Menu

Show posts

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.

Show posts Menu

Topics - Lovers_Again

#1
#2
Mới học chụp thôi cả nhà chỉ bảo đừng gạch đá nhé.

















#3
Để tạo được tài khoản iTunes để dùng cho iPhone các bạn cần phải có iTunes

Download iTunes tại đây: http://www.apple.com/itunes/download/
Sau khi tải iTunes về tiến hành cài đặt:

Bước 1:

Tại Library của iTunes chọn iTunes Store như hình:


Bước 2: Tại iTunes kéo thanh trượt xuống phía dưới tìm đến Top Free APPS chọn đại 1 chương trình và chọn vào Free như hình

Bước 3: Khi thấy 1 khung nhỏ hiện lên chọn vào: Create Apple ID như hình

Bước 4: Chọn Continue như hình:


Bước 5: Đọc điều khoản và nhấn vào Đồng ý điều khoản và Agree như hình:


Bước 6: Điền các thông tin của bạn vào các ô Text:

- Email: Cái này phải chính xác vì sau này cần Xác nhận Email(Verify Email)
- Password: Chữ cái đầu tiên phải viết hoa. Trong dãy mật khẩu phải có cả chữ số, chữ viết
- Sau khi điền đầy đủ thông tin thì xuống dưới nhấn vào Continue
Xem hình:



Bước 7: Chọn vào None và điền tiếp các thông tin còn lại.
Điền đúng các thông tin như mình đã điền ở dưới nhé chỉ cần đổi số nhà ở đường(Street)số điện thoại(Dãy số 3456789)
Sau đó Nhấn vào Create Apple ID như hình

Bước 8: Bạn sẽ nhận được thông báo đã đăng ký thành công Apple ID và yêu cầu kích hoạt tài khoản qua Email như hình:


Bước 9: Vào Email của bạn. Xem cái Email nào của Apple gửi đến mới nhất click vào đấy và nhấn vào Verify Now như hình dưới bây giờ bạn đã có 1 ID tại Apple bạn có thể đăng nhập trên iPhone để download các App miễn phí của Apple



#4
Hôm nay mình sẽ hướng dẫn cho các anh em đang dùng iPhone 3 và 4. Sau khi Unlock không biết Restore lại máy để hoàn thiện Unlock. Bước cuối cùng để hoàn thiện Unlock này rất đơn giản có 2 cách.
Mình sẽ hướng dẫn cả 2 các bạn làm theo cách 1 mà ok thì không cần làm cách 2.

Trước tiên muốn restore iPhone các bạn cần phải có itunes:
Dowload iTunes tại: http://apple.com

Vào trang chủ của apple--->click vào iTunes---->Click vào Download iTunes----->Download Now Sau khi download iTunes về tiến hành cài đặt iTunes lên máy tính.
Bằng cách Click đúp chuột vào file mới tải về và Next liên tục. cuối cùng là Finish
Sau khi đã cài đặt iTunes xong các bạn làm theo 1 trong 2 cách sau đây:
1. Cách 1: Yêu cầu: Có sim của 1 trong các nhà mạng Việt Nam
Các bước:- Tắt điện thoại cắm sim VN vào máy điện thoại
- Kết nối điện thoại vào máy tính và khởi động iTunes
- Khởi động điện thoại lên và chờ 1 phút
Sau khi khởi động điện thoại lên iTunes sẽ tự động cập nhật và yêu cầu các bạn kích hoạt lại máy iphone của các bạn như hình dưới đây:


Tiếp theo:
- Nhấn vào OK ở màn hình máy tính
- Cắt kết nối điện thoại với máy tính
- Kết nối iphone vào máy tính trở lại và xem kết quả của các bạn ở đây
Tạm dịch: Chúc mừng bạn đã unlock thành công iphone của bạn



2. Cách 2:- Khởi động iTunes trên máy tính

- Mở máy iphone và kết nối điện thoại vào máy tính
- Chờ 30 giây để itunes nhận diện máy của bạn.
- Tại itunes Trên máy tính click vào Backup Now(Không làm bước này mất sạch dữ liệu trong máy cấm kêu ca nhé)



- Đợi itunes Backup dữ liệu của bạn xong click tiếp vào Restore iPhone...


Nhấn chọn vào Restore and Update tiếp tục ---> Next---> Agree--->Xong châm thuốc, pha cafe ngồi đợi tầm 10 phút Máy restore xong sau khi restore xong các bạn cắt kết nối với máy tính--->>>Kết nối lại với máy tính và kích hoạt máy iphone như máy mới lên


Và kết quả


#5
Chủ đề này đã chuyển tới Android.

#7
Bài dịch dựa trên bài viết của tác giả NK Guy, Version 0.9.6. 6 January, 2007, địa chỉ http://photonotes.org/articles/beginner-faq/
- Bài viết này chỉ thích hợp cho các bác beginner đang phân vân giữa rừng ống kính.
- Chủ yếu nói về ống kính của Canon.
- Các bậc tiền bối, các lão làng, các bác hải ngoại (tiếng Anh nhanh như tiếng Việt)...thì không cần mất thì giờ ghé đây làm gì.
- Khó khăn nhất khi dịch sang tiếng Việt là chọn thuật ngữ nhiếp ảnh thuần Việt, bác nào có kinh nghiệm xin hạ cố chỉ giáo.
- Người dịch không có nhiều ống kính, các ống kính nói trong bài viết phần lớn chưa từng được nghía, nếu có gì sai sót, các bác cứ tự nhiên biên tập lại.
- Bài viết gồm các phần (người dịch tự chia phần):
I. Những khái niệm cơ bản
II. Các loại ống kính
III. Lựa chọn ống kính
IV. Các đặc tính của ống kính
V. Các câu hỏi thường gặp về ống kính


THẾ GIỚI CỦA ỐNG KÍNH

I. Những khái niệm cơ bản
I.1. Tại sao máy ảnh của tôi lại không kèm theo một ống kính? Nó chẳng rẻ hơn sao?
Không, đây thực sự là một điểm lợi. Thứ nhất, các máy ảnh thay thế được ống kính cho phép bạn gắn bất kỳ ống kính nào bạn cần. Không như các máy du lịch đơn giản với ống kính không thể tháo rời bạn không bị hạn chế bởi nhà sản xuất thân máy. Thứ hai, mỗi người đều có nhu cầu và ngân sách khác nhau bởi vậy thông thường mong muốn không dừng lại ở một ống kính, bạn có thể chọn các ống kính phù hợp với mình. Thứ ba, điều gì xảy ra khi bạn mua một máy ảnh khác? Bạn sẽ có hai ống kính giống hệt nhau.

Canon bán nhiều máy ảnh EOS kèm theo ống kính. Những ống kính này gọi là ống kính bộ, nhưng thẳng thắn mà nói không phải tất cả chúng đều là các ống kính chất lượng cao. Thường thường, bạn thích mua thân máy phù hợp với mình và tìm những ống kính tốt gắn lên nó.
I.2. Thế nào là ống kính góc rộng (wide), ống kính tiêu chuẩn (normal) và ống kính tiêu cự dài (tele)?
Bạn đang cố chụp một số người bạn nhưng bạn không thể đưa tất cả mọi người vào trong ảnh. Bạn bước lùi lại phía sau nhưng có một bức tường, một vách đá hoặc cái gì đó khiến bạn không thể làm được điều này, vì vậy bạn phải bảo mọi người xích lại gần nhau hơn. Hoặc bạn nhìn thấy một con chim ở phía xa, bạn vồ lấy máy ảnh và bạn sẽ có một bức ảnh bầu trời với một đốm tí xíu vô vọng ở giữa khung ảnh.
Trong mỗi trường hợp trên, trường nhìn tạo ra bởi ống kính không phù hợp với chủ đề của bạn. Trường hợp thứ nhất, ống kính của bạn không đủ "rộng" để lấy toàn cảnh và trong trường hợp thứ hai ống kính của bạn không đủ "dài". Có ba loại ống kính chính được phân chia theo "lượng cảnh vật" mà chúng thu được, và trường nhìn của mỗi loại được xác định bởi một đặc tính quang học gọi là chiều dài tiêu cự của ống kính.
Một ống kính được gọi là normal nếu trường nhìn tương tự như trường nhìn của mắt người. Thông thường, một ống kính normal trên máy phim 35 mm có chiều dài tiêu cự là 50 mm hoặc tương đương. Ống kính normal phù hợp để chụp gần nhưng không tiến được quá gần vào đối tượng, như khi chụp một ảnh bán thân trong một căn phòng bình thường.
Một ống kính góc rộng có thể tạo được một vùng cảnh vật lớn hơn. Điều này có hai điểm lợi- thứ nhất bạn có thể có một vùng phong cảnh rộng lớn và thứ hai là bạn chụp được một khu vực rộng hơn trong một căn phòng bình thường. Nếu bạn chụp một nhóm bạn bè trong một bữa tiệc tối bạn sẽ cần một ống kính góc rộng trừ khi bạn có thể lùi ra xa để chụp được tất cả mọi người. Trên máy ảnh 35 mm, ống kính góc rộng có chiều dài tiêu cự là 35 mm hoặc nhỏ hơn.
Nhìn qua một ống kính tiêu cự dài (tele) tựa như nhìn qua một kính viễn vọng vậy, nó làm hẹp góc nhìn và làm đối tượng có cảm tưởng gần lại hơn trong thực tế. Một ống kính tiêu cự dài có chiều dài tiêu cự khoảng 70 mm trên máy ảnh phim 35 mm.
Đây chỉ là sự phân loại chung chung, tất nhiên có rất nhiều chủng loại ống kính trong mỗi nhóm trên. Chẳng hạn, bạn có thể có một ống kính 28mm, là ống góc rộng vừa phải không đắt tiền, hoặc bạn có thể có ống kính 14 mm rất đắt có thể chụp cả một vùng cảnh lớn, rất tốt khi mô tả bầu trời rộng lớn. Tương tự bạn có thể gắn ống kính 85 mm lên máy ảnh để chụp chân dung, hoặc bạn có thể bán ôtô của mình đi để tậu một ống kính 600 mm mà muốn mang đi đâu bạn phải có cả một va li to đùng nhưng cho phép bạn chụp khuôn mặt của một chú chim từ khoảng cách xa lắc.
I.3. Sự khác biệt giữa ống kính đa tiêu cự (zoom) và ống kính một tiêu cự (prime).
Ống kính một tiêu cự là ống kính mà trường nhìn (và chiều dài tiêu cự) không thể điều chỉnh được, chỉ có một cách để chụp được nhiều hay ít đối tượng là bạn phải tiến lại gần hay lùi xa khỏi vật chụp (đôi khi gọi là zoom bằng chân, dù kỹ thuật này không tạo ra hiệu quả giống hệt như khi thay đổi chiều dài tiêu cự) hoặc phải mang theo rất nhiều ống kính với các chiều dài tiêu cự khác nhau để thay thế chúng tuỳ tình huống chụp.
Một ống kính đa tiêu cự là ống kính mà trường nhìn có thể thay đổi. Chẳng hạn nếu bạn không thể chụp hết nhóm bạn của mình, bạn chỉ cần xoay vòng zoom trên ống kính cho đến khi đạt được yêu cầu, hoặc khi con chim ở quá xa bạn có thể quay ngược lại để kéo nó lại gần hơn.
Cho đến cuối những năm 1980, ống kính một tiêu cự vẫn là loại được bán chủ yếu bởi vì từ khía cạnh quang học việc chế tạo ống kính một tiêu cự chất lượng cao chụp được những bức ảnh sắc nét vẫn rẻ hơn nhiều so với chế tạo một ống kính đa tiêu cự loại thường thường. Nhưng ống kính một tiêu cự rõ ràng là bất tiện vì bạn sẽ phải đi tới đi lui khi chụp hình. Cuối những năm 80, ống kính đa tiêu cự càng ngày càng thông dụng hơn. Giờ đây rất khó tìm các ống kính một tiêu cự giá thấp vì mọi người đều thích ống kính đa tiêu cự hơn.
Vậy tại sao bạn vẫn muốn ống kính một tiêu cự ? Do ống kính một tiêu cự dễ sản xuất hơn và có ít nhóm thấu kính hơn nên ống kính một tiêu cự thường cho một bức ảnh sắc nét hơn phần lớn các ống kính đa tiêu cự. Hoặc nếu bạn muốn có nhiều ánh sáng hơn qua ống kính để có thể chụp ngay tại các vị trí thiếu sáng thì ống kính một tiêu cự sẽ phù hợp hơn vì rất khó sản xuất ống kính đa tiêu cự thoả mãn yêu cầu này. Một số nhiếp ảnh gia nhiều tuổi, khó tính cho rằng sử dụng ống kính một tiêu cự rất quan trọng đối với các nhiếp ảnh gia trẻ tuổi vì buộc họ phải học về chiều dài tiêu cự và luật phối cảnh.
Bạn luôn muốn có một ống kính nhỏ, nhẹ, đa tiêu cự, thu nhận được nhiều ánh sáng, tạo ra một bức ảnh tương phản tốt, không bị biến dạng và phải rẻ, nhưng đáng buồn là trong thực tế không thể có một ống kính như vậy.
Phần lớn dân nghiệp dư chọn sự linh hoạt của các ống kính đa tiêu cự giá vừa phải chấp nhận chất lượng ảnh trung bình, nhiều người chơi ảnh nghiệp dư khó tính hơn chọn chất lượng ảnh cao hơn và chấp nhận các bất tiện của ống kính một tiêu cự, dân chuyên nghiệp thường tậu các ống kính đa tiêu cự chất lượng cao nặng hàng tấn và trị giá cả một gia tài.
I.4. Vậy ống kính nào nên mua cho chiếc máy ảnh của mình?
Khi chúng ta mua một cái máy ảnh có rất nhiều thứ cần phải cân nhắc đến, bởi vậy câu hỏi này không thể có câu trả lời nếu bạn không giải quyết được các vấn đề sau:
- Chính xác thì bạn muốn chụp ảnh gì?
Mục đích chụp ảnh của bạn sẽ ảnh hưởng đến mọi quyết định khác. Bạn sẽ chụp phong cảnh? Chân dung? Con cái bạn hay các vật nuôi? Hoa? Chim chóc hoang dã? Thể thao? Kiến trúc? Giao thông?...

- Bạn có thể chi bao nhiêu tiền?
Bạn có thể chi cả đống tiền cho ống kính, bởi vậy quyết định ngân sách của bạn là điều rất quan trọng.

- Bạn muốn mua các ống kính mới hay đã sử dụng?
Câu hỏi này cũng đặt ra khi bạn mua một máy ảnh mới.

- Bạn muốn ống kính đa tiêu cự hay một tiêu cự?
Ống kính một tiêu cự nói chung có chất lượng quang học cao hơn ống kính đa tiêu cự trừ những ống kính đa tiêu cự chuyên nghiệp và rất đắt tiền, tuy nhiên các ống kính một tiêu cự thường khiến bạn phải đi vòng vòng để đóng khung đối tượng chụp.

- Bạn muốn có một ống kính nhanh không?
Liệu bạn có muốn chụp trong những hoàn cảnh thiếu sáng mà không cần chân máy hay flash? hay chụp chân dung với hiệu ứng làm mờ nền? những yêu cầu này cần một ống kính nhanh cho phép nhiều ánh sáng hơn đi qua.

- Bạn muốn mua một ống kính của Canon hay của hãng khác?
Các nhà sản xuất ống kính độc lập cho ra rất nhiều ống kính chất lượng nhưng cũng có nhiều ống không được như vậy, bạn sẽ phải cân nhắc và nghiên cứu. Những ống kính này có vấn đề về sự tương thích với máy ảnh của bạn cả hiện tại và trong tương lai.

- Bạn quan tâm đến tính tiện lợi hay chất lượng sản xuất?
Một ống kính lấy nét chậm hoặc bất tiện khi sử dụng thường có chất lượng quang học hơn các ống kính khác trang bị động cơ nhanh. Các động cơ USM dạng vòng tốc độ nhanh, êm và có thể thay thế hoàn toàn lấy nét tay nhưng các ống kính có động cơ này thường đắt hơn các ống kính khác.

- Chất lượng quang học nào là quan trọng đối với bạn?
Độ sắc nét và tương phản được hầu hết chúng ta quan tâm, nhưng còn độ méo hình thì sao? Nhiều ống kính đa tiêu cự rẻ tiền gây méo hình rất nhiều và không thích hợp khi chụp kiến trúc, chúng cũng dễ gây hiện tượng loé hình (làm giảm tương phản và tạo ra các điểm sáng loé trong ảnh khi luồng sáng mạnh như mặt trời chẳng hạn nằm gần hoặc trên khung hình)

I.5. Ống kính nào nên mua cho chiếc máy ảnh EOS?
Có hai điều nên lưu tâm:Thứ nhất, máy ảnh số EOS rất đắt tiền nên bạn không nên chỉ chú tâm tìm những ống kính rẻ nhất có thể. Nếu bạn đã bỏ ra rất nhiều tiền để mua thân máy thì việc mua một ống kính rẻ tiền là điều không kinh tế chút nào, điều này chẳng khác gì bạn bỏ ra cả đống tiền để mua một dàn CD và âm ly chất lượng cao để rồi cắm vào chúng một cặp loa đồ chơi vậy, chất lượng âm thanh cuối cùng thật khập khiễng với cặp loa này cũng như chất lượng ảnh thật khập khiễng với các ống kính rẻ tiền. Nên tránh mua các ống kính thuộc loại "quá rẻ".
  • Thứ hai, trừ vấn đề về hệ số thu nhỏ (crop factor) việc lựa chọn ống kính cho máy KTS giống hệt cho máy phim. Bạn chụp loại ảnh nào? Bạn có cần ống kính góc rộng chụp phong cảnh không? hay cần ống kính đa tiêu cự tốc độ lấy nét nhanh cho chụp thể thao? Một ống kính đa tiêu cự ngắn và nét để chụp chân dung? Bạn sẵn sàng mang theo mình bao nhiêu kg khi chụp ảnh?...
  • Khác biệt lớn đối với các máy ảnh KTS là hệ số thu nhỏ hay còn gọi là hệ số nhân chiều dài tiêu cự (crop factor), trừ máy EOS 1Ds, 1Ds mark II và 5D có cảm biến ảnh bằng khung hình của phim 35 mm, phần lớn các máy KTS khác có cảm biến ảnh nhỏ hơn khung hình phim 35 mm. Nếu máy ảnh của bạn có hệ số thu nhỏ là 1,6x thì có nghĩa là ống kính 50 mm lắp trên máy này sẽ có hiệu quả y như ống kính 80 mm vậy (=50×1.6), chiều dài tiêu cự không đổi nhưng hiệu quả tạo ra thì thay đổi.
    Điều này tạo ra hai lợi thế, bạn có thể sử dụng ống kính 50mm rẻ tiền để sử dụng chụp chân dung và bạn có thể gắn một ống kính đa tiêu cự vào máy và nó sẽ có hiệu quả như một ống kính có chiều dài tiêu cự lớn hơn. Tất nhiên sẽ có điểm thiệt thòi, bạn phải sử dụng ống kính góc rộng hơn để chụp một tấm hình có góc nhìn tương đương khi chụp bằng máy phim, điều này thực sự là vấn đề nan giải đối với nhiều người, chính vì lý do này bạn cần các ống kính góc rộng hơn so với ống kính của máy phim, nếu bạn dùng ống kính 28-105mm trên máy phim thì bạn phải sử dụng ống kính 24-85mm trên máy KTS để cho hiệu quả tương đương.
    I.6. Thế nào là ống kính EF-S?
    Kể từ khi giới thiệu máy ảnh EOS năm 1987 đến năm 2003, Canon đã tiêu chuẩn hoá các ngàm lắp ống kính cho tất cả các máy ảnh SLR đó là ngàm lắp ống kính EF (ngàm lắp ống kính lấy nét điện tử).

    Đến năm 2003, Canon giới thiệu một máy ảnh số mới, chiếc EOS 300D sử dụng ngàm lắp ống kính mới được gọi là EF-S. Tất cả các máy EOS tầm thấp và tầm trung được sản xuất từ đó đều tương thích với cả EF và EF-S, nhưng không một máy phim nào tương thích với EF-S. Bạn phải luôn nhớ rằng thân máy ảnh số với ngàm EF-S đều tương thích với tất cả các ống kính EF thông dụng, tuy nhiên một ống kính EF-S thì chỉ tương thích với các thân máy có ngàm EF-S.
    Thân máy EF-S có hộp gương nhỏ khoảng 2/3 so với các máy ảnh EOS khác (hệ số thu nhỏ 1,6x) vì chúng sử dụng cảm biến ảnh nhỏ hơn khung phim 35mm. Các máy ảnh này và các máy ảnh APS đều được gọi là máy ảnh khung hình nhỏ (subframe), máy phim 35 mm và máy KTS dùng khung hình tương đương phim 35mm gọi là các máy ảnh khung hình tiêu chuẩn (full frame)
    Máy ảnh EF-S hỗ trợ cho các ống kính với khoảng tiêu cự phía sau ngắn hơn (shorter) so với ống kính EF, đây là lý do vì sao có ký hiệu "S" – các ống kính EF-S có khoảng tiêu cự phía sau ngắn hơn (tức là phần sau của ống kính có thể dịch lại gần mặt cảm biến hơn vì gương lật có kích thước nhỏ hơn). Đặc điểm này khiến Canon có thể sản xuất các ống kính góc rộng rẻ hơn thích hợp với các định dạng ảnh nhỏ của máy ảnh khung hình nhỏ vì rất khó chế tạo các ống kính góc rộng mà khoảng cách tiêu cự phía sau lớn.
    Canon sản xuất vô số ống kính EF-S, từ các ống kính bộ rẻ tiền đến các ống kính chất lượng cao với cơ cấu ổn định hình ảnh, cả những ống kính cận cảnh 60mm với ngàm dạng EF-S. Ống kính siêu rộng EF-S 10-22mm 3.5-4.5 USM (tương đương ống kính 16-35mm trên máy khung hình tiêu chuẩn) rất có giá trị cũng như EF-S 17-55mm 2.8 IS USM một ống kính cỡ L thực sự chỉ khác chất lượng sản xuất và tên tuổi.
    Vấn đề băn khoăn chính của ống kính EF-S là giá trị của nó trong tương lai, hiện tại cảm biến ảnh khổ rộng tương đương phim 35mm rất đắt tiền nên nhiều máy ảnh sử dụng cỡ cảm biến nhỏ hơn, nhưng trong tương lai khi giá thành sản xuất giảm xuống, số phận của EF-S sẽ ra sao? Bao giờ điều này mới xảy ra và liệu bạn có thể khai thác triệt để sự đầu tư của mình với ống kính EF-S trước khi nó diễn ra không? Vấn đề đầu tiên thì chẳng ai trả lời được, còn vấn đề thứ hai chỉ có chính bạn trả lời được mà thôi.
    I.7. Những máy ảnh nào có thể sử dụng ống kính EF-S?
    Bất kỳ máy ảnh EOS nào có một chấm đỏ trên ngàm gắn ống kính đều có thể sử dụng ống kính EF, các máy có cả chấm đỏ và một hình vuông trắng đều dùng được cho cả hai loại ống kính EF và EF-S.

    Những câu hỏi xung quanh chiều dài tiêu cự của ống kính EF và EF-S có thể làm bạn vô cùng bối rối nếu bạn là người mới bắt đầu, nhưng chỉ cần nhớ một điều quan trọng rằng dù sử dụng ống kính nào đi nữa thì bất kỳ những gì bạn nhìn thấy qua ống ngắm chính là những thứ lưu lại trên tấm ảnh của bạn (what you see is what you get!). Chỉ có một vấn đề nên lưu tâm là hệ số thu nhỏ khi bạn muốn so sánh góc thu hình của một ống kính EF trên máy ảnh khung hình tiêu chuẩn so với khi lắp trên máy ảnh khung hình nhỏ (hoặc so với một ống kính EF-S trên máy ảnh khung hình nhỏ).
    I.8. Phân biệt ống kính EF và EF-S.
    Thân máy và ống kính EF thông dụng có một chấm đỏ để căn chỉnh giữa ống kính và thân máy. Thân máy EF-S có một hình vuông trắng, khi lắp phải thẳng hàng với hình vuông trắng của ống kính EF-S. Các ống kính EF-S cũng có một vòng cao su phía đuôi gắn với thân máy, đây không phải là phớt chắn nước như của ống kính L, nhưng nó cũng giúp giảm lượng bụi vào thân máy, và theo hãng Canon. vòng cao su này giúp giảm thiểu các rủi ro nếu bạn cố gắng lắp một ống kính EF-S lên một thân máy chỉ dùng ống kính EF.

    I.9. Ống kính EF-S và máy ảnh phim.
    Không có máy phim 35mm nào sử dụng khung hình nhỏ hơn 36×24 mm, bởi vậy không có máy ảnh 35mm nào hỗ trợ ống kính EF-S. Ngay cả nếu gương lật không chạm vào đuôi ống kính thì hình ảnh sẽ bị mờ bên rìa vì ống kính EF-S không thể tạo ra vòng tròn ảnh lớn đủ cho khung hình của phim 35mm. Về mặt lý thuyết, Canon có thể sản xuất máy ảnh APS hỗ trợ ống kính EF-S vì đây cũng là máy ảnh sử dụng khung hình nhỏ nhưng thực tế thì không vì máy ảnh APS hầu như không sử dụng trong thương mại nữa. Tất cả các máy ảnh có ngàm EF-S đều là các máy ảnh số.

    I.10. Đẽo gọt ống kính EF-S.
    Vì ống kính EF-S không được thiết kế cho máy chỉ dùng EF, nếu ta cố tình (và dũng cảm!) cắt ngắn nó đi hoặc tháo phần đuôi ra, nó cũng lắp vừa cho mọi máy ảnh EOS, nhưng với các thân máy có kích thước hộp gương lật tiêu chuẩn thì khi chụp, gương lật sẽ va chạm với phần đuôi ống kính. Chính vì điều này, ống kính EF-S chỉ làm việc được trên các máy EOS đời cũ như D30, D60 và 10D, nhưng ngay cả như vậy cũng vấn có vấn đề phát sinh. Chẳng hạn, ống kính EF-S 10-22mm ở góc nhìn rộng nhất sẽ va vào gương của thân máy không hỗ trợ EF-S, kể cả khi hộp gương nhỏ (vì vậy EF-S dù đã "chặt" bớt vẫn không thể dùng trên máy hệ số thu nhỏ 1.3x như 1D chẳng hạn).

    I.11. Những ký hiệu ghi trên thân ống kính
    Mọi ống kính đều có các ký hiệu ghi trên thân chứa đựng những thông tin quan trọng về đặc điểm của nó. Khi bạn mua ống kính phải rất cẩn thận, hai ống kính tên có vẻ giống nhau nhưng có thể khác nhau một trời một vực kể cả giá tiền.

    Ví dụ:
    CANON LENS EF 28-80mm 1:3.5-5.6 Φ58mm
    • EF- Ký hiệu ống kính dạng EF, chỉ thích hợp cho máy Canon EOS mà gần như không lắp được lên máy khác.
    • 28-80mm- Chiều dài tiêu cự của ống kính, trong trường hợp này có hai giá trị vì ống kính là đa tiêu cự có thể thay đổi giá trị từ 28mm ở góc rộng nhất đến 80mm ở góc hẹp nhất, những số này đo bằng milimét biểu thị góc thu hình của ống kính.
    • 1:3.5-5.6- Chỉ khẩu độ lớn nhất mà ống kính đạt được. Đây là ống kính đa tiêu cự có hai giá trị khẩu độ- f/3.5 và f/5.6, trên thực tế đây là ống kính giá rẻ khẩu độ lớn nhất là f/3.5 ở góc rộng nhất (28mm) nhưng khẩu độ lớn nhất chỉ còn là f/5.6 ở góc hẹp nhất (80mm), một ống kính tương đối chậm, nó không thể cho nhiều ánh sáng đi qua ngay cả khi đã mở hết cỡ.
      Không có ký hiệu loại động cơ lấy nét tự động, nghĩa là ống kính này sử dụng các động cơ thông thường (loại AFD hoặc loại siêu nhỏ- micromotor drive) chậm và ồn hơn so với động cơ siêu thanh (USM).
    • Φ58mm- Chỉ đường kính vòng lắp kính lọc, nói cách khác, kính lọc đường kính 58mm lắp vừa trên ống kính này.
    • CANON LENS EF 200mm 1:2.8L II USM. Ø72mm.
    • EF- Ký hiệu ống kính dạng EF.
    • 200mm- Chiều dài tiêu cự của ống kính, có một giá trị vì ống kính là ống một tiêu cự.
    • 1:2.8- Chỉ khẩu độ lớn nhất mà ống kính đạt được. Đây là ống kính khá nhanh vì giá trị khẩu độ f/2.8 tương đối lớn, nhất là với ống kính 200mm.
    • L- Chỉ loại ống kính dạng L "luxury" của Canon, nói chung đây là dạng ống kính tốt nhất của Canon, chúng được đánh dấu bằng đường viền đỏ trên đuôi ống.
    • II- Chỉ phiên bản thứ hai của ống kính này với cùng các đặc tính tương tự.
    • USM- nghĩa là ống kính này sử dụng động cơ siêu thanh (ultrasonic) để lấy nét. Các ống kính sử dụng USM không thuộc dòng L được đánh dấu bằng đường viền vàng trên đuôi ống. Thường thì các ống kính dòng L đều sử dụng USM nhưng chỉ có một viền đỏ (viền đỏ được ưu tiên và đừng mất thì giờ đi tìm ống kính có hai đường viền !)
    • Φ72mm- Chỉ đường kính vòng lắp kính lọc, nói cách khác, kính lọc đường kính 72mm lắp vừa trên ống kính này.
    • II. Các loại ống kính
      II.1. Ống kính dòng L của Canon
      Canon bán ra rất nhiều ống kính mà họ gọi là ống kính dòng L "luxury". Đây là dòng ống kính đắt nhất và chất lượng cao nhất của Canon được sơn một vạch đỏ ở đuôi ống. Ống kính dòng L có chất lượng cao hơn các dòng ống kính không L tương đương, trong mỗi ống kính L phải có ít nhất một thấu kính hoặc sản xuất từ tinh thể fluorite (không phải từ thuỷ tinh thường), hoặc là thấu kính aspheric nguyên khối hay từ thuỷ tinh đặc biệt có độ tán xạ thấp. Phần lớn ống kính L có chất lượng chế tạo rất tốt, có vỏ bằng kim loại, chống thấm nước và là các ống kính rất nhanh. Gần như tất cả các ống kính tiêu cự dài dòng L đều được sơn màu trắng. Ống kính dòng L có vẻ chỉ dành cho dân chuyên nghiệp vì vượt khỏi tầm tiền của nhiều người chơi ảnh nghiệp dư, chúng cho ra những bức ảnh tốt nhưng giá thành, trọng lượng và kích cỡ không khiêm tốn chút nào.
      Đương nhiên là không chỉ ống kính L mới cho ra những bức ảnh đẹp, nhiều ống kính khác cũng có chất lượng rất cao mà không cần đến những thấu kính fluorite tân kỳ, một số ống kính EF-S cho chất lượng ảnh gần tương đương dòng L tuy chỉ thiếu mỗi viền đỏ mà thôi.
      Lưu ý rằng chỉ mỗi Canon là đánh dấu bằng viền đỏ lên đuôi ống L, một số hãng khác cũng đánh đường viền này lên đuôi ống kính của mình nhưng chất lượng sản xuất không theo tiêu chuẩn ống kính dòng L.
      II.2. Phân nhóm ống kính
      Canon chỉ chia hai nhóm ống kính có L và không L, nhưng những ống kính không L vô cùng đa dạng và đáp ứng đủ loại nhu cầu khác nhau. Theo đường không chính thức, ống kính được chia thành các loại sau:
      Nhóm 1: Ống kính phổ thông (consumer)
      Những ống kính nằm cuối nhóm này thuộc loại rẻ nhất, chất lượng thấp, chậm, ngàm gắn bằng nhựa, không in thước đo. Phần lớn ống kính bộ- 28-80, 28-90 với độ mở trong khoảng thông dụng 4.0-5.6 thuộc nhóm này, những ống kính này được sản xuất để bán với giá rẻ nhất có thể, chất lượng quang học không cao. Một ngoại lệ: ống kính 50mm 1.8 II, ngàm gắn bằng nhựa, chất lượng quang rất tốt dù giá rẻ. Những ống kính giá rẻ dễ nhận ra vì thân bằng nhựa, phẳng và thẳng, gần đây những ống kính này được in một vòng màu bạc (chrome) ở đuôi ống. Có thể Canon sản xuất nhiều loại ống kính này để dành cho thị trường đường phố, cửa hiệu tạp hoá, siêu thị...nơi mà chất lượng ảnh không được quan tâm như giá cả.

      Nhóm 2: Ống kính đa tiêu cự tầm trung (midrange zoom)
      Là những ống kính có chất lượng quang học, chất lượng chế tạo tốt hơn, ngàm gắn bằng kim loại và có in thước đo, loại này thường lắp USM để lấy nét, một số ống kính phổ biến của nhóm này: 24-85 3.5-4.5 USM, 28-105 3.5-4.5 USM and 100-300 4.5-5.6 USM. Chúng là những ống kính phổ thông dạng "tử tế" tuy chất lượng quang học không được pro, chụp tốt cả ở góc rộng. Những ống kính này được thiết kế khá tươm tất, vỏ ống được vuốt thuôn, vòng chỉnh tiêu cự phủ cao su chống trượt (không phải bằng nhựa trơn). Ống kính như loại 28-70 3.5-4.5 II và một số ống đa tiêu cự trước đây cũng có chất lượng quang học tốt dù không sử dụng USM nhưng khá nóng trên thị trường "đồ cổ".

      Nhóm 3: Ống kính một tiêu cự bình dân (inexpensive primes)
      Canon từng bán nhiều ống loại này với chất lượng quang học và chất lượng chế tạo chấp nhận được (gắn động cơ lấy nét loại thường, ngàm gắn kim loại, có in thước đo) như 28mm 2.8 and 50mm 1.8 (loại ngàm kim loại), dù giá thấp và kết cấu không có gì đặc biệt nhưng chất lượng ảnh khá cao. Phần lớn các ống kính nhóm này đều thuộc dạng ống kính tiêu chuẩn, không có ống cực rộng, không có ống siêu dài, thiết kế thuộc thời đầu của máy ảnh EOS nên trông không sành điệu lắm và có vẻ không được Canon nâng cấp thêm.

      Nhóm 4: Ống kính "xịn" một tiêu cự (good primes)
      Những ống này có chất lượng quang học cao, kết cấu tốt nhưng không dùng các thấu kính giảm thiểu quang sai, không có tinh thể fluorite và cũng không có ký hiệu "L" lừng danh như ống kính dòng L, điển hình nhất là 85mm 1.8 và 100mm 2.8 macro. Phần lớn được lắp USM, vỏ ống kính được thiết kế bo tròn mềm mại. Đây là những ống kính chuyên nghiệp thực sự tuy không nổi đình đám như dòng L.

      Nhóm 5: Các ống kính đặc biệt (specialized)
      Dành cho một số rất ít người và chuyên biệt cho một mục đích nào đấy, ví dụ ống kính nghiêng TS-E, ống kính siêu cận cảnh MP-E65 hay các ống kính hồng ngoại, ống kính DO...

      II.3. Một số ống kính thường gặp.
      Những ống kính này đều dùng cho máy Canon, có loại đang sản xuất, có loại đã ngừng sản xuất, chúng đều là ống kính EF (trừ khi có đánh dấu EF-S riêng). Một số ống kính, nhất là loại siêu dài hay siêu rộng, sử dụng những kính lọc đặc biệt bằng gelatin lắp trong thân ống. Nhiều ống có in chữ MACRO nhưng chỉ một số ít là ống macro thứ thiệt (tỷ lệ phóng đại 1:1), riêng ống 50mm 2.5 Compact Macro cần bộ chuyển Life-Size để đạt tỷ lệ này.
      Nhóm 1: Ống kính phổ thông (consumer)
      Vỏ và ngàm gắn đều bằng nhựa (trừ 75-300 và 28-200 ngàm kim loại), không in thước đo. Những ống kính nhóm này dùng USM là loại USM rẻ tiền (micromotor USM) không phải USM dạng vòng và đánh dấu bằng một vạch vàng ở đuôi ống. Một số ống kính có đánh dấu bằng vạch màu bạc. Đa phần các ống kính nhóm này có thể chuyển chế độ sang lấy nét bằng tay, nhưng vòng lấy nét thường là khó sử dụng.
      EF-S 18-55 3.5-5.6, Ø58
      Ống kính bộ, chất lượng khá
      EF-S 18-55 3.5-5.6 USM, Ø58
      Chỉ bán ở Nhật
      EF-S 18-55 3.5-5.6 II, Ø58
      Cải tiến từ ống kính trên
      22-55mm 4.0-5.6 USM, Ø58
      28-105mm 4.0-5.6, Ø58
      28-105mm 4.0-5.6 USM, Ø58
      28-80mm 3.5-5.6, Ø58
      28-200mm 3.5-5.6, Ø72
      28-200mm 3.5-5.6 USM, Ø72
      28-80mm 3.5-5.6, Ø58
      28-80mm 3.5-5.6 II, Ø58
      28-80mm 3.5-5.6 II USM, Ø58
      28-80mm 3.5-5.6 III, Ø58
      28-80mm 3.5-5.6 III USM, Ø58
      28-80mm 3.5-5.6 IV USM, Ø58
      28-80mm 3.5-5.6 V USM, Ø58
      28-90mm 4-5.6, Ø58
      28-90mm 4-5.6 USM, Ø58
      28-90mm 4-5.6 II, Ø58
      28-90mm 4-5.6 USM II, Ø58
      Đánh dấu bằng vòng màu bạc
      35-70mm 3.5-4.5 A, Ø52
      Không có vòng lấy nét tay
      35-80mm 4-5.6, Ø52
      35-80mm 4-5.6 PZ, Ø52
      35-80mm 4-5.6 II, Ø52
      35-80mm 4-5.6 III, Ø52
      35-80mm 4-5.6 USM, Ø52
      35-105mm 4.5-5.6 USM, Ø58
      38-76mm 4.5-5.6, Ø52
      55-200mm 4.5-5.6 USM, Ø52
      55-200mm 4.5-5.6 II USM, Ø52
      75-300mm 4-5.6, Ø58
      75-300mm 4-5.6, Ø58
      75-300mm 4-5.6 II, Ø58
      75-300mm 4-5.6 II USM, Ø58
      75-300mm 4-5.6 III, Ø58
      75-300mm 4-5.6 III USM, Ø58
      75-300mm 4-5.6 USM, Ø58
      80-200mm 4.5-5.6, Ø52
      80-200mm 4.5-5.6 II, Ø52
      80-200mm 4.5-5.6 USM, Ø52
      90-300mm 4.5-5.6, Ø58
      90-300mm 4.5-5.6 USM, Ø58
      100-200mm 4.5 A, Ø58
      Không có vòng lấy nét tay

      Nhóm 2- Các ống đa tiêu cự tầm trung
      Tất cả các ống kính này đều có ngàm gắn bằng kim loại, vỏ ngoài có thể làm theo kiểu cũ (nhựa cứng, vòng lấy nét hẹp, nút chuyển lấy nét tự động- tay chậm và đôi khi khó sử dụng) hoặc kiểu mới (nhựa bóng đàn hồi, vòng lấy nét và chỉnh tiêu cự rộng, thường được phủ cao su chống trượt, có USM và chuyển AF/MF khá dễ)
      EF-S 10-22mm 3.5-4.5 USM, Ø77
      Ống này chứa các thấu kính bằng vật liệu UD, cho chất lượng ảnh cực tốt
      EF-S 17-85mm 4-5.6 IS USM, Ø67
      EF-S 17-55 2.8 IS USM, Ø77
      Một ống kính thú vị, chất lượng ảnh tương đương dòng L nhờ vật liệu thấu kính đặc biệt UD nhưng chất lượng chế tạo chỉ nhỉnh hơn ống phổ thông chút xíu và không bằng dòng L
      20-35mm 3.5-4.5 USM, Ø77
      24-85mm 3.5-4.5 USM, Ø67
      Có cả màu đen và bạc
      28-70mm 3.5-4.5, Ø52
      28-70mm 3.5-4.5 II, Ø52
      28-80mm 3.5-5.6 USM, Ø58
      Ngàm gắn bằng kim loại, đời cải tiến của ống này có ngàm gắn bằng nhựa
      28-105mm 3.5-4.5 "Macro" USM, Ø58
      28-105mm 3.5-4.5 II "Macro" USM, Ø58
      28-135mm 3.5-5.6 IS "Macro" USM, Ø72
      35-70mm 3.5-4.5, Ø52
      Vỏ ống kính làm theo kiểu cũ
      35-105mm 3.5-4.5 "Macro", Ø58
      Vỏ kiểu cũ, chỉnh tiêu cự dạng kéo- đẩy
      35-135mm 4-5.6 USM, Ø58
      50-200mm 3.5-4.5, Ø58
      Vỏ kiểu cũ
      70-210mm 3.5-4.5 USM, Ø58
      70-210mm 4 "Macro", Ø58
      Vỏ kiểu cũ, chỉnh tiêu cự dạng kéo- đẩy
      70-300mm 4-5.6 IS USM, Ø58
      Ra đời thay cho tiền bối 75-300 4-5.6 IS USM
      75-300mm 4-5.6 IS USM, Ø58
      Một ống kính rẻ tiền, may mà có IS
      100-300mm 4.5-5.6 USM, Ø58
      100-300mm 5.6 "Macro", Ø58
      Vỏ kiểu cũ, chỉnh tiêu cự dạng kéo- đẩy.

      Nhóm 3: Ống kính một tiêu cự bình dân (inexpensive primes)
      Tất cả đều có vỏ kiểu cũ (nhựa cứng, vòng lấy nét hẹp) trừ ống 50mm 1.8 mark II
      28mm 2.8, Ø52
      35mm 2, Ø52
      50mm 1.8, Ø52
      50mm 1.8 II, Ø52
      Ngàm gắn bằng nhựa, không in thước đo nhưng chất lượng quang học tương đương 50mm 1.8

      Nhóm 4- Ống kính "xịn" một tiêu cự
      Giống ống đa tiêu cự tầm trung, ống kính này có vỏ chế tạo theo cả kiểu cũ và kiểu mới.
      15mm 2.8 (ống kính mắt cá)
      Vỏ kiểu cũ
      20mm 2.8 USM, Ø72
      Vỏ kiểu mới
      24mm 2.8, Ø58
      Vỏ kiểu cũ
      28mm 1.8 USM, Ø58
      Vỏ kiểu mới
      50mm 1.4 USM, Ø58
      Vỏ kiểu mới
      50mm 2.5 Compact macro, Ø52
      Vỏ kiểu cũ , ống macro đạt tỷ lệ 1:1, 1:2 nếu có cơ cấu chuyển đổi
      EF-S 60mm 2.8 USM macro, Ø52
      Ống macro chuyên dụng duy nhất kiểu EF-S
      85mm 1.8 USM, Ø58
      Vỏ kiểu mới.
      100mm 2 USM, Ø58
      Vỏ kiểu mới – dễ nhầm với ống kính 100mm 2.8, là một ống kính macro
      100mm 2.8 Macro, Ø52
      Vỏ kiểu cũ, ống macro chuyên dụng
      100mm 2.8 Macro USM, Ø58
      Vỏ kiểu mới, ống macro chuyên dụng
      135mm 2.8 SF, Ø52
      Vỏ kiểu cũ nhưng vòng lấy nét khá mềm mại.

      Nhóm 5- Các ống kính đặc biệt
      Ít gặp, rất đắt, chuyên dụng cho mục đích riêng.
      MP-E 65mm 2.8 1-5x Macro
      Ống siêu macro, chỉ dùng chụp cận cảnh (tỷ lệ phóng đại 5:1)
      TS-E 24mm 3.5 L, Ø72
      Ống kính xoay nghiêng, chỉ lấy nét bằng tay
      TS-E 45mm 2.8, Ø72
      Ống kính xoay nghiêng, chỉ lấy nét bằng tay
      TS-E 90mm 2.8, 58
      Ống kính xoay nghiêng, chỉ lấy nét bằng tay
      EF 70-300 4.5-5.6 DO IS USM
      Ống kính có thấu kính DO (nhiễu xạ- Diffractive optics!!!), đánh dấu bằng vòng xanh lá cây
      EF 400mm 4 DO IS USM
      Ống kính có thấu kính DO (nhiễu xạ- Diffractive optics!!!), đánh dấu bằng vòng xanh lá cây

      Nhóm 6- Ống kính dòng L
      Tất cả các ống kính dòng L đều dễ dàng nhận dạng với vạch đỏ trên ống và chữ "L" ghi cuối các ký hiệu kỹ thuật.

      Phần lớn các ống kính dòng L đều được chế tạo từ nhựa đen, bóng, nặng, bền hoặc từ kim loại sơn trắng. Những ống kính sản xuất gần đây (sau năm 1999) đều chống thấm nước kể cả các ống kính vỏ bằng nhựa đen. Chỉ có một số ít các ống kính L trước kia có vỏ chế tạo theo kiểu cũ, không tốt bằng dòng L sau này, nhưng chất lượng quang học không thua kém.
      Hầu hết các ống kính L đều to và nhanh, vì vậy khá đắt. Gần đây Canon có cho ra lò một số ống kính L dễ mua hơn, khẩu độ lớn nhất f/4 nên nhỏ, nhẹ và rẻ hơn ống f/2.8 tương đương. Tất cả các ống kính L đều là loại EF, không có ống kính L ngàm dạng EF-S.
      14mm 2.8 L USM
      24mm 1.4L USM
      16-35mm 2.8 L USM, Ø77
      16-35mm 2.8 L II USM, Ø82
      17-35mm 2.8 L USM, Ø77
      17-40mm 4 L USM, Ø77
      20-35mm 2.8 L, Ø72
      24-70mm 2.8 L USM, Ø77
      24-105mm 4 L IS USM, Ø77
      28-70mm 2.8 L USM "Macro", Ø77
      28-80mm 2.8-4 L USM, Ø72
      28-300mm 3.5-5.6L IS USM, Ø77
      35mm 1.4 L USM, Ø72
      35-350mm 3.5-5.6 L USM, Ø72
      50mm 1 L USM, Ø72
      50mm 1.2 L USM, Ø72
      50-200mm 3.5-4.5 L, Ø58
      Vỏ kiểu cũ, chỉnh tiêu cự dạng kéo- đẩy
      70-200mm 2.8 L USM, Ø77
      70-200mm 2.8 L IS USM, Ø77
      70-200mm 4 L USM, Ø67
      80-200mm 2.8L
      Vỏ kiểu cũ
      85mm 1.2 L USM, Ø72
      85mm 1.2 L USM II, Ø72
      100-300mm 5.6 L, Ø58
      Vỏ kiểu cũ, chỉnh tiêu cự dạng kéo- đẩy
      100-400mm 4.5-5.6 L IS USM, Ø77
      Chỉnh tiêu cự dạng kéo- đẩy
      135mm 2 L USM, Ø72
      180mm 3.5 Macro L USM, Ø72
      Ống macro tỷ lệ 1:1
      200mm 1.8 L USM
      200mm 2.8 L USM, Ø72
      200mm 2.8 L II USM, Ø72
      300mm 2.8 L USM
      300mm 2.8 L IS USM
      300mm 4 L USM, Ø77
      300mm 4 L IS USM, Ø77
      400mm 2.8 L USM
      400mm 2.8 L II USM
      400mm 2.8L L IS USM
      400mm 5.6L USM
      500mm 4 L IS USM
      500mm 4.5 L USM
      600mm 4 L USM
      600mm 4 L USM II
      1200mm 5.6L USM

#8
Đây là Rom gốc Cho Galaxy S1(M110S) bản Hàn Quốc. Những anh em nào muốn up rom quốc tế cho galaxy S1 thì nên chạy lại rom này trước rồi Up lên các rom khác. Dùng odin để up rom.


Link Download: (Download về xong dùng phần mềm ghép File ghép lại xong giải nén 1 lần được 1 folder ở trong đó là Rom gốc của galaxy s1)




http://www.mediafire.com/?b21sxx2zsu1m9
#9
Hầu hết những người đang dùng ACE của Hàn khi up sang quốc tế đều dính lỗi wifi, BT, camera.Cái này cần cho các bạn khi muốn quay về nguyên thủy của em ý. Là Rom one package up bằng odin muti downloader nên các bạn để ý mà up nhé mình không hướng dẫn nhé.
Link MF:
http://www.mediafire.com/?51sa119az3v2p15
http://www.mediafire.com/?95aaa716bpt17ma
http://www.mediafire.com/?8z90xojyajpm566
http://www.mediafire.com/?om2y5yf5ynos90m
#10

Đây là trò chơi Add xướng ai thích đối kiểu gì thì đối. Bậy hay không tùy mọi người nghĩ. Vì là thơ tiếp câu tiếp vần nên mọi người phải viết theo ý người xướng và viết đúng vần nha. Đối hay có điểm đấy



Cái cờ anh cứ cứng đơ
Cái cờ anh cứ lơ đơ phất phờ 
Cái cờ lúc mệt bơ phờ
Cái cờ anh để bao nàng ngẩn ngơ

#11
Hôm nay mình quyết định thay đổi không khí, khi mà Windows nó đã quá nhàm chán vì ngày nào cũng gặp nó. Dù đã được sờ nhưng chưa một lần được chích chọc khám phá. Macbook Pro thực sự là một người mới hoàn toàn. Kiểu chán cơm phải tìm phở để đổi gió ý mà.


Ngày 5/01/2013. 20h30 phút, mình rút hầu bao cả tháng lương và cả năm xin xỏ để được mua Macbook Pro Retina.
22h mình có mặt ở nhà và bắt đầu khám phá em ấy.
Đánh giá tổng quan về người đẹp chân dài mới vợt này:


- Thiết kế đẹp: với vỏ nhôm nhẹ máy 13' chỉ nặng 1.62kg. Em ấy có vẻ rất tiện lợi khi di chuyển.
- Màn hình retina thì miễn chê luôn. Nét và cực đẹp,
- Bàn phím gõ sướng lắm nha, Máy dùng chip Corel i5 chạy khỏe khoắn, thiết kế bắt mắt,
- Máy chạy êm và không bị nóng như mấy em samsung hoặc lg mà mình đang dung
sơ bộ ban đầu là thế đã.

Do là một người hoàn toàn mới với MAC OS thực sự mình rất lúng túng khi sờ vào em ý.
- Làm sao để cài bộ gõ tiếng việt, và tiếng Hàn?
- Cài YM như thế nào?
- Vào FB làm sao?
- Đóng ứng dụng đang chạy như lào
............Từ Nào đến Lào đã bắt đầu làm mình đau não đây. và cuối cùng là phao cứu trợ SSM. Sau khi được hướng dẫn của bác SSM và đọc trên mạng thì mình đã bắt đầu thấy đỡ ngượng tay rồi đây.
#12
Mình muốn thăm dò xem các đại gia hTy hiện đang dùng điện thoại nào? để post vài bài về điện thoại cho đỡ buồn

Mình hiện vẫn 1 tay iphone 4 và 1 tay galaxy Note.
#13
Sáng sớm tinh mơ bạn lò mò khỏi cái đệm ấm và chăn êm lượn vào hTy 1 phát bỗng nhiên bạn thấy nick của mình đen sì như nick của ông SSM bựa vật vã của nhà mình. 1 tin nhắn bắn vào hộp tin của bạn với nội dung: "Chúc mừng bạn đã được set duyệt trở thành admin trong vòng 24 tiếng." Bạn sẽ làm gì để đẩy diễn đàn đi lên thu hút các mem mới post bài chém gió loạn diễn đàn như 5 năm về trước? Hãy nói cho tôi những dự định đó. Có thể bạn sẽ là 1 admin trong vòng 24 tiếng đồng hồ hoặc hơn đấy. :))
#14
Đứng ở góc nhà nhìn thằng con vật vã, lăn xoài ra giữa nhà khóc ré lên, nước mặt nước mũi chảy dài, Mẹ nó cứ ngồi ì một chỗ ôm ngực mà tức tưởi. "Nó lại lên cơn nghiện rồi anh ạ". Thật là khổ tâm mới chưa đầy 15 tháng mà cháu đã mắc nghiện rồi. thật buồn lòng biết bao. Bố không biết cách nào mà xoay xở cả. Bạn ngày xưa cai nghiện còn đè ra trói tay chân bọc chăn quanh người để đỡ đập đầu mà tử vong. Giờ con nghiện thế nó lại quá bé làm sao mà trói lại đây. Cứ thế ku cậu 2 tay 2 chân đập phành phạch gào rống lên vò đầu bứt tai nước mắt cứ chảy dài. Một tiếng sau mệt quá lăn ra ngủ ngay tại chỗ rõ là khổ thân. Lần đầu đã qua được cơn nhưng sẽ còn những lần sau. Bố vẫn đứng góc nhà nhìn rồi nghĩ mà chưa tính được cách gì để "cai nghiện" cho con.

Chờ hồi sau sẽ rõ
#15
Bác SSM ơi tình hình là con sky em bán cho 1 thằng em. Nó không biết máy đó nên lỡ chép 2 file font vào systems nên máy bị treo đơ. trường hợp này em nghĩ giống hôm hồng anh chép font và N1 cho bác. Bác có thể viết lại hướng giải quyết giúp em không ạ?
#16
App đã phát hành IOS 5 được mấy hôm mà đến sáng hôm nay mình mới Up thử lên Iphone 3 GS hic hic tiện thì làm cái tút này luôn. Mình tìm hiểu thì IOS 5 tương thích với các dòng máy sau của App: iPhone 4, iPhone 3GS, iPod Touch thế hệ thứ 3 hoặc 4, iPad hoặc iPad 2 .

Để update IOS 5 lên thiết bị của mình các bạn nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng, Mình ko chịu trách nhiệm khi có sự cố xảy ra đâu nhé

Trước tiên các bạn cần backup tất cả dữ liệu của máy mình và đọc tiếp hướng dẫn bên dưới:


1. Nếu có Itunes rồi thì ko cần tải còn nếu chưa có hãy tải bản Itunes mới nhất ở đây (Dành cho win 32 và 64 bit nhé) còn ở đây là dành cho ai đang dùng Mac
2. Kết nối thiết bị IOS với Itunes trên máy tính. Hệ thống sẽ tự download IOS 5. Nếu như không tự động tải IOS thì các bạn vào Devies chọn loại máy đang dùng và chọn Check for Update ở khung chính của Itunes.
3. Lúc này sẽ có 1 hộp thoại hiện ra và hỏi bạn theo 3 trường hợp
- Cancel: ko cài đặt
- Download Only: Chỉ download mà không cài đặt
- Download and Update: Tải về và nâng cấp nếu muốn nâng cấp thì bạn chọn nút này. Nếu ko thì chọn 1 trong 2 nút trên kia.

- Tớ chọn Download and Update nên phải nhấn next thêm 2 hay 3 lần gì đó. sau khi tải xong thì quá trình Update diễn ra tự động sau khi cài đặt xong các bạn phải trải qua một số thiết đặt lẻ lẻ nữa. và nhất là Icloud... Đám mây này hay đây

P/s: IOS 5 đẹp đó là cảm nhận đầu tiên chưa có thời gian để sờ. Có vấn đề gì các bác cứ pm lại em trả lời. Bác admin và MOD có ảnh các bước em nhờ chèn hộ vào bài cho em với, em chưa làm trên Iphone 4 nên chưa chụp lại ảnh các quá trình làm được chỉ nhớ vậy thôi
#17
Đêm nghe từng tiếng mưa rơi
Vọng lời ai oán từ thời xa xưa
Rằng anh đi vẫn chưa về
Để đêm cô quạnh đường về mình em
#18
http://vn.news.yahoo.com/mai-phương-thúy-gặp-sự-cố-tại-bưu-điện-tp-hcm-.html

Đọc xong tin này mình rất bực mình với thái độ ứng xử của các người đẹp trong vụ rùm beng này đây là lần đầu tiên mình lên tiếng và chính thức ghét Mai Phương Thúy.

Nhìn kỹ clip thì em chân dài này đã ngồi bắt chân chéo để nói chuyện với một người lớn tuổi xét trên góc độ văn hóa thuần việt thì em này đã được xếp vào hàng vô văn hóa mình đã súp bờ soi em này nhiều vụ nhưng thái độ khá là thoái quá
#19
Chuyện là hồi mới cưới vợ. Em gặp một chú sinh 2 đứa con gái, chú cháu cùng quê nên cũng tỷ tê chén chú chén cháu chút. Ông phán uống rượu như mày thì sinh con gái thôi.

Ngẫm ở HTY cũng có người như thế nên em post bài hỏi các bác ngẫm xem sao

S_O được gọi là nát. Rượu đối với anh ấy là nước giải khát lúc trời nóng nực. lấy vợ rồi giờ đẻ con gái. Không lẽ kinh nghiệm của ông chú trên chuẩn vậy sao?  :lick: :lick: :lick:
#20
Góc nhỏ con đường đôi ta hò hẹn
Có còn đâu nữa khi đã vắng em
Lẫn trong gió giọng thơ em vang vọng
Hòa vào đêm ngào ngạt hương tóc em

Em ở đâu! Nơi sâu trái tim anh là nỗi nhớ
Anh an ủi rồi sẽ về bên nhau
Sao đợi mãi đợi dài mùa thu úa
Đông đến nơi rồi em còn ở nơi đâu?
SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội