Ai là Ai: Đi tìm nhân vật

Started by Sao_Online, 07/02/08, 00:45

Previous topic - Next topic

saos@ngmo

Anh nói thật, anh chỉ biết 3 vị tướng nổi tiếng thế giới: Trần Hưng Đạo, Võ Nguyên Giáp và Stalin.

Cái ảnh của chú, chắc thằng Vô va biết, đứt năm 27 tuổi nhờ, :D

symphony

Đây mới là người chết năm 27 tuổi. Rất nổi tiếng. Đố là ai?
Tìm kiếm nhà đất trực tuyến: http://tknd.vn

Sao_Online

Quote from: Sao_Online on 20/02/08, 14:43



Quote from: saos@ngmo on 17/03/08, 13:20
http://img.huongtinhyeu.net/files/jar7xqsrxj97nvq8o7kt.jpg << đây có thể là nhà thám hiểm jame cook, người Anh, còn vị tướng đeo nhiều huân chương, trông cứ như thể là nam diễn viên chính trong Cuốn theo chiều gió ý nhỉ?
Quote from: symphony on 17/03/08, 13:22
Quote from: saos@ngmo on 17/03/08, 13:20
còn vị tướng đeo nhiều huân chương, trông cứ như thể là nam diễn viên chính trong Cuốn theo chiều gió ý nhỉ?

Thế mà cũng không biết --> Yuri Gagarin

1. James Cook

Thuyền trưởng James Cook (27 tháng 10 năm 1728 – 14 tháng 2 năm 1779) là một nhà thám hiểm, nhà hàng hải và người chuyên vẽ bản đồ người Anh. Sau khi được thăng lên chức vụ thuyền trưởng trong Hải quân Hoàng gia Anh, Cook đã thực hiện 3 chuyến hải trình đến Thái Bình Dương, trở thành người châu Âu đầu tiên đặt chân đến bờ biển phía đông của Úc; ông cũng là người châu Âu đầu tiên phát hiện ra quần đảo Hawaii và là người đầu tiên được ghi nhận là đi vòng quanh New Zealand.

Sau khi phục vụ trong đội thương thuyền Anh ở tuổi thiếu niên, ông tham gia Hải quân Hoàng gia vào năm 1755, tham gia Chiến tranh bảy năm, rồi sau đó nghiên cứu và vẽ bản đồ nhiều chuyến đi đến Sông Saint Lawrence trong trận vây hãm Québec. Điều này đã giúp tướng James Wolfe thực hiện cuộc đột kích nổi tiếng ở vùng đồng bằng Abraham, giúp Cook có được sự chú ý của Hội đồng Đô đốc Anh (Admiralty) và Hội đồng Hoàng gia Anh (Royal Society) tại một thời điểm quyết định cả trong sự nghiệp cá nhân của ông lẫn quá trình phát hiện những vùng đất mới của Anh Quốc, và đưa Cook trở thành người chỉ huy con tàu HM Bark Endeavour và chuyến đi đầu tiên trong ba chuyến hải trình đến Thái Bình Dương của ông vào năm 1766.

Cook là người đầu tiên đã vẽ chính xác hải đồ của nhiều vùng đất và ghi lại nhiều hòn đảo và đường biển trên bản đồ châu Âu. Những thành tích lớn lao đó của ông có thể do sự kết hợp của tài đi biển xuất sắc, có kỹ năng giỏi về nghiên cứu đo đạc và vẽ bản đồ, can đảm khám phá những nơi nguy hiểm để xác nhận sự thật - ví dụ như nhiều lần tìm hiểu Vòng Nam Cực (Antarctic Circle) và khám phá quanh vùng Đại Bảo Tiều (Great Barrier Reef), khả năng lãnh đạo trong những điều kiện bất lợi, sự táo bạo trong những cuộc thám hiểm và sự sẵn sàng vượt trội hon= những chỉ dẫn của bộ Hội đồng Đô đốc.

Sau khi Cook và thủy thủ trên tàu rời đảo, một cơn bão đã phá hủy chiếc tàu the Resolution, buộc ông phải quay trở lại Kealakekua. Sự tôn trọng của thổ dân dành cho Cook như một vị thần bị sụp đổ, và mối quan hệ giữa người Hawaii và người nước ngoài trở nên căng thẳng. Một hiểu lầm đã dẫn đến một trận chiến dữ dội, và Cook đã bị giết bởi thổ dân trên đảo.

Cook chết ở Hawaii trong một cuộc chiến với thổ dân trên đảo trong chuyến tham hiểm thứ 3 ở Thái Bình Dương vào năm 1779.

2. Yuri Alekseievich Gagarin

Nghề nghiệp: Nhà du hành vũ trụ
Ngày sinh: 9 tháng 3 năm 1934 tại thị trấn Gzhatsk
Ngày mất: 27 tháng 3 năm 1968
Giới tính, quốc tịch: Nam, Liên Xô
Thành tích: Người đầu tiên bay vào vũ trụ

Yuri Alekseievich Gagarin (tiếng Nga: Юрий Алексеевич Гагарин; 9 tháng 3, 1934 – 27 tháng 3, 1968) được ghi nhận là người đầu tiên trên thế giới thực hiện chuyến bay vào vũ trụ ngày 12 tháng 4 năm 1961 trên tàu vũ trụ Phương Đông.

Chuyến bay

Tàu vũ trụ Phương Đông với nhà du hành vũ trụ trên boong tàu xuất phát ngày 12 tháng 4 năm 1961 vào lúc 6 giờ 7 phút theo giờ quốc tế Greenwich (9 giờ 7 phút theo giờ Moskva). Yuri Gagarin đã hoàn thành một vòng bay trên tàu Phương Đông xung quanh Trái Đất.

Tín hiệu trong chuyến bay là "Кедр" ("Cây tuyết tùng"). Sau khi hoàn thành chuyến bay, từ độ cao vài kilômét thì Gagarin nhảy ra khỏi khoang và hạ cánh an toàn bằng dù không xa với thiết bị hạ cánh, trên cánh đồng của một nông trang ở tỉnh Saratov. Toàn bộ chuyến bay này kéo dài 1 giờ 48 phút.

Tóm tắt tiểu sử

Yuri Alekseievich Gagarin sinh ngày 9 tháng 3 năm 1934, tại làng Klushino, huyện Gzhatsk, tỉnh Smolensk, Liên Xô, không xa thị trấn Gzhatsk, hiện nay đã được đổi tên thành Gagarin.

Năm 1951 – học tại trường dạy nghề số 10 ở thị trấn Ljubertsư (tỉnh Moskva) theo chuyên ngành thợ đúc khuôn (với điểm tốt nghiệp loại xuất sắc).
Năm 1951 – trường thanh niên công nhân tại Ljubertsư.
Năm 1955 – trường trung cấp công nghiệp Saratov (xuất sắc).
Năm 1955 – Câu lạc bộ hàng không Saratov.
Năm 1955 – gia nhập quân đội Xô viết.
Năm 1957 – Trường trung cấp hàng không quân sự Chkalov số 1 mang tên K.E. Voroshilov ở thành phố Orenburg (cấp một). Từ năm 1957 cho đến khi được đưa vào đội ngũ các nhà du hành vũ trụ, ông là phi công lái máy bay tiêm kích trong trung đoàn hàng không tiêm kích của không quân Bắc Liên Xô.
Ngày 11 tháng 3 năm 1960 – được đưa vào đội ngũ các nhà du hành vũ trụ.
Ngày 12 tháng 4 năm 1961 – hoàn thành chuyến bay có người đầu tiên trên thế giới vào vũ trụ.
Ngày 23 tháng 5 năm 1961 – chỉ huy đội ngũ các nhà du hành vũ trụ.
Ngày 20 tháng 12 năm 1963 – phó chỉ huy trưởng trung tâm đào tạo các nhà du hành vũ trụ.
Năm 1968 – Học tại Học viện kỹ thuật quân sự mang tên N.E. Zhukov ở Moskva (xuất sắc).

Gagarin đã có cơ hội bay vào vũ trụ thêm một lần nữa — khi đó ông là dự bị cho V.M. Komarov khi chuẩn bị cho chuyến bay của tàu "Liên Hiệp" (ngày 23 tháng 4 năm 1967).

Nổi tiếng trên thế giới

Sau chuyến bay trên tàu Phương Đông, Y.A. Gagarin trở thành người nổi tiếng trên thế giới. Gần như tất cả các tờ báo khi đó đã viết về ông. Ông được thưởng nhiều huân chương, huy chương, bằng khen cũng như được trao tặng danh hiệu công dân danh dự của các thành phố tại các quốc gia ở châu Âu, châu Á, châu Phi, Bắc Mỹ và Nam Mỹ.

Ông cũng đã tới thăm nhiều quốc gia trên thế giới với tư cách của sứ giả hòa bình và hữu nghị.

Phần thưởng

Danh hiệu:

Danh hiệu của Liên Xô : Phi công – nhà du hành vũ trụ, anh hùng Liên Xô. Chính phủ Liên Xô cũng thăng cấp cho Gagarin từ thượng úy lên ngay thiếu tá.
Anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa của Tiệp Khắc và Bulgaria.
Anh hùng lao động Việt Nam.
Chủ tịch hội hữu nghị Liên Xô – Cuba,
Thành viên danh dự của hội hữu nghị Phần Lan – Liên Xô và nhiều hội hữu nghị khác.
Từ năm 1966 ông là thành viên danh dự của Học viện Du hành Vũ trụ Quốc tế.

Huân chương:

Huân chương Lenin (Liên Xô)
Huân chương Georgii Dimitrov (Bulgaria)
Huân chương Karl Mark (Cộng hòa Dân chủ Đức)
Huân chương Sao bậc hai (Indonesia)
Huân chương Thập tự Grjunvaljd (Ba Lan)
Huân chương Cờ bậc nhất với Kim cương (Hungary)
Huân chương Chuỗi ngọc sông Nil (Ai Cập)
Huân chương Sao châu Phi băng lớn (Liberia)
Huân chương Vì công lao trong lĩnh vực Hàng không (Brasil)
Huân chương Plija-Hiron (Cuba)

Huy chương và bằng khen:

Huy chương Sao Vàng (Liên Xô)
Huy chương vàng Konstantin Tsiolkovsky (Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô)
Huy chương de Lavo (FAI)
Huy chương vàng của chính phủ Áo
Huy chương vàng và bằng khen danh dự Con người trong vũ trụ của Liên đoàn du hành vũ trụ Ý
Huy chương vàng Vì công lao xuất sắc và bằng khen danh dự của Câu lạc bộ Hàng không Hoàng gia Thụy Điển
Huy chương vàng lớn và bằng khen của FAI
Huy chương vàng của Hội Liên lạc liên Hành tinh của Anh
Huy chương Colombus (Ý)
Huy chương vàng của thành phố Saint-Denis (Pháp)
Và nhiều huy chương khác.

Công dân danh dự:

Yuri Gagarin được trao tặng danh hiệu công dân danh dự của các thành phố sau:

Các thành phố của Liên Xô: Kaluga, Novocherkassk, Sumgait, Smolensk, Vinitsa, Sevastopol, Saratov;
Các thành phố của Bulgaria: Sofia, Pernik, Plovdiv;
Các thành phố của Hy Lạp: Athena;
Các thành phố của Kypros: Famagusta, Limasol;
Các thành phố của Pháp: Saint-Denis;
Các thành phố của Tiệp Khắc: Trenchianske-Teplice;
Ông cũng được trao tặng các chìa khóa vàng để mở cổng vào các thành phố Cairo và Alexandria của Ai Cập.

Các ấn phẩm bằng tiếng Nga

Sách:

Đường vào vũ trụ (Дорога в космос) – Мát-xcơ-va: Nhà xuất bản quân sự, năm 1978 — 336 trang.

Các bài báo trên các báo và tạp chí:

- "Thời đại ngôi sao" (báo "Sao Đỏ" ngày 1 tháng 5 năm 1961)
- "Bầu trời chờ đợi anh" (báo "Sự thật thanh niên" ngày 9 tháng 7 năm 1961)
- "Phẩm chất và ý chí thể hiện trong khó khăn" (báo "Sao Đỏ" ngày 14 tháng 10 năm 1961)
- "Tiến lên phía trước, mãi mãi tiến lên" (báo "Sự thật" ngày 12 tháng 4 năm 1962)
- "Lời phát biểu với các nhà văn" (báo "Nước Nga văn học" ngày 12 tháng 4 năm 1963)
- "Thi ca của các độ cao thiên cầu" (báo "Sự thật thanh niên" ngày 10 tháng 5 năm 1963)
- "Lướt theo làn sóng" (báo "Sự thật thanh niên" ngày 2 tháng 10 năm 1963)
- "Tiến công bầu trời" (báo "Tin tức" ngày 4 tháng 10 năm 1963)
- "Hai lần hồi tưởng" (tạp chí "Người cộng sản trẻ tuổi" năm 1964, số 3)
- "Ngọn lửa" (báo "Sự thật thanh niên" ngày 18 tháng 8 năm 1964)
- "Đội ngũ chúng ta đang trưởng thành" (báo "Sao Đỏ" ngày 11 tháng 4 năm 1965)
- "Thời đại cộng sản, thời đại vũ trụ" (Tạp chí "Hàng không và du hành vũ trụ", năm 1967, số 4)
- "Những bậc thang vào vũ trụ" (trong tuyển tập APN "Trong năm 2017", năm 1968)

Hy sinh bi thảm

Các tình huống dẫn đến cái chết của Gagarin cho đến nay vẫn chưa được làm rõ. Tồn tại một loạt các phiên bản mâu thuẫn nhau về cái chết của ông. Phiên bản chính thức là:

Máy bay UTI MiG-15 với Gagarin và Serjogin bị nổ tung vào ngày 27 tháng 3 năm 1968 vào lúc 10 giờ 31 phút sáng trong khu vực làng Novosjolovo cách thị trấn Kirzhach, tỉnh Vladimir 18 km. Điều này xảy ra trong điều kiện tầm nhìn rất hạn chế — các lớp mây thấp chỉ cách mặt đất 300 mét. Máy bay bị rơi vào vùng xoáy, để có thể thoát ra được thì thời gian chỉ vài giây là không đủ đối với các phi công.

Nhưng theo như người chứng kiến sự cố này là người thợ nguội Valentin Surkov khẳng định thì ngày 27 tháng 3 năm đó là một ngày trời quang, và máy bay đã rơi dường như là nó không thể lấy được cân bằng. Ông này cũng khẳng định rằng trên thực thế khi đó thì máy bay đã được tìm thấy cạnh làng Rjazantsa và xóm Krutets. Cái chết của Gagarin, theo ý kiến của một vài người sống cùng thời với ông, là do bàn tay của chính phủ Xô viết, do ông đã trở nên quá nổi tiếng.

Ngoài ra còn tồn tại các phiên bản khác:

- Một máy bay khác đã bay ở khoảng cách gây nguy hiểm cho chiếc MiG-15 của Gagarin, kết quả là chiếc máy bay MiG-15 đã bị nhiễu loạn và mất điều khiển.

- Máy bay của Gagarin bị bắn hạ bằng tên lửa.

Trong những năm cuối thập niên 1990 xuất hiện ý kiến cho rằng chuyến bay vũ trụ của Gagarin không thể công nhận là đã được tiến hành trọn vẹn, do ông đã rời bỏ chuyến bay trước khi (nó) tiếp đất. Nhưng phương pháp tiếp đất như thế đã được lập kế hoạch từ ban đầu với sự tính toán đến việc đảm bảo an toàn. Nói chung, nguyên nhân cơ bản của các giả thuyết loại này đều mang động cơ chính trị.

Đặt tên

Tên của Yuri Gagarin đã được đặt cho thị trấn Gagarin (tên cũ Gzhatsk) và huyện này, miệng núi lửa trên mặt tối của Mặt Trăng, tiểu hành tinh số 1772, huy chương vàng của FAI (được trao tặng kể từ năm 1968), một quảng trường ở Moskva, ở đó người ta xây dựng đài tưởng niệm hùng vĩ để tưởng nhớ ông.

Nguồn: Internet.
Đi dân nhớ, ở dân thương!

Lovers_Again

Quote from: symphony on 17/03/08, 13:34
Đây mới là người chết năm 27 tuổi. Rất nổi tiếng. Đố là ai?


Xin thưa với bác Chí. Đây là Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Đông Dương(Đảng Cộng Sản Việt Nam bây giờ) Đầu Tiên: Trần Phú

Tiểu Sử:


Trần Phú (1 tháng 5 năm 1904 – 6 tháng 9 năm 1931) là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương đầu tiên - sau đổi tên thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ông sinh năm 1904 tại ở Xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Năm 1922, ông đỗ đầu kỳ thi Thành Chung (học vị cao nhất theo hệ Pháp đào tạo tại Việt Nam lúc bấy giờ).

Năm 1925, ông tham gia Hội Phục Việt tại Vinh, sau đó Hội đổi thành Tân Việt Cách mạng Đảng.

Năm 1926, ông sang Quảng Châu, Trung Quốc bàn việc hợp nhất với Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Năm 1927, ông sang Liên Xô, học ở trường Đại học Lao động Cộng sản phương Đông của Quốc tế Cộng sản ở Moskva với bí danh là Li-cơ-vây.

1928, dự Đại hội VI Quốc tế Cộng sản.

Ngày 11 tháng 10năm 1929, tòa án Nam triều Nghệ An xử án vắng mặt một số đảng viên của Đảng Cộng sản Đông Dương trong đó có Trần Phú.

Tháng 4/1930, ông về nước và được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời của Đảng (tháng 7). Ông được giao soạn thảo Luận cương Chính trị về vấn đề cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương.

Tháng 10/1930, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp ở Hồng Kông (Trung Quốc) đã thông qua bản Luận cương Chính trị và bầu Ban Chấp hành Trung ương chính thức, ông được bầu Tổng Bí thư của Đảng.

Tháng 3/1931, ông chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 2 tại Sài Gòn bàn việc chấn chỉnh Đảng sau đợt khủng bố của địch. Hội nghị đã vạch ra nghị quyết về nhiệm vụ hiện tại của Đảng, nghị quyết về tổ chức của Đảng, nghị quyết về cổ động tuyên truyền.

Ngày 19 tháng 4 năm 1931, ông bị thực dân Pháp bắt.

Ngày 6 tháng 9 năm 1931, ông qua đời tại Nhà thương Chợ Quán ở tuổi 27 với lời nhắn nhủ bạn bè "Hãy giữ vững khí tiết chiến đấu".

Ngày 12 tháng 1 năm 1999, hài cốt ông được di dời về an táng tại quê hương Đức Thọ, Hà Tĩnh.


Nguy hiểm nhất là khi: Đứng trước Bò, Sau lưng Ngựa và ở cạnh người Ngu

saos@ngmo


symphony

Quote from: Lovers_Again on 17/03/08, 22:21
Quote from: symphony on 17/03/08, 13:34
Đây mới là người chết năm 27 tuổi. Rất nổi tiếng. Đố là ai?


Xin thưa với bác Chí. Đây là Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Đông Dương(Đảng Cộng Sản Việt Nam bây giờ) Đầu Tiên: Trần Phú

Tiểu Sử:


Trần Phú (1 tháng 5 năm 1904 – 6 tháng 9 năm 1931) là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương đầu tiên - sau đổi tên thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ông sinh năm 1904 tại ở Xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Năm 1922, ông đỗ đầu kỳ thi Thành Chung (học vị cao nhất theo hệ Pháp đào tạo tại Việt Nam lúc bấy giờ).

Năm 1925, ông tham gia Hội Phục Việt tại Vinh, sau đó Hội đổi thành Tân Việt Cách mạng Đảng.

Năm 1926, ông sang Quảng Châu, Trung Quốc bàn việc hợp nhất với Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Năm 1927, ông sang Liên Xô, học ở trường Đại học Lao động Cộng sản phương Đông của Quốc tế Cộng sản ở Moskva với bí danh là Li-cơ-vây.

1928, dự Đại hội VI Quốc tế Cộng sản.

Ngày 11 tháng 10năm 1929, tòa án Nam triều Nghệ An xử án vắng mặt một số đảng viên của Đảng Cộng sản Đông Dương trong đó có Trần Phú.

Tháng 4/1930, ông về nước và được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời của Đảng (tháng 7). Ông được giao soạn thảo Luận cương Chính trị về vấn đề cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương.

Tháng 10/1930, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp ở Hồng Kông (Trung Quốc) đã thông qua bản Luận cương Chính trị và bầu Ban Chấp hành Trung ương chính thức, ông được bầu Tổng Bí thư của Đảng.

Tháng 3/1931, ông chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 2 tại Sài Gòn bàn việc chấn chỉnh Đảng sau đợt khủng bố của địch. Hội nghị đã vạch ra nghị quyết về nhiệm vụ hiện tại của Đảng, nghị quyết về tổ chức của Đảng, nghị quyết về cổ động tuyên truyền.

Ngày 19 tháng 4 năm 1931, ông bị thực dân Pháp bắt.

Ngày 6 tháng 9 năm 1931, ông qua đời tại Nhà thương Chợ Quán ở tuổi 27 với lời nhắn nhủ bạn bè "Hãy giữ vững khí tiết chiến đấu".

Ngày 12 tháng 1 năm 1999, hài cốt ông được di dời về an táng tại quê hương Đức Thọ, Hà Tĩnh.




Thành thật chia buồn với L_A. Đây không phải là Trần Phú. Tổng bí thư đầu tiên má bự hơn. Ông này chết năm 1939 cơ mà :)
Tìm kiếm nhà đất trực tuyến: http://tknd.vn

Lovers_Again

Quote from: symphony on 17/03/08, 13:34
Đây mới là người chết năm 27 tuổi. Rất nổi tiếng. Đố là ai?


Xấu hổ với Bác quá. Nghe người mất năm 27 tuổi nghĩ ngay Trần Phú. Em chữa sai ngay

Đây là Vũ Trọng Phụng
Vũ Trọng Phụng (20 tháng 10, 1912 - 12 tháng 10, 1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng. Ông được xem như một trong những gương mặt quan trọng nhất của văn học Việt Nam thế kỷ 20. Một số tác phẩm của ông được đưa vào chương trình văn học nhà trường.

----------Tiểu sử----------
Vũ Trọng Phụng quê ở làng Hảo, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nhưng ông sinh ra, lớn lên và mất tại Hà Nội. Cha mất vì bệnh lao khi ông mới được 7 tháng tuổi, Vũ Trọng Phụng được bà mẹ tần tảo nuôi cho ăn học. Sau khi đỗ bẳng tiểu học, 16 tuổi Vũ Trọng Phụng phải thôi học để đi làm kiếm sống. Sau hai tháng làm thư kí đánh máy cho hãng buôn Goddard, ông bị đuổi và thất nghiệp. Ít lâu sau, ông đánh máy chữ cho Nhà in Viễn Đông nhưng hai năm sau lại bị đuổi. Từ đó chuyển hẳn sang làm báo, viết văn chuyên nghiệp.

Năm 1930, Vũ Trọng Phụng đã có bài đăng trên tờ Ngọ Báo. Bắt đầu ông viết một số truyện ngắn, nhưng không được chú ý. Năm 1931, ông viết vở kịch Không một tiếng vang, thì bắt đầu gây được sự quan tâm của bạn đọc. Năm 1934, Vũ Trọng Phụng mới cho ra mắt cuốn tiểu thuyết tâm lý đầu tay Dứt tình đăng trên tờ Hải Phòng tuần báo.

Năm 1936, ngòi bút tiểu thuyết của ông nở rộ, chỉ trong vòng một năm, bốn cuốn tiểu thuyết lần lượt xuất hiện trên các báo, thu hút sự chú ý của công chúng. Cả bốn tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê và Làm đĩ đều hiện thực, đi sâu vào các vấn đề xã hội. Trong đó Số đỏ xuất sắc hơn cả, được xem như tác phẩm lớn nhất của Vũ Trọng Phụng, một vài nhân vật, câu nói trong Số đỏ đã đi vào ngôn ngữ đời sống hằng ngày.


Vũ Trọng Phụng qua nét vẽ của Côn Sinh, in trong tác phẩm Cạm bẫy ngườiLà một nhà báo, Vũ Trọng Phụng đã viết nhiều phóng sự nổi tiếng. Với phóng sự đầu tay Cạm bẫy người (1933) đăng báo Nhật Tân dưới bút danh Thiên Hư, Vũ Trọng Phụng đã gây được sự chú ý của dư luận đương thời. Năm 1934, báo Nhật Tân cho đăng Kỹ nghệ lấy Tây. Với hai phóng sự đó, Vũ Đình Chí và Vũ Bằng đã cho ông là một trong hàng vài ba "nhà văn mở đầu cho nghề phóng sự của nước ta". Những phóng sự tiếp theo như Cơm thầy cơm cô, Lục xì đã góp phần tạo nên danh hiệu "ông vua phóng sự của đất Bắc" cho Vũ Trọng Phụng.

Những tiểu thuyết và phóng sự của ông cũng nhận được nhiều ý kiến phản bác. Từ năm 1936 đến khi Vũ Trọng Phụng qua đời năm 1939, đã nổ ra cuộc tranh luận xung quanh vấn đề "Dâm hay không Dâm" trong các tiểu thuyết, phóng sự của ông.

Cả đời Vũ Trọng Phụng sống trong nghèo khổ. Vì còn bà nội và mẹ già nên dù lao động cật lực, ngòi bút của ông vẫn không đủ nuôi gia đình. Tuy viết về nhiều các tệ nạn, thói ăn chơi nhưng Vũ Trọng Phụng là một người đạo đức và sống rất kham khổ. Khoảng năm 1938, ông bị lao phổi, nhưng không có tiền chữa bệnh. Nghe theo lời thầy thuốc, ông hút thuốc phiện để kéo dài cuộc đời mình. Những ngày cuối đời, trên giường bệnh ông từng phải thốt lên với Vũ Bằng: "Nếu mỗi ngày tôi có một miếng bít tết để ăn thì đâu có phải chết non như thế này".

Ngày 12 tháng 10 năm 1939, ông chết trong một căn nhà tồi tàn ở Ngã Tư Sở Hà Nội, khi mới 27 tuổi.

Nguy hiểm nhất là khi: Đứng trước Bò, Sau lưng Ngựa và ở cạnh người Ngu

saos@ngmo


saos@ngmo

#38
Làm ơn trả lời nhanh giúp với, còn câu này nữa, 100 nhân vật, ai là ai?


Click vào đây để xem kích thước thật

Sao_Online

Quote from: saos@ngmo on 28/03/08, 22:58
Làm ơn trả lời nhanh giúp với, còn câu này nữa, 100 nhân vật, ai là ai?


Mỗi hôm trả lời lấy 1 chục vậy:

1. 4 = V.I.Lê Nin
2. 5 = Bill Clinton (tay cầm gì đó giơ lên - 2 số 5)
3. 8 = Lý Tiểu Long (Bruce Lee)
4. 10 = Pêlê
5. 27 = Quan Vân Trường (Quan Vũ)
6. 45 = Hitler
7. 74 = Chaler Chapin (Vua hề Sác Lơ)
8. 95 = V.Putin
9. 52 = Các Mác
10. 56 = Abraham Lincoln
Đi dân nhớ, ở dân thương!

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội