Menu

Show posts

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.

Show posts Menu

Topics - QUANGKHAI

#61
- Đôi khi điểm yếu nhất của bạn lại có thể trở thành sức mạnh to lớn. Hãy lấy ví dụ từ câu chuyện về cậu bé 10 tuổi quyết định học judo, bất chấp việc mình chỉ còn một cánh tay sau tai nạn giao thông.


Cậu bé đã bắt đầu những bài học judo đầu đầu tiên với một ông giáo người Nhật khá nhiều tuổi. Cậu làm rất tốt những yêu cầu của ông giáo. Nhưng cậu không hiểu tại sao, sau ba tháng, ông giáo vẫn chỉ dạy cậu duy nhất một động tác di chuyển.



"Thưa thầy" - Không kiềm chế nổi tò mò, cậu bé đánh bạo hỏi - "Tại sao con chỉ được học mỗi một động tác di chuyển thế ạ?".



"Động tác đó, con chỉ biết là động tác di chuyển, nhưng đó là cách di chuyển duy nhất con sẽ cần để có thể chiến thắng" - Ông giáo nhẹ nhàng giải thích.



Dù không hiểu được ý thầy, cậu bé vẫn tin tưởng và tiếp tục luyện tập chăm chỉ.



Vài tháng sau, ông giáo đưa cậu bé đến tham gia cuộc thi đấu đầu tiên. Thật ngạc nhiên, cậu đã dễ dàng chiến thắng trong hai trận đầu. Trận đấu thứ ba thật là một cuộc đấu khó khăn, nhưng cậu vẫn kiên cường chiến đấu và cuối cùng giành chiến thắng với duy nhất một lối di chuyển. Có thể tham gia trận chung kết, cậu bé hết sức ngạc nhiên về thành tích của mình.



Ở trận đấu thứ 4 này, đối thủ của cậu lớn hơn, khỏe hơn và giàu kinh nghiệm hơn. Trận đấu diễn ra trong một thời gian khá dài, trọng tài lo lắng cậu bé có thể quá sức nên đề nghị thời gian nghỉ ngơi. Nhưng ông giáo lại không đồng ý và yêu cầu trọng tài cho trận đấu tiếp tục.



Trận đấu nhanh chóng được tiếp tục, đối thủ của cậu bé phạm một lỗi cơ bản: Không phòng vệ cẩn thận. Cậu bé đã dùng bài học về cách di chuyển để đánh bại đối thủ. Cậu trở thành người chiến thắng trong trận đấu và giành chức vô địch.



Trên đường về nhà, cậu bé và ông giáo đã cùng nhau xem lại từng bước trong mỗi trận đánh, sau đó ông giáo khuyến khích cậu nói ra điều đang thắc mắc trong đầu.



"Thưa thầy, làm sao con có thể chiến thắng tất cả các đối thủ chỉ với một bước di chuyển chứ?".



"Con chiến thắng vì hai lí do" - Ông giáo phân tích - "Thứ nhất, con thực hiện một trong các thế quật ngã khó nhất của judo. Và thứ hai, với cách phòng thủ đó, con có thể đã thu hút tất cả sự tập trung của đối thủ vào chỗ yếu nhất của mình là cánh tay để rồi quật ngã họ".



st
#62
- Một ngày, tôi quyết định sẽ từ bỏ. Từ bỏ công việc, mọi mối quan hệ, từ bỏ mọi mong ước, hi vọng của mình. Tôi muốn từ bỏ cuộc sống. Tôi đã đến tìm và nói chuyện với Chúa.


"Thưa Chúa, Người có thể cho con một lí do để không từ bỏ cuộc sống của con không?".



Chúa rất ngạc nhiên khi tôi hỏi câu đó. "Con hãy nhìn đây" - Chúa lên tiếng - "Con có nhìn thấy cây dương xỉ và cây tre này không?".



"Có"- Tôi kính cẩn trả lời.



"Khi ta gieo hạt của dương xỉ và cây tre, ta đã chăm sóc chúng rất cẩn thận. Ta cho chúng ánh sáng, ta tưới đầy đủ nước cho chúng. Cây dương xỉ lớn rất nhanh trên mặt đất. Màu xanh của nó chẳng mấy mà phủ kín cả một vùng.



Nhưng chẳng có dấu hiệu gì từ hạt giống của cây tre cả. Tuy nhiên, ta đã không từ bỏ hạt mầm đó. Một năm trôi qua, Dương xỉ nhanh chóng phát triển lớn mạnh. Nhưng một lần nữa, không một dấu hiệu của hạt giống cây tre. Và cũng một lần nữa ta không từ bỏ" - Chúa chậm rãi kể.



"Bước sang năm thứ ba, vẫn chẳng thấy gì từ hạt giống cây tre cả. Nhưng ta vẫn không từ bỏ. Năm thứ tư cũng khôngcó gì khác. Ta vẫn tiếp tục công việc và không từ bỏ...



... Đến năm thứ năm, một mầm xanh vươn mình lên khỏi mặt đất. So với đám dương xỉ xung quanh, nó quá nhỏ bé và chẳng có chút ấn tượng nào. Nhưng chỉ 6 tháng thôi, cây tre đã cao hơn 30 mét. Nó đã mất tới 5 năm để phát triển bộ rễ. Rễ của nó rất khoẻ mạnh và có thể cung cấp cho nó tất cả những gì cần thiết để sống và vươn lên. Ta đã không cho cây tre một chút thử thách nào".



"Con có biết không, con của ta, tất cả thời gian mà con phải vật lộn để sống, con đã xây dựng và hoàn thiện gốc rễ của mình" - Chúa nói tiếp.



"Ta đã không rời bỏ cây tre. Và ta cũng sẽ không bao giờ xa con. Đừng so sánh bản thân con với bất cứ thứ gì khác.



"Cây tre và dương xỉ có cách sống khác nhau mặc dù mục tiêu của chúng đều là màu xanh cho trái đất. Cơ hội của con sẽ đến..." - Chúa khắng định - "... Con sẽ vươn cao".



"Liệu con có thể vươn cao đến đâu thưa Người?".



"Vậy con có biết cây tre vươn cao đến đâu không" - Chúa không trả lời mà hỏi lại.



"Cao hết mức mà nó có thể phải không ạ?" - tôi ngập ngừng hỏi lại.



"Đúng thế" - Chúa mỉm cười - "Hãy cho ta cảm thấy tự hào khi thấy con vươn đến đỉnh cao nhất mà con có thể".



Đứng tiếc nuối những ngày đã qua trong đời. Những ngày may mắn, tốt đẹp mang cho bạn hạnh phúc. Những ngày đen tối khó khăn mang lại cho bạn nhiều kinh nghiệm. Tất cả đều cần cho cuộc sống. 


st
#63
- Hành lang khu nhà an dưỡng nồng nặc mùi thuốc khử trùng, và dù có lượn tới bất cứ góc nào trong dãy hành lang trải dọc suốt từ phòng người chị gái ra tới cửa chính, cái mùi khó chịu đó dường như vẫn đeo bám tôi, hoà lẫn với mùi thức ăn đầy khiêu khích của bữa tiệc lễ Tạ ơn đang được chuẩn bị trong nhà bếp ở phía xa bên tay phải.


Cuối cùng tôi cũng tới được góc hành lang, đổi hướng và bắt đầu nhìn thấy thế giới rực rỡ, đầy sức sống phía sau những cánh cửa màu xanh ảm đạm.



Đi được nửa đường, tôi thấy một bà lão rất già được gắn giữ trong chiếc xe lăn bằng sợi dây da, cả người bà mềm oặt và rũ xuống vì tuổi tác nhưng đôi mắt vẫn đang gắng gượng nhìn tôi khi tôi tiến đến gần bà.



Khi chúng tôi chỉ còn cách nhau chừng 20 bộ, một giọng nói yếu ớt phát ra từ đôi môi run rẩy của bà, nó yếu ớt tới mức tưởng như không phải bà đang nói nữa. "Frankie, có phải con đó không? Frankie, con trai của mẹ! Con trai bé bỏng của mẹ! Mẹ biết là con sẽ trở về mà!".



Tôi nhìn quanh quất, bà lão đang cố giơ hai cánh tay lên không trung để ôm lấy cậu con trai Frankie cuối cùng đã trở về với bà, nhưng trong hành lang lúc đó nào có ai khác ngoài tôi và bà lão.



Tôi vẫn chậm rãi đi tiếp, thận trọng lách người qua chiếc xe lăn, nhưng cánh tay bà lão đang giang rộng liền với theo tôi. "Frankie, con trai của mẹ", bà nói và bắt đầu bật khóc nức nở. "Mẹ biết là con sẽ tới".



Tôi dừng lại bên bà, quỳ xuống sàn hành lang để nhìn vào đôi mắt màu xanh da trời của tâm hồn đang rất đỗi mệt mỏi đó. "Mẹ à, con đã bảo với mẹ là con sẽ về mà. Con xin lỗi vì đã lâu quá rồi. Nhưng giờ con đã về đây". Tôi ôm bà lão, bà ghì tôi vào lòng.



Tình yêu thương lan toả qua đôi cánh tay của bà, qua cơ thể đã kiệt quệ theo năm tháng và sức mạnh nhân lên trong trái tim khi bà được ôm trong lòng đứa con trai đã mỏi mòn trông ngóng. Bà lão thổn thức trên vai tôi, lập bập nói những lời mà có lẽ chỉ trái tim bà mới hiểu được, bà không dám rời buông đứa con bà đã khao khát được ôm ấp bấy lâu nay.



Cuối cùng, sau bao xúc động, bà thì thào bảo, "hãy đẩy mẹ về phòng đi Frankie". Những ngón tay xương xẩu của bà chỉ đường cho tôi ở mỗi ngả rẽ.



Chúng tôi tới phòng của bà, nó ấm áp dưới bàn tay của một người mẹ. Trên tường treo các bức ảnh kỷ niệm của bà, trong số đó, có một bức đã ố vàng chụp một người lính trẻ có chiếc cằm vuông, bên dưới đề dòng chữ "Con yêu mẹ, mẹ ơi, con sẽ trở về".



Bên dưới là nét chữ do một bàn tay rất mạnh mẽ đã ký, "Frank". Ngày tháng đề ở góc dưới cùng bức ảnh kể về bao câu chuyện xa xưa... Tháng 2/1942.



Một lá cờ được gấp ngay ngắn và bọc trong nilon để trên ngăn kéo. Một mẩu giấy đã nhàu mờ với dòng đề mục "Điện tín liên minh phía Tây", một chiếc gương treo ngay bên trên tờ giấy, tôi không muốn đọc nó.



Tim tôi như muốn vỡ ra vì xúc động, tôi khóc vì tất cả những gì có thể đã xảy ra. Có thể Frankie của bà đã trở về sau cuộc chiến, một cuộc chiến anh không đồng tình khởi xướng nhưng lại chấp nhận tham gia chiến đấu để kết thúc nó?



Có thể anh đã dâng hiến cuộc đời mình ở đâu đó, trên một miền đất lạ, cho gia đình anh, cho tổ quốc và cho mẹ anh. Anh có bao giờ biết anh đã được yêu thương nhiều đến thế không? Có thể anh đã hứa với mẹ, vào một ngày cuối tháng 11/1993 này, trong hành lang màu xanh tẻ ngắt của nhà an dưỡng, anh sẽ trở về với người mẹ đã chờ đợi anh trở lại sau chừng ấy năm?



Tôi chưa bao giờ biết tên bà lão, cho tới tận hôm nay, tôi cũng không biết tấm bia nào trong nghĩa trang Wyuka là mộ của bà. Dẫu vậy tôi cũng đã biết rằng, Frankie đã được yêu thương, rằng bà mẹ anh đã cố sống tới phút cuối cùng chỉ để nói với anh điều đó. Bà cụ đã mất vài ngày sau đó trong giấc ngủ và tôi đã được chọn để là người nói với bà... "Con yêu mẹ, mẹ ơi".



Bà cụ đã ra đi. Tôi đã nói lời tạm biệt với cụ thay cho anh, Frankie, dù anh đang ở đâu, tôi cũng cầu cho anh luôn hiểu thấu tình yêu thương của bà. Bà là một người thật đặc biệt... Bà là người có tên là "Mẹ", bà đã tìm được sự bình yên cần thiết trong ngày lễ Tạ ơn. Và cuối cùng thì bà ấy cũng đã có thể yên nghỉ.



st
#64
1. Cưới vợ xấu là bất tài


2. Cưới vợ đẹp là bất hạnh


3. Ko cưới được vợ (bị ế) là bất trí


4 + 5. Cưới vợ là chuyện bất đắc dĩ, nhưng lại là chuyện bất khả kháng !


6. Ý kiến của vợ là bất di bất dịch


7. Áo vợ mặc là bất luận


8. Cơm vợ nấu là bất kiến


9. Đồ đạc của vợ là bất động sản


10. Em gái của vợ là bất khả xâm phạm


11. Vì vợ mà thi rớt là bất đạt


12. Vì vợ mà bỏ cha mẹ là bất hiếu


13. Vì cha mẹ mà phụ vợ là bất nghĩa


14. Vì tiền mà xem thường cha mẹ vợ là bất kính


15. Chồng thường xuyên cãi lời vợ là bất thành


16. Vợ chồng cãi nhau là bất hòa


17. Nhậu say về đánh vợ, mắng con là bất nhân


18. Vợ giận nhưng ko nói là bất hợp tác


19. Vợ chồng giận nhau là án binh bất động


20. Vợ chồng đánh nhau là bất phân thắng bại


21. Bị vợ đánh mỗi ngày mà vẫn ko sợ là bất khuất


22. Vợ là "Sư tử Hà Đông" - chồng làm trái ý - gặp vợ, chồng sẽ ở trạng thái hồn bất phụ thể


23. Khen gái đẹp trước mặt vợ là bất tiện


24. Quyến rũ vợ bạn là bất nhẫn


25. Léng phéng mà được vợ bỏ qua chỉ bất quá tam


26. Bị vợ bắt quả tang (với bồ nhí) là thiên bất dung tha


27. Vợ ghen mà làm thinh là bất chấp


28. Vợ biết chồng có bồ nhí mà vẫn tỉnh bơ là bất cần


29. Vợ ko cho lại gần là bất thường


30. Vợ ko cho ngủ chung là bất mãn


31. Vợ được người ta khen nhiều là bất ổn


32. Gửi vợ cho bạn trông giúp là bất cẩn


33. Biết bị vợ cắm sừng mà ko có cách phòng tránh là bất lực


34. Ông ăn chả mà bà ko ăn nem là bất công


35. Ly dỵ vợ là bất lợi


36. Vợ kiểm tra túi của chồng là thể hiện sự bất tín


37. Lương tháng về đưa hết cho vợ là luật bất thành văn


38. Vợ bảo đưa tiền mà ko đưa là bất tuân thượng lệnh


39. Tiền đưa cho vợ so với tiền vợ chi luôn là bất đẳng thức


40. Chồng làm việc mà vợ ko thích, cần tiền trả công nợ, vợ ko chi chồng sẽ ở trạng thái lực bất tòng tâm


41. Xin tiền vợ để đi uống bia ôm là bất khả thi


42. Trộm tiền của vợ để đi đánh bạc là bất lương


43. Vợ làm mồi ngon cho chồng nhậu là bất hủ


44. Vợ chồng cùng rủ nhau đi chơi cuối tuần là bất diệt


45. Vợ chồng yêu nhau và bên nhau  mãi mãi là bất tử...


st
#65
Văn xuôi / NGHỊCH CẢNH
01/09/07, 08:14
Quan bé ở nhà lớn, quan lớn ở nhà bé. Quan bé đi xe lớn, quan lớn đi xe bé. Quan bé lấy vợ lớn, quan lớn lấy... giống như trong bóng đá, vợ được coi là cầu thủ đưa ra sân đá hiệp một nhưng sang hiệp hai vẫn có thể thay cầu thủ khác.

Thoạt nghe Hoài không hiểu hàm ý sâu xa trong những lời trêu đùa bóng gió của hàng xóm về gia đình mình. Thấy con bé ngơ ngác không hiểu, người ta có ý giải thích tường tận hơn: "Quan bé tằn tiện nửa cuộc đời cũng chỉ mua nổi một căn hộ chung cư trong tòa nhà lớn, đi làm cũng bằng xe bốn bánh nhưng là xe buýt, sống cả đời bên một người vợ gọi là vợ lớn. Còn quan to thì ở biệt thự nhỏ chỉ vài ba trăm mét vuông tính bằng cả ngàn cây vàng, đi xe hơi nhỏ bốn chỗ ngồi trị giá tiền tỉ và bao thêm một vài cô vợ bé ở bên ngoài cho đáng mặt đại gia".

Khi ấy cô chỉ cười ngất ngư vì cái lí luận mơ hồ đó mà bộ não non nớt của mình không thể mã hóa và phân tích nổi mãi cho tới khi tận mắt Hoài thoáng nhìn ngược chiều thấy ba mình và một cô gái trẻ đang lái xe lướt như bay trên đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Có lẽ con đường ấy sẽ dẫn hai người tới bãi biển Đồ Sơn và hứa hẹn nhiều điều mới lạ. Cô ta áp má kề vai ba... xem ra rất nguy hiểm cho người cầm lái.

Hoài quay ngoắt chiếc @ lại và tăng ga đuổi theo. Cũng phải mất gần nửa giờ đồng hồ cô mới đuổi kịp và chặn đầu chiếc xe đó lại. Dù Hoài có găng thế nào thì ba cô nhất quyết không mở cửa xe và khăng khăng nói đó là một đối tác làm ăn.

Cô giận mình không thể đập vỡ kính xe mà lôi "con hồ ly tinh" kia ra mà cấu mà xé cho hả giận thay mẹ. Hoài đành quay trở về với đôi mắt đỏ hoe mọng nước và cục tức chặn ngang trong họng.

Khi ông có quyết định nhậm chức vụ trưởng, Hoài lại thấy trong mắt mẹ thoáng hiện một chút buồn không nguyên cớ. Cô có hỏi thì mẹ chỉ cười: "Nhiễu sự nào, lớn lên rồi con sẽ hiểu".

Mới thăng quan chưa được bao lâu mà ông đã biết ăn ở nhà nửa bữa, ngủ ở nhà nửa giấc... và bà đã bao đêm lặng lẽ chờ chồng rồi khóc một mình bên mâm cơm lạnh ngắt.

Hoài chờ ông về rồi nói thẳng suy nghĩ của mình: "Dù có phải ở nhà chung cư, đi xe buýt tháng, con vẫn muốn ba chỉ là quan bé mà thôi. Nhà lớn, xe đẹp mà làm gì khi mẹ cứ phải ngấm ngầm rơi nước mắt vì ba".

Nhớ có vài lần mẹ cô có ý tâm sự: "Yêu không phải cứ khư khư giữ người ấy làm vật sở hữu cho riêng mình. Khi nào con thực sự gặp gỡ tình yêu thì con sẽ muốn làm rất nhiều điều cho người ấy mà không hề tính toán thiệt hơn. Khi nào con tự nguyện nhảy cùng một vũ điệu với người ấy thì con không thể cười khi thấy người ta đau khổ".

Hoài cãi lại: "Nhưng chính mắt con trông thấy...". Bà thật dịu dàng: "Những gì mắt con vừa trông thấy chưa hẳn đã xấu như người ta thường nghĩ đâu".

Hoài không hiểu, từ khi mẹ bị ốm nặng một trận cho tới nay thì tính tình thay đổi hẳn, trầm tĩnh hơn, nhu mì hơn và không còn muốn tranh đấu với đời. Nếu là thời gian của ba năm trở về trước thì khi nghe phong phanh tin như vậy bà đã tru tréo lên rồi kêu gào, khóc lóc thảm thiết, dọa tự tử cho chồng phải sợ và hứa không tái phạm mới chịu thôi.

Nội tình thầm kín ẩn sâu trong chuyện này chỉ có bà là người hiểu rõ nhất. Thoát khỏi vòng tay của tử thần, bà lại mắc phải chứng bệnh "sợ chồng". Mỗi khi ông gần gũi, âu yếm thì bà lại thấy gai người vì một cảm giác rất lạ, nửa như ghê sợ nửa như trống rỗng vô cảm. Mặc dù còn rất nặng tình nặng nghĩa với chồng nhưng bà không thể gượng ép mình hơn được nữa.

Trái lại, gần hai chục năm trời ông bà sống trong hạnh phúc đong đầy, bà hiểu rõ "chuyện ấy" đối với đàn ông nó là bản năng không thể không thực hiện hay có ý lẩn tránh ở cái tuổi đang hồi xuân.

Bà khuyên nhẹ nhàng xuống nước: "Ông cứ coi như tôi bị tàn phế để tâm hồn mình thanh thản nhẹ bước tìm kiếm, gặp gỡ tình yêu mới mà trong lòng không thấy vương vấn điều gì. Chỉ cần ông đối tốt với mẹ con tôi là tốt lắm rồi".

Ông có ý trách móc và cấm bà không được đề cập tới chuyện này: "Bà nói thế là có ý gì, tôi đâu phải hạng người tham tình phụ nghĩa, mà tôi sống cùng bà cho tới nay cũng đâu phải chỉ vì chuyện ấy".

Bẵng đi một thời gian, những bữa cơm đầm ấm cứ thưa dần với lý do ông phải đi tiếp khách nên về trễ. Ông đã biết nhờ bà là quần áo cẩn thận hơn, tóc đã được nhuộm kĩ càng để giấu nhẹm đi những sợi bạc.

Những thay đổi của ông dù là rất nhỏ bà đều nhận ra, nhưng ông cũng là người tế nhị nên mọi "việc bên ngoài" ông đều rất kín đáo, không hề lộ liễu nên việc bị con gái bắt gặp là việc bất đắc dĩ.

Cùng với thời gian, con người cũng phải thay đổi. Bà đã dần quen với những bữa cơm vắng chồng và giấc ngủ cũng vơi đi một nửa. Mặc dù ông không còn được toàn tâm toàn ý yêu vợ như trước nữa nhưng trách nhiệm thì vẫn nặng như xưa. Ông vẫn chăm lo cho vợ con chu đáo, đưa vợ đi nghỉ mát và mua sắm cho con những đồ đắt tiền để không bị "thua chị kém em".

Chẳng thế mà vừa bước chân vào đại học năm thứ nhất, Hoài đã có xe máy đẹp, điện thoại thời trang... Ai có thứ gì thì cô được ba đáp ứng đầy đủ. Bao nhiêu năm cô đã từng mơ sau này mình sẽ chọn một người đàn ông giống ba để nhảy cùng mình một điệu nhạc. Nhưng xem ra giấc mộng "vũ điệu cuồng say" của Hoài đã bị tan thành mây khói vì hình tượng một người ba hoàn hảo cũng đã vỡ vụn trước mắt cô.

Hoài định đánh ghen thay mẹ một trận cho bõ tức nhưng bị bà phát hiện và kịp ngăn lại: "Con đừng làm ba bị tổn thương dù chỉ là một chút. Mẹ xin con". Trước ánh mắt cầu khẩn của mẹ, Hoài biết chắc là có ẩn ý gì bên trong, chỉ có điều cô chưa thể nhận ra.

Thấy ông bực tức trở về, bà nhẹ lời an ủi: "Xin lỗi ông vì tôi dạy con chưa tốt nên đã làm ông mất thể diện...". Ông không nói gì mà bỏ vào giường đánh một giấc say sưa như một anh nông dân vừa buông cày sau một ngày vất vả.

Nghe có tiếng báo tin nhắn trong điện thoại của chồng, bà mở ra xem thì hiện lên dòng chữ: "Anh đã ngủ chưa?". Bà dằn lòng nhắn lại vài câu: "Chồng chị đã say giấc, cảm ơn em. Đáng lẽ ra chị đã phải nói câu này từ lâu rồi mới phải". Tin nhắn gửi đi rồi mà sao lòng bà lại phẳng lặng như chưa hề bị sóng gió. 

Yên Chi     


#66
Gia đình tôi trở thành người thân của cô trong đám tang. Nhưng không như những gì chúng tôi đã định - sẽ đưa cô về quê nội tôi - ước nguyện của cô là được an nghỉ tại nơi cô đã sinh ra. Có lẽ chỉ bố tôi biết, không phải cô quên hay ước nguyện của cô thay đổi mà cả lúc không còn trên đời này nữa, cô cũng không muốn làm một điều gì ảnh hưởng đến hạnh phúc của bố...

Cú điện thoại đó làm mẹ tôi sững sờ. Bố tôi cũng nghẹn ngào không nói nổi điều gì. Sau bữa ăn chiều đầy nặng nề, sau khi trao đổi với nhau, mẹ nói với vợ chồng tôi:



- Sáng mai cả gia đình ta cùng ra đó tiễn cô ấy về nơi suối vàng. Cô ấy mong gặp được ông lắm - Mẹ nói với bố.

Bố tôi gật đầu, nhưng ông vẫn ngắc ngứ như có điều gì muốn nói. Nhưng rồi mẹ quay sang nói với chúng tôi, cắt ngang những gì bố định nói. Giờ chúng tôi đã hiểu, ngày mai mình sẽ đến lễ tang của bạn gái cũ của bố tôi. Và điều chúng tôi thắc mắc, tại sao cái chết của cô ấy - hay còn có thể nói là tình địch của mẹ - lại làm bàng hoàng đến thế, cũng được giải đáp.

Cô ấy tên Hoan. Là người mà bố tôi đã yêu thương một thời. Nói chính xác người đầu tiên bố tôi yêu là mẹ. Người bố tôi yêu là mẹ, không ai có thể phủ nhận điều đó. Mẹ tôi cũng yêu bố. Nhưng trong chuyện tình cảm đâu cứ hai người yêu nhau là có thể đến được với nhau.

Hồi đó, khi làm việc trong một công ty, mẹ tôi còn được anh trưởng phòng để ý và công khai theo đuổi. Mẹ không nhận lời yêu hắn, nhưng chuyến đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài 5 năm mà hắn dành cho mẹ thì mẹ không từ chối.

Bố tôi không muốn mẹ đi, nhưng ông ngăn cản không nổi. Mẹ vẫn nhất quyết đi nước ngoài. Cũng vì thế mà hai người chia tay. Tôi biết mẹ nhấn mạnh đến việc bố và mẹ lúc này đã chia tay để khẳng định việc bố đến với cô Hoan là hoàn toàn minh bạch.

Trong một thời gian dài, khổ sở vì sự ra đi của người yêu, bố tôi mang trong mình một nỗi đau câm lặng. Bố tôi đẹp trai lại có duyên, nói chuyện với con gái thì ngọt như mía đường nướng than nên nhiều cô chết bố tôi lắm, nhưng trái tim bố lúc đó nào có thể đón nhận được ai.

Chỉ khi đến gặp cô Hoan, bố tôi gần như mới trút bỏ được bao nhiêu nặng nề trong lòng và chính thức đến với một tình yêu mới. Số bố tôi lận đận, mở lòng mình được thêm với một người thì cô ấy cũng ở xa. Cô ấy là giáo viên ở thành phố của một tỉnh thành cách Hà Nội hơn hai trăm cây số.

Cô Hoan biết bố đã từng có bạn gái, nhưng chưa một lần cô dò hỏi bố về mẹ. Nhưng làm sao bố tôi có thể quên được khi bố tỏ tình với cô ấy bằng lời nói đơn sơ: "Anh nhớ Hoan!".

Vốn là một cô gái nhí nhảnh và cá tính, cô ấy hỏi lại ngay: "Anh biết nhớ mấy người rồi nhỉ?". Bố thật thà không giấu cô: "Trước em thì chỉ một người thôi". "Vậy em sẽ chờ xem ai là người thứ ba".

Hai người đến với nhau như thế. Dù hai người ở xa nhau, cô Hoan luôn ở bên bố bằng những lá thư. Ngày nào cũng thế, ít nhất bố phải nhận được một lá thư của cô gửi. Có ngày, bố còn nhận được bảy lá.

Bà nội tôi ở nhà nhận thư cho con trai đến mệt, nhưng thấy ánh mắt bố rạng ngời khi nhận thư từ một cô gái nào đó thì bà cũng vui lắm. Bà biết đó không phải là thư mẹ tôi. Sau khi hai người chia tay, mẹ để lại khổ đau cho đứa con trai duy nhất của bà thì bà hận mẹ lắm nên giờ thấy bố yêu và được yêu thì bà vui không gì bằng.

Bố có tình cảm với cô Hoan, nhưng bố biết đó không phải là tình yêu, rất đơn giản, chưa bao giờ bố quên được mẹ. Trong thời gian đầu đến với cô Hoan, tức là sau hơn hai năm mẹ đi nước ngoài, bố vẫn giữ ảnh mẹ trong ví. Cô Hoan biết nhưng không nói gì. Có lẽ tình yêu đối với bố làm cô trở nên mù quáng.

Bố với cô Hoan đã là một đôi thật đẹp nếu không có sự trở về của mẹ. Mẹ kết thúc khóa học sớm hơn dự định và cũng trải qua vài mối tình chẳng đâu đến đâu, mẹ nghiệm ra rằng không ai yêu mình hơn bố.

Mà đúng như thế thật, sau khi gặp lại mẹ, trong sự trở về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của mẹ, bố tôi như được hồi sinh. Đây là quãng thời gian mà bố khó xử nhất, vì bố không đủ sức nói với cô Hoan sự thật. Con trai là thế, khi tán tỉnh thì mạnh mồm nói nhăng nói cuội, nhưng khi muốn chia tay với một người thì không thể cất lời.

Thái độ của bố không qua nổi mắt cô Hoan. Không biết sự trở về của người yêu bố nên cô vẫn cố níu kéo. Khi biết không thể giữ được bố, cô Hoan chọn con đường ra đi mà mãi sau này cô mới biết là mẹ tôi trở về. Tình yêu ra đi với cô lúc đó không một lời nói, không một lý do.

Mẹ gặp cô Hoan trong ngày cưới của mình. Hôm đó, bố tôi hoảng hốt khi thấy cô đến. Bố tôi có mời cô nhưng bố nghĩ chỉ mời thế thôi, đời nào cô đến. Vậy mà, mẹ và cô Hoan lại kết thân với nhau đúng cái ngày vui nhất trong đời mẹ và có lẽ là ngày đớn đau nhất của cô Hoan.

Cuộc sống gia đình tôi sau đó không được sung túc lắm do mẹ tôi phải kiếm bằng được thằng cu để nối dõi tông đường. Tuy ở thành phố nhưng mẹ vẫn không thoát khỏi áp lực đó vì bố tôi là cháu trai duy nhất của dòng họ Lê Văn. Đến đứa thứ tư, tức là tôi, mẹ mới hoàn thành trách nhiệm của mình.

Đổi lại chuyện có được tôi, mẹ tôi mất việc làm. Thu nhập của viên chức bình thường như bố khi mới chỉ hai vợ chồng còn dư dả chứ gánh thêm cả bốn người con san sát nhau trở thành một gánh nặng.

Không biết có phải nặng tình với bố hay không mà cô Hoan không lập gia đình. Bao nhiêu tiền bạc làm ra, cô đều gửi mẹ tôi hết. Cô nói với mẹ, được góp phần nuôi con bố là hạnh phúc lớn nhất của đời cô.

Trước lòng nhiệt thành của cô cùng với hoàn cảnh khốn khó của mình, mẹ tôi không thể từ chối. Vậy là những đứa con của bố mẹ đã trưởng thành một phần nhờ vào bàn tay người phụ nữ mà bố tôi đã từng bỏ rơi. Chắc rằng mẹ tôi không ít lần hối hận vì sự quay lại của mình đã phá vỡ hạnh phúc duy nhất của người phụ nữ đáng kính ấy.

Lúc mới quay lại với bố, bố tôi còn dây dưa chưa dứt khoát với cô Hoan, mẹ tôi đã xơi xơi nói cô là kẻ thứ ba và định đến gặp cô Hoan mấy lần để làm cho ra nhẽ. Cũng may mà bố ngăn được mẹ.

Ngay ngày hôm sau, cả gia đình tôi chuẩn bị lên đường về đám tang cô Hoan. Căn bệnh ung thư xương đã hành cô mấy năm nay mà gia đình tôi không ai hay biết.

Trước khi đi, bố đưa ra một lá thư cho mẹ. Một trong hàng trăm lá thư mà cô đã gửi cho bố trong khi hai người yêu nhau và cả khi đã chia tay. "Em đã không thể giữ anh cho mình vì anh không yêu em. Nhưng ước nguyện lớn nhất của đời em là sau này mất, em sẽ được chôn cất nơi vùng đất anh đã sinh ra, dù em chưa đến đó nhiều".

Cả mẹ, cả tôi và cả vợ tôi đều không kìm được nước mắt. Bố tôi im lặng không nói gì. Nhưng rồi ước nguyện của cô Hoan đã đổi thay vào phút cuối. Trong di chúc của cô, tài sản đều để lại cho các con của bố tôi, còn cô mong muốn được chôn cất ngay mảnh đất nơi cô sinh ra thay vì ở quê nội tôi như cô đã từng nói với bố. Vậy là đến lúc này, cả gia đình chúng tôi vẫn chưa làm được gì cho cô. 

Nguyên Phong     


#67
Tôi khoe với nàng: "Anh có di động rồi đây này!". Nàng cười khanh khách: "Thấy chưa, trước sau gì thì anh cũng phải dùng. Thời đại thông tin khoa học mà một nhà giáo nổi tiếng như anh lại không có di động thì thật buồn cười".

Nói xong, nàng rút chiếc di động nhỏ nhắn, long lanh của nàng ra: "Anh đọc số đi". Tôi lúng túng mãi vì không nhớ ngay được cái dòng mười con số mới tinh của mình khiến nàng lại bật cười: "Chỉ cần anh bấm gọi vào máy em là em lưu được số máy của anh, nhưng em muốn anh phải đọc cho nhớ".

Trong đầu hiện về dần, tôi đọc chậm rãi từng con số và đọc đến đâu thì ngón tay có chiếc móng vẽ hoa xanh như đầu rắn của nàng cứ thế mà mổ theo. Nạp xong số máy của tôi, nàng ngồi thử lại bằng cách nhoay nhoáy một dòng tin. Nàng vừa dừng thì máy tôi tít tít tít. Thế là đúng số rồi.

Nàng dằng lấy đọc to: "Từ nay anh có máy rồi/ Nhớ em thì gọi một lời em thưa". Tôi nhìn vào dòng tin thấy hai câu thơ rất tình thì thích lắm. Nàng bảo: "Anh lưu số của em vào đi".

Tôi ớ người. Lại lúng túng. Thú thực với bạn đọc là hôm qua nhân ngày Nhà giáo, thằng con trai tôi lĩnh tháng lương đầu tiên mua ngay tặng bố một chiếc di động hãng NOKIA loại 6030 này đây. Nó đang bận nên mới tạm hướng dẫn bố cách bấm để nghe gọi đến và gọi đi. Còn những tác dụng khác nó bảo đợi nó đi công tác về sẽ hướng dẫn tiếp.

Tôi, một nhà giáo thần tượng trong mắt nàng luôn được nàng khen: "Anh giỏi thật, cái gì cũng biết", chả nhẽ lại để nàng dạy cho cách sử dụng điện thoại di động trong cái thời đại mà đến ông bán than tổ ong, bà mua đồng nát còn có di động thì thật là xấu hổ. Nghĩ thế, tôi ra vẻ tinh vi để giữ sĩ diện: "Được rồi, về anh lưu, số em nằm trong tay anh, chạy đâu cho thoát".

Chuyện tưởng đơn giản mà hóa ra phức tạp. Sau buổi chiều ngồi uống cà phê với nàng, tôi trở về luôn dỏng tai chờ nghe chiếc điện thoại của mình reo gọi. Nếu nó réo, chỉ là nàng gọi chứ chẳng phải ai vì chưa ai được biết số máy này của tôi.

Mười giờ đêm thì chiếc máy gọi thật. Thằng con hiện đại cài hẳn cho bố nhạc chuông bằng bài hát Họa mi hót trong mưa làm tôi giật nảy cả mình. Chẳng có kinh nghiệm gì cả. Vừa cầm máy tôi đã nói luôn mà không xem số máy của ai.

"Em đấy à? Sao bây giờ mới gọi?". Đầu bên kia cất lên lời của thằng con tôi: "Bố ơi con đây. Con đang ở Đà Nẵng rồi. Bố cất hộ con bộ giấy tờ xe máy con để quên trong nhà tắm nhé. Với lại sáng mai là ngày lấy kết quả xét nghiệm bệnh cho mẹ. Bố nhớ đến bệnh viện lấy nhé".

Tôi hú hồn, may thằng con chẳng chê trách gì việc tôi a lô sai đối tượng, chỉ dặn thế rồi cúp máy. Nhưng bà xã tôi đã đứng đằng sau lúc nào mà tôi không biết.

"Em đấy à... à". Giọng cô ta nhại lại lời tôi vừa rồi một cách chì chiết, riết róng. Rồi cô ta hỏi gay gắt: "Em nào? Hóa ra mong ngóng gái?". Tôi tức quá quẳng chiếc máy ra bàn: "Chẳng có ai cả, chỉ nghi ngờ vớ vẩn! Đây, không tin thì kiểm tra trong máy xem đã có ai mà gọi".

Vợ tôi cũng vào loại ghê gớm, cô ta liền vồ ngay chiếc máy rồi bấm nhoanh nhoách khiến tôi trố cả mắt (vì nghĩ từ trước đến nay đã có máy điện thoại di động đâu mà biết dùng).

Lạ chưa, không hiểu sao trong chiếc máy đã có tới 5 tin nhắn cho tôi, tất cả 5 tin đều của một người. Nàng. Vợ tôi đọc những dòng tin ấy như hét lên: "Anh về đến nhà chưa?/ Tối nay anh ăn gì? Có nhớ em không?/ Chiều nay trông anh có vẻ buồn. Có gì đấy?/ Sao anh không trả lời em, hay là bị kiểm soát?/ Anh trả lời em đi chứ? Hay cái máy lại hỏng rồi?".

Gào xong, vợ tôi dò tiếp để tìm trong hộp thư cũ. Lại thấy hai câu thơ nàng gửi thử lúc chiều. Đến đấy thì vợ tôi không chịu nổi, lăn đùng ra đi văng khóc ầm lên, rồi vừa khóc cô ta vừa sỉ vả như dứt từng miếng thịt trong người tôi ra: "Thấy chưa? Tôi ốm đau, kém cỏi nên mới bị anh lừa dối, coi thường. Tôi chưa chết đâu nhá! Chưa chết mà đã có người định thay thế tôi trong cái nhà này rồi. Trời ơi là trời! Chồng ơi là chồng! Anh là kẻ táng tận lương tâm. Vợ đang ốm đau bệnh tật mà cũng vui với gái được. Thật là dã man! Sao tôi không chết quách đi cho anh rước nó về đây sớm để mà hầu hạ nó hả trời ơi...".

Vợ tôi gào đến đó thì như đứt hơi, tự nhiên thấy tắt lịm, nằm yên nhắm nghiền mắt. Tôi hoảng quá, sờ tim cô ấy thấy đập thoi thóp càng lo sợ liền gọi xe cấp cứu đưa ngay vào bệnh viện.

Đêm ấy, tôi ngồi trực vợ cho đến sáng. Sáng ra, vợ tôi tỉnh lại tôi mới dám gọi điện thông báo cho thằng con. Nghe xong, thằng con tôi rất bình tĩnh hỏi: "Nguyên nhân mẹ phải cấp cứu không phải do chiếc điện thoại di động của bố chứ?". Tôi nói yếu ớt: "À, ờ... có thể, thôi lúc nào về bố kể".

Buổi chiều lúc về nhà rồi, vợ tôi được thằng con gọi hỏi thăm mẹ vào máy điện thoại cố định. Tôi nấu cơm trong bếp nghe rất rõ tiếng hai mẹ con nói chuyện với nhau: "Con xin lỗi mẹ, hôm qua con nhắn tin trêu bố đấy, vì bố chẳng hiểu gì về điện thoại di động cả. Con thử nhắn vài tin xem bố có biết mở đọc không đấy. Không tin mẹ thử lấy máy của bố mở lần nữa xem. Vẫn chẳng biết đọc tin có chán không?".

Thấy vợ tôi dập máy điện thoại rồi nói vọng ra bếp: "Anh Bình cho tôi mượn chiếc di động một chút, tôi nhắn tin cho thằng Đức". Tôi lẳng lặng lên phòng cầm xuống chiếc máy cho cô ấy mà trong lòng rất lo. Nếu có tin của nàng nhắn trong này nữa thì chết.

Nhưng may sao, khi vợ tôi mở máy chỉ có ba dòng tin của thằng con trai đùa tôi: "Anh bị bà xã trị cho một trận rồi à? Bà ấy đúng. Phải tay em thì em xé xác anh từ lâu rồi/ Anh có nhớ em không?/ Tội nghiệp cho người không biết đọc tin nhắn trong máy của mình".

Tôi đang nhặt rau, tim đập loạn nhịp vì hồi hộp, bỗng nghe vợ tôi chửi đổng: "Tiên sư bố nhà nó, con với cái. Bây giờ chúng nó bằng vai phải lứa thật đấy, dám trêu chọc cả bố mẹ".

Câu chửi quá chua ngoa nhưng tôi vẫn vô cùng thích thú vì như thế vợ tôi đã được giải thoát. Cô ta đã tin tất cả là do thằng con quỷ sứ của chúng tôi trêu đùa bố chứ không phải bố nó có người thứ ba. Như vậy, huyết áp của cô ấy sẽ không bị ảnh hưởng và hạnh phúc gia đình tôi vẫn được an toàn. Thằng con tôi quả là thông minh tuyệt vời. Con ơi, bố vừa nể vừa sợ con đấy.

Chiều nay sau lúc tan trường, khi tôi đến quán cà phê Huyền Kiêu thì đã thấy nàng đợi sẵn ở đó. Vừa ngồi xuống ghế, tôi đã đưa chiếc di động ra trước mặt nàng: "Nói thật là anh chưa biết cách mở đọc và gửi tin nhắn, hôm nay em làm cô giáo dạy cho anh nhé".

Nàng lườm yêu: "Nỡm, anh còn phải dạy cái gì nữa. Định trêu đùa em chứ gì?". Tôi nói chân thành: "Anh chưa biết thật, nếu không dạy thì tạm thời em đừng nhắn tin gì cả. Đợi khi nào thằng con anh đi công tác về nó hướng dẫn thì anh mới biết dùng và em hãy nhắn tin. Bây giờ tin toàn để đấy".

Nghe thế, nàng vội cầm chiếc máy của tôi rồi nhoanh nhoách nàng mở các tin ra đọc. Khổ tôi không, lại những dòng tin của thằng con trai tôi đập vào mắt nàng. Tức thì mặt nàng tái xám. Nàng nói xít xịt qua hai kẽ răng: "Anh có cô nào nhắn tin nữa đây thôi chứ đâu chỉ mình em? Anh cũng đào hoa ra phết. Bắt cá hai tay cơ đấy".

Tôi ra sức thanh minh rằng đó là những dòng tin thằng con trai cứu nguy cho tôi nhưng nàng không tin. Tôi buồn lắm, chẳng muốn thanh minh nữa, ngồi lặng lẽ nhấm nháp cà phê.

Lúc chia tay, thấy nàng rơm rớm nước mắt bảo: "Em lúc nào cũng thần tượng thầy giáo. Đừng lừa dối em mà tội nghiệp. Em chỉ làm doanh nghiệp, suốt đời cọ sát với kẻ có tiền, không khéo léo trong chuyện tình cảm, gặp được anh là người mẫu mực, em kính trọng và yêu lắm".

Từ hôm ấy cho đến một tuần sau lúc thằng con trai tôi đi công tác về, tôi không gặp nàng nữa. Có những đêm khuya soạn bài xong, tôi ngồi thẫn thờ nhớ nàng. Tôi yêu con người ấy ở đức tính diệu hiền và có tâm trong ứng xử, làm ăn. Nàng hay kể cho tôi nghe những vụ việc mà người quản lý như nàng phải đương đầu, thỉnh thoảng còn hỏi tôi cách ứng xử.

Tôi hay đọc thơ hoặc kể những câu chuyện hài hước cho nàng đỡ căng thẳng. Chúng tôi là đôi người tâm đầu ý hợp, yêu nhau và tôn trọng nhau. Vì thế suốt mấy năm trời vợ tôi bệnh tim, bệnh tiểu đường, ốm yếu, hay gắt gỏng và trái tính trái nết, tôi đều nhịn nhục được tất vì tôi được nàng an ủi, động viên.

Tôi buồn và nhớ thương nàng quá. Phải chi vẫn làm gia sư cho thằng con nàng như những năm xưa thì còn có cớ gặp nàng. Bây giờ thằng con nàng đã đi du học ở bên kia bán cầu. Nó học rất giỏi và lúc nào cũng nói với mẹ là nhờ có thầy (là tôi) chỉ bảo dạy dỗ nó mới được thế. Nàng vì vậy càng thần tượng tôi.

Thằng con tôi về buổi chiều thì buổi tối đã sang buồng tôi: "Điện thoại của bố đâu đưa con hướng dẫn tiếp". Tôi đưa ra. Nó mở xem một lúc rồi mỉm cười bảo: "Bố có bốn mươi tin nhắn suốt từ hôm mua máy đến giờ, kể cả 3 tin "giải nguy" của con". Tôi bảo: "Ai dạy mà bố biết đọc tin, gửi cũng chẳng biết".

Nó ngồi xuống cạnh chỉ dẫn cho tôi vài phút. Hóa ra cũng đơn giản, nhoằng cái tôi đã biết đọc, biết viết "xóa mù" ngay rồi. Nó bảo: "Giờ này có người đang hẹn bố ở quán Huyền Kiêu đấy, bố đọc tin rồi ra đó đi, để con ở nhà vui với mẹ".

Tôi ngơ ngác rồi mở các dòng tin ra. Đúng thật, có một cuộc hẹn: "20 giờ ngày 7 em vẫn uống cà phê một mình ở Huyền Kiêu. Nếu tiện thì anh ra nhé!". Tôi đứng dậy thay quần áo, nói to: "Bố sang bác Vinh mượn cuốn sách cái nhá" rồi dắt xe máy đi. Nghe vợ tôi giục rất nhẹ nhàng: "Đức đâu, ra mở cổng cho bố đi kìa".

Thế mà chỉ hai tháng sau, tôi và nàng đã xa nhau và có thể là mãi mãi. Tối ấy, tôi đang lên phòng thì có tin nhắn của nàng. Tôi đọc và không tin ở mắt mình: "Em bắt đầu lên máy bay, bay sang Úc làm ăn và ở luôn đó với con em đây. Nhà cửa em bán rồi, doanh nghiệp đã nhượng, tha thứ cho em trong cuộc ra đi này. Em yêu anh và biết rằng phải ra đi mới giữ được tình yêu lý tưởng của chúng ta. Tạm biệt".

Tôi choáng người. Muốn gào to lên gọi nàng hay khóc rống lên cho thỏa nỗi khổ đau nhưng không được. Chiều hôm qua còn ngồi với nàng cơ mà. Chiều qua nàng còn hỏi tôi: "Sang năm về hưu anh làm gì?", rồi nàng cầm bàn tay tôi nắn nhẹ... Vậy mà giờ này nàng đã bỏ tôi ra đi bất ngờ?

Tôi ngồi xệp xuống ghế, thẫn thờ, nhợt nhạt... Chợt tỉnh ra, tôi vội bấm điện thoại gọi cho nàng. Nhưng máy đã tắt. Có thể máy bay đã cất cánh. Một bàn tay vừa đặt vào vai tôi, ngẩng lên thì ra thằng Đức. Nó mỉm cười giục tôi: "Bố xuống nhà ăn cơm đi, mẹ con đang đợi".

Thằng bé tưởng không biết gì về chuyện này, nào ngờ nó chính là thủ phạm. Tuần sau, nhận được thư của nàng qua email tôi mới sửng sốt vì con mình. Nó đã chủ động gặp nàng và bảo: "Cảm ơn cô đã động viên bố cháu trong mấy năm qua. Bố cháu thật hợp với cô. Tuy nhiên trong hoàn cảnh mẹ cháu đang bệnh tật ốm đau, nếu cô cứ là người thứ ba như thế thì mẹ cháu sẽ chết sớm vì đau khổ và cô cũng không thanh thản được lương tâm. Nếu cô chuyển được đi đâu xa hẳn bố cháu thì tốt cho gia đình cháu và cho cả cô".

Hóa ra thằng con tôi lớn hơn nhiều so với tôi nghĩ về nó. 

Hạnh Hoa     


#68
Huân là người đến sau nhưng anh hiểu ở trong lòng Thanh Thảo thì anh mới thực sự là người để cô thương nhớ. Làm sao mà quên được phút giây gặp nhau tình cờ ấy, khi cả hai chiếc xe của họ đều quáng quàng vào nhau trong khi chẳng có ai đi bên cạnh bởi giữa trưa nắng 38 độ này thì không ai dại gì mà đi ra đường.

Đôi má đỏ ửng lên như hai quả bồ quân càng khiến Huân chú ý cô hơn. Họ đều đang theo đuổi những ý nghĩ của mình mà vô tình đâm vào nhau. Vẻ dịu dàng, nhẹ nhàng của Thanh Thảo đã khiến Huân quên mất mình phải làm gì tiếp theo, rồi họ cùng nhau cười vang, dường như cái nóng như thiêu như đốt chẳng làm họ phiền đi một chút nào. Huân lại còn tinh nghịch ngắt xuống một nhánh bằng lăng tím đặt ở trước rọ xe của Thanh Thảo như để khắc sâu kỷ niệm của lần gặp gỡ đầu tiên.
Huân đang đi trên con đường thân thuộc ấy, bỗng dưng mọi kỷ niệm của Thanh Thảo cứ ùa về khiến anh đứng khựng lại mà tiếc nuối. Anh đã làm mất đi tình yêu đẹp của đời mình trong khi anh vẫn là người đang mải miết đi tìm nó.


Ai bảo Huân là người khô khan với cặp kính cận gần năm điốp và chẳng đi đâu mà rời khỏi cái máy vi tính. Ăn trên máy và nhiều khi ngủ cũng trên máy, mặc cho bố mẹ sốt ruột nhưng những thuật toán cứ như một trò ma trận khiến cái đầu của Huân chẳng lấy gì làm buồn chán.

Thế nên khi nhìn thấy một cô gái nữ tính như Thanh Thảo thì Huân gần như là bị thôi miên, vẻ đẹp thánh thiện của cô ấy đã chinh phục hoàn toàn anh chàng mọt sách này.

Đôi khi những cử chỉ quá thật thà của Huân lại khiến Thanh Thảo thích thú, như việc Huân không cần che giấu tình cảm thật của mình ngay trong lần gặp gỡ tình cờ đó, hay cái thú cùng bạn gái thi ăn kem mà không cần biết những người xung quanh đang nhìn với những cặp mắt ngạc nhiên.

Có thể đó là điều khác biệt hoàn toàn giữa Huân và Thành chăng? Một người đàn ông luôn chỉnh chu từ cách ăn mặc cho đến đi đứng nhiều khi khiến Thanh Thảo khó chịu. Hai người đàn ông cùng trang lứa nhưng lại ở hai thái cực khác nhau, tự dưng khi có Huân rồi cô lại đâm ra làm phép so sánh giữa họ, và sự chán ghét cái kiểu ý tứ của Thành đương nhiên trở thành nỗi khó chịu thường trực trong lòng Thanh Thảo.

Đôi mắt của Thanh Thảo cứ tròn xoe khi nhìn chiếc vương miện được tết bằng hoa bằng lăng mà Huân đã mất gần một ngày thứ bảy để làm ra nó. Cô thích thú đeo nó vào và thản nhiên cùng Huân dạo chơi mà biết chắc rằng nếu là Thành thì không bao giờ cô được đeo những thứ mà Thành cho là lẩm cẩm.

Có thể Thành rất được lòng bố mẹ Thanh Thảo, nhưng điều đó cũng không làm cô thay đổi tình cảm của mình dành cho Thành. Vẻ đạo mạo dường như rất giả dối của Thành khiến Thanh Thảo luôn bực mình vô cớ.

Thành luôn dạy cô phải như thế này, phải như thế kia, không được để tình cảm ngự trị mọi hành động của mình. Yêu nhau như vậy thì chán quá còn gì, thế thì còn gọi gì là tình yêu, thế nên tình yêu giữa Thành và Thanh Thảo chỉ là một thứ tình cảm đơn phương xuất phát từ phía Thành mà thôi.

Bởi vậy nên cô luôn từ chối mọi lời mời của Thành trong bất kỳ hoàn cảnh nào dù đó là bữa tiệc quan trọng, mà thực ra là quan trọng cho việc thăng tiến của Thành mà thôi. Những cảnh cười cười nói nói giả dối rồi bỗng chốc khiến Thanh Thảo trở nên lạc lõng giữa những con người chỉ biết đến quyền lực và tiền bạc. Và với cô, điều đó đã thể hiện phần nào sự khập khiễng giữa họ.

Thanh Thảo đã nói tất cả khi cô thực sự chủ động muốn đến với Huân, kiểu chở che, tính cách hiền lành, không cơ hội của anh càng khiến Thanh Thảo hiểu rằng đây mới chính là người đàn ông của đời mình.

Nhưng có phải ai cũng hiểu được cho họ, cho đôi lứa yêu nhau, Huân đã gần như mất mặt trong lần gặp gỡ đầu tiên tại nhà của Thanh Thảo. Bằng những lời nói xúc phạm, mẹ Thanh Thảo đã gần như đuổi Huân ra khỏi nhà: "Cậu biết đấy, cái Thảo nhà tôi đã có người yêu rồi - cậu Thành phó Giám đốc Công ty Xây dựng. Tôi biết cậu chỉ là một người bạn "qua đường" của con Thảo, cái thói hay hờn dỗi của nó thì tôi biết rồi, tôi hỏi cậu, có đứa con gái nào ngu mới bỏ một người như cậu Thành? Cậu hãy về nhà mà soi kỹ mình xem rằng mình đang đứng ở đâu, chứ còn không thì cậu khó tồn tại trong cái thế giới muôn vàn sự bon chen này".

Thảo đã kéo Huân rời khỏi nhà mình mà luôn miệng thanh minh cho những việc đã qua, Huân đã không trách cô nhưng anh hiểu rằng tình yêu giữa họ quả là khó khăn và càng khó hơn với một người thứ ba là anh.

Thanh Thảo vẫn không thay đổi ý định của mình, cô đã cự tuyệt hoàn toàn và rời khỏi Thành để đến với Huân, nhưng tình yêu đơn phương một phía của Thành lại được sự ủng hộ của bố mẹ Thanh Thảo cứ cao vút như "nóc nhà thế giới".

Huân còn nhớ như in sự xuất hiện đường đột của mẹ Thanh Thảo tại nhà anh: "Có thể anh cho là khó nghe nhưng tôi vẫn cứ phải nói, e rằng một người có học thức như anh sẽ rất khó chịu, nhưng vì tương lai của con Thảo mà những người làm cha, làm mẹ như chúng tôi đã không thể đứng yên được. Tôi yêu cầu anh hãy rời xa nó bởi tôi biết chỉ có ở trong vòng tay của cậu Thành, con gái tôi mới được hạnh phúc, mới có cuộc sống đủ đầy. Anh còn trẻ và cũng tài năng như ai vậy nên hãy quên con gái chúng tôi, bằng không thì cả anh và nó sẽ chẳng bao giờ nhìn thấy hai cái thân già này trên cõi đời này nữa".

Thử hỏi một người con hiếu thảo như Huân có tránh khỏi day dứt trước lời nói tuy khó chịu nhưng lại xuất phát từ chính trái tim người mẹ đó không? Và Huân đã làm theo tất cả, để đến giờ nỗi day dứt vẫn thường trực ám ảnh anh trong mỗi giấc ngủ trằn trọc.

Sự cự tuyệt có phần hơi lỗ mãng, không hợp với bản chất Huân, nhưng để không thất hứa với mẹ Thảo anh không còn con đường nào khác. Chỉ có những nỗi buồn dài dằng dặc cứ trôi đi hết ngày này đến ngày khác khi tin báo hỉ của Thanh Thảo đến tay Huân.

Có thể là cô đang trả thù anh, nhưng nét buồn u ám trên khuôn mặt Thanh Thảo trong ngày cưới thật khiến Huân hiểu rằng anh đã sai lầm khi lựa chọn cách này.

Đã không còn những bông hoa bằng lăng tím ngắt trên những cành cây tưởng như là yếu đuối. Huân đã mất đi tất cả nhiều mùa bằng lăng như thế, anh không thể hiểu nổi làm người thứ ba lại thiệt thòi đến thế, chỉ thương cho Thanh Thảo chắc giờ này cô vẫn còn trách sự tuyệt tình của Huân, trách cho một tình yêu không có lối thoát. 

Ngọc Tú     
#69
Văn xuôi / Quán Cà Fê @
01/09/07, 08:00

1- Quán cà phê có tên là @. Có lẽ chủ quán không thích đặt những cái tên gọi thông thường như vẫn thường thấy như: Yêu Thương, Mộng Mơ, Hoa Tím, Quán Nhỏ, Mây Tím... @ còn là một từ gọn gàng, dễ nhớ để cho bất cứ ai muốn rủ nhau đi uống cà phê: Tới @ nhé.

Cà phê @ không nằm trên một con đường phố chính nào, mà theo cách nói của dân làm ăn thì không phải là một con đường thuận lợi để kinh doanh, buôn bán. Nhưng chính cái khác người của quán đã khiến cho quán luôn đông khách, nhất là vào những ngày thứ bảy và chủ nhật.

Quán cuốn hút người tìm tới bởi ly cà phê pha ngon, bởi có một chiếc khăn lạnh miễn phí, bởi các cô phục vụ duyên dáng, dễ thương, luôn ngọt ngào với khách.

Quán có sẵn chỗ để khách đánh giày, có chỗ để khách sạc pin điện thoại và có những ổ cắm cho khách sạc pin laptop và có thể ngồi cả ngày với không gian những bản nhạc vừa đủ trộn trong không gian những lay động lòng người, để bạn bè có thể nói chuyện với nhau mà không bị âm thanh của nhạc át đi.

Quán rộng, nhưng lại có những góc rất riêng cho bất cứ ai không thích ồn ào. Cây xanh và những vách tường ngăn hững hờ làm duyên tạo thành thế giới riêng cho khách.

Viễn là khách quen của @. Anh vẫn mang chiếc laptop kè kè theo mình khi ra phố để khi cảm thấy thời gian còn nhiều, thay vì đi lang thang đâu đó lại trốn vào quán, mở máy ra để viết hoặc lang thang qua các blog, vào các trang web hay đôi khi để vẽ một mẫu cảnh làm mình cảm hứng. Anh chọn @ sau khi đã đi qua hơn một chục quán lớn nhỏ trong lòng thành phố bởi sự yên tĩnh mà đáng yêu của quán.

Quán @ có một chiếc bàn mang số 25, đó là chiếc bàn nằm khuất ngay góc tường, phóng tầm mắt nhìn thấy một cây thủy trúc mướt xanh, sau lưng cây thủy trúc là cô thu ngân.

Khởi đầu chỉ là tìm một góc quán vắng, để đến khi Viễn tình cờ ngước mắt nhìn phía sau lưng cây trúc bỗng giật mình thật sự như một người đi tìm ngọc, đi tìm mãi mà không thấy, chẳng biết viên ngọc kia ở đâu, bỗng dưng viên ngọc sáng lấp lánh kia hiện ra trước mặt mình một cách bất ngờ.

Khi đó cô thu ngân cũng đang rảnh rỗi, đang tì cằm ngước nhìn anh. Có lẽ cô gái tò mò vì anh đã dành một chiếc bàn không nhìn ra phố, chẳng quan sát được ai để ngồi. Hai cặp mắt gặp nhau, trên môi cô thu ngân nở một nụ cười.
2- Mỗi một ngày Dung làm hai ca, từ 6 giờ sáng cho đến 6 giờ tối - Mỗi một ngày Viễn đều tìm đến quán vào buổi chiều, khi mặt trời đã bắt đầu dịu dàng hơn, không còn ném những tia nắng chói chang xuống phố. Khi đó, quán cũng vắng người hơn vì là thời điểm mọi người phải trở về nhà hay chưa đến giờ tới quán vào đêm.

Bàn anh ngồi thành một chỗ riêng tư của anh. Thậm chí có khi cúp điện, không thể vào mạng được anh vẫn đến đó. Mọi người có nhiều lý do để đến một nơi nào đó, những lý do khởi đầu có khi chẳng níu được chân người, để rồi thói quen cho một lý do khác khiến cho đôi chân cứ thế mà tìm tới, để vì một công việc nào đó hay phải đi công tác dài ngày, không đến quán được, Viễn cảm thấy nhớ.

Tưởng là nhớ ly cà phê với từng giọt đen nhỏ xuống, tưởng là nhớ những cây thủy trúc mướt xanh trong không gian nhạc vỡ òa nỗi nhớ, tưởng là nhớ những tia nắng mong manh của chiều xiên vào ghế thành những vết vàng nhạt nhòa nơi chỗ ngồi. Ngẫm lại là nhớ đôi mắt đen tròn đến lạ, nhớ nụ cười mím môi, nhớ mái tóc vấn cao đài các của cô giữ két của cà phê @.

Đôi khi anh cảm thấy lòng trống không, anh chẳng viết được một dòng chữ nào trên máy, Viễn lấy chiếc máy ảnh luôn mang theo bên mình, để chế độ zoom, cứ thế anh ghi lại những hình ảnh của Dung.

Dung đang nhíu mày, Dung cười, Dung mím môi. Có khi Dung mặc áo đỏ, thỉnh thoảng áo vàng, đôi lúc áo xanh... Bộ sưu tập ảnh của chỉ một người con gái của anh cứ thế mà tan theo thời gian ngồi quán.

Nhưng họ gặp nhau không phải trong quán cà phê @ đó, mà lại trong một tình huống khác. Thượng đế hay đẩy đưa hai con người đến với nhau bằng những cái cớ chỉ có ông nghĩ ra.

Người đàn ông đã có vợ, ngồi quán cá phê @ ấy đã có một ngày không đi về nhà đúng giờ, đã không ăn bữa cơm do vợ mình nấu. Toàn, người vợ dịu dàng, hết mực thương yêu chồng, chia sẻ với chồng biết bao nhiêu buồn vui không biết rằng người thứ ba đã xuất hiện.

Đó là một đêm khuya, Viễn đi uống rượu với bạn trở về. Anh đang phóng xe đi trên đường thì gặp một cô gái đang dắt chiếc xe đã bị hỏng máy. Con đường khuya, tất cả các điểm sửa xe đều đã đóng cửa, còn cô gái ấy không ai khác hơn là Dung. Anh đã gởi xe của Dung vào một nhà quen ở đó, chở dùm Dung về.

Nhà Dung là một căn nhà thuê nhỏ ở ngoại ô thành phố. Khoảng cách của người khách hàng ngày và cô gái phụ trách thu ngân đã biến mất. Rồi thượng đế cũng đã ra tay như thể...

Một cơn mưa dữ dội ngăn trở đường về khi Viễn đưa Dung tới nhà.

- Vào nhà em uống một ly nước, đợi tạnh mưa anh nhé.

"Tại sao không vào?"- Viễn thầm hỏi lòng như thế. Anh khát khao được chạm gặp thế giới riêng của Dung, thế giới khác với hình ảnh Dung anh vẫn gặp hàng ngày tại quán cà phê.

- Ừ, cho anh xin ly nước.

Trong tủ lạnh còn mấy lon bia do bạn bè đem tới uống vui. Mưa và bia, là nỗi chông chênh cuộc sống, là ham muốn âm thầm từng bị ngăn trở bởi quán luôn đông người và cây thủy trúc mướt xanh chắn giữa hai người.

Cuộc sống là vậy đó, là bắt đầu từ đêm thầm hay cơn mưa định mệnh. Ai biết được trong lòng cô gái nhan sắc hàng ngày ngồi giữa lộng lẫy kia là nỗi buồn mênh mang. Ai biết được người đàn ông hết lòng yêu vợ, đi đúng đường về mỗi ngày lại không có một lần đi về lối khác.

Tay mềm đó cần tay nắm, môi nồng đó cần môi ngọt. Vài chai bia đôi khi chẳng làm cho ai say, nhưng một ly bia làm cho người can đảm tìm nhau hơn giữa chốn đời quá mênh mông này.
3- Viễn muốn ngày sinh nhật sẽ tổ chức cùng Dung tại một quán nhỏ xa thành phố. "Sau một ngày em nhé." Viễn hứa với Dung như thể anh mường tượng anh sẽ có một sinh nhật lộng lẫy với nến, với hoa, với Dung trong quán nhỏ ven bờ sông nước đang lặng lẽ trôi cuộn ra khơi.

Đó sẽ là một sinh nhật đẹp. Bởi từ ngày lấy nhau, anh và Toàn chưa bao giờ quên tổ chức sinh nhật trong gia đình. Có khi chỉ là hai vợ chồng vào một quán lạ, nâng ly chúc mừng nhau. Có khi có đêm dăm ba người bạn thân. Thật ra như vậy là đã vô cùng hạnh phúc, nhưng hạnh phúc có tràn đầy thì trong lòng người đàn ông luôn nhen nhóm ngọn lửa yêu nếu có cơ hội.

Toàn nói:

- Anh ơi, sinh nhật anh năm nay tổ chức ở nhà. Em sẽ mời thêm một số bạn bè.

Viễn cười:

- Em rất ghét dọn dẹp mà. Hay là ra quán.

- Em tổ chức ở nhà anh nhé.

Viễn lại cười:

- Tùy em.

Viễn đã bất ngờ đến dường nào khi Dung xuất hiện. Tiếng Toàn đon đả: "Đây là Dung, bạn em". Viễn nói thầm: "Anh biết". Anh biết Dung. Nhưng chẳng bao giờ anh biết Dung và Toàn quen nhau như thế nào.

Tiệc với những món ăn đặt từ nhà hàng đem tới. Tiệc với đám đông, với Toàn khéo léo, với Dung lộng lẫy. Ra xe, tiếng Dung nói với anh thật nhỏ: "Ngày mai em không tới đâu. Anh nhé."

Tiệc tan, còn hai vợ chồng. Tiếng Toàn rất ngọt: "Dung nó đẹp như thế mà vẫn chưa để ý ai. Anh thấy Dung đẹp không? Nó làm thu ngân ở @, mai anh và em tới đó uống cà phê anh nhé".

st
#70
Trụ cột gia đình

Tôi còn nhớ hồi đó, khi sắp về nhà chồng, bà cô ruột của tôi thì thầm vào tai: "Nè cháu, nhớ khi vợ chồng lần đầu tiên bước vào phòng tân hôn thì cháu làm sao đạp lên cái bóng của thằng chồng cháu trước thì sau này cháu mới "nắm quyền" trong nhà, nói cái gì chồng cũng nghe!".

Mới hơn 20 tuổi, tôi không quan tâm lắm đến chuyện "quyền binh", tôi lấy anh vì yêu anh, ai nắm quyền mà chả được. Thế nhưng vì nể bà cô có tiếng đảm đang và cũng đầy uy quyền nên tôi nghe bà làm theo.

Khi tụi tôi vào "phòng hoa chúc" thì trời đã tối, phải thắp đèn nên bóng hai đứa ập vào nhau khi mới bước vào cửa phòng, sực nhớ lời bà cô tôi liền dậm dậm vào cái bóng của anh, anh không hiểu gì quay lại hỏi: "Em bị làm sao vậy?". Nhìn vẻ mặt lo lắng, ngơ ngác của anh tôi liền phá ra cười: "Em bị kiến cắn!". Anh vội cởi giày tôi ra để... bắt con kiến!

Rồi những ngày chung sống, tôi chỉ thích nũng nịu với anh hơn là tìm cách "nắm quyền". Rồi dần dần tôi khám phá ra "bí quyết" là khi nào tôi dịu dàng, hiền hậu thì tự nhiên anh làm theo ý tôi hơn tôi tỏ ra quyền lực.

Tính anh rất ham vui, hay bù khú bạn bè, không biết tiết kiệm, thế mà từ khi có con anh đã thay đổi hẳn, bao nhiêu tiền lương anh đưa hết cho vợ, kể cả tiền làm thêm, tiền thưởng anh cũng không giấu, chỉ giữ lại một ít để vui vẻ với bạn bè...

Cuộc sống vợ chồng tôi đang bình yên, chuẩn bị đón đứa con thứ 2 chào đời và bao nhiêu kế hoạch đặt ra, nào mua xe, làm nhà..., thế mà một cơn tai biến ập đến khiến anh liệt nửa người, khiến bao nhiêu tiền bạc dành dụm tôi đổ ra chạy chữa cho anh suốt cả năm trời cũng chỉ giúp đôi chân vốn mạnh mẽ ấy có được cảm giác chứ không đi lại được. Thế là anh đành phải ở nhà, đi lại trong nhà bằng đôi nạng rất khó khăn khiến tôi rất xót xa, nhưng anh vẫn lạc quan và kiên trì tập luyện.

Trước đây anh rất ít khi làm việc nhà và lười nữa là khác, nhưng bây giờ để tôi đỡ vất vả vì đi làm suốt ngày, anh không ngại việc gì. Từ nấu ăn, giặt đồ, lau nhà, dạy con học... Anh mua sách dạy nấu ăn về nghiên cứu và nấu ăn rất ngon. Rồi anh còn làm được giò chả, xíu mại, patê ngon hơn cả ngoài tiệm.

Nhiều khi có khách đến chơi, chúng tôi mời ăn cơm họ đều ngạc nhiên trước "tài vặt" ấy của anh. Không ít người còn mua vật liệu đến năn nỉ nhờ anh bày một số món, đó cũng là niềm vui khiến anh mau bình phục.

Nhưng gần ba năm trời chạy chữa, bao nhiêu tiền bạc ra đi, đôi chân anh cũng chỉ bình phục ở mức đó, phải nhờ vào đôi nạng mới có thể di chuyển được và chúng tôi biết rằng cuộc sống phía trước sẽ rất khó khăn.

Một hôm đang ngủ bỗng anh vùng dậy nói với tôi: "Này em, nhà mình ở đầu hẻm, hơi chật không mở quán ăn được nhưng anh có thể làm một cái tủ bán bánh mì thịt nguội. Anh chuẩn bị trước kỹ lưỡng rồi, một mình đứng bán được". Tôi biết tính anh nói là làm nên không cách nào hơn là ủng hộ.

Ban đầu, khách mua chỉ là hàng xóm, bà con, bạn bè đến ủng hộ nhưng nhờ ngon và giá cả phải chăng nên dần rất đắt hàng, có người còn đến đặt hàng với số lượng lớn để mang theo trong những chuyến đi chơi xa, dã ngoại vì món patê anh làm ai đã ăn rồi là rất mê.

Để anh đỡ vất vả, tôi bèn nhờ một cháu trai hàng xóm đang không có việc làm đến phụ anh. Cháu này ham chơi, lông bông khiến mẹ cháu rất buồn. Khi làm với anh, anh ân cần khuyên bảo nên cháu chịu làm và siêng năng hẳn ra, cháu rất vui khi có tiền mang về cho mẹ.

Anh không ngừng tìm cách để món bánh mì thịt nguội ngày càng ngon và rất kỹ lưỡng trong việc vệ sinh thực phẩm, từ đó khách hàng yên tâm và lượng hàng bán ra ngày càng tăng, anh phải nhờ một bà chị họ ở quê lên phụ giúp.

Với đôi nạng vướng víu nhưng anh thoăn thoắt gói chả, chế biến patê, còn buổi sáng đứng trông coi việc buôn bán, giao nhận hàng. Khách hàng ủng hộ một phần cũng vì cảm kích nghị lực, sự siêng năng của anh và nhất là thái độ phục vụ niềm nở của anh.

Và công việc buôn bán giúp chúng tôi lấy lại những gì đã mất. Rồi cũng xây lại được nhà cửa khang trang, mua sắm tiện nghi đầy đủ và lo cho các con ăn học. Tầng trệt căn nhà dành hẳn cho việc buôn bán, có chỗ ngồi cho khách muốn ăn tại chỗ và đường dây giao hàng tận nơi...

Bây giờ trông anh phát tướng, bệ vệ, ra dáng một ông chủ quán. Và dù với đôi chân phải nương vào đôi nạng nhưng anh vẫn là trụ cột của gia đình. Nhớ lại chuyện "đạp bóng" của mình ngày xưa, tôi lại tủm tỉm cười... 

st
#71
 Trong ảnh bên, đuổi theo em nhỏ không phải là những cuộn sóng nước tràn bờ thường thấy ở mọi bãi biển trên khắp thế giới, mà là tầng tầng lớp lớp bọt kem. Hiện tượng thiên nhiên độc đáo này xảy ra dọc 50km bờ biển phía bắc Sydney.




Bọt nhấn chìm toàn bộ bờ biển và một nửa những tòa nhà gần đó. Hiện tượng này đã từng xảy ra ở Yamba bang New Saouth Wales, Australia cách đây hơn ba thập kỷ.


Như quên hẳn những lâu đài cát, những đứa trẻ này vùi mình trong những đám bọt trắng. Có lẽ chúng sẽ xây lâu đài bằng bọt sáp.



Theo các nhà khoa học, bọt sáp tạo ra từ các chất cặn bẩn ở trong đại dương như các hạt muối, hóa chất, cây chết, cá bị thối rữa và các chất bài tiết từ rong biển.


Dù có bẩn hay không, nhưng đứa trẻ này cũng không quan tâm.


Cũng theo các nhà khoa học, các chất cặn bẩn bị các dòng biển rất mạnh khấy tung lên và đánh thành thứ như kem như thế này.


Một chuyên gia về biển giải thích trên tờ Daily Mail của Anh rằng hiện tượng này giống như hiện tượng xảy ra khi bạn đánh bọt một tách cafe Cappuccino vậy. Bạn càng đánh mạnh thì càng nhiều bọt nổi lên trên và bọt cũng càng nhẹ hơn.


st
#72
 Câu chuyện bắt đầu khi tôi còn học lớp 3. Tôi kết thân với cậu bạn Peter dễ thương. Nhà cậu ấy lúc nào cũng đi du lịch. Pete thì rất muốn tôi đi cùng, nhưng tất nhiên tôi không được bố mẹ cho phép vì mới có 8 tuổi...


Một hôm Pete mời tôi đến chơi nhà. Thật vui. Chúng tôi chui vào một căn phòng trống. Hai đứa cùng vẽ. Cậu ấy "vẽ" chữ "mình yêu cậu" cho tôi xem và tôi cũng "vẽ" "mình yêu cậu" cho cậu ấy.



Chuyện khi ấy là thế, và bọn bạn trong trường bắt đầu trêu chọc, gán ghép chúng tôi. 2 năm sau, mỗi đứa một lớp, không như hình với bóng nữa. Pete và tôi chỉ còn là bạn đơn thuần.



Lớp 6. Tôi nhận được một mẩu giấy từ Alex, với dòng chữ "mình yêu cậu" đã được mã hóa. Tất nhiên lúc đầu tôi cũng mất chút thời gian để "giải mã", sau đó tôi hỏi cậu ấy xem mình hiểu có đúng không. Cậu ấy lấy lại mẩu giấy và không cho tôi xem nữa.



Mọi chuyện lại dừng ở đó. Sang năm sau Alex và tôi vẫn học chung. Và tụi bạn thì không ngừng bàn tán rằng cậu ấy thích tôi. Các bạn còn hỏi tôi có thích cậu ấy không. Tôi lúc nào cũng trả lời là không.



Toàn khối lớp 7 được nhà trường cho đi cắm trại buổi tối. Chúng tôi phải khiêu vũ. Cũng chẳng vấn đề gì khi con gái khiêu vũ với con trai. Dở một nỗi bọn con gái phải chọn bạn nhảy cho mình. Nhưng không ai muốn chọn cả, vì thế thầy giáo cứ "nhóm" lũ con trai, con gái lại với nhau.



Đợi mãi không thấy ai chọn mình, tôi quyết định tự tìm một người bạn nhảy. Cũng chẳng còn lẻ ra mấy ai. Rồi tôi nhìn thấy Alex. Cậu ấy không thấy tôi nhưng có cái gì đó đã khiến tôi chọn cậu ấy... 



Điệu tiếp theo đến cánh con trai phải chọn bạn nhảy cho mình. Alex đến thẳng chỗ tôi, chìa bàn tay ra. Tôi nắm lấy và gật đầu, chẳng nhớ nổi là lẽ ra phải nói gì cho phải phép.



Ai đó đến trước mặt Alex và hỏi: "Cậu có thích Claudia không?" (tên tôi). Alex trả lời "dĩ nhiên là có". Từ lúc đó tôi biết mình thích cậu ấy, yêu cậu ấy đến nhường nào.



Cũng đến lúc chúng tôi nhận ra đây là năm học chung cuối cùng của hai đứa. Buổi học cuối, tôi đưa Alex một bức thư, nói rõ cảm xúc với cậu ấy.



Alex tặng tôi một giỏ đầy thứ sôcôla tôi thích (tôi chưa bao giờ nói với Alex mình thích sôcôla loại nào). Bạn bè cứ bắt tôi phải ôm cậu ấy và tôi đã làm vậy 3 lần. Tôi rất vui vì điều đó.



Giờ chúng tôi không còn học chung nhưng tôi vẫn yêu cậu ấy nhiều. Sang trường mới, tôi lại học với Pete. Hai đứa trở lại là bạn thân. Tôi gặp rắc rối lớn nên đã tâm sự với Pete, rằng mình đang thích một cậu tên James nhưng vẫn yêu Alex.



Pete nói tôi nên cho cả hai anh chàng biết sự thật. Tôi làm theo lời khuyên của cậu ấy, tin chắc rằng Alex sẽ không bao giờ còn muốn nói chuyện với tôi. Vài ngày sau Pete cho tôi biết, James bảo với cậu ấy là "hắn" ghét tôi,chẳng muốn có tình cảm gì với tôi cả. Bởi thế tôi cũng đâm ra ghét "hắn".



Tôi rất buồn khi mọi chuyện không tốt đẹp. Nhưng sau đó tôi nhận được email của Alex, chỉ có 7 từ thôi "Mình yêu và nhớ cậu rất nhiều". Và tôi đã khóc. Cuối cùng mọi chuyện lại trở về yên ả. Tôi cho rằng cuộc sống của mình như vậy là ổn.



Sau đó đến lượt Pete cần đến tôi vì cậu ấy thích một cô tên Sara và tin rằng cô ấy cũng thích mình. Nhưng Pete chẳng biết làm thế nào để ngỏ lời cả. Tôi chỉ cho cậu ấy vài cách, song tất cả hình như đều ngớ ngẩn, vô dụng.



Cuối cùng chúng tôi quyết định "tấn công" bằng thơ. Tôi cùng cậu ấy sục sạo khắp nơi để kiếm bài "hợp cảnh" nhất. Cuối cùng cũng thấy.



Pete hiểu rằng tôi đã làm tất cả những gì có thể để giúp cậu ấy. Cậu ấy viết thư cảm ơn tôi, trong đó nói cậu ấy hy vọng cả hai sẽ là bạn tốt của nhau mãi mãi.



Bấy giờ tôi hiểu Pete đang rất hạnh phúc. Cũng chính lúc đó, khi ngồi nghỉ chút, và nghĩ ngợi, tôi nhận ra rằng, cách nào đó, tôi vẫn có tình cảm với Alex. Nhưng điều tệ hại nhất là: tôi yêu Pete.



Tôi đã giúp cậu ấy có được tình yêu của đời mình, và cậu ấy có lẽ sẽ chẳng bao giờ tơ tưởng đến tôi nữa.



st
#73
Văn xuôi / Tự Tình Khúc
29/08/07, 16:00
- Phố đã lên đèn. Người ta có đôi, chỉ mình em đi về lặng lẽ. Vài đứa bạn thân ái ngại bảo em khờ khi chấp nhận kiểu "có bồ cũng không như không", rằng em mạo hiểm đợi chờ mà tuổi xuân có thì...


Em mặc kệ chúng nó nói và cố chống chế với mình rằng em còn có tình yêu của anh, như anh vẫn bảo, là em có tất cả rồi. Nhưng đâu phải em không biết buồn, không biết tủi phận khi so sánh mình với đám bạn cùng trang lứa.



Họ được người yêu đón đưa mỗi buổi chiều cuối tuần, được chia sẻ, động viên mỗi khi muộn phiền, mất mát. Em không đua đòi hay nhõng nhẽo, mà chỉ đơn giản là em muốn được gần anh hơn, được chia sẻ niềm vui nỗi buồn thường nhật. 



Vẫn biết một mình em cũng vẫn ổn thôi. Nhưng em cần anh như khách bộ hành cần một người bạn đường. Và em thực sự cần anh để đi hết cả đoạn đường đời...



Khoảng cách Hà Nội, Sài Gòn đủ dài để những kẻ yêu nhau "xa mặt"... Những tin nhắn lúc có lúc không của anh làm em cảm thấy mình trở nên xa nhau hơn. Em biết anh cũng bận bịu với công việc, với những cuộc "xã giao" làm ăn đến mức không có thời gian trả lời khi em liên lạc. 



Nếu như anh biết được rằng em nhớ tiếng anh, em thèm được nghe tiếng anh cười. Nếu anh biết em thèm nghe những câu nói hài hước, hay cả tiếng thở dài bất chợt của anh. Nếu anh biết rằng chỉ vài phút nói chuyện qua điện thoại thôi cũng đủ làm em vững tin biết chừng nào...



Anh còn nhớ ngày sinh nhật em 21 tuổi? Em đã khóc vì hạnh phúc khi anh tặng em chiếc chuông gió tự tay anh làm lấy (và em vẫn giữ mãi đến tận bây giờ).



Ngày đó, anh hay sợ bị "thủng túi" khi rủ em đi chơi, sợ em trách khi anh làm thêm, bỏ học. Em nhớ chiếc áo sinh viên anh mặc đẫm mồ hôi trên chiếc xe đạp cà tàng chở em đi học.



Rồi một lần em ốm, anh bán mấy cuốn từ điển yêu quý của mình để có đủ tiền mua thuốc cho em mà không nói thật làm em trách móc khi anh nói lơ đãng làm mất.



Anh biết không, em không cần những món quà sang trọng mà anh nhờ bạn mua hộ cho em. Em bắt đầu ghét địa vị anh đang có, ghét luôn cả những món tiền thi thoảng anh gửi cho em. Em đâu cần anh kiếm nhiều tiền như thế?!



Nếu anh đọc được những lời này, anh sẽ lại nói em nghĩ vơ vẩn và em không tin tưởng. Nhưng em chỉ là một cô gái bình thường và cần có những điều bình thường nhất. 



Nếu em được lựa chọn, bây giờ và cả sau này, em muốn được sống, được vui, được buồn với những buồn vui của anh. Anh có biết không?

ucst
#74
Văn xuôi / Đi tìm tình yêu
29/08/07, 15:57
Kevin Chapman đã để ý đến cô gái ấy từ khi hai người đang đứng dưới tầng ngầm ga xe điện Penn, thành phố New York. Nhìn bộ váy hợp thời trang và cách trang điểm khéo léo cùng gương mặt xinh xắn của cô, anh nghĩ thầm: "Chà, cô gái này trông thật có duyên!"



Đó là ngày 5 tháng 7, hầu hết mọi người trở về nhà sau kỳ nghỉ lễ cuối tuần, nên xe điện không còn một ghế trống nào cả. Anh lên xe và đi dọc các toa để tìm ghế, vô tình gặp lại cô gái "có duyên" đi cùng chuyến xe với anh.


Anh vui vẻ bắt chuyện làm quen, điều khiến anh cảm thấy bất ngờ và thú vị là qua cách nói chuyện, anh phát hiện ra cô là một cô gái thông minh, chứ không phải như ấn tượng ban đầu mà anh nghĩ.



Chưa bao giờ anh gặp một người con gái nói chuyện hợp đến như vậy, và thế là suốt chuyến đi đến Philadelphia ngày hôm ấy, hai người cứ say sưa trò chuyện. Khi đã đến ga, Kevin bước xuống tàu mà lòng vẫn còn vương vấn chưa muốn rời. Con tàu từ từ rời bến, bắt đầu chạy tiếp đến Baltimore thì Kevin mới chợt nhớ ra rằng anh chưa hỏi địa chỉ của cô gái ấy, thậm chí số điện thoại nơi làm việc cũng không.



Thầm trách mình quá đãng trí, anh quyết tâm sẽ tìm cô cho bằng được, mặc cho tất cả những gì anh biết về cô chỉ là cái tên Rita, sống gần ga xe điện Baltimore và cô đang làm việc cho một hãng luật nào đó.



Ngày hôm sau, Kevin chạy đến thư viện và liệt kê tất cả những công ty luật ở Baltimore. Một danh sách dài đằng đặc, nhưng anh không hề nao núng. Anh bắt đầu chiến dịch tìm kiếm cô gái. Anh xin nghỉ phép, kiên nhẫn gọi hết công ty luật này đến công ty luật khác ở Baltimore hỏi thăm tin tức về người con gái mang tên Rita. Những cảm xúc ấy đã khẳng định một điều rằng anh đã yêu cô ấy.



Anh bạn Arthur của Kevin lo lắng:



- Cậu không thể cứ như vậy. Trên đời này còn có bao nhiêu cô gái khác mà.



- Nhưng họ không phải người tớ muốn tìm. Giá như cậu gặp Rita, giá như cậu biết được cô ấy đặc biệt đến mức nào...



Arthur thở dài. Đột nhiên, Kevin ngừng lại:



- Tớ mới nhớ ra một điều! Cô ấy nói đã từng học ở một trường phổ thông tên là California!



Arthur gợi ý cho Kevin gọi điện cho phòng giáo vụ của trường. Kevin liền nhấc điện thoại, hồi hộp nói:



- Tôi đang cố tìm địa chỉ của một cô tên là Rita. Tôi không biết họ cô ấy là gì, nhưng chắc chắn cô Rita đã tốt nghiệp bốn năm trước ở trường.



Cô gái trực điện thoại hỏi lại, vẻ nghi ngờ:



- Anh cần hỏi để làm gì?



Bối rối vì thái độ dè chừng ấy nhưng Kevin vẫn nhanh trí bịa ra một câu chuyện về việc tìm một quyển sách mà cô ấy mượn của anh khi còn học chung. Tuy nhiên, cô gái ấy không có vẻ nhiệt tình giúp đỡ. Cô nói ngắn gọn:



- Theo danh sách, chúng tôi có một cô Rita đã tốt nghiệp vào bốn năm trước đây, Nhưng tôi không được tùy tiện cho thông tin về cô gái đó.



Bất kể Kevin đã van nài như thế nào, cô gái vẫn lạnh lùng đáp:



- Xin thứ lỗi. Điều đó trái với nội quy của trường.



Suốt những ngày sau, Kevin lúc nào cũng loay hoay nghĩ xem mình phải làm sao để cô giáo vụ cung cấp thông tin cho anh.



Ba ngày sau, Kevin gọi lại phòng giáo vụ trường. Khi nghe giọng cô gái đã gặp hôm qua, anh liền dập máy. Ngày hôm sau anh gọi lại, rồi cúp máy mỗi khi nghe cô giáo vụ ấy trả lời.



Nhiều lần sau đó, có một giọng nữ trẻ hơn trả lời điện thoại. Giọng cô có vẻ thân thiện, Kevin tìm cách lấy lòng cô ấy ngay:



- Làm ơn giúp tôi! Tôi đã đem lòng yêu một cô gái tình cờ gặp trên một chuyến tàu. Tôi biết cô ấy đã từng học ở trường này. Làm ơn tìm giúp tôi số điện thoại hoặc địa chỉ nhà của cô ấy được không?



Cô gái có vẻ rất thông cảm. Cô nhẹ nhàng nói:



- Tôi không dám hứa. Nhưng tôi sẽ cố tìm giúp anh.



Mỗi phút trôi qua, Kevin bắt đầu thất vọng vì nghĩ rằng cô ấy sẽ không bao giờ gọi lại cho anh. Đến hai giờ sau, điện thoại vẫn nằm im lìm... Anh chờ đợi hàng giờ, hàng ngày rồi đến một tuần... Vào lúc gần như đã tuyệt vọng, thì Kevin nhận được điện thoại của cô ấy. Cô trả lời anh, vẻ mừng vui, hào hứng:



- Đây rồi! Tôi tìm ra số của cô ấy rồi. Nhưng đó là số điện thoại nhà của cha mẹ cô ấy. Tôi đã kể với họ về câu chuyện của anh... - Cô cười khúc khích - Và đây là số điện thoại của cô ấy ở Baltimore.



Hai năm sau, lễ cưới của Kevin và Rita diễn ra. Trong bài diễn văn chúc mừng bạn mình, Arthur nói:



- Các bạn thân mến, mỗi người chúng ta đều có một nửa của mình mà cuộc sống đã dành sẵn. Tình yêu là một điều kỳ diệu, nhưng có thể định mệnh sẽ không trao tận tay chúng ta điều kỳ diệu đó, mà để chúng ta phải đau buồn, nhớ nhung, rồi vượt qua những trở ngại mới có thể có được. Kevin là một anh chàng may mắn vì đã tìm được điều kỳ diệu cho cuộc đời của mình


st
#75


Em ngập ngừng thông báo ngày lên xe hoa. Dường như em sợ? Em sợ ta buồn? Em sợ ta hụt hẫng? Em sợ ta lẻ loi? Em sợ ta mất mát?


Ta đã mất em. Ta là kẻ tham lam, ta có nàng nhưng ta cũng muốn có em. Đã nhiều lần, ta đã bỏ rơi em, ta đã quên em để mỗi khi cái dáng nhỏ xuất hiện lại thấy nao lòng, lại muốn lao trọn trong vòng tay em, lại muốn lùa tay trong mái tóc mây và yêu em mênh mang.



Tình yêu của em dành cho ta trong trắng và trinh nguyên như tuổi 20 tràn trề nhựa sống. Em long lanh là thế, xinh tươi là thế nhưng ta đã mất em.



Em đã dâng trọn cho ta cả niềm tin yêu vào cuộc sống chẳng mấy tươi đẹp này mà không hề đắn đo, suy nghĩ. Em không màng tính toán thiệt hơn cho bản thân mặc dù tuổi xuân của người con gái chẳng được lâu. Em nguyện là người tình bóng đêm của ta. Em xuất hiện bất cứ khi nào ta cần, nhẹ nhàng và âu yếm. Em cho ta tất cả nhưng ta đã để vuột mất em.



Ta buông tay! Ta nghĩ em đã là của ta. Bầu trời của ta sẽ là bầu trời của em. Ta mặc định em là của ta. Ta đến với em khi cuộc sống của ta đủ đầy. Ta trao cho em thứ tình còn sót lại từ nàng. Em như một thứ gia vị làm cuộc sống này thêm no đủ, có cơm và có phở. Em vẫn sẽ mãi là con chim nhỏ của ta, mãi luôn là vậy.



Nhưng ta đã sai. Ta đã vô tình  làm trái tim rớm máu bao lần nhưng em âm thầm chịu đựng. Trái tim em dường như không còn chỗ cho những vết sẹo mới. Em cũng là con người. Em đã quá đau khổ vì ta. Em đã quá chán chường với thân phận bóng đêm. Em muốn mình được sống. Em muốn nhận được một tình yêu trọn vẹn, đủ đầy  như chính tình yêu của em. Em mệt mỏi với những đêm dài gối chiếc trong khi ta quá sung mãn cùng nàng. Em âm thầm đi về trên con phố khuya, không kẻ đưa đón. Em lặng người nhìn những đôi tình nhân âu yếm nhau trên phố. Em tự hỏi em là ai?



Giờ đây ta biết mình đã mất em. Em bình thản thông báo tin lấy chồng như cái lẽ nó phải diễn ra như vậy. Bầu trời dường như sụp đổ trước mắt ta. Đã vài lần ta ngạo nghễ bỏ rơi em để trở thành những người bạn. Nhưng giờ đây, ta cũng không dám nghĩ đến em như một người bạn. Ta sợ phải đối diện với em. Ta sợ phải nhìn về kỷ niệm, ta sợ cả chính mình và ta tự hỏi tại sao.



Phải chăng ta đã quá ích kỷ? Phải chăng ta quá tham lam? Ta đã quên rằng em vẫn là em. Em yêu ta nhưng không có nghĩa ta có quyền sai khiển em. Ta đâu biết tình yêu biển trào của em dành cho ta đã trở thành nỗi đau không bao giờ nguôi. Em cũng cần thiết phải sống. Em cần phải yêu và được yêu. Ta đã quên. Ôi! Cái lẽ giản đơn trong tình yêu nhỏ bé như vậy mà ta cũng không biết ư?



Em giận ta - ta biết. Em mệt mỏi với cuộc tình tay ba - ta biết. Em sợ ánh mắt người đời cười chê - ta biết. Em né tránh những va chạm đến gia đình lý tưởng của ta - ta biết. Nhưng ta vô tình. Ta để em một mình gánh chịu những nỗi đau quá lớn trên đôi vai gầy nhỏ.



Bây giờ thì ta đã hiểu tại sao ta mất em. Mãi mãi ta không thể xa nàng, xa gia đình lý tưởng ấy và em chỉ là kẻ đến sau. Em phải sống, phải yêu. Người đàn ông ấy sẽ mang đến hạnh phúc cho em. Người ta có thể đưa em đến với ánh sáng, đến ngôi nhà và những đứa trẻ. Ta đã mất em như mất đi một phần tuổi trẻ của mình nhưng ta cũng đành. Thôi thì:



"...Ta trả em về với đời

Làm con chim nhỏ giữa trời mà bay...".



st
#76
Văn xuôi / Nỗi Đau *****
29/08/07, 15:49
- Sau mười một năm chung sống, đôi vợ chồng nọ sinh được một bé trai. Lúc cậu bé khoảng hai tuổi, một sáng người chồng thấy lọ thuốc bị bật nắp trên bàn nhưng vì vội đi làm nên anh chỉ dặn vợ đóng nắp chai thuốc cất vào tủ.



Người vợ mải mê bếp núc quên mất lời chồng. Đứa con trai nhìn thấy chai thuốc, háo hức bò tới để chơi và uống hết.



Thật không ngờ đó là loại độc dược chỉ nên dùng với liều lượng rất nhỏ. Khi cậu bé ngã ra sàn nhà, người mẹ vội vã đưa con đến bệnh viện. Nhưng tất cả đã quá muộn.


Người vợ suy sụp hoàn toàn, vô cùng sợ hãi không biết phải ăn nói với chồng ra sao. Người chồng nghe tin cũng điên cuồng chạy tới bệnh viện, nhìn thấy cậu bé con đã chết, anh lặng lẽ nhìn vợ, rồi chỉ nói ba tiếng: "Anh yêu em".



Hành động bất ngờ của người chồng thật sự là một lối cư xử tuyệt vời. Đứa trẻ đã chết, chẳng có cách nào mang nó trở lại cuộc sống. Đổ lỗi cho người mẹ cũng chẳng ích gì. Hơn nữa, nếu người chồng bớt chút thời gian để cất thuốc, chuyện đau lòng sẽ không xảy ra.



Đôi khi trong các mối quan hệ hay trong công việc, chúng ta thường mất thời gian để đổ lỗi cho nhau. Như thế chính là chúng ta đã để mất đi sự ấm cúng, tương hỗ trong quan hệ giữa con người với con người. 



Tha thứ cho người mình thương yêu là điều dễ dàng nhất chúng ta có thể làm trên thế giới này. Hãy quý trọng những điều mình có, đừng nhân thêm nỗi đau, giữ khư khư lòng vị tha mà không chịu ban phát.



Từ bỏ lòng thù hận, ghen tuông, sự ích kỷ để tha thứ, để xoa dịu nỗi đau, bạn sẽ thấy rằng làm điều đó không quá khó như mình tưởng.



st
#77
- Khi bọn trẻ bắt đầu đi học, tôi chuẩn bị bữa trưa cho chúng. Trong những hộp cơm bao giờ cũng kèm một mẩu giấy, lúc là lời cảm ơn về một khoảnh khắc đặc biệt, khi là một lời nhắc nhở nho nhỏ, hay sự khích lệ cho bài kiểm tra sắp tới của các con...


Tôi biết các con rất yêu những lời nhắc nhở đó. Chúng bình luận sôi nổi sau khi đi học về, so sánh xem hôm nay mẹ viết gì cho ai. Và khi tôi đi dạy, các con thậm chí còn đặt những mẩu giấy như thế trong bữa trưa của tôi.



Lớn hơn chút nữa, các con tôi có những mối quan tâm riêng cho bản thân. Khi bước vào trung học, con trai cả của tôi, Marc, nói với tôi rằng nó không cần sự nhắc nhở đó nữa, nó đã trưởng thành rồi.



Tôi nói với Marc rằng mẹ viết không chỉ cho con mà còn cho mẹ. Kể cả khi nó không đọc thì tôi vẫn phải viết và kẹp chúng vào những hộp cơm trưa. Tôi tiếp tục thói quen cho đến khi Marc tốt nghiệp.



Sáu năm sau, Marc gọi và hỏi tôi liệu nó có thể đi xa mấy tháng được không. Những năm tháng đó được Marc tận dụng rất tốt. Nó làm được rất nhiều việc như tham gia vào các kỳ thi và đoạt giải, tốt nghiệp một trường đại học và cuối cùng trở thành trợ lý pháp luật ở Sacramento.



Tuy chỉ giống như là những kỳ nghỉ ngắn hạn nhưng Marc cũng đã sống xa gia đình. Khi em gái Marc đi học cao đẳng, tôi gọi Marc về.



Hai tuần sau khi nó về nhà nghỉ ngơi, đoàn tụ với gia đình, Marc trở lại công việc với những chuyến công tác dài ngày. Tôi vẫn làm bữa trưa mỗi ngày cho con trai thứ ba, và cho cả Marc nữa. Hãy tưởng tượng xem tôi đã ngạc nhiên thế nào khi nhận cú điện thoại từ cậu con trai 24 tuổi, gấp gáp phàn nàn về bữa trưa:



- "Con đã làm gì sai hả mẹ? Con không còn là con mẹ nữa à? Mẹ không yêu con nữa à?".



Một loạt câu hỏi nó thốt ra, tôi chỉ biết mỉm cười và hỏi có chuyện gì đã xảy đến.



"Mẩu giấy của con, thưa mẹ. Trong hộp cơm của con không có mẩu giấy nào cả!" - Marc nói.



Năm nay con trai út của tôi sẽ bước và trường trung học. Nó cũng kêu ca rằng nó lớn rồi và không cần những mẩu giấy đó nữa. Nhưng, cũng giống như anh trai và chị gái, nó vẫn nhận được những mảu giấy cho đến ngày tốt nghiệp, và trong bất cứ bữa ăn trưa nào tôi làm cho nó sau này.



st
#78
- "Chán nhau có nghĩa là hết yêu rồi!" - Nếu bạn cũng nghĩ vậy, bạn đã lầm. Đôi khi việc người ta chán nhau hóa ra lại chỉ là một nốt trầm để tình yêu thăng hoa.


Linh Hương (Hải Phòng), 24 tuổi, yêu Dũng hơn bốn năm nay. Lúc nào bạn bè cũng thấy hai người kè kè, có hỏi "yêu mãi, đi mãi với nhau thế này không chán à?" thì nhận được câu trả lời đồng thanh "chán làm sao được!" của cả hai bạn trẻ. Thế nhưng, lúc tách riêng ra, họ mới tâm sự thật lòng.



Hương nói: "Nhiều lúc cũng chán lắm, tự nhiên thấy không muốn gặp người yêu nữa, muốn được tự do đi chơi với bạn bè mà không phải báo cáo, hay đơn giản chỉ muốn một mình chẳng bị ai quấy rầy. Mặc dù cả hai không cãi nhau nhưng tự nhiên nản, thấy sao nhàm thế...".



Dũng lại than: "Hương chẳng biết ghen, đâm ra anh cảm giác cô ấy không yêu mình cho lắm, thế là chán". Lại có lần chỉ vì rượu vào, nghĩ ngợi lung tung, người yêu gọi điện tự nhiên thấy mệt mỏi, tắt máy về nhà ngủ.



Đôi lúc Dũng "không thích" yêu đến nỗi cố tình làm cho Hương giận để cãi nhau. Thế rồi cô ấy chẳng giận, chỉ buông lời trách móc nhẹ nhàng, thế là lại bất ngờ, lại tự nhiên thú vị và... hết chán.



Những giây phút nắng mưa không thể tránh khỏi trong tình yêu hay trong bất cứ việc nào khác. Chẳng như lúc mới yêu, còn háo hức nhiều cái mới lạ, khi tình yêu đã lâu năm, cái cảnh "chẳng hiểu sao mấy ngày nay anh/cô ấy cứ tránh mặt mình" dễ xảy ra lắm.



Những lúc như thế đừng hiểu là "họ hết yêu mình rồi". Bởi nếu bạn hỏi "anh/em hết yêu rồi à?", sẽ nhận được câu trả lời chắc chắn là "không". Và chỉ cần một chút cao trào như cãi nhau, hiểu lầm, ghen tuông, sẽ xua đi được nốt trầm ấy. Lúc đó tình yêu dường như mặn mà và nồng nàn hơn, vì "kẻ nắng mưa" chợt hiểu rằng chẳng thể nào mình xa người ấy được.



Nhưng bạn hãy nhớ rằng, ở bên nhau nhiều quá, cãi nhau nhiều quá, ghen tuông nhiều quá, sẽ làm cho cả hai thấy mệt mỏi, dẫn đến buông xuôi - kẻ thù lớn nhất của tình yêu. Đến khi cả hai buộc phải gào lên "chán lắm rồi", "chẳng muốn làm gì nữa, không muốn cố gắng nữa" thì tình yêu sẽ chết.



Cốc nước đã hắt đi chẳng bao giờ lấy lại được. Điều dại dột nhất là nói "anh/em chán em/anh rồi" khi trong lòng vẫn còn yêu. Vì thế, nếu có giây phút nào bạn thấy mình bỗng "chán", hãy tạm xa một thời gian mà không quên gọi điện cho người ấy. Đợi cảm giác lắng xuống, xa cách sẽ khiến hai người có nhiều bất ngờ khi gặp lại. Đó là lúc "chán" thăng hoa thành "yêu".



st
#79
Văn xuôi / Cát Đợi
27/08/07, 19:56

- Bình minh hồng rực trải lên biển ngàn vạn đốm sáng lóng lánh, báo hiệu một ngày bình yên. Dân vạn chài tấp nập ra khơi, ríu rít kẻ đón người đưa. Chỉ riêng em thẫn thờ bước theo lối cũ mình từng tiễn nhau mà niềm đau buốt lặng như mới hôm qua.


- "Cả đời này em sẽ là cát, nằm ngoan hiền ở nơi này đợi anh về".



- "Ừ. Còn anh sẽ là con thuyền, dù xông pha nơi đầu sóng ngọn gió vẫn nhớ trở về tựa mình vào nơi phẳng lặng là em để lấy thêm sức mạnh".



- "Nhưng anh không được vấn vương bờ bãi lạ xa xôi đâu nhé".



- "Đương nhiên rồi, trái tim anh đã gửi trọn ở nơi nào có em mà".



Những lời thủ thỉ khi hai đứa nằm bên nhau lắng nghe nhịp thở du dương của biển cứ ngân mãi trong em mà anh thì ở nơi nào.



Cơn bão đầu tiên đã mang anh xa em vĩnh viễn. Khát vọng bình dị của tụi mình,vợ đan lưới chăm con và đợi chồng với tất cả mong ngóng, yêu thương sau những ngày dài lênh đênh biển cả giờ chỉ còn hư ảo thôi sao?



Em thèm nép mình vào vòm ngực rộng chở che mặn mòi nắng gió, thèm được nghe lời âu yếm mộc mạc đến vụng về biết bao...



Biển đã lặng rồi, người ta bảo anh sẽ không trở về. Nhưng lòng em làm sao hết yêu anh, làm sao nguôi thương nhớ. Bởi trái tim em là cát đợi... mãi mãi... anh có nghe, có thấy, phải không anh!

st
#80
- Lúc đầu mọi chuyện đơn giản lắm. Cái duy nhất tồn tại giữa tôi và anh ta chỉ đơn thuần là chuyện thể xác. Trong một thời gian, tất cả đều tốt đẹp với việc cả hai chúng tôi chỉ quen gặp nhau trong phòng ngủ.




Kẻ hư trong tôi

Lần đầu gặp, tất cả những gì tôi muốn chỉ là ngủ với anh ta. Anh ta học hành đến nơi đến chốn, thậm chí leo tới cái học vị khá cao và có vài phần mọt sách.

Nói thật tôi không thích cái vẻ ngoài cù lần cổ hủ ấy, không thích bộ ria mép lố thấu trời, nhưng trên giường anh ta là gã tuyệt vời, người tình cuồng nhiệt nhất tôi từng biết. Tôi dính với anh ta cũng chỉ vì có thế.



Phụ nữ như tôi chắc không nhiều, bởi hầu hết mọi người chẳng thoải mái gì với việc dấm dúi có quan hệ  "thể xác toàn tập" với đàn ông. Họ chỉ gửi trao khi biết chắc tình cảm ấy hoàn toàn nghiêm túc.



Tôi thì khác. Sợ ràng buộc, thích những gì thoáng qua, bởi thế, vứt cảnh giác thận trọng vào theo với gió, tôi cứ an hưởng thú vui nhục cảm của mình.



Có "quan hệ" với một người xa lạ, người không hề có ý định tìm hiểu đời tư của mình rất thú. Trước anh ta tôi hoàn toàn là một tôi bản năng, làm những điều mình thích và thẳng thắn trao đổi cái mình không thích.



Song cũng phải thừa nhận một điều, có quan hệ thể xác bí ẩn là việc cực kỳ khó khăn, làm sao để mọi người không bao giờ bắt gặp.



Chẳng phải tôi sợ sệt gì, nhưng nếu ai biết chuyện, sự cuốn hút đầy ma lực của quan hệ này sẽ không còn nữa. Thế nên chúng tôi không công khai gặp gỡ, không dính với nhau như hình với bóng suốt ngày. Và còn vì một lý do khác, gặp nhiều biết đâu tôi lại nảy sinh tình cảm thật! 



Kẻ trăn trở trong tôi



Có những người lần đầu tiên gặp gỡ "bạch mã hoàng tử" của đời mình, anh ta vừa béo, vừa lùn, có khi lại còn hói. Thế mà kỳ lạ thay, họ vẫn yêu thiết tha, coi anh ấy có ý nghĩa ngang với cả cuộc đời.



Dần dần tôi nghiệm ra rằng cốt lõi vấn đề nằm ở chỗ nếu bạn thực sự "mê" một người, bạn sẽ thấy ở anh ấy vài điểm cuốn hút hơn cả bề ngoài. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, không thích ai đó chỉ vì diện mạo anh ta thì thật là thiển cận.



Rồi nếu bạn vẫn giữ nguyên niềm hứng thú đó, đến khi anh ta ngọ nguậy muốn tiến thêm vào con đường dẫn đến chỗ những người khác trong cuộc đời bạn (gia đình, bạn bè, người thân...), và cả phòng ngủ của bạn nữa, bạn sẽ phản ứng thế nào? Công khai quan hệ hay biến anh chàng thành người tình bí ẩn?



Tôi thì tôi đã có câu trả lời bởi cuối cùng đã tìm được cái gì đó còn vượt ra ngoài những ham muốn thể xác.



Sau vài tháng "vụng trộm", tôi bắt đầu thấy thật khó che giấu anh ấy thêm một khắc nào nữa. Anh ấy ngỏ ý công khai quan hệ, và tôi đồng ý, với điều kiện anh phải chia tay bộ ria mép kia đi. Nhưng anh không đồng ý.



Rồi tôi đưa anh ra mắt mọi người, lòng nơm nớp lo sợ bạn bè, gia đình sẽ xúm vào chê bộ ria kỳ dị ấy. Mặc dù vậy, tôi chưa sẵn sàng để mất anh nếu chỉ vì lý do đó. Thực tế, có khi tôi sẽ nhớ bộ ria nếu một ngày kia nó biến mất!



Lời cuối cùng, nếu bạn đang gặp gỡ ai đó hoặc có ý kiếm cho mình một người tình bí ẩn như tôi đã làm, hãy chuẩn bị tinh thần đưa ra quyết định cuối cùng: anh ấy sẽ là người đi bên bạn đến hết cuộc đời không?



Bạn đủ thông minh để khỏi lãng phí cuộc đời và tuổi trẻ của mình chứ? Không phải ai cũng may mắn như tôi đâu.



Huyền Anh

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội