

Trẻ sốt? Cho uống thuốc kháng sinh! Da bị mẩn đỏ? Bôi thuốc mỡ! Mệt? Cho uống thuốc bổ! Khó ngủ? Cho uống thuốc an thần!

Hành động như vậy chưa đủ và đôi khi còn không có lợi vì đấy là sự cố gắng xóa dấu vết các triệu chứng một căn bệnh nào đó chưa được biết.

Các bác sĩ chuyên môn, cần nhìn vào các triệu chứng đó để xác định được bệnh và quyết định cho Bé dùng thuốc gì để

ĐIỀU TRỊ BỆNH.

Trong mấy năm đầu, người bác sĩ rất cần cho trẻ, kể cả các cháu khỏe mạnh. Vì ngoài việc chữa bệnh, bác sĩ còn có nhiệm vụ quan TRỌNG NỮA LÀ

PHÒNG BỆNH. CHO tới 6 tuổi, các cháu cần phải được bác sĩ theo dõi sức khỏe, kiểm tra sự phát triển về mọi mặt, tiêm chích phòng bệnh và chữa bệnh.

Ở mọi thành phố và tỉnh đều có các bác sĩ chuyên trị các bệnh trẻ em và các bệnh viện có khoa nhi riêng biệt, bạn nên tìm biết các địa chỉ đó để đưa các cháu tới khám sức khỏe định kỳ và khám bệnh khi cần thiết.

9. Cuốn sổ sức khỏe của Bé.

Mỗi trẻ em cần được bố mẹ lập cho một cuốn sổ sức khỏe. Sổ này có bán sẵn ở các trung tâm y tế tại khoa nhi, hoặc có thể phải làm lấy. Bố hoặc mẹ các cháu sẽ ghi lại tất cả các điều có liên quan tới Bé từ ngày mẹ Bé mang thai, ngày sinh, số cân nặng, chiều cao ở CÁC ÐỘ TUỔI CỦA BÉ, NGÀY MỌC RĂNG nào, ngày bắt đầu chập chững biết đi, ngày phải uống thuốc trị bệnh gì, các bệnh đã mắc phải do bác sĩ chẩn đoán, các lần phải vào bệnh viện hoặc phải chữa trị đặc biệt...

Tất cả những điều được ghi trên, như một thứ lý lịch về sức khỏe của cháu bé, sẽ giúp cho bác sĩ tìm được cách phòng bệnh, trị bệnh và săn sóc sức khỏe cho cháu bé một cách đắc lực.

10. Khi Bé nằm bệnh viện.

Ngày nay, việc một trẻ em phải nằm lại bệnh viện không còn là mộđiều đáng lo lắng lắm. Bé nằm lại bệnh viện vì bị ốm, nhưng chưa chắc vì căn bệnh trầm trọng, sở dĩ bác sĩ muốn giữ Bé nằm viện là để dễ theo dõi và có điều kiện làm một số xét nghiệm mà thôi.

Khác với thời trước, khi vào viện Bé phải tách rời với gia đình, ngày nay, các bác sĩ và nhân viên bệnh viện lại mong bệnh nhân có bố, mẹ hay người nhà ở lại để săn sóc. Như vậy trẻ em vừa được ăn uống đầy đủ, vừa được yên tâm về mặt tinh thần. Sự cộng tác giữa những người có chuyên môn về khoa chữa trị với gia đình bệnh nhân, có tác dụng rất tốt đối với người bệnh.

Cùng ở lại với con trong bệnh viện, các bà mẹ có thể hỏi y tá hoặc nhân viên phục vụ cháu, về:

- Nhiệt độ của cháu, dạng phân, tình hình sức khỏe nói chung... như thế nào là tốt để dự đoán về tình hình sức khỏe của cháu.

Có thể hỏi trực tiếp bác sĩ điều trị về:

- Căn bệnh của cháu bé.

- Sự diễn biến của bệnh sẽ như thế nào để biết trước.

- Sự điều trị sẽ lâu hay chóng ?

- Chế độ ăn uống của cháu cần như thế nào để dễ săn sóc.
Đi dân nhớ, ở dân thương!

Sao_Online

II

Những vấn đề liên quan đến từng phần thân thể


A. ÐẦU

1. Thóp.

Thóp là vùng mềm giữa các xương sọ bên trên trán của trẻ SƠ SINH. THÓP SẼ CỨNG LẠI Ở KHOẢNG từ 8 tới 18 tháng tuổi: các xương sọ lúc đó sẽ liền lại. Nếu cháu bé đã ngoài 2 tuổi mà thóp vẫn còn mềm, bà mẹ cần nói cho bác sĩ biết. Ngược lại nếu mới trong 1, 2 tháng đầu mà cháu bé đã không còn thóp nữa, thì đấy cũng là điều bất thường, có ảnh hưởng không hay tới sự phát triển của đứa bé.

Các bà mẹ thường thấy thóp căng ra khi cháu bé khóc: đó là việc bình thường. Cả hiện tượng nhìn thấy và sờ thấy thóp phập phồng cũng vậy.

Thóp lúc nào cũng phải dẹt và đàn hồi. Nếu thóp bị phồng căng lên thì là hiện tượng bất thường: Bé có thể bị bệnh ở màng óc. Nếu thóp hõm xuống là biểu hiện cơ thể bé thiếu nước.

Nếu vì một tai nạn nào đó mà thóp bị va mạnh hoặc tổn thương, phải đưa bé vào bệnh viện ngay.

2. Vẩy trên đầu.

Nếu đầu cháu có những vẩy nhỏ, phải bôi va-dơ-lin lên mỗi chiều rồi hôm sau gội đầu cho cháu bằng loại xà bông nhẹ (shampoing). Nếu không khỏi, cần hỏi các bác sĩ da liễu.

3. Bệnh viêm màng não.

Ngày nay, bệnh viêm màng não là một bệnh đáng ngại, tuy rằng việc chẩn đoán và phát hiện bệnh có nhiều điều kiện để thực hiện được nhanh hơn trước.

Một triệu chứng rõ nhất ở trẻ sơ sinh là khi các cháu bị bệnh viêm màng não thì thóp bị căng và phồng lên: cần phải đưa cháu đi bệnh viện hoặc tới bác sĩ ngay.

Những triệu chứng ở các cháu lớn là nôn ói nhiều, phọt ra thành tia, sốt, đau đầu và đặc biệt là hiện tượng bị cứng gáy không thể gập cổ lại, để cằm đụng được ngực như ngày thường giống với mọi NGƯỜI. Ở BỆNH VIỆN, NGƯỜI ta thường phải lấy nước tủy để xét nghiệm xem cháu bị bệnh do vi trùng HOẶC VI RÚT.

Bệnh viêm màng não do vi trùng

- Làm cho nước tủy của cháu bé bị bệnh có mủ. Cháu bé càng nhỏ thì bệnh càng nguy hiểm. Một số vi trùng có thể là nguyên nhân của bệnh này như vi trùng bệnh phổi (phế cầu trùng), liên cầu trùng, hoặc hémophilus (xem mục 210: hémophilus là gì?). Bệnh này có thể xuất hiện thành dịch. Trong thời gian có dịch, người ta có thể lấy chất mẫu ở họng những trẻ nghi bị bệnh để xét nghiệm và phát hiện những trẻ có mang vi trùng. Ðối với những người có tiếp xúc với người bệnh và các trẻ bị bệnh, bác sĩ thường cho uống thuốc kháng sinh hoặc thuốc sulfamide trong 5 ngày liền để trị hoặc phòng bệnh.

Hiện nay, đã có thuốc tiêm phòng vi trùng hémophilus, nhưng chưa có thuốc phòng bệnh hữu hiệu đối với màng não cầu.

Bệnh viêm màng não do vi rút
Đi dân nhớ, ở dân thương!

Sao_Online

B. CỔ

28. Tật vẹo cổ bẩm sinh.

Cháu bé có thể bị tật vẹo cổ ngay trong những tuần lễ đầu tiên: đầu cháu bé nghiêng xuống một bên vai trong khi cằm lại quay về hướng khác.

Nguyên nhân gây ra chứng này do các bắp thịt cổ ức đòn chũm có tật nên kéo cổ và đầu về một phía. Ðôi khi người ta có thể nắn thấy một cục cứng ở chỗ bắp thịt có tật đó.

Người ta có thể chữa chứng này bằng phương pháp vận động trị liệu, hoặc tiến hành một cuộc phẫu thuật ở dây chằng của bắp thịt. Chứng này cũng có thể là do có tật ở xương sống cổ. Tuy nhiên trường hợp này hiếm thấy hơn.

29. Tật vẹo cổ ở trẻ em

Ở trẻ em đã lớn hơn một chút, tật vẹo cổ có nhiều nguyên nhân khác nhau: nhiều khi do một chấn thương nào đó mà người lớn không biết, hoặc do ảnh hưởng tư thế nằm của các cháu khi ngủ. Mắt lác cũng có thể làm các cháu vẹo cổ đi để nhìn cho rõ; hoặc bệnh viêm họng làm nổi hạch ở cổ, việc dùng thuốc như thuốc Primpéran chống nôn - làm co các cơ bắp ở cổ đều cũng có thể là nguyên nhân.

Nếu cháu bé vẹo cổ vì những nguyên nhân trên thì không cần phải chữa trị, tật vẹo cổ của cháu cũng sẽ hết sau một vài ngày.

Nếu tật này kéo dài, cần tới bác sĩ để xét nghiệm tìm những nguyên nhân có liên quan tới hệ thần kinh hoặc bệnh thấp khớp.

30. Tuyến giáp.

Tuyến Giáp có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển toàn bộ cơ thể của trẻ em. Nếu thiếu tuyến này hoặc tuyên phát triển không bình thường, lượng hoóc-môn Giáp tiết ra không đủ cung cấp cho cơ thể sẽ dẫn tới các chứng: chậm phát triển về chiều cao và về trí khôn. Bởi vậy, cần phải chú ý phát hiện bệnh càng sớm càng tốt vì việc chữa trị bằng hoócmôn Giáp tiến hành càng sớm chừng nào càng tốt chừng ấy cho sự phát triển của cơ thể và trí tuệ.

Những triệu chứng của căn bệnh về tuyến giáp có thể thấy ngay trong những tuần lễ đầu tiên của cháu bé: cháu không hoạt động, không kêu, không khóc, không đòi ăn, ngủ nhiều và ít cựa quậy. Lưỡi bé lớn khác thường khiến cháu khó ngậm vú hoặc tu bình sữa, cháu đi táo, da tái và lạnh.

Nếu chụp X-quang, bác sĩ sẽ thấy những dấu hiệu bộ xương bị dị dạng hoặc chậm phát triển. Nhưng muốn xác định bệnh một cách chắc chắn để tiến hành chữa trị, cần phải xác định lượng hoóc-môn Giáp trong cơ thể. Việc sử dụng các chất sát trùng có iốt cho sản phụ và cho các cháu bé mới sinh có thể ảnh hưởng tới việc thử nghiệm dẫn tới những kết quả dương tính sai. Bởi vậy, người ta không dùng cồn iốt hoặc Bétadine trong lúc đỡ đẻ nữa.

Ngược lại với việc thiếu hoócmôn Giáp, lại có các cháu bé có dư hoóc-môn này, thường là bị di truyền từ mẹ . Những triệu chứng của bệnh dư hoócmôn giáp là: mắt lồi, bướu cổ, [em xin lỗi, em là người chửi bậy] chảy và mạch nhanh.

31. Amiđan.

Amiđan là một cục thịt nhỏ nhìn thấy dễ dàng ở cuối vòm họng, từ trên rũ xuống, rất hay bị viêm. Người ta chưa xác định được rõ ràng vai trò của cục thịt này; nhưng hình như vị trí của nó là để ngăn cản vi trùng và virút thâm nhập vào trong cơ thể qua đường miệng.

32. Viêm amiđan - Viêm họng.

Thông thường, trẻ sơ sinh ít khi bị viêm Amiđan. Các cháu ở ÐỘ TUỔI TỪ 2 - 3 TUỔI HAY BỊ HƠN. NẾU bị viêm, cục amiđan sưng lên, tấy đỏ hoặc có những chấm trắng, cháu bé sốt cao, nuốt khó và có hạch ở cổ, sờ vào cháu sẽ khóc vì đau.

Viêm amiđan là do liên cầu khuẩn hoặc vi trùng, phổ biến là loại liên cầu khuẩn (streptocoque). Trong trường hợp này, hiện tượng đau rát loang rộng cả vùng họng, cần chú ý chữa trị vì có thể biến chứng thành viêm khớp hoặc viêm thận.

Nhiều chứng bệnh của trẻ em bắt đầu từ viêm họng do loại liên cầu khuẩn sinh ra độc tố. Viêm họng dạng bạch hầu càng ngày càng hiếm thấy vì các trẻ em đã được chủng ngừa. Bị bệnh này, trẻ không sốt cao nhưng mất sức nhanh, trong họng thấy có những màng trắng, dầy, dính vào các amiđan.

Ðể chữa trị chứng viêm họng, bác sĩ thường lấy một ít màng nhầy ở họng cùng một mẫu máu để xét nghiệm. Ðồng thời cho các cháu uống ngay thuốc kháng sinh để ngăn chặn các biến chứng do trùng liên cầu khuẩn gây ra.

Viêm họng là một chứng bệnh nhẹ, thường sẽ khỏi trong vài ba ngày. Nhưng, điều đáng chú ý là hay bị đi bị lại nhiều lần.

33. Phẫu thuật cắt amiđan.

Cắt amiđan là một tiểu phẫu thuật không có điều gì đáng lo ngại nếu sau khi cắt các cháu được săn sóc và theo dõi cẩn thận. Chỉ cắt amiđan cho các cháu từ 4 - 5 tuổi trở lên.

Trước kia, bác sĩ hay khuyên cắt amiđan. Bây giờ, việc cắt amiđan chỉ thực hiện trong những trường hợp cần thiết như đứa trẻ bị viêm họng luôn luôn, nhiều lần trong một năm, cục amiđan phát triển to tới độ làm cho cháu bé khó thở, bị đau khớp nặng, bị viêm thận hoặc để đề phòng các biến chứng có thể xảy ra tiếp.

Nên chú ý rằng những trường hợp amidan lớn không có nghĩa là bị viêm nặng.

Trước kia, người ta thường tránh cắt amiđan cho các cháu hay bị dị ứng. Ngày nay người ta không chú ý nhiều tới điều này nữa.

34. V.A.

Ngoài những amiđan nhìn thấy rõ ở họng trẻ em (amygdale) còn một cục thịt nữa ở cuối lỗ mũi, sau vòm miệng có tác dụng bảo vệ đường hô hấp chống lại sự xâm nhập của vi trùng và vi rút.

Nếu cục thịt này bị nhiễm, bản thân nó lại là nơi tập TRUNG CÁC VI TRÙNG VÀ VI RÚT Ở NGAY NGÃ BA TAI-MŨI-HỌNG và trở thành nguyên nhân của các chứng bệnh về tai-mũi-họng và đường hô hấp.

Kết quả là mũi có thể thường xuyên bị nghẹt làm cháu bé phải thở bằng miệng, ngáy, nói giọng mũi, ho lâu khỏi, sốt 37 - 38oC, buổi sáng có thể đã sốt 38oC, bị hạch, chậm lớn, không chịu ăn, hay quấy.

Trường hợp này, bác sĩ chuyên khoa tai-mũi-họng hay đề nghị tiến hành một phẫu thuật hoặc thủ thuật chuyên môn nhỏ. Cháu không cần phải nằm viện.

Tuy thủ thuật này thực hiện nhanh, nhưng không làm được cho các cháu dưới 1 tuổi.

35. Viêm vòm họng.

Sau mũi, có một điểm gặp chung của các đường tới từ miệng, mũi và tai. Nếu điểm này bị nấm, hoặc viêm, trẻ sẽ bị ho.

36. Viêm thanh quản.

Chúng ta thường nhận định chung rằng một cháu bé bị viêm thanh quản khi cháu ho ra tiếng khô như chó sủa, từng tiếng một và bị khó thở. Tuy vậy, nên phân biệt 2 loại viêm thanh quản theo các triệu chứng sau:

- Cháu bé đột nhiên bị ho và thở rất khó vào ban đêm vì thanh quản của cháu bị co thắt lại. Sự co thắt này có thể sẽ hết sau vài giờ nhưng rồi sẽ tái lại.

- Loại viêm thanh quản thứ 2 gây ra bởi một loại virút. Bệnh khi bắt đầu không đột ngột nhưng tiến triển ngày càng nặng thêm. Trường hợp này, phải đưa cháu bé vào bệnh viện ngay, vì nghiêm trọng hơn trường hợp trên nhiều.

Trong khi bác sĩ chưa tới hoặc chưa cho cháu đi bệnh viện nếu có điều kiện, làm tăng độ ẩm của không khí sẽ có lợi cho cháu bé.

37. Bệnh bạch hầu.

Bạch hầu là một bệnh rất nguy hiểm, ngày nay đã bị loại trừ một phần lớn do phương pháp tiêm phòng bệnh. Những trẻ em không tiêm phòng bệnh, khi mắc bệnh, cổ họng bị đau, có một lớp màng trắng, dầy, dính, ngày càng phát triển làm cho trẻ thở khó. Ðồng thời, cháu bé bị mệt, người nhợt nhạt, mạch nhanh dù thân nhiệt không tăng nhiều.

Khi trẻ không tiêm phòng bệnh hoặc tiêm không đủ liều lượng mà có các hiện tượng trên, cần phải đưa tới bệnh viện ngay. Bác sĩ sẽ lấy một ít mẫu ở họng để xét nghiệm xem có vi trùng bạch hầu không.
Đi dân nhớ, ở dân thương!

Sao_Online

C. NGỰC

38. Nghẹt thở do có vật lạ trong đường hô hấp.

Có nhiều trường hợp Bé bị ngạt thở:

Bi ngạt vì nằm ngủ dưới lớp chăn nên bị thiếu không khí hoặc Bé bị nghẹt thở vì nuốt một vật và vật đó nằm ngáng trên con đường hô hấp. Thí dụ Bé nuốt một củ lạc hoặc một mẩu đồ chơi. Kết quả là Bé bị tắc thở ngay hoặc bị tắc thở dần dần vì vật nuốt mỗi lúc lại bịt kín hơn con đường hô hấp.
Trong trường hợp sau, cháu bắt đầu ho, rồi thở khó nhọc, mỗi lần thở lại có tiếng rên hoặc rít. Mặt Bé sạm dần lại rồi Bé ngưng, KHÔNG THỞ NỮA.

D. BỤNG

51. Bụng to.

Các cơ bắp của trẻ em dưới 4 - 5 tuổi thường còn mềm. Bắp thịt ít phát triển nên toàn bộ vòm bụng yếu. Khi Bé ở tư thế đứng, bụng Bé phồng ra phía trước, rốn lồi, lưng có thể hơi cong.

Bởi vậy, tùy theo số tháng và độ tuổi của các cháu mà ta lựa chiều bế cháu. Các bà mẹ nên hỏi bác sĩ về việc cho các cháu tập thể dục để luyện tập cơ bụng, ngay từ lúc nhỏ.

Bụng to cũng có thể là vì cho các cháu ăn nhiều chất bột quá và thiếu vitamin D.

Nếu cháu bé bụng to mà lại có các triệu chứng khác kèm theo như: phân không bình thường, không tăng trọng và ngưng phát triển cả về chiều cao, thì cháu có thể đang mắc một số bệnh của bộ máy tiêu hóa, cần đưa đến bác sĩ xem bệnh.

52. Cuống rốn bị đỏ hay chảy nước.

Ðối với các trẻ sơ sinh, cần phải đặc biệt chú ý tới rốn của các cháu trong 15 ngày đầu. Ngày nào cũng phải thay băng quấn rốn. Nếu thấy rốn ướt, đỏ, cần báo ngay cho bác sĩ biết.

Các hiện tượng rốn chảy máu hay có mủ cũng vậy, kể cả trong ngày thứ 6 hay thứ 7, là ngày cuống rốn rụng. Nếu rốn có những vệt đỏ nhỏ, bác sĩ có thể dùng nitrát bạc chấm vào. Trong khi khóc, nếu rốn Bé hơi lồi lên là chuyện bình thường.

53. Lồi rốn - Thoát vị bẹn.

Một số trẻ sơ sinh khi khóc, rốn lồi to lên. Hiện tượng này không có gì đáng lo ngại. Tuy rốn như vậy, nhưng sẽ không bao giờ bị thắt, và sẽ tự hết khi cháu lớn lên.

Nhiều bà mẹ chữa cho các cháu như sau: bọc một đồng tiền vào trong một lớp gạc rồi lấy băng, băng dính lên rốn cháu.

Tuy vậy, nếu trường hợp phần lồi lớn quá và mấy năm sau cũng không giảm bớt thì cần phải qua một cuộc phẫu thuật nhỏ.

THOÁT VỊ BẸN BÊN TRÁI HOẶC BÊN PHẢI BỘ PHẬN SINH DỤC

Hiện tượng này thường xảy ra với cháu trai. Cháu bé gái cũng có thể bị, nhưng ít hơn.

Với cháu trai, người ta thấy một cục cứng ở bẹn, nhiều khi ở ngay bìu. Bác sĩ chữa trị bằng cách băng chặt điểm đó lại và cũng có thể sẽ phải phẫu thuật tiếp theo.

Nếu là cháu gái thì đó là triệu chứng của sự thoát vị buồng trứng, cần phải phẫu thuật ngay. Không được băng hoặc ép vì có thể LÀM VỠ BUỒNG TRỨNG.

THOÁT VỊ BẸN NGHẸN

- Nếu chỗ lồi cứng và đau ấn không lên nữa có thể bắt đầu chườm nóng cho cháu và cho cháu uống thuốc an thần. Nếu không có hiệu quả, cần phẫu thuật cấp cứu.

54. Ðau bụng ở trẻ sơ sinh.

Trong mấy tháng đầu, Bé hay khóc và có dấu hiệu như đau bụng. Có lúc khóc thét, trong vài phút hoặc có thể vài giờ, mặt tái đi, khua tay khua chân biểu hiện Bé bị đau. Nhưng sau khi đi được một ít phân hoặc xì được hơi ra (đánh rắm), cơn đau dịu đi và cháu bé đột nhiên thôi khóc.

Những cơn khóc của Bé như thế thường xảy ra trong những tuần lễ đầu, sau khi bú vào quãng chiều, không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của Bé. Bé vẫn tiếp tục lớn đều.

Nguyên nhân của những cơn khóc này vẫn chưa rõ. Người ta chỉ dự đoán có thể là Bé bị đầy hoặc rối loạn tiêu hóa; hoặc Bé chợt thấy lạ với quang cảnh xung quanh nên sợ hãi; hoặc vì lượng hơi do sự tiêu hóa sinh ra ở trong bụng bị dồn nén chưaa thoát ra được làm Bé khó chịu.

Việc xác định bệnh cho Bé bao giờ cũng là một việc khó khăn. Gặp những trường hợp Bé khóc làm bà mẹ lo âu, bác sĩ sẽ xét đoán, loại dần những nguyên nhân để chọn lấy một nguyên nhân phù hợp với trạng thái của Bé. Ngoài ra, cũng có thể để ý xem cháu có bị viêm tai, viêm da, viêm màng não hoặc các bộ phận vùng bụng, đặc biệt là xem có bị lồng ruột không.

55. Ðau bụng và vùng bụng.

Ðau bụng là hiện tượng thường gặp ở trẻ em mà cũng là chứng khó xác định bệnh nhất, vì có rất nhiều nguyên nhân khiến các cháu bị đau bụng: từ khả năng các cơ quan nội tạng bị đau tới sự hoạt động của các cơ quan bị trục trặc; có khi cần phải phẫu thuật ngay mà có khi lại chỉ vì một nguyên nhân tâm lý nào đó.

Tuy vậy, người lớn nên biết, khi có hiện tượng gì thì cần phải mang Bé đi cấp cứu hoặc đi phẫu thuật ngay: đó là các trường hợp Bé đang khỏe mạnh bỗng bị đau dữ dội; đau ở một điểm xác định; đau khiến Bé phải nằm một chỗ; đau kèm theo sốt và nôn. Những hiện tượng này có thể liên quan tới đau ruột thừa, bị lồng ruột, bị tắc ruột, v.v...

Nếu sau vài giờ, Bé vẫn chưa hết đau thì cần phải mời bác sĩ tới hoặc đưa cháu đi bệnh viện. Nhiều khi, những triệu chứng tương tự giống như trên lại là những chứng bệnh chẳng hề cần tới phẫu thuật. Thật vậy một số bệnh dịch theo mùa như cảm cúm, viêm phổi hoặc viêm vùng phổi cũng có thể gây đau bụng. Ngoài ra, các bệnh gan, ống tiểu, sốt xuất huyết kèm theo chứng táo bón nhất thời hoặc lặp đi lặp lại đều có thể làm đau bụng. Các cháu còn có thể bị đau bụng vì giun, sán....
Về hiện tượng đau vùng bụng, các bác sĩ thường nhận xét thấy: trẻ thỉnh thoảng lại kêu đau bụng, tuy kêu đau nhưng cháu chịu được và việc này đã xảy ra trong một thời gian dài. Xem như vậy thì rất có thể, đây chỉ là một vấn đề tâm lý. Bởi vậy, chữa bằng thuốc thang khỏi được. Hiện tượng này có những đặc điểm:

* Trẻ thường kêu đau quặn vùng rốn vào buổi sáng, bữa cơm trưa rồi tới chiều thì khỏi;
* Trẻ có thể thấy đau từng đợt nhiều ngày rồi lại khỏi.
* Tuy kêu đau, nhưng vẫn chơi;
* Khi đau, trẻ có thể kém ăn hoặc kém ngủ.

Trẻ đau như thế thường hay làm nũng, nhút nhát, muốn gần bố mẹ và ngại đến trường v.v...
Muốn tìm nguyên nhân đau bụng của trẻ em, thường phải tiến hành một cuộc khám sức khỏe toàn diện, làm một số xét nghiệm nước tiểu; xét nghiệm phân để tìm trứng giun, X quang ruột, siêu âm ở bụng v.v...

Nếu tất cả các việc làm trên không có kết quả gì, nên đưa cháu bé tới một chuyên gia tâm lý.
Riêng người lớn- thường cưng chiều và tỏ ra thương khi cháu kêu đau - không nên tỏ thái độ lo lắng quá của mình. Nên cố làm ra vẻ như sự việc chẳng có gl là quan trọng cả. Thái độ như thế, tuy có làm cho các cháu chán nản, nhưng lại khiến cho các cháu chóng khỏi bệnh... tưởng.

56. Ðánh rắm (xì hơi ruột).

Bé hay đánh rắm, nhưng tăng cân đều, như vậy là không có gì đáng lo ngại cả. Chỉ cần bà mẹ chú ý giữ gìn chế độ ăn uống của Bé sao cho không đừ quá nhiều chát bột, chất hạt, và chất đường. Những chất trên nếu dư thừa, không tiêu hóa hết trong bộ máy tiêu hóa của Bé sẽ bị lên men, gây đầy hơi và đôi khi thành bệnh [em xin lỗi, em là người chửi bậy] chảy.

Ngược lại, nếu Bé bị táo bón cũng cần có biện pháp để Bé đi tiêu được dễ dàng hơn.

57. Không tiêu - Ðầy bụng.

Ðối với trẻ em, từ các cháu sơ sinh tới các trẻ lớn, việc xác định xem có phải cháu bị đầy bụng không là rất khó. Vì những triệu chứng bệnh của các cháu thường chung chung như: nôn ói, đau bụng và sốt. Những triệu chứng này cũng có thể đi từ việc ăn không tiêu đến bệnh viêm GAN SIÊU VI TRÙNG B HOẶC BỆNH viêm ruột thừa.

Bởi vậy, nếu trong vòng 24 giờ mà không thấy cháu đỡ thì phải đưa cháu tới bác sĩ để được khám cẩn thận.

58. Táo bón.

Khi đứa trẻ [em xin lỗi, em là người chửi bậy] khó, phân cứng, khô hoặc đi thành từng viên nhỏ, 2 hay 3 ngày mới đi tiêu một lần, thì cháu bị đi táo hay táo bón.

Cũng nên lưu ý rằng, phần cứng như vậy là táo bón rồi, nhưng một số cháu 2 ngày mới đi tiêu được một lần là chuyện bình thường.

ÐỐI VỚI CÁC CHÁU SƠ SINH: táo bón hay những là do chế độ ăn - nếu cháu bú sữa mẹ dù đi 2 ngày một lần, phân cháu vẫn mềm. Nếu cháu không đi tiêu được, có thể vì 2 nguyên nhân: hoặc là cháu bú chưa đủ no hoặc là vì mẹ bị táo bón và cháu cũng bị ảnh hưởng.

Trong trường hợp đầu, cháu bé chậm lớn, thường khóc sau khi bú xong: phải cho cháu bú bình thêm, theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Trường hợp thứ 2, bà mẹ phải cải tiến chế độ ăn uống của mình như thêm rau và trái cây, nhưng tránh uống các loại thuốc tẩy hoặc nhuận tràng.

Ðối với các cháu bé được nuôi bằng sữa hộp, việc bị táo bón là chuyện khó tránh, dù các bà mẹ đã cất công chọn loại sữa có tiếng, có tín nhiệm, pha đúng như chỉ dẫn, cho ăn đúng liều lượng v.v... Nếu cháu bi táo bón nhiều, bác sĩ có thể chỉ dẫn cách pha chế sữa của cháu sao cho có chất a xít nhiều hơn. Nếu cháu nhỏ dưới 3 tháng tuổi, nên tăng lượng nước trái cây (cam) vào sữa. Nếu bé lớn hơn, có thể cho ăn thêm nước súp rau, uống nước suối, nước khoáng và một số thuốc nhuận tràng nhẹ.

- CÓ THỂ thay đường bằng mật ong hoặc kẹo mạ.

- Cho các cháu uống nhiều nước hơn. CƠ THỂ CHÁU CÓ THỂ BỊ MẤT NHIỀU NƯỚC vì trong nhà nóng quá.

HIỆN TƯỢNG TÁO BÓN Ở các cháu lớn cũng giống như ở người lớn. Ðể rõ nguyên nhân, chúng ta hãy theo dõi quá trình di chuyển của thức ăn trong bộ máy tiêu hóa:

Sau khi được nuốt vào bụng, thức ăn lưu lại ở DẠ DÀY TỪ 2 - 4 GIỜ, RỒI ÐI XUỐNG ruột. Quãng đường ở ruột gồm 6m ruột non và 1,5m ruột già ởNGƯỜI LỚN. Ở các cháu nhỏ, con đường này ngắn hơn nhưng tỷ lệ về chiều dài giữa ruột già và ruột non vẫn thế. Thời gian thức ăn qua ruột từ 10 tới 20 giờ. Trong suốt thời gian này, các thành ruột hấp thu hết các chất dinh dưỡng trong thức ăn để bồi dưỡng cơ thể. Những gì còn lại được đưa xuống ruột già, tạo ra phân, gồm các chất cặn bã phần lớn là các chất xơ có trong vỏ trái cây, trong rau bị dồn ép lại ởPHẦN CUỐI RUỘT. TÙY THEO LOẠI CHẤT BÃ, KHỐI LƯỢNG NHIỀU hay ít cùng với sự hoạt động của cơ thể mà thức ăn và các chất bã di chuyển nhanh hay chậm trong bộ máy tiêu hóa. Nếu cuộc hành trình này lâu quá, các chất tạo phân bị mất nước làm phân sẽ bị khô.

Bởi vậy, để tránh táo bón, nên chọn các thức ăn nào có thể di chuyển nhanh và tạo chất bã nhanh như: sữa chua, trái cây, rau, chất hạt. Các loại sữa bò, sữa cô đặc và các thực phẩm để lại ít chất bã như đường, sô-cô-la, thịt di chuyển trong ruột chậm hơn.

CÓ MỘT SỐ hiện tượng kèm theo chứng táo bón của các cháu như: sốt, không chịu ăn, mệt. Thường các cháu bị táo bón lại không chịu đi ị vì đau, nên phân đã cứng lại khô thêm.

Một số yếu tố tâm lý như lo lắng, sợ hãi cũng có thể gây ra sự táo bón. Bởi vậy, không nên để các cháu nhỏ bị ảnh hưởng bởi những biến động căng thẳng trong gia đình.

ĐỐI VỚI TRẺ EM BỊ TÁO BÓN, NÊN:

- Cho các cháu uống nhiều khi ăn cũng như ngoài bữa ăn;

- ĂN NHIỀU trái cáy chín và rau xanh.

- Thay bơ, mỡ bằng dầu thực vật để trộn sà lách.

- Bỏ sô-cô-la và thay đường bằng mật ong.

Các loại thuốc nhuận tràng phải dùng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Không nên để trẻ em bị táo báo đền mức hơn 2 ngày không đi tiêu. Ðối với các cháu bé, nhiều khi chỉ cần dùng dụng cụ nhúng vào glyxerine thông hậu môn hoặc một thìa cà phê parafin là đủ. Nhiều khi, chỉ cần lấy chiếc ống cặp sốt đưa vào hậu môn cháu bé, cũng làm cháu đi được.

Những việc làm trên chỉ là những biện pháp kích thích cho cháu bé đi tiêu được chứ không chữa được bệnh táo bón.

Cháu nhỏ bị táo sẽ không thích ăn và có thể hơi sút cân, nhưng không nên vì thế mà người lớn lo lắng quá đáng làm cho cháu càng thêm sợ hãi; khi đi tiêu, do phân cứng cháu có thể hơi đau nên ngại rặn. Ðối với các cháu đã biết nhận xét, không nên mắng các cháu vì việc này. Hàng ngày cho cháu ngồi bô đúng giờ quãng 10 phút và làm như không chú ý tới cháu để cháu tự thực hiện công việc của mình.

59. Ði tướt hay tiêu chảy, tiêu chảy cấp tính.

Ði tướt hay tiêu lỏng, tiêu chảyở trẻ em có nhiều mức: phân mềm nhưng vẫn có khuôn, phân nát, phân lỏng có lẫn thức ăn không tiêu hóa được, phân chỉ là chất lỏng.

Cách chữa trị tùy vào trạng thái bệnh nặng hay nhẹ , đi nhiều hay ít, lứa tuổi bao nhiêu trong quãng từ 18 tháng đến 3 năm.

VỚI BÉ SƠ SINH BÚ MẸ

- Nếu Bé đi mỗi ngày 5 - 6 lần hay nhiều hơn nữa thì cũng là việc bình thường. Phân của BÉ NHƯ THẾ NÀO LÀ TÙY Ở CHẤT sữa của mẹ. Nếu Bé vẫn chịu bú và tăng cân đều thì không có gì phải lo ngại. Mẹ của Bé vẫn có thể yên tâm cho con bú, nhưng chú ý không được UỐNG THUỐC TẨY, THUỐC NHUẬN.

VỚI BÉ BÚ BÌNH

- Nếu Bé bú sữa ở bình mà bị tiêu chảy thì phải cẩn thận ngay từ đầu, tránh để Bé bị mất nước và các chất muối khoáng nhiều.

Nếu Bé đi nhiều lần trong một giờ thì dù sắc thái Bé không có gì đáng chú ý, cũng phải đưa cháu tới bác sĩ. Những hiện tượng rất đáng chú ý và lo ngại là : phân xanh hoặc phân lỏng mà cháu đi ra từng tia.
Đi dân nhớ, ở dân thương!

hangle124

Cám ơn S_O về những hướng dẫn quý báu trong việc chăm sóc trẻ (anh lính đa tình + ông bố độc thân)  :P
Nhắn riêng cho S-O: "Mọi lý thuyết chỉ là màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi".  :P
Share The Joys

votinh_d86

#5
ô chưa có tí gì mà kinh  nghiệm sách vở dài  nghê heng

Votinh_86 ơi, chú ý lỗi chính tả nhe: "dài ghê heng"
vô tình  lãng mạng kiếp phong lưu
cô độc quạnh hiu một kíp  người

Sao_Online

#6
D. TAY, CHÂN VÀ XƯƠNG

76. Gặm móng tay.

Thói quen cắn móng tay thường thấy ở lứa tuổi trẻ em đã tới trường. Không phải chỉ có các cháu có tính nhút nhát, suy tư mới hay cắn móng tay. Cả các em khỏe mạnh, tính nết vui vẻ cởi mở cũng có thói quen như vậy.

Không nên la mắng các cháu và nên tìm cách xóa bỏ hiện tượng này bằng phương pháp tâm lý như chú ý xem cháu hay cắn móng tay lúc nào? Trước khi đi ngủ, khi chơi một mình ở nhà, hay ở trường? Hãy hỏi các cháu xem các cháu có khó ngủ không? Cháu có điều gì không được vừa ý ở trường không? Cháu sợ hay yêu mến các bạn, cô giáo?

Nếu bạn không quan tâm nhiều về hiện tượng này thì một thời gian sau, con bạn cũng sẽ tự động bỏ thói quen đó đi. Nhưng nếu bạn tìm được nguyên nhân tạo ra thói quen này của cháu, bạn có thể giúp đỡ cháu sớm giải quyết được một số vấn đề về tâm lý khiến tâm hồn cháu được thoải mái và vui vẻ hơn trong cuộc sống với mọi người.

77. Vết đâm do: kẹp, kim, gai hồng, gai xương rồng.

Rửa sạch bằng thuốc sát trùng. Nếu trong ngón tay có mắc lại gai hãy lấy nhíp gắp ra hoặc lể ra bằng một cái kim khâu đã hơ qua lửa để sát trùng. Sau đó, nặn cho máu chảy ra rồi rửa bằng nước sát trùng một lần nữa.

Theo dõi vết thương trong những ngày sau. Nếu bị sưng tấy đỏ và đau thì cần khám bác sĩ.

78. Bị kẹp ngón tay.

Xương ngón tay của Bé còn rất yếu ớt, nên khi an ủi cháu bé bị kẹp ngón tay phải chú ý thêm chỗ bị kẹp có gờ lên một cách bất thường không? Thường thì chỗ đó chỉ bị tím và sưng phồng.
Nếu bị gồ hay có đoạn ngón tay bị lệch, phải nghĩ tới các trường hợp giập xương hoặc trật khớp ngón, cần phải đưa ngay tới bác sĩ.

79. Đứt tay, chân.

NẾU VẾT ÐỨT KHÔNG SÂU

- Rửa vết thương bằng xà phòng và nước sạch. Dùng gạc (tránh dùng bông) để rửa sạch đất, cát rồi bôi thuốc sát trùng và băng lại.

Dù đã buộc băng kỹ, cũng không để cháu bé chơi dưới đất hay trên cát vì đất cát có thể lọt qua băng vào vết thương.

Thay băng mỗi ngày. Một vết thương khi khỏi sẽ khô, sạch và không còn đau nữa. Nếu vết thương đỏ, sưng tấy, có mủ cần đưa đi bác SĨ.

ÐỨT NGÓN TAY

- Khi buộc băng ở ngón tay, không được buộc chặt quá. Cần phải để máu lưu thông trong ngón tay và CÓ KHÔNG KHÍ TRÊN VẾT THƯƠNG.

TRÁNH NHỮNG VẾT SẸO KÉM THẨM MỸ

- Những vết thương sâu trên bàn tay, cánh tay, ở mặt, ở đùi sau khi khỏi có thể để lại những vết sẹo không đẹp mắt. Bởi vậy, nên tới các bác sĩ để khâu vết thương ngay từ đầu. Không nên để vết thương tự khỏi.

VẾT THƯƠNG CHẢY NHIỀU MÁU

- Coi mục XUẤT HUYẾT (HEMORRAGIE).

80. Gãy xương, bong gân và trật khớp.

Khi bị ngã, bị va chạm mạnh hoặc bị đánh, có thể xảy ra 3 trường hợp: xương bị gãy hoặc những sợi gân ở các khớp xương bị căng ra bất chợt và bị tổn thương; hoặc các khớp xương bị trật ra khỏi vị trí bình thường của chúng.

Dù cháu bị gãy xương, bong gân hay trật khớp thì cách săn sóc cháu cũng có những điểm giống nhau như sau:

- Người săn sóc cháu phải bình tĩnh để khỏi làm cháu thêm lo sợ.
- Tránh không nên xê dịch cháu, trừ trường hợp bắt buộc như cháu bị ngã ở giữa đường.
- Hỏi cháu xem cháu đau ở đâu: chỉ quan sát thôi, không nên sờ vào chỗ đau.
- Nếu có điều kiện, cố định chỗ đau và nhờ người báo cho bác sĩ hoặc cơ quan y tế, cho cơ quan công an gần nhất.

a. Trường hợp gãy chân:

Ở ĐÙI, CHÂN, MẮT CÁ CHÂN

Cháu bé bị ngã khi chạy hoặc bị xe đụng mạnh, cháu cảm thấy đau chân và không đứng lên được. Quan sát chỗ Bé kêu đau, dưới lớp quần áo chúng ta cũng có thể thấy chỗ đó gồ lên. Ðể xác định rõ xem có PHẢI BÉ BỊ GẪY XƯƠNG HAY không, chúng ta có thể tháo chỉ hoặc cắt quần áo của Bé để coi cho rõ. Sở dĩ chúng ta không cởi quần áo Bé như lúc bình thường vì cần phải tránh: KHÔNG ĐƯỢC ĐỤNG CHẠM HOẶC NÂNG CHỖ ÐAU lên.

Nếu Bé chịu nằm yên, có thể dùng gối, chăn để chèn hoặc độn dưới chỗ đau cho cháu.

Nếu cháu không chịu nằm yên, hay cựa quậy hoặc cần phải di CHUYỂN CHÁU, CẦN CỐ ĐỊNH CHỖ đau vào 1 hoặc 2 cái nẹp (có thể dùng bất cứ một vặt gì dài, bằng gỗ hoặc chất liệu khác như cái cán chổi, một tấm ván nhỏ v.v...).

Gãy XƯƠNG ÐÒN GÁNH, VAI, CÁNH TAY, CẲNG TAY, BÀN TAY

Nếu khi ngã, cháu bé đỡ bằng tay, khuỷu tay hoặc trong khi chơi đùa, cháu bi vặn chéo cánh tay, đều có thể đưa tới những trường hợp gãy xương ở vùng vai, cánh tay hoặc bàn tay. Khi bị đau, cháu bé sẽ tự đỡ LẤY CÁNH TAY BỊ THƯƠNG Ở MỘT vị trí thích hợp nhất để đỡ đau. Chúng ta nên giúp cháu bằng cách buộc một khăn đeoquanh cổ để đỡ lấy cánh tay trong trường hợp cháu bị THƯƠNG ỞCÁNH TAY, CỔ TAY HAY NGÓN TAY.

KHÔNG ÐƯỢC THỬ CHO TAY BÉ CỬ ÐỘNG HOẶC NÂNG CHỖ GÃY LÊN

Nếu phần xương gãy chọc thủng da, hãy cắt bỏ phần quần áo đụng tới xương, đắp lên chỗ đó một miếng gạc mềm và dùng băng dính (BĂNG KEO) NHẸ NHÀNG DÁN LẠI.

b. Trường hợp bị thương ở đầu, ở lưng

Khi cháu bị ngã từ trên ghế xuống đất hoặc ngồi ở GHẾ TRƯỚC (DÙ NGỒI TRÊN ÐÙI NGƯỜI lớn) khi xe ô tô ngừng đột ngột hoặc bị tai nạn, nên bị văng đập vào khung xe hoặc phần kính chắn phía trước. 3 trường hợp có thể xảy ra:

* Cháu bé vẫn tỉnh, có thể trả lời người hỏi chuyện: không được xoay người cháu, giữ cho đầu cháu bé thẳng với chiều của thân NGƯỜI.

KHÔNG ĐƯỢC ĐỂ ĐẦU CÚI XUỐNG HOẶC QUAY SANG MỘT BÊN: CHÁU CÓ THỂ BỊ CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO HOẶC CỘT SỐNG.

* Cháu bé bị ngất, nhưng vẫn còn thở: có thể đã bị vỡ sọ não (nhất là có một ít máu chảy ra mũi hoặc lỗ tai). Ðặt cháu nằm nghiêng trên gối đầu hơi thấp hơn phía chân. Dùng nệm độn cho đầu không động đậy.

* Cháu bé bị ngất, không còn thở nữa: Phải làm HÔ HẤP NHÂN TẠO NGAY VÀ ÐƯA ÐI CẤP CỨU.

Nếu cần chuyển dịch cháu, một người giữ đầu cho thẳng, một người kéochân nhè nhẹ. Ngoài phần sọ, cháu còn có thể bị thương ở SƯỜN, Ở HÀM v.v... nữa.

81. Hông dễ bị trật khớp

Ở một số gia đình, thường thấy CÓ TÌNH TRẠNG BỊ TRẬT KHỚP HÁNG BẨM SINH, NHẤT LÀ Ở các cháu gái. Nguyên nhân có thể là do khi đẻ, thai ra trong tư thế ngược, mông ra trước.

Khi mới sinh, phần đầu xương đùi của các cháu chưa được hình thành đầy đủ. Trong năm đầu tiên, phần xương này mới dần dần hoàn chỉnh và khớp với xương chậu. Chỗ khớp này có thể phẳng quá hoặc nghiêng quá làm cho xương đùi nhô ra ngoài tạo thành dáng dị dạng ở MỘT BÊN HAY CẢ HAI BÊN HÔNG.

Muốn tránh hiện tượng này, người ta phải chữa cho Bé từ khi mới sinh bằng cách độn một vật giữa 2 chân để cháu bé phải nằm dạng chân, hoặc mặc cho cháu một loại quần đặc biệt gọi là "quần Pawlick". Thời gian chữa như vậy tùy thuộc vào cấu tạo đầu xương của từng cháu.

Tình trạng khớp xương hông của Bé gái có thể bị dị dạng phải được phát hiện sớm khi cháu bé chưa quá 4 tháng tuổi bằng phương pháp siêu âm.

Nếu không được chữa ngay từ đầu, trạng thái trật khớp xương hông sẽ làm các cháu đi đứng khó khăn. Khi các khớp xương đã hoàn chỉnh, muốn chữa sẽ mất nhiều thời gian và nhiều trường hợp phải phẫu thuật.

82. Viêm khớp cấp.

Bệnh viêm khớp cấp có thể do vi trùng hoặc virút. Nhiều chứng bệnh kèm theo hiện tượng đau khớp như bệnh cúm chẳng hạn.

Dạng viêm khớp nặng nhất do vi trùng gáy ra, làm cho các chỗ khớp có mủ, có khi tác dụng tới cả xương.

Viêm khớp nhẹ thường ở đầu gối, khuỷu tay. Các chỗ viêm bị tấy đỏ, sờ vào thấy nóng và đau, mỗi khi cử động cũng thấy đau. Bởi vậy, các cháu bị bệnh, thường cứng chân, cứng tay. Không phải là các cháu bị liệt mà chỉ vì các cháu không muốn cử động. Trường hợp viêm sâu, như ở khớp háng chẳng hạn, rất khó xác định bệnh. Cần cho các cháu nằm viện để bác sĩ theo dõi và làm các xét nghiệm: soi X-quang, hút mủ ra để xét nghiệm và điều trị một thời gian dài bằng thuốc kháng sinh.

83. Ði khập khiễng (cà nhắc).

Sau khi bị ngã, hoặc va chạm mạnh cháu bé bị đi khập khiễng. Nếu sau 1 - 2 hôm cháu vẫn không khỏi thì cần đưa cháu đi khám bệnh vì có thể cháu đã bị thương tổn phần xương hoặc khớp háng, đầu gối hay chân.

Ðể xác định đúng bệnh, bác sĩ phải chiếu X-quang để kiểm tra các xương háng và xương chân.

84. Chân vòng kiềng.

Nếu chân các cháu bé, trong vòng 6 tháng đầu, bị cong cũng KHÔNG CÓ GÌ ÐÁNG LO NGẠI. VÌ Ở thế nằm trong tử cung, chân cháu phải như thế mới vừa hợp với "khuôn". Sau khi ra đời đôi chân cháu sẽ thẳng dần, nhất là trong THỜI GIAN CHÁU TẬP ÐI

TUỔI TẬP ÐI

- Bệnh còi xương là một trong những nguyên nhân của hiện tượng chân vòng kiềng. Tuy vậy, còn một số nguyên nhân khác như: các cháu mập mạp quá nặng đối với đôi chân hoặc cho cháu tập đi sớm quá. Có thể phân biệt 2 trường hợp sau:

- Xương chân cong vì bệnh còi xương (thiếu canxi và vitamin D) thì điểm cong nhất nằm ở dưới, về phía cẳng chân.

- Xương tạm cong lúc sơ sinh làm chân cong ở đoạn đầu gối.

Bởi vì xương chỉ "tạm cong" nên không cần cho các cháu đi giầy có đế đặc biệt. Nên tránh, không để các cháu đi lâu.

Chỉ có trường hợp chân cong một cách bất thường mới cần tới bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình để chữa trị.

85. Dị tật chân bẩm sinh - chân vẹo.

Nếu được phát hiện sớm, trong những ngày đầu sau khi sinh, thì phần lớn các trường hợp dị tật chân đều có thể chữa trị được.

Dị tật chân là do ảnh hưởng của thế nằm không đúng của thai nhi trong tử cung mẹ, mà hiện nay người ta chưa biết vì lý do gì.

Dị tật hay thấy nhất là phần trên của bàn chân quặt vào trong. Những dị tật khác như: bàn chân vẹo vào trong, vẹo ra ngoài, vẹo gót cũng không đáng lo lắm nếu các khớp vẫn mềm mại cử động được.

Chỉ khó chữa trị nếu những chỗ dị tật bị cứng, có hiện tượng co cơ hoặc trật khớp.

Tuy vậy, với cách chữa trị hiện đại, người ta có thể chữa được đa số trường hợp, chỉ phải mất công chữa trị và theo dõi hàng ngày, trong thời gian dài có khi tới 1 - 2 năm liền.

86. Chân quặt vào trong, hay quẹo ra ngoài.

Khi đứa bé mới bắt đầu tập đi, đôi bàn chân có xu hướng quay vào phía trong. Như vậy là bình thường, ít cháu có bàn chân hướng ra phía ngoài ngay.

Người lớn chỉ cần chú ý nếu nguyên nhân của hiện tượng trên là do các khớp ở đầu gối hay ở khớp xương hông gây nên. Nếu vậy, phải nói với bác sĩ.

Không bao giờ được vội vàng tự ý cho các cháu đi những đới giầy đặc biệt để điều chỉnh dáng đi hoặc chỉnh hình xương mà không có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

87. Bàn chân bẹt.

Nhiều bố mẹ lo con mình có bàn chân bẹt: khi các cháu đứng, nhất là khi các cháu bụ bẫm toàn bộ gan bàn chân đều tiếp xúc với đất không thấy phần hõm ở giữa gan bàn chân, tuy rằng lúc nằm, vẫn nhìn thấy bàn chân của cháu có chỗ hõm bình thường.

Thật ra, tới lúc các cháu hơi lớn, phần lõm này mới rõ. Bởi vậy không nên lo quá sớm, và không được cho các cháu dùng những loại giầy gì đặc biệt, nếu không có ý kiến của bác sĩ.

Hãy cho các cháu tập đi chân đất để các bắp thịt bàn chân được làm việc. Ðôi bàn chân sẽ quen với động tác bám vào đất và vào những địa hình mấp mô khác nhau.

Hãy bày ra các trò chơi luyện tập như lấy một vật, chẳng hạn cái bút chì, ở dưới đất bằng ngón chân cái và ngón thứ 2. Tập cho các cháu đi kiễng chân. Khi các cháu đã lớn, tập cho các cháu nhảy dây, múa nhịp điệu. Ðạp xe đạp 3 bánh cũng là phương pháp tập luyện để các khớp xương chân và đoạn xương dài của cẳng chân hoạt động.

88. Ðầu gối đụng nhau.

Khi đứng, nhìn thấy rõ chân cháu bé cong, hai đầu gối chạm vào nhau. Hiện tượng này thường kèm theo đôi bàn chân bẹt, đều tại các cơ bắp và gân chứ không phải tại xương. Bởi vậy đây không phải là một tật cho tới lớn, mà chỉ từ 2 tới 5 tuổi, là cháu bé sẽ có đôi chân thẳng bình thường. Nếu sức khỏe cháu bé tốt thì người lớn không có gì đáng lo ngại: sở dĩ tạm thời cháu có đôi chân như vậy là vì trọng lượng lúc này của phần thân cháu hơi nặng đối với đôi chân mà thôi.

Người lớn chỉ cần chú ý không để cháu bé đi những quãng đường xa. Hãy mua cho cháu một chiếc xe đạp 3 bánh, cho cháu tập đạp để đôi chân khỏe và cứng cát hơn, có thể mang được dễ dàng tấm thân của cháu.

Ðể theo dõi được sự chuyển biến của đôi chân theo thời gian, bạn hãy để cháu đứng thẳng và đo khoảng cách giữa hai mắt cá chân, 3 tháng một lần. Bạn sẽ thấy số đo càng ngày càng ngắn lại.

Tuy vậy, nếu khi 2 đầu gối đụng vào nhau mà khoảng cách giữa 2 chân từ 8 tới 10 cm thì cũng nên trao đổi ý kiến với bác sĩ chuyên về khoa chỉnh hình trẻ em.

89. Bệnh còi xương.

Nguyên nhân của bệnh còi xương là do thiếu vitamin D.

ÁNH SÁNG MẶT TRỜI CÓ VAI TRÒ QUAN TRỌNG TRONG VIỆC CHẾ TẠO VITAMIN D CHO cơ thể, loại vitamin rất cần thiết cho việc hấp thụ chất Can-xi. Trẻ thiếu Can-xi là thiếu nguyên liệu chính cho việc chế tạo các tế bào xương. Ở CHÂU ÂU, CÁC TRẺ SINH VÀO MÙA THU HAY bị còi xương vì 6 tháng đầu không có ánh nắng mặt trời. Chúng ta nên nhớ rằng, kính ngăn cản không cho các tia cực tím của mặt trời đi qua. Bởi vậy, nếu cho trẻ nằm sau cửa kính để tắm nắng thì cũng bằng không.

Trẻ em bị bệnh còi xương, tùy theo lứa tuổi mà có các triệu chứng như sau: xương sọ mềm, xương cổ tay, cổ chân to, bẹt; thóp lâu không đóng lại; chậm biết ngồi, biết đi; chậm mọc răng; hay bị chân vòng kiềng, méo cột sống, xương lồng ngực và xương hông. Thành phần máu của cháu bé có lượng Can-xi dưới mức bình thường có thể dẫn tới chứng co giật.

Ðể đề phòng chứng còi xương, bác sĩ thường cho các cháu UỐNG THUỐC CÓ TỪ 1000 - 1500 ÐƠN VỊ VITAMIN D mỗi ngày liền trong hai năm đầu. Các cháu bú sữa mẹ cũng cần phải uống thêm vitamin D.

Các cháu có mầu da sẫm dễ bị còi xương hơn các cháu khác vì các chất mầu ở da có tác dụng cản các tia tử ngoại của mặt trời. Bởi vậy, các cháu này càng cần phải được chú ý săn sóc nhiều hơn
90. Vẹo xương sống.

Xương sống có thể bị vẹo với những kiểu dáng khác nhau làm cho lưng cong ở phần trên, ở phần dưới hoặc vẹo theo chiều ngang. Những dáng bất thường như vậy có thể phối hợp với nhau như vừa bị cong vừa bị vẹo.

VỚI CÁC TRẺ EM SƠ SINH

- Lưng trẻ sơ sinh, trong mấy tháng đầu, thường cong. Trẻ càng lớn, lưng càng thẳng hơn cho tới khi đến tuổi biết ngồi.

Bởi vậy, ở thời gian xương sống còn yếu. Khi để Bé ở tư thế ngồi phải có gối hoặc vật gì dùng để tựa lưng vì ở độ tuổi này cột XƯƠNG SỐNG CỦA BÉ RẤT DỄ BỊ XIÊU VẸO.

VỚI CÁC TRẺ LỚN HƠN

- Trẻ em từ độ tuổi biết đi cho tới năm lên 2, lên 3 hay ưỡn cột sống lưng ra phía trước. DÁNG ÐI NÀY SẼ MẤT DẦN KHI CÁC CHÁU LỚN LÊN.

Ở độ tuổi này, nếu thấy các cháu bị lệch vai: khi đứng thẳng vai này thấp hơn vai kia thì nguyên nhân là do cột xương sống không thẳng, cong về bên phải hay bên trái hoặc có thể đã bị gù ở một bên nào đó.

Nếu khi cho các cháu hơi cúi người về đằng trước mà các khuyết tập trên không còn nữa thì chứng vẹo xương trên chỉ là do phải bổ sung sự cao thấp không bằng nhau tạm thời của hai chi dưới: các trường hợp này phần lớn có thể chữa trị bằng phương pháp tập các động tác thể dục chọn lọc, hoặc chơi thể thao.

Nhiều chứng vẹo cột sống có nguyên nhân từ các bệnh của hệ thần kinh hoặc của các cơ bắp. Nhưng nhiều khi cả những trẻ khỏe mạnh cũng bị - nhất là các cháu bé gái - mà không tìm thấy nguyên nhân rõ rệt.

Nói chung, hiện tượng vẹo cột sống của các cháu, cần được chú ý theo dõi cẩn thận để xem nó tiến triển ra sao. Chứng vẹo cột sống đã ở thế ổn định hay có xu thế tiến triển nặng hơn. Bởi vậy, cần phải cho các cháu tới các bệnh viện chuyên khoa xương mỗi năm 2 lần hay 1 lần, chụp X-quang xương, và so sánh các hình chụp để nhận định xương các cháu phát triển thế nào.

Sự phát triển không bình thường của cột sống có mức độ nhẹ ở trẻ em, có thể không nhận thấy trong những năm đầu. Hiện tượng này cần phải được đặc biệt chú ý khi các cháu tới độ tuổi từ 11 tới 15, là giai đoạn dậy thì cơ thể phát triển nhiều, nhất là đối với các cháu gái.

91. Tật nứt đốt sống

Tật nứt đốt sống là một dị tật bẩm sinh của đốt sống. Khi đứa trẻ đã tới ngày ra đời mà đốt sống vẫn chưa hình thành được hoàn hảo, còn bị hở phía sau khiến cho các cấu trúc thần kinh của tủy sống có thể lọt ra ngoài được. Hiện tượng này thường xảy ra ở ÐOẠN CUỐI SỐNG LƯNG, VÙNG THẮT LƯNG VÀ XƯƠNG CÙNG, ÍT KHI Ở ÐOẠN lưng trên hoặc vùng cổ.

Nếu chỉ có hiện tượng hở xương thôi thì có khi chẳng hệ TRỌNG GÌ. CÓ KHI CHỈ CÓ phần màng bọc tủy sống lọt được ra ngoài, làm thành một khối nằm dưới da gọi là "thoát vị màng não. Nhưng nghiêm trọng nhất là trường hợp cả tủy sống và các rễ dây thần kinh cũng bị thoát vị ra ngoài rồi bị viêm, gây liệt chân, không tự chủ được việc đi tiêu, tiểu, nhiều khi kèm thêm cả chứng tràn dịch não.

Ðây là một dị tật rất nặng, có các hậu quả nghiêm trọng đến mức ngay trong 24 giờ đầu tiên sau khi đứa trẻ ra đời, bác sĩ phải đặt vấn đề với bố mẹ đứa trẻ và các chuyên gia nhi khoa và phẫu thuật thần kinh xem có nên điều trị hay không nên điều trị gì cả.

Hiện nay, người ta chẩn đoán trước được dị tật này ở thai nhi bằng phương pháp siêu âm, ngay từ tuần lễ thứ 16 tới 20 của thời gian sản phụ mang thai.
Đi dân nhớ, ở dân thương!

Sao_Online

E. DA

106. Vết trên da trẻ mới sinh.

Khi mới ra đời, da trẻ em thường có những vết có màu: vết màu đỏ thẫm như màu rượu vang, có nhiều chấm nhỏ hoặc từng mảng ở GÁY, TRÁN, DA ÐẦU... DO CÁC MẠCH MÁU nhỏ (mao mạch) dưới da bị giãn nở. Những vết này sẽ hết dần dần. CóCHÁU TỚI 1 2 NĂM MỚI HẾT: ÐÓ LÀ những vết bớt, nết ruồi hay vết chàm. Nốt ruồi to hoặc nhỏ, có thể xuất HIỆN ỞMỌI NƠI TRÊN CƠ thể. Cần hỏi bác sĩ chuyên khoa da, vì việc chữa trị tùy trường hợp có NHIỀU HAY ÍT, ỞMỖI CHÁU MỖI KHÁC. (NAEVUS).

VẾT CHÀM hay thấy ở lưng dưới. Những vết chàm này cũng sẽ hết dần khi các cháu lớn lên.

107. Vết bớt hay chàm đỏ.

Da các cháu mới sinh có thể có các chấm hoặc mảng màu đỏ sẫm: đó là các vết bớt còn gọi là chàm đỏ. Bớt do sự phì đại của các mạch máu nhỏ dưới da có dạng phẳng như da, có dạng nổi trên da. Những vết chấm hay thấy ở trán, cổ, gáy, chân tóc trẻ sơ sinh có thể tự mất đi sau vài tháng tuổi, có khi phải sau một vài năm.

Tuy rằng một số vết bớt khó coi, làm giảm sự xinh xắn của các cháu, nhưng bác sĩ nào cũng khuyên các bà mẹ phải kiên nhẫn, chờ đợi, tránh không nên can thiệp tới bằng bất cứ biện pháp gì.

Nếu vết bớt ngày càng lan rộng và có hiện tượng chảy máu thì nên tới bác sĩ chuyên khoa về da để hỏi cách chữa trị. Ngày nay, người ta có thể dùng tia laze để chữa trị hiện tượng này.

108. Hiện tượng tím tái của trẻ sơ sinh.

Da của Bé có thể có các vùng tím hay xanh. ÍT THÌ Ở ÐẦU CÁC NGÓN TAY HOẶC MÔI: hiện tượng này chứng tỏ máu thiếu ôxy vì sự hô hấp hoặc sự tuần hoàn (tim) của cháu chưa tốt. Nếu hiện tượng này chỉ có rất ít thì do lạnh, làm các mạch máu bị co lại.

Nếu hiện tượng tím tái có từ khi cháu mới sinh và cứ duy trì mãi không thấy đỡ, thì có thể phải tìm hiểu về các bệnh tim bẩm sinh.

Nếu hiện tượng trên xảy ra bất chợt và nghiêm trọng thì có thể do các nguyên nhân: ngạt thở vì vật lạ, đau họng, viêm đường hô hấp...

109. Chứng vàng da của trẻ sơ sinh.

Sau khi sinh được mấy ngày, nhiều cháu bé có mầu da mỗi ngày một vàng thêm: đó là chứng vàng da của trẻ sơ sinh, một sự cố không quan trọng mà người ta biết rõ nguyên nhân.

Khi ra đời, đứa bé mang theo trong người một số hồng huyết cầu dự trữ. Hồng huyết cầu là những phần tử trong máu có nhiệm vụ nhận ôxy từ phổi mang tới mọi nơi trong cơ thể, và luôn luôn được thay thế bởi những lớp mới. Trong cơ thể đa số trẻ em, việc loại bỏ các hồng huyết cầu già ở lá lách và ở gan được tiến hành bình thường. Nhưng, một số ít các cháu có bộ gan còn non yếu chưa làm được đầy đủ nhiệm vụ này khiến một số muối mật sinh ra trong quá trình hủy diệt hồng huyết cầu bị tích tụ ở máu làm cho da các cháu có màu vàng.

Những hiện tượng trên có thể sẽ hết trong vòng mấy ngày sau, khi các cơ quan trong cơ thể cháu bé quen dần với công việc.

Một số các cháu khác có thể bị dị tật bẩm sinh ở các đường ống dẫn mật khiến những chất muốí mật đã được gan biến đổi và thải ra không xuống được ruột làm cho phân có mầu nhợt hoặc mầu trắng.

110. Rôm sảy

Ở vùng cổ và lưng các cháu bé thường có những nốt mẩn đỏ, do mồ hôi gây ra. Các nốt này sẽ chóng lặn hết nếu giữ gìn cho da các cháu sạch và khô.

111. Da: ngứa ngáy, mẩn đỏ.

Da trẻ em, nhất là cháu sơ sinh rất mỏng nên dễ bị tổn thương vì các nguyên nhân gây ra từ phía ngoài cũng như từ bên trong cơ thể. Theo năm tháng, lớp da sẽ đỡ mỏng manh hơn, nhưng vẫn là một lớp mô nhạy cảm dễ bị phát ban, dị ứng hoặc là nơi biểu hiện triệu chứng của một số bệnh như sởi, lên đậu... Một số bệnh khó xác định và khó chữa, nên các bà mẹ săn sóc cháu nên nhận xét để mô tả được rõ ràng với bác sĩ.

LOẠI DA ÐẶC BIỆT NHẠY CẢM

- Có nhiều Bé có loại da đặc biệt nhạy cảm tới mức chỉ sờ lên da Bé cũng làm làn da ửng đỏ một lát. Do đó việc cọ sát da cháu bằng miếng vải, sức một ít nước thơm hay dầu thơm, tắm cho cháu bằng xà phòng có hóa chất thơm, cháu bị toát mồ hôi, nước tắm có pha ít nước hoa Cologné v.v... cũng làm da cháu bé phản ứng.

Cổ, cổ tay, cổ chân, vòng bụng là nơi dễ bị kích thích nhất. Muốn làm cho da Bé dày dặn hơn, nên cho Bé đi chơi ở ngoài trời luôn, cho Bé tắm nắng nhưng hãy coi chừng và có giới hạn để tránh bị cháy nắng hay say nắng.

- MẨN ĐỎ VÙNG MÔNG - Mông Bé là điểm hay có mồ hôi, bị đẫm nước tiểu khi cháu tè dầm không được thay tã lót ngay, nên hay bị mẩn đỏ: da đỏ, đùi đỏ, đỏ ở rãnh giữa 2 mông, ở những nếp nhăn. Những nốt đỏ hơi phồng lên và lõm ở giữa, đôi khi cũng xuất hiện khi Bé mọc răng, hoặc trên toàn bộ lớp da tiếp xúc với ghế khi Bé ngồi.

ĐỂ BÉ KHỎI MẨN ÐỎ, nên: thay tã lót luôn, lau ghế luôn, dùng pommát sát trùng bôi lên chỗ mẩn đỏ. Khăn trải giường (nếu dùng cho Bé) cũng nên thay luôn, ghế Bé ngồi thỉnh thoảng nên mang phơi nắng.

Sau khi tắm cho Bé nên lau thật khô hay sấy cho Bé bằng cái sấy tóc, nhưng phải hết sức cẩn thận không làm Bé bỏng.

Nếu chỗ mẩn đỏ cả tuần lễ chưa khỏi thì nên hỏi bác sĩ, không cần thay đổi chế độ ăn của Bé.

- MẨN ĐỎ Ở CỔ, NÁCH VÀ SAU TAI - Những chỗ mẩn đỏ bóng và có nước. Bạn hãy chú ý coi cổ áo của Bé có chật quá không, không năng tắm rửa và mồ hôi là nguyên nhân của những chỗ mẩn đỏ này.

Hãy thay quần áo tã lót cho cháu sau khi tắm kỹ bằng loại xà phòng có nhiều tính chua (axít), rồi dùng dung dịch sát trùng loại éosine 1% bôi cho cháu.

Chỉ nên mặc cho cháu những quần áo bằng vải, từ các chất liệu thiên nhiên như bông, len chứ không nên dùng các chất liệu tổng hợp.

- BÉ CÓ NHỮNG CHẤM ĐỎ VÀ NHỮNG MỤN NHỎ TRẮNG CHẢY NƯỚC, ở gáy, lưng, đôi khi ở vòng quanh bụng chỗ vẫn quấn khăn quanh rốn làm cháu luôn cựa quậy, ngủ không yên giấc: tránh đắp cho Bé nhiều chăn quá hoặc đặt Bé trong phòng nóng quá. Tắm cho Bé bằng xà phòng có tính axít hoặc nước pha chanh (để có tính axít). Cho cháu tấm nắng vừa phải, mỗi ngày.

Nếu da cháu vẫn chảy nước, cần đi khám bác sĩ.
Đi dân nhớ, ở dân thương!

Sao_Online

III

NHỮNG HIỆN TƯỢNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHOẺ

129. Những cơn khó chịu của trẻ em.

Ngày nay, người ta hay gộp chung một cụm từ ít nhiều mơ hồ "những cơn khó chịu của trẻ em". Những hiện tượng rối loạn xảy ra đột ngột như: tím tái đột ngột ngừng thở, chân tay mềm nhũn, ngất đi hoặc lên cơn co giật.

Những hiện tượng trên xảy ra trong một thời gian ngắn - vài phút hay vài giày - và sẽ qua đi khi cháu bé được săn sóc (lay người, vuốt ngực, tay, chân...) nhưng rồi lại bị trở lại, và có thể để lại các di chứng.

Nguyên nhân thì nhiều như: bị rối loạn tiêu hóa, tim mạch hô hấp hoặc bị nghẹn thở.

Bác sĩ phải tìm được nguyên nhân mới đề ra được các phương pháp chữa trị hữu hiệu, hoặc các phương pháp phòng bệnh.

130. Tiếng khóc của Bé.

Khi Bé chưa biết nói thì tiếng khóc của Bé là phương tiện thông tin với người lớn về trạng thái của mình, đang khó chịu hay dễ chịu, đang cần gì, muốn gì, đang đau hay sợ...

Do đó, người lớn cần hiểu tiếng khóc của Bé muốn diễn ÐẠT ÐIỀU GÌ?

BÉ ÐÓI: khóc to, lâu.

BÉ ÐAU: khóc ré lên, to nhỏ tùy theo BI ÐAU ÍT HAY NHIỀU.

BÉ ÐAU RÂM  RAN, KHÓ CHỊU: TIẾNG KHÓC ÐỀU ÐỀU, RẶN RA, dai dẳng.

BÉ QUẤY, LÀM NŨNG: khóc nức nở.

Các bà mẹ là những người dễ thông hiểu tiếng khóc của con nhất và còn chú ý cả tới những nét mặt, động tác tay chân, cách nằm, quẫy, nhịp thở v.v.... của Bé nữa. Thí dụ Bé khóc đúng giờ vào mỗi buổi chiều là cần đi ị. Bất chợt ré lên hay rên khẽ: Bé bị đau tai hoặc đau bụng.

131. Cơn khóc.

Trẻ em thường có những cơn gào, cơn khóc, đến nỗi mặt xanh đi vì phải nhịn thở. Có cháu có thể ngất đi một lát. Tuy các hiện tượng này dễ gây xúc động cho người lớn, nhưng không có gì nguy hiểm.

Các cháu có tính hay hờn, dỗi thường có những cơn như thế. Các bác sĩ có thể khuyên bạn cách chữa là: làm thế nào cho các cháu không tin vào kết quả của việc lấy tiếng khóc làm vũ khí để yêu sách người lớn nữa.

132. Mệt.

Mấy tuần nay, sắc mặt của con bạn có vẻ tái nhợt, mắt thâm quầng, nét mệt mỏi. Cháu không chịu chơi, ngậm ngón tay và không chịu ăn. Cháu chỉ muốn nằm dù thân nhiệt không cao, không sốt.

Sự mệt mỏi của cháu có thể là do sự phát triển của cơ thể hoặc vì bị mất ngủ trong những ngày vừa qua do đi ngủ muộn, dậy sớm để tới trường, không ngủ được vì tiếng ồn của ra-đi-ô, ti-vi... Nhưng cũng rất có thể, đó là dấu hiệu của việc cháu "sắp bị bệnh". Cần cho cháu tới bác sĩ để khám bệnh.

133. Mỏi nhức vì lớn.

Khi đứa trẻ bị đau lâu, đau đi đau lại thì cần phải đi khám bác sĩ. Vì ngoài hiện tượng nhức mỏi vì tuổi lớn, có thể có những nguyên nhân khác như nhức vì bị đau họng chẳng hạn. Khi bị đau vì một chứng bệnh nào đó, thường có các hiện tượng kèm theo như: thân nhiệt tăng, người mệt, sút cân, hay chảy máu cam. Chỗ đau sờ thấy nóng và bị tấy đỏ.

134. Ngủ không yên giấc.

Hiện tượng trẻ em ngủ không đẫy giấc hoặc khó ngủ thường xảy ra trong một thời gian ngắn và không nghiêm trọng. Tuy vậy, đôi khi cũng làm ảnh hưởng tới sức khỏe của các cháu và làm cho gia đình lo lắng, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như mọc răng, viêm tai, viêm họng, khó thở. Nhiều khi lại do trẻ nóng quá, vì mặc quần áo bó sát mình, hoặc trẻ [em xin lỗi, em là người chửi bậy] dầm hoặc phòng ngủ sáng quá hay ồn quá.

Ngoài những nguyên nhân trên, số còn lại là những nguyên NHÂN TÂM LÝ.

SỢ HÃI LÀM MẤT NGỦ

- Từ 1 tuổi trở đi, trẻ em thường khó ngủ hơn vì sợ bóng tối, sợ ngủ một mình. Trước khi ngủ, các cháu đòi có người lớn bên cạnh, được ngủ cùng một đồ chơi quen thuộc hoặc được nựng nịu, vuốt ve. Tất cả những sự việc này chứng tỏ cháu đã lớn hơn trước, vì cảm nhận được hiện trạng của mình đối với môi trường chung quanh.

Nếu những đòi hỏi của các cháu xảy ra một cách đột ngột và kéo dài, người lớn cần phải tìm hiểu nguyên nhân.

Có khi chỉ vì cháu không muốn phải nằm trong cái giường có chấn song chung quanh nứa. Hoặc vì cháu hay nằm mơ thấy những cảnh sợ hãi, do cứ đến tối là nghe thấy mẹ khóc sụt sùi vì chuyện bố cháu luôn phải vắng nhà. Một cháu bé khác, mỗi lần đi ngủ là một lần người lớn phải khó nhọc dỗ dành, ép buộc như đánh vật với cháu, nhưng không ai chú ý hiểu tâm lý của cháu, muốn đợi mẹ đi làm về - mẹ cháu làm y tá thường về muộn - và chỉ ngủ yên giấc khi thấy mẹ đã ở nhà. Biết được yêu cầu của các cháu, làm cho các cháu yên tâm sẽ mang lại cho các cháu giấc ngủ ngon.

XÚC ÐỘNG VÀ KÍCH THÍCH GÂY KHÓ NGỦ

- Có nhiều nguyên nhân làm cho các cháu nhỏ khó ngủ buổi tối. Có cháu khó NGỦ VÌ BAN NGÀY ÐÃ NGỦ MỘT GIẤC DÀI Ở NHÀ TRẺ. CÓ CHÁU có thói quen ngủ sớm, nhưng cả ngày bố mẹ vắng nhà, tới buổi tối mới gặp con, nên vui đùa nựng nịu cháu làm cháu quá giấc hoặc vì xúc động, vui mừng quá trước khi ngủ, cũng làm cho cháu khó đi vào giấc ngủ.

Trước giờ ngủ, không nên làm các cháu bị kích thích như cho các cháu tập đi, tập nói, hoặc đòi hỏi quá ở các cháu về những vấn đề sạch sẽ.

Các cháu nhỏ, chưa thích ứng với thời gian làm việc quá DÀI. NẾU CÁC CHÁU PHẢI HỌC QUÁ MỆT Ở TRƯỜNG, ÐẾN TỐI CHÁU CŨNG BỊ KHÓ NGỦ.

DẬY SỚM

- Có nhiều cháu bé có thói quen dậy sớm. Ðể các cháu khỏi quấy trong thời gian chờ bữa ăn sáng nên nghĩ ra việc gì để các cháu làm hoặc giải trí. Khi cháu đi ngủ buổi tối, ÐỂ MỘT SỐ ÐỒ CHƠI Ở BÊN cạnh các cháu. Khi thức dậy, cháu sẽ chơi một mình ngay ở TRONG GIƯỜNG. NẾU CHÁU DẬY SỚM QUÁ, nên cắt bớt các giấc ngủ ban ngày hoặc cho các cháu đi ngủ chậm vào buổi tối.

Những cháu bắt buộc phải dậy sớm cùng bố mẹ - để bố mẹ đưa tới nhà trẻ khi đi làm cần phải được cho ngủ sớm, để đảm bảo thời GIAN NGỦ, NẾU KHÔNG SẼ BỊ ẢNH HƯỚNG TỚI SỨC KHỎE.

NHỮNG LIỀU THUỐC NGỦ

- Như đã nói Ở PHẦN TRÊN, CÁC CHÁU BÉ khó ngủ, khóc đêm làm người lớn vừa lo lắng, vừa mất ngủ lây làm căng thẳng thần kinh của cả nhà. Nhưng nếu biết lo cách đối phó trước, thì nhiều khi rất đơn giản: một bình sữa ấm sửa soạn từ lúc tối, hoặc nhiều khi chỉ cần một ít nước ấm trong bình thôi cũng đủ làm các cháu lại yên trí ngủ tiếp.

Tóm lại, để chữa bệnh khó ngủ cho các cháu, phần lớn trường hợp không cần dùng thuốc. Cần tìm hiểu nguyên nhân và đáp ứng các yêu cầu tâm lý của các cháu là đủ. Bởi vậy, nhiều khi bố mẹ các cháu cần nhờ tới sự giúp đỡ của các bác sĩ chuyên khoa tâm lý về vấn đề này.

135. Run, giật mình.

Các trẻ sơ sinh dễ bị giật mình: co tay chân, run cằm, run người... vì những lý do bình thường (tiếng động, ánh sáng). Trong khi tắm hoặc khi thay tã lót cũng vậy. Hiện tượng này là thường vì hệ thần kinh của cháu còn non mà thôi.

Các cháu lớn hơn, cũng hay giật mình hoặc run người mỗi khi có sự việc gì làm các cháu cảm động.

136. Sốt - Cách hạ sốt.

Chúng ta xác định là cháu bé bị sốt khi nhiệt độ lấy ở hậu môn của cháu cao hơn 37,5oC. Thân nhiệt bình thường của mọi người buổi sáng là 36,5oC và buổi chiều là 37,5oC. Tuy vậy, nếu ta lấy thân nhiệt của một cháu bé đang hoạt động, chạy nhảy, chơi đùa mà không để cho cháu có thời gian nghỉ ngơi thì thân nhiệt của cháu CÓ THỂ LÀ 38oC.

SỐT LÀ GÌ?

Sốt là dấu hiệu của cơ thể đang chống lại một cuộc xâm nhập nào đó từ bên ngoài vào của vi trùng HAY VI RÚT. NHƯNG KHÔNG PHẢI LÚC NÀO CŨNG VẬY. Ở các cháu sơ sinh có thể bị sốt vì ăn sữa đặc quá, vì sưởi nóng quá, vì cơ thể bị mất nước mà không được uống đủ để bù lại, vì PHÒNG NGỦ HAY THỜI TIẾT KHÔ QUÁ V.V...

NÊN LẤY NHIỆT ÐỘ CHO CÁC CHÁU VÀO lÚC NÀO?

Sốt là dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Khi thấy một đứa trẻ không chịu ăn, bàn tay nóng thì việc đầu tiên cần làm là lấy thân nhiệt, (cặp sốt) cho các cháu. Nói chung, khi các cháu có dấu hiệu gì không bình thường, nên cặp sốt để biết thân nhiệt của cháu, nhưng cũng không nên lúc nào cũng cặp sốt và đâm ra lo lắng không đâu vì việc này.

KHI NÀO CẦN ÐƯA CHÁU BÉ TỚI BÁC SĨ?

1 Nếu cháu sốt trên 37,5oC, và mới dưới 6 tháng tuổi.

2. Khi thân nhiệt của cháu từ 39oC trở lên (đối với các cháu lớn).

3. Nếu nhiệt độ của cháu 37oC lúc sáng, 38oC lúc chiều nhưng cứ sốt nhẹ như thế liền 4, 5 ngày rồi.

4. Trong thời gian cháu đang bị bệnh, bỗng thân nhiệt tăng lên. Như vậy là có thể có biến chứng.

5. Bác sĩ đã tới thăm và cho uống thuốc. Nhưng 2, 3 ngày qua rồi mà bệnh vẫn không thuyên giảm.

Tuy vậy, người lớn nên giữ bình tĩnh. Việc chữa trị cần có THỜI GIAN.

CẦN CHÚ Ý TỚI CÁC BIỂU HIỆN GÌ, TRƯỚC KHI ÐƯA CHÁU TỚI BÁC SĨ?

Người săn sóc cháu bé nên chú ý quan sát các biểu hiện bệnh của cháu, để trả lời bác sĩ về những câu hỏi sau:

- Cháu có nôn không? Có ho không?
- Người cháu có nổi lên vết gì không?
- Họng cháu thế nào?
- Lưỡi cháu thế nào?
- Phân cháu có gì khác thường không?
- CHÁU CÓ CHỊU ĂN KHÔNG?

CÓ GÌ LẠ NẾU THÂN NHIỆT CHÁU TĂNG NHANH?

Thân nhiệt của trẻ em dễ tăng nhanh hơn và cao hơn so với người lớn. Bởi vậy không nên vội lo lắng.

Một cháu bé sốt 38oC liền mấy hôm rồi đáng lo hơn là một cháu khác 40oC vì họng đỏ. Có một số cháu dễ có nhiệt ÐỘ CAO HƠN NHỮNG CHÁU KHÁC KHI BỊ SỐT.

CÓ CẦN LÀM CHO NHIỆT ÐỘ CỦA CHÁU BÉ HẠ XUỐNG NGAY KHÔNG?

Nhiều bà mẹ thấy thân nhiệt của con cao, muốn làm sao cho thân nhiệt của cháu hạ xuống ngay vì nghĩ rằng thân nhiệt cao là bệnh, làm cho thân nhiệt xuống là giảm bệnh hay hết bệnh. Thật là một nhận thức sai lầm, nguy hiểm.

Quả thật, sốt gây mệt. Các cháu bé dưới 2 tuổi, sốt cao có thể gây co giật. Tuy vậy, thân nhiệt là cái thước đo tình hình bệnh để báo cho bác sĩ biết. Người ta có thể dùng thuốc để làm hạ nhiệt độ xuống, nhưng bệnh vẫn chưa khỏi.

Bởi vậy, trong thời gian điều trị bệnh cho một cháu bé, dù thân nhiệt của cháu đã xuống, cháu đỡ sốt hay không sốt nữa, ta vẫn phải tiếp tục chú ý theo dõi cẩn thận vì cháu có thể vẫn chưa khỏi bệnh. Nên NHỚ: KHỎI SỐT CHƯA PHẢI LÀ KHỎI BỆNH.

LÀM THẾ NÀO ÐỂ HẠ NHIỆT ÐỘ?

Người ta thường dùng thuốc hạ nhiệt như aspirin và paracetamol và các phương pháp khác như tắm, chườm lạnh, nước đá.

SAU KHI RA VIỆN RỒI, KHÔNG CẦN ÐO NHIỆT ÐỘ NỮA

Khi bác sĩ đã nó : "Cháu bé đã khỏi, có thể ra viện rồi!" các bà mẹ không cần phải tiếp tục đo nhiệt độ cho cháu nữa. Nếu cháu có nhiệt độ 37,2oC buổi sáng thì cũng không có gì đáng lo ngại vì điều cốt yếu là: cháu có chịu chơi và chịu ăn không?

THÂN NHIỆT THẤP QUÁ

Sau khi khỏi bệnh, có khi thân nhiệt của cháu bé ở 36OC TRONG 3, 4 HÔM LIỀN THÌ cũng không có gì đáng lo ngại trừ trường hợp với các trẻ sơ sinh.

THÂN NHIỆT ÐẢO NGƯỢC BẤT THƯỜNG

Một số trẻ sơ sinh có 37,7oC buổi sáng và 37oC BUỔI CHIỀU CÓ THỂ LÀ DO NGUYÊN NHÂN VỀ TAI-MŨI-HỌNG, cần phải chú ý sau này.

137. Mơ hoảng ban đêm.

Giữa đêm, đứa trẻ bỗng thức dậy, hốt hoảng. Cháu ngồi lên, sợ hãi nhìn xung quanh và cũng không biết tại sao mình phát hoảng như thế, tuy chỉ nhớ lơ mơ về những gì mình vừa thấy trong giấc mơ. Sau đó, cháu lại yên tâm nằm xuống, ngủ tiếp.

Ðôi khi cháu kêu lên, vẻ sợ hãi lúc thức dậy, bước xuống KHỎI GIƯỜNG ÐỂ TỚI NÉP MÌNH TRỐN Ở góc nhà. Nếu người lớn tới, cháu sẽ bám vào chân cho đỡ sợ, tuy 2 mắt vắn nhắm nghiền và không biết mình đang ôm chân ai. Cháu nói lắp bắp chỉ vào bóng tối hay khoảng không, nơi có một hình ảnh nào đó cháu vừa tưởng tượng mình đã nhìn thấy.

Trong trường hợp như vậy, người lớn nên giữ im lặng, không cần đánh thức cháu dậy. Chỉ một lát sau, cháu sẽ bình tĩnh và đi ngủ trở lại. Buổi sáng khi thức giấc, cháu đã quên hết tất cả mọi việc đã xảy ra ÐÊM QUA.

NGƯỜI LỚN NÊN LÀM GÌ?

Nếu cháu thức dậy, nên lại ngồi gần, cầm tay cháu và hỏi cháu bằng giọng bình tĩnh. Nếu cháu muốn kể về nội dung giấc mơ, hãy để cho cháu kể hết. Nếu cháu muốn bật đèn, nên hé cửa để đèn nơi khác chiếu vào phòng, hoặc bật ngọn đèn đêm. Không cần ánh sáng chói.

KHÔNG NÊN

- Không nên la mắng hoặc chế giễu, cho cháu là nhút nhát, làm cháu càng sợ hơn.

- Không nên vì thế mà đưa cháu sang ngủ chung với người lớn. Làm như vậy, cháu bé sẽ quen và thấy ngại ngủ một mình.

HÃY TÌM NGUYÊN NHÂN NHỮNG GIẤC MƠ

- TRẺ EM Ở ÐỘ TUỔI TỪ 2 ÐẾN 5 tuổi thường có những giấc mơ ngắn. Những giấc mơ đó có tác dụng làm thần kinh các cháu thư giãn, làm mờ đi trong trí óc bao nhiêu hình ảnh và hoạt động cháu đã nhìn thấy xung quanh trong cả một ngày. Nhưng nếu cháu mê sảng luôn và có vẻ sợ buổi tối thì phải tìm nguyên nhân. Nhiều khi, nguyên nhân rất bình thường như: giường chật quá, bộ quần áo cháu mặc khi đi ngủ bó sát vào người quá, hoặc cháu bị nóng, bị tức ngực vì đắp quá nhiều chăn. Có khi lại là bữa cơm chiều ăn quá no hay vừa coi một chuyện đáng sợ trên tivi. Ðôi khi, cháu phải mang theo một nỗi lo sợ vào giường ngủ vì bố mẹ đã ra lệnh: "Cấm được [em xin lỗi, em là người chửi bậy] dầm?". Cháu sợ khi thức dậy, bị anh chị em chế diễu v.v...

Nếu bạn đã chú ý tránh gâcho cháu mọi điều xúc động hoặc ảnh hưởng như trên mà cháu vẫn tiếp tục mê hoảng và sợ buổi tối, thì nên nói với bác sĩ để chữa trị cho cháu bằng phương pháp tâm lý.
Người lớn nên hiểu theo các trẻ nhỏ về buổi tối như sau: buổi tối phải xa cách mọi người - nếu cháu ngủ một mình - buổi tối đáng sợ hãi, mọi vật sẽ biến đi vì không trông thấy, kể cả nét mặt thân yêu của bố mẹ sẵn sàng bảo vệ cháu lúc ban ngày. Dùng thuốc không chữa trị được tận gốc hiện tượng mơ hoảng của trẻ em. Cần có sự săn sóc và tình cảm của các người thân cùng sự cộng tác của các chuyên gia tâm lý.

138. Toát mồ hôi.

Toát mồ hôi là một biện pháp quan trọng của cơ thể để chống lại nhiệt độ.

Trước khi than thở: "Con tôi hay đổ mồ hôi nhiều quá! các bà mẹ nên tìm nguyên nhân nào đã làm Bé như vậy. Vì đã đắp nhiều chăn mền cho cháu quá: việc làm này có hai điểm không có lợi. Một là: mồ hôi ra nhiều, cháu bé dễ bị cảm vì đi từ trạng thái bị nóng sang bị lạnh.

Hai là: đắp nhiều chăn, mặc nhiều áo làm cho cơ thể Bé không quen chống chọi với cái lạnh, sẽ trở nên yếu ớt hơn những đứa bé khác.

Cũng có những đứa trẻ hay toát mồ hôi nhiều hơn những trẻ KHÁC. ĐẤY LÀ ÐẶC TÍNH CỦA CHÁU MÀ THÔI.

NÊN LÀM GÌ KHI BÉ SỐT VÀ TOÁT MỒ HÔI

1. ĐÓ LÀ chuyện thường, không có gì đáng lo ngại.

2. Thay quần áo, tã lót và lau khô cho Bé để Bé khỏi bị lạnh.

3. Cho Bé uống nước. Việc này rất quan trọng vì cơ thể Bé bị thiếu nước. Cho cháu bé sơ sinh bú bình nước. Nếu cháu lớn hơn, có thể cho uống nước trái cáy.

4. Xem có phải vì cháu mặc nhiều quần áo hay đắp nhiều mền quá không?

5. Xem có phải vì phòng nóng quá không?

139. Nghiến răng.

Trong khi ngủ, một số trẻ em nghiên răng kèn kẹt. Hiện tượng này cũng không có gì quan trọng, nhưng nếu xảy ra thường xuyên thì có thể do vì một số nguyên nhân tâm lý mà người lớn cần phải tìm hiểu như: Bé CÓ GHEN TỊ VỚI ANH CHỊ EM NÀO KHÔNG? CÓ CẢM THẤY BỊ BỎ RƠI KHÔNG? CÓ bị căng thẳng, lo sợ vì một sự việc gì không?

Nếu tìm thấy nguyên nhân và tăng cường thêm sự âu yếm đặc biệt đối với Bé, chứng nghiến răng sẽ không còn nữa.

140. Chứng co giật khi sốt.

TRẺ EM Ở ÐỘ tuổi từ 6 tháng tới 2 năm, hay bị sốt và co giật vì sốt cao, khi các cháu bị viêm họng, viêm tai, viêm phổi những chứng bệnh các cháu thường mắc phải.

HIỆN TƯỢNG CO GIẬT THƯỜNG XẢY RA Ở độ tuổi này vì hệ thống thần kinh của các cháu còn non yếu. Trong thời gian bị sốt, cứ mỗi lần thân nhiệt lên cao đột ngột là CÁC CHÁU LẠI BỊ CO GIẬT.

TRIỆU CHỨNG CỦA CO GIẬT

- Trước khi có hiện tượng co giật mặt cháu bé tái đi, mê man, cứng người lại mắt trợn ngược. Mấy giây sau, hiện tượng co giật xuất hiện ở mặt, ở CHÂN, TAY TRONG MỘT VÀI PHÚT RỒI THÔI. Cháu bé thở mạnh, người lả đi. Từ trạng thái mê man, không tỉnh cháu đi vào một giấc ngủ mê mệt.

Trong các trường hợp nhẹ , người ta khó nhận thấy các cơn co giật vì cháu bé chỉ cứng người hoặc giật chân tay, mặt tái trong một thời gian ngắn. Thay vào hiện tượng mê man, có lúc cháu bé như không nghe, không nhìn, không cảm thấy mọi vật chung quanh. Chỉ có đôi mắt bị trợn ngược là triệu chứng rõ nhất.

Trong lúc bác sĩ chưa có mặt, cần phải làm những việc sau để nhiệt độ của cháu bé hạ xuống:

- Cởi khuy áo hoặc bỏ bớt quần áo;
- Tắm cho cháu bằng nước có nhiệt độ thấp hơn thân nhiệt của cháu 2oC trong 10 phút; có thể tắm nhiều lần như vậy;
- Chườm nước mát hay nước đá;
- CÓ THỂ dùng các loại thuốc hạ nhiệt như aspirin, paracétamol.

Bác sĩ sẽ tiếp tục điều trị bằng các loại thuốc khác để chấm dứt các cơn co giật và ngăn ngừa không xảy ra nữa.

SAU CƠN CO GIẬT

- Bác sĩ thường yêu cầu bố mẹ các cháu đưa cháu đi bệnh viện để làm một số xét nghiệm, sau khi cháu đã qua cơn. Vì, hiện tượng co giật rất có thể liên quan tới tổn THƯƠNG Ở MÀNG ÓC.

Hơn nữa, cần phải có phương pháp đề phòng tránh cho cháu bị lại. Nếu cháu bé lại sốt ngoài các biện pháp áp dụng ở PHẦN TRÊN, BÁC SĨ CÓ THỂ CHO CHÁU uống thuốc chống co giật Valium. Thuốc giọt uống làm nhiều đợt.

VÌ HIỆN TƯỢNG SỐT CAO KÈM CO GIẬT Ở nhiều trẻ thường xảy ra bất chợt, nhiều lần lặp đi lặp lại nên có trường hợp, bác sĩ yêu cầu cho trẻ uống thuốc đề phòng liên tục cho tới khi cháu 4 - 5 tuổi. Nhất là đối với các cháu hay có các cơn kéo dài hoặc bác sĩ đã phát hiện thấy trong gia đình Bé có người mắc chứng động kinh.

Cảnh cháu bé bi sốt co giật thường gây ấn tượng mạnh cho các người thân săn sóc cháu. Tuy vậy, khi cơn đã qua đi thì cháu lại trở lại trạng thái bình thường.

141. Co giật mà không sốt.

Nếu cháu bé không sốt cao mà cũng bị co giật thì có thể là do có các hiện tượng sinh học bất thường trong cơ thể như: lượng đường hoặc lượng Canxi trong người bị sụt một cách bất thường, hoặc cháu bị tổn thương trong não. Nếu không vì có các nguyên nhân trên thì phải nghĩ đến chứng động kinh.

142. CHỨNG CO GIẬT Ở trẻ sơ sinh.

Các trẻ sơ sinh bị những cơn co giật hoặc tay chân co cứng lại là do cơ thể bị thiếu chất Canxi. Cơ thể các cháu nhỏ cần có các tia nắng hoặc ánh sáng mặt trời để hấp thụ chất Canxi.

Chứng bệnh này thường kèm theo bệnh còi xương. Ðể chữa trị, bác sĩ thường cho các cháu uống các thuốc trong thành phần có vitamm D và canxi.

143. Cơn co giật.

Chứng này có đặc điểm là tiếp theo một cơn co giật là hiện tượng chân, tay, đầu cháu bé gập và co rúm lại về phía trước hoặc duỗi ra và ưỡn ngửa về phía sau. Nguyên nhân của chứng này hiện vẫn chưa được biết rõ trừ một vài trường hợp do dị tật bẩm sinh của hệ thần kinh.

Chứng này thường kèm theo hiện tượng ngưng phát triển tâm lý và vận động. Khi cháu bé lên cơn, cần phải nhờ tới sự giúp đỡ của bác sĩ ngay.

144. Chứng động kinh.

Ðộng kinh là một chứng bệnh gây co giật cơ thể, không phải vì sốt cao, cũng không phải vì cơ thể mất thăng bằng về mặt sinh học như thiếu glucô hay Canxi trong máu.

Người ta thường dùng bộ quét (scanner) để dò tìm xem có PHẢI DO TỔN THƯƠNG Ở NÃO không. Nếu cũng không tìm thấy nguyên nhân thì chỉ còn lại một lý do: bệnh GIA TRUYỀN.

Ở trẻ em, hiện tượng bị động kinh có nhiều mức: có cháu bỗng nhiên ngã vật xuống, cong người lên rồi co giật tay chân và các cơ mặt. Ðôi mắt vô hồn đờ đẫn, trợn ngược, mặt nhăn nhúm, thở khó khăn. Lát sau, cháu thở bình thường trở lại, các cơ bắp toàn thân đều thư giãn tới mức, có cháu tè dầm. Sau đó, cháu có thể thiếp đi trong giấc ngủ. Khi tỉnh dậy, cháu không hề biết gì về những sự việc vừa xảy ra với bản thân mình.

CÓ TRƯỜNG hợp các hiện tượng xảy ra không đầy đủ như trên, chỉ có hiện tượng cong cứng người hoặc ngược lại, người mềm rũ, cộng với vài sự co giật ở THÂN THỂ, MẮT LỜ ÐỜ. Hoặc Bé vẫn tỉnh táo, nhưng không nói được, cơ thể bị co GIẬT Ở MỘT VÀI NƠI KHI BÉ vừa thức dậy, hoặc đang trong giấc ngủ.

CÓ CÁC CHÁU nhỏ 5 - 6 tháng đã có các biểu hiện co giật như thế. Lại có các cháu từ 3 tuổi trở lên, có những lúc như bị hôn mê, không biết gì trong một vài giây.

Ðộng kinh là một chứng bệnh cần phải chữa trị lâu, mất nhiều công sức, nhưng ngày nay, không còn là một bệnh không thể chữa khỏi, hoặc phải chữa suốt đời. Người ta đã coi một số trường hợp như một loại bệnh nhẹ, tuy rằng, bệnh này vẫn cần tới sự săn sóc của các bác sĩ chuyên ngành.
Khi còn trong thời gian chữa trị, các cháu cần được theo dõi từng ngày. Nhưng nếu trong 3 năm liền mà cháu không lên cơn hoặc có một triệu chứng gì nữa thì có thể ngưng việc thuốc thang, điều trị. Chỉ cần chú ý tổ chức sinh hoạt cho có nề nếp, bảo đảm cho các cháu không bị mất ngủ. Các nhà tâm lý học cho rằng nên để các cháu tới trường như các đứa trẻ bình thường khác. Không nên lúc nào cũng quá chú ý tới các cháu vì chính làm như vậy sẽ làm cho tinh thần các cháu bị căng thẳng hơn.

Các cháu bị chứng động kinh vắn có thể tham gia các hoạt động thể dục thể thao, kể cả bơi lội, nhưng phải có người canh chừng.

Ðiều cốt yếu trong việc chăm sóc các cháu bị chứng bệnh này là giúp đỡ các cháu phát triển bình thường về mặt tinh thần cũng như về thể chất.

145. Bé ăn ngon miệng, ăn được. Tại sao?

Nhiều bà mẹ chỉ mong mỏi sao cho con ăn ngon miệng, ăn được. Vấn đề này rất rộng và nên chuyển thành vấn đề: "Nuôi sao cho con khỏe thì hơn. Bởi vì nhiều cháu có tính khó ăn, ăn ít nhưng sức khỏe vẫn tốt. Thế là được rồi. Vấn đề Bé không chịu ăn đã được nói tới ở PHẦN TRÊN, PHẦN NHIỀU DO NGUYÊN NHÂN TÂM LÝ.

Ở phần này, chúng ta chỉ chú ý tới : "Tại sao cháu ăn khỏe thế ?". Ðối với các cháu nhỏ, việc cháu ăn được nhiều không đáng mừng và cũng không đáng lo. Vì nếu dòng dõi cháu có những người to béo thì cháu cũng có xu hướng ăn nhiều để thành to béo và mai sau, có thể thành một người bụng phệ! Ðiều này cũng chẳng hay gì!

Nhưng nếu cháu ăn nhiều mà tạng người vẫn bình thường hay ốm yếu thì nên nghĩ ngay tới việc chữa trị cho cháu bệnh giun hoặc sán và có thể cả bệnh tiểu đường nữa.

146. Bé không chịu ăn.

Hiện tượng trẻ em không có bệnh tật gì mà biếng ăn, hay không chịu ăn phần lớn do nguyên nhân tâm lý chứ không phải Bé bị bệnh. Ðối với các trẻ sơ sinh cũng vậy. Vấn đề này có liên quan tới một sự rối loạn nào đó trong quan hệ giữa mẹ và con.

Trước hết, chúng ta không nên xếp vội các cháu sau đây vào loại biếng ăn:

- Các cháu có tính ăn thất thường, khi nhiều, khi ít một cách tự nhiên.
- Các cháu hay ăn vặt, lúc đến bữa, vẫn ăn nhưng ăn ít.

Trên thực tế, nếu cộng cả các lần ăn vặt vào bữa chính, thì các cháu ăn thế là đủ rồi.

Các cháu đáng được để ý săn sóc, có các hiện tượng sau:

- Bỗng nhiên bỏ ăn hay biếng ăn, có vẻ mệt, sốt, đau bụng v.v...;
- Các cháu từ 6 - 18 tháng tuổi bị đau họng; sau khi tiêm chủng; sắp mọc răng hay đang mọc răng;
- Các cháu vừa cai sữa mẹ.

Ngoài ra, các bà mẹ cũng nên để ý tới các nguyên nhân sau có ảnh hưởng tới việc ăn của các cháu, như: thay đổi loại sữa hoặc thức ăn mà các cháu không ưa, dùng thìa, muỗng để cho bé ăn to quá, cho ăn kiểu nhồi nhét làm Bé sợ, đang ăn lại lau miệng, làm vệ sinh làm cháu mất hứng thú.
Với các cháu đã biết nhận xét, việc thay đổi người cho ăn, cách đối xử với các cháu khi ăn như nựng nịu khuyến khích hay đe dọa, mắng cháu đều có ảnh hưởng, hoặc làm cho cháu chịu ăn hay bỏ ăn.

Các bà mẹ cũng không nên quá máy móc về giờ giấc. Cháu bé đang ngủ không nên đánh thức dậy để cho ăn hoặc buổi tối, nếu cháu khóc có thể cho cháu bú thêm một ít ngoài bữa chính. Nói chung,

KHÔNG NÊN:

- Bắt buộc cháu ăn, hoặc phải ăn hết;
- Không cần quá chính xác về thời gian của bữa ăn;
- Ðể các cháu ăn tự nhiên, trong khi ăn không quấy rầy các cháu về những săn sóc vệ sinh như lau miệng, lau mặt, lau tay.

NÊN:

- Ðể cho các cháu ăn tự nhiên, vì ham thích;
- Cho ăn ít hơn khả năng ăn của Bé một ít để nuôi dưỡng xu hướng thèm ăn, rồi dần dần tăng lên trong các bữa sau;
- NÊN CHO ĂN Ở chỗ tĩnh mịch, không có tiếng động hay nhiều người qua lại, làm các cháu không chăm chú tới việc ăn. Nếu các cháu vẫn lớn đều về chiều cao thì việc các cháu phát triển hơi chậm về số cân nặng cũng là chuyện bình thường.

Làm cho các cháu khỏi biếng ăn chủ yếu là vấn đề tâm lý, tìm cách khuyến khích cho các cháu ăn là tốt nhất. Các bác sĩ nếu được yêu cầu khám bệnh cho các cháu biếng ăn thường làm những công việc có tính cách "thủ tục" như : xét nghiệm máu để đo số hồng huyết cầu, thử phân để xem có bệnh đường tiêu hóa hay không, thử các phản ứng về bệnh lao v.v... ,

147. Không phát triển đủ khi mới sinh.

Một số cháu bé sinh ra thiêu cân (dưới 2.500g), và không đủ chiều cao. Sự kém phát triển này đã xảy ra khi đứa trẻ còn ở TRONG BỤNG MẸ. KHÁC VỚI TRẺ ÐẺ NON BỊ thiếu cân do sinh ra không đủ tháng, hiện tượng này có thể có nhiều nguyên nhân : trong thời gian mang thai mẹ bị bệnh hoặc bị ngộ độc vì dùng thuốc có nhiều độc tố, vì nghiện nặng thuốc lá v.v... Cũng có thể vì có sự bất THƯỜNG Ở NHAU THAI.

148. Thiếu cân.

Một số cháu bé không phát triển đầy đủ so với độ tuổi, đặc biệt là về trọng lượng. Nếu không phải vì nguyên nhân thiếu ăn thì phần lớn là vì Bé bị bệnh kéo dài như : viêm tai giữa, viêm đường tiết niệu...; tim, thận có chỗ bị dị dạng bẩm sinh, bị bệnh đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, rối loạn về khả năng hấp thụ của ruột đối với một số thực phẩm...

149. Bé gầy hoặc càng ngày càng gầy.

Gầy không phải là bệnh. Nếu cháu có tạng gầy thì không phải lo. Nhưng, nếu cháu đang bình thường, bỗng bị gầy đi thì đó là một đấu hiệu cần chú ý.

Nếu cháu bé gầy, không lớn hoặc lớn chậm thì bố mẹ cháu cần suy nghĩ để trả lời 2 câu hỏi sau:

1. Thuở nhỏ (như bé) mình có gầy như thế không?

2. Tuy gầy như vậy, nhưng cháu có ăn được, ngủ được, có vẫn nô đùa vui vẻ như các trẻ khác không ?

Nếu câu trả lời là:

- CÓ: thì không có gì đáng lo ngại. Vì "tạng" người của cháu là như vậy, giống như tạng của bố mẹ.

- KHÔNG: thì có thể vì các nguyên nhân như: ăn chưa đủ chất, ăn không đúng giờ giấc, chế độ, ngủ không đẫy giấc, ăn, ngủ không đủ để bồi lại sức tiêu hao lúc Bé hoạt động.

Nếu Bé bị gầy một cách bất thường quá thì cũng nên nghĩ tới một số bệnh như bệnh tiểu đường chẳng hạn.

150. Tái mặt đột ngột.

Ðứa trẻ bỗng tái mặt đi rồi lại bình thường trở lại. TẠI SAO? CÓ ÐIỀU GÌ LÀM BÉ SỢ hoặc Bé bị lạnh chăng ?

Nếu thế phải sưởi ấm cho Bé ngay. Sắc mặt Bé sẽ hồng trở lại.

Có trường hợp Bé ho, ngạt mũi và được nhỏ thuốc vào lỗ mũi để làm co niêm mạc, cũng làm sắc mặt Bé tái đi trong chốc lát.

Còn những trường hợp như sau, cần phải hỏi bác sĩ:

KHÔNG RÕ LÝ DO GÌ, MẶT BÉ BỖNG TÁI ÐI VÀ BÉ BỊ NGẤT

- Phải gọi bác sĩ hoặc đưa Bé tới bệnh viện ngay. Vậy điều gì có thể đã xảy ra?

Bé có thể đã uống một thứ gì hoặc thuốc độc đối với BÉ, MÀ TA KHÔNG BIẾT (COI TRƯỜNG HỢP NGỘ ĐỘC). CHÂN TAY BÉ ÐÃ CÓ LÚC CO QUẮP LẠI MÀ TA CŨNG KHÔNG HAY.

NẾU BÉ TỈNH NHƯNG CÓ VẺ BỊ "CHOÁNG", CHÂN TAY LẠNH, VẺ MẶT SỢ HÃI:

- Có thể Bé bị ngộ độc hoặc bị đau do một vết thương nào đó. Trong khi chưa có bác sĩ, hãy đặt Bé nằm thẳng trên giường, đầu hơi thấp hơn chân và sưởi ấm hoặc chườm nóng cho cháu, mỗi bên người một chai nước nóng để ngoài chăn và cẩn thận để không làm cháu bị bỏng.

Cũng có thể đây là dấu hiệu của sự xuất huyết nội: hiện tượng này có thể đã xảy ra trước đó hàng giờ hoặc trước nhiều ngày do MỘT VA CHẠM MẠNH LÀM THƯƠNG TỔN TỚI THẬN HOẶC LÁCH.

BÉ THƯỜNG BỊ TÁI MẶT LUÔN NHƯ THẾ - RÕ RÀNG LÀ HIỆN TƯỢNG NÀY không phải do Bé bị xúc cảm mà do nguyên nhân phức tạp hơn. Cần phải cho Bé tới bác sĩ.
Đi dân nhớ, ở dân thương!

symphony

Đọc xong cái này chắc người lớn bệnh quá :)
Tìm kiếm nhà đất trực tuyến: http://tknd.vn

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội