HOA và ý niệm ...TBVT mới sưu tầm được

Started by tinhbanvatoi, 26/07/09, 14:02

Previous topic - Next topic

tinhbanvatoi


CHEVREFEUILLE  -  KIM  NGÂN  HOA



Thuộc họ Caprifoliacées

Tên tiếng Latin: Lonicera để tưởng niệm nhà khoa học người Đức vào thế kỷ thứ 16, Adam Lonicer. Ngoài ra người ta còn gọi hoa này dưới những tên như: barbe-de-chèvre hoặc Cỏ của thần Trinh Nữ
Tên tiếng Anh là Honeysuckle

Loại dây leo, hoa rất thơm, mùi hương của hoa lôi cuốn chim sâu ( colibris ).


Có rất nhiều giống Kim ngân hoa nhưng giống dễ trồng và dễ sắp đặt trang trí cho khu vườn đẹp mắt là giống Lonicera xylosteoides , cao khoảng 60cm đến 1m ; cuối mùa cho những trái màu đỏ, hoa của giống này có từ màu vàng đến màu kem trắng!





Biểu tượng cho sự gắn bó của tình yêu

Từ thời thượng cổ người Ai cập, Hy Lạp và La mã thường dùng vỏ cây; ngày hôm nay, người ta dùng tinh thể của kim ngân hoa trong việc chế biến  mỹ phẩm vì mùi hương!

Ngoài ra hoa và lá được dùng để khử trùng và làm thông đường tiểu tiện.



Truyền thuyết xưa cho rằng dây leo kim ngân hoa đã xuyên qua mộ đá của Héloise và Abélard.

Năm 1610, nhà hoạ sĩ Rubens đã tự hoạ một bức chân dung của vợ và mình, với nền là vườn hoa Kim ngân! Ông đã xem loài hoa này như là sợi dây nối kết bền chặt tình nghĩa vợ chồng.

Trước đó cuối thế kỷ 12, Marie de France cũng đã bắt đầu bài thơ trường thiên của mình với những câu như sau : " Tôi muốn kể cho các bạn nghe một chuyện tình ngoại đạo của Kim ngân hoa.... " , bà đã ca ngợi sự yêu thương chung thuỷ cho đến chết  của hai nhân vật Tristan và Yseult ; họ như hoa Kim ngân đeo chặt vào cây hạt dẻ ( noisettier ), khi bạn tách rời cả hai ra thì nó sẽ chết dần mòn!





Một điều đáng chú ý là có dịp thì bạn thử hái một hoa và ngắt lấy nhuỵ  rồi hút chất ngọt đậm đà và thơm ngát đó nha!









...
Aussi, quand vous venez,
c'est lui qui vous accueille;
Lui qui verse l'odeur
du vague chèvrefeuille
Sur ce pavé souillé peut-être d'ossements;
Lui qui remplit d'oiseaux
les sculptures farouches.
Met la vie en leurs flancs,
et de leurs mornes bouches
Fait sortir mille cris charmants.


Victor  Hugo , A l'Arc de Triomphe

tinhbanvatoi


IPOMOEA  - IPOMEE  - CONVOLVULUS

Giống dây leo, phát triển rất nhanh và hoa nở trọn cả mùa hè và nếu được chăm sóc kỹ, cỏ thể kéo dài mùa hoa nở tới cuối thu, cánh hoa xoè to như loa kèn với màu : hồng, hồng tím, tím đậm, trắng, đỏ! Nở từng cánh hoa riêng biệt hoặc có thể nhúm lại từng chùm từ 3 đến 5 hoa! Cuống hoa được cấu tạo rất đặc biệt, giống như đường vòng xoáy, hoa nở vào ban ngày và khép cánh lại khi đêm buông xuống.

Cần đất nhiều phân bón, mát lạnh và thoát nước dễ dàng  dưới chân rễ! Đương nhiên là phải được trồng ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời!

Giống khoai lang cùng có một nguồn gốc với Ipomée và đã được Christophe Colomb đem nhập vào Châu Âu, kế đến người Bồ Đào Nha đem sang phổ biến tại Châu Phi, từ đó khoai lang đã trở thành món ăn chính của dân bản xứ.

Người ta dùng thuốc chế biến tự giống hoa này để trị tiêu bón, trị thông đường túi mật!

Biểu tượng cho sự khiêm nhượng.

tinhbanvatoi



HOA HỒNG

Ngày xửa ngày xưa thật xưa lắm, có một quốc vuơng ở tận phương trời xa xôi bên một khu rừng rộng lớn và rậm rạp. Vương quốc nầy sống thật hòa bình và yên vui sau một thời gian dài triền miên người dân phải đấu tranh để dành quyền độc lập. Và vị anh hùng chỉ huy người dân của quốc gia này đã được dân chúng tôn lên làm vị vua đầu tiên.

Sau thời gian dài chinh chiến, họ chỉ lo an hưởng thái bình và sống cho những quyền lợi của cá nhân mình. Vị hoàng đế kia cũng vậy, ngất ngưỡng trên ngai vàng và hào quang của quyền vị, ông đã bỏ bê việc nước, quên cả chăm sóc cho dân và để mặc lũ bầy tôi tham danh lợi cai trị dân chúng. Vì muốn hoàng đế lảng quên với việc triều chính, bọn tham quan đã chọn một thiếu nữ đẹp tuyệt vời để vua lập làm hoàng hậu . Nhưng trái với ý muốn của bọn quan lại, hoàng hậu lúc nào cũng hết lời khuyên răn nhà vua nên lo cho dân chúng và chỉnh đốn việc triều chính. Lũ quan lại rất ghét hoàng hậu, nhưng không làm gì được vì nhà vua quá thương yêu nàng.

Cho đến ngày kia, sau một thời gian thụ thai, hoàng hậu sinh ra một đứa bé thật kháu khỉnh, dễ thương. Lạ lùng thay, thân thể của đứa bé trai đó lại trong suốt như pha lê, đến độ thấy rõ từng đường gân, mạch máu và trái tim. Thấy cơ hội đã đến, bọn tham quan bèn dèm pha với nhà vua rằng hoàng hậu là một phù thủy trá hình và tuyên truyền tin này ra ngoài cho toàn dân.

Trước áp lực của bầy tôi và sự phản đối của dân chúng, nhà vua đã truất phế hoàng hậu ra khỏi hoàng cung cùng với đứa bé lạ lùng kia. Trở thành một thường dân, hoàng hậu đem con đi khỏi hoàng cung. Đi tới nơi đâu cũng bị dân chúng chửi mắng và xua đuổi. Suốt con đường tìm nơi ẩn trú, hoàng hậu đã bị bao kẻ ném đá, dùng gậy đánh đập mà chỉ biết cắn răng dùng thân thể mình để che chở cho đứa con thơ. Với bao vết thương trên mình, hoàng hậu bồng con đến khu rừng già và ngã ra vì kiệt sức. Nhìn hài nhi mới ra đời trong lúc biết mình sắp chết, hoàng hậu không biết làm gì hơn là đưa tay vuốt ve con mình vài lần, nước mắt tuôn ra và trút hơi thở cuối cùng.

Đứa bé nằm bên mẹ không ai cho ăn nên khóc lên thảm thiết vì cơn đói. Tiếng khóc vang lên tận chín tầng trời làm Thượng Đế động lòng ngó xuống trần gian. Khi thấy hoàn cảnh thương tâm đó, Thượng Đế nổi giận vì lòng tàn ác của người dân vương quốc kia. Ngài bèn sai thiên thần mang đứa bé vô rừng chăm sóc cho nó lớn lên trong tình thương của thiên nhiên và muôn cầm. Sau đó, ngài ban một lời nguyền khiến cho toàn thân thể của từng người dân bị gai nhọn mọc đầy người, để suốt đời không ai được gần gủi ai cho đến khi mọi người biết thương yêu nhau. Từ đó người dân của quốc gia nầy đều mang trên mình một lớp gai, từ vua tôi cho đến hạng bần cùng. Nhưng dù cho lớp gai trên mình ngày một dài và cứng nhọn theo lòng tham ngày càng to lớn, họ cứ sống cho cá nhân mình mặc dù phải trả giá cho lòng vị kỷ đó bằng sự cô đơn khủng khiếp dằn vật tâm linh.

Một ngày kia, nghe tin vương quốc này đang trở nên yếu thế, một quốc gia khác bèn đem quân sang xâm lấn lãnh thổ. Khi quân xâm lăng tràn qua bờ cõi, toàn dân trong nước ai cũng tự lo thân và trốn tránh nghĩa vụ. Nhà vua lúc đó đã lớn tuổi mà vẫn bị lũ bầy tôi tham sống sợ chết làm áp lực bắt đem một toán quân ra chiến đấu. Sức mình thì yếu, sức địch thì mạnh. Sự thất bại đến với nhà vua thật nhanh chóng. Dẫn tàn quân chạy về hoàng thành thì mới hay lũ tham quan đã đem dâng cho giặc tự bao giờ. Phẫn chí, nhà vua quyết liều mình đem quân cố chiếm lại thành trì nhưng cuối cùng phải ngã ngựa vì một mũi tên có tẩm thuốc độc. Nhà vua được một số quân trung thành cứu thoát và chạy trốn đến bên bìa rừng. Nhìn lại binh sĩ lớp bị thương, lớp bỏ mình chung quanh, nhà vua lấy làm hối hận rằng mình đã không nghe lời hoàng hậu khuyên ngày trước. Nhớ đến hoàng hậu, nhà vua lại nhớ đến đứa con thơ vô tội của mình ngày xưa. Rồi nhà vua ngã bệnh vì vết thương hành hạ. Bên ngoài thì địch quân vây khốn, trong rừng thì binh sĩ liều mạng để tử thủ với quân thù. Nhà vua lập đồn trong rừng làm chiến khu và để tập luyện binh sĩ.

Ngày qua ngày, dưới ách đô hộ nghiệt khắc của quân xâm lăng, người dân của vương quốc đó càng nghe đồn thêm về một quốc gia trong khu rừng già huyền bí nọ. Dần dần, người dân tìm cách trốn đi và tìm vào rừng để gia nhập. Phía quân xâm lăng cũng điêu ngoa, họ cho người trà trộn vào trong rừng nhưng kế hoạch không thi hành được vì không thể nào giả mạo được lớp gai cứng mọc trên thân thể của người dân bản xứ. Người dân đã biết đoàn kết để tạo cho khuyết điểm trên thân thể mình thành ưu điểm để chống giặc ngoại xâm. Một ngày kia, với binh hùng tướng mạnh, nhà vua bắt đầu công cuộc dành lại quê hương. Lần nầy, với đoàn quân thiện chiến và với lòng tin thống nhất, nhà vua đã chiếm lại được thành trì và xua đuổi quân xâm lăng ra khỏi lãnh thổ.

Không may, trong trận chiến cuối cùng nhà vua lại bị thương. Vốn đã yếu sức vì tuổi già, lại còn lao lực trong trận chiến dài đăng đẳng, nhà vua bệnh ngày càng thêm nặng. Toàn dân trong nước chưa kịp reo mừng dành lại độc lập đã phải mang nỗi buồn cho tình trạng ngày càng nguy ngập của nhà vua. Biết mình sắp chết, nhà vua trong cơn sốt đã thốt lên rằng:

"Ta chết cũng đành lòng, nhưng trời ơi, sao ta thèm được một lần ôm đứa con mà ta chưa hề biết mặt !..."

Bỗng nhiên có tin báo từ bên ngoài thành có một người thầy thuốc nói sẽ trị hết bệnh cho nhà vua. Cửa hoàng thành rộng mở. Người thầy thuốc bước vào hoàng cung với tấm vải thô che kín thân thể mà không ai nhìn thấy mặt. Khi đến gần giường bệnh, người thầy thuốc đứng lặng yên thật lâu bên nhà vua mà không nói tiếng nào. Khi nghe nhà vua gọi con trong cơn sốt, người thầy thuốc rơi lệ. Giọt lệ nhỏ xuống trên gò má nhăn nheo của nhà vua làm nhà vua thức tỉnh và mở mắt nhìn người đang đứng bên cạnh mình. Khi nhà vua đua tay lên vói, người thầy thuốc bèn nắm chặt lấy tay nhà vua, quì xuống bên cạnh người và nói rằng:

"Thưa phụ hoàng, con đây !".

Rồi người thầy thuốc hất tấm vải thô che mình xuống đất để lộ ra một thân thể trong suốt như pha lê. Để chữa bệnh cho cha, vị hoàng tử nâng vua cha lên và ôm người thật chặt vào lòng, mặc cho những gai nhọn đâm vào người thật sâu. Và máu chàng đã chảy ra. Lạ thay, khi máu của chàng thấm lên thân thể của nhà vua thì nhà vua cũng thấy mình khỏe lại . Và kỳ diệu hơn nữa, lớp gai nhọn trên thân thể nhà vua cũng tan biến dần theo từng giọt máu của vị hoàng tử đổ xuống.

Sau đó vị hoàng tử bèn đặt nhà vua nằm lại trên giường để dưỡng bệnh. Từ từ đứng dậy và bước đến người đứng gần mình nhất, vị hoàng tử ôm lấy người đó và nói:

"Chúng ta hãy thương yêu nhau. Bất cứ hình phạt nặng nề nào của Thượng Đế cũng đều được giảm bớt nếu chúng ta biết chân thành yêu thương nhau".

Rồi cứ thế từ người này sang người khác, chàng đi khắp thành mà ôm từng người một, từ ông lão nghèo nàn đến người thương gia giàu sang, từ em bé tật nguyền đến chàng thanh niên khỏe mạnh. Và cứ thêm mỗi người được ôm thì vị hoàng tử càng yếu dần theo từng giọt máu ứa ra trên thân thể họ. Cho đến lúc kiệt sức, chàng quị xuống bên đường. Tuy vậy, chàng vẫn mở rộng vòng tay kêu gọi mọi người đến cùng chàng mà chia sự sống. Mọi người nức nở khóc trước tình thương bao la của chàng. Những người sau cùng chưa được thoát bệnh đồng quì xuống bên chàng mà nói:

"Chúng tôi xin hoàng tử đừng lao lực thêm nữa. Chúng tôi thành tâm nguyện mang lớp gai này trên mình để người còn được sống cùng chúng tôi".

Lạ thay, từ trên thinh không bỗng có tiếng nhạc thánh thót vang lên và có lời truyền của Thượng Đế phán rằng:

"Lành thay ! Các người hiểu được tình yêu thương chân thật và bỏ đi lòng tị hiềm, ích kỷ. Dám hy sinh bản thân mình cho đồng loại là định nghĩa của yêu thương vậy".

Rồi cùng với thinh âm tan dần vào không gian, các lớp gai trên thân hình của những người còn lại đều biến mất đi. Khi người ta nhìn lại thì vị hoàng tử đang khép mắt lại với lời nói thật hiền hòa thoát ra theo làn hơi thở sau cùng:

"Hạnh phúc là có nhau hôm nay để sống. Yêu thương là biết sống làm sao để ta có nhau ngày mai. Các bạn của tôi ơi, hãy nhớ rằng hạnh phúc không phải là của riêng ta để cho đi hay lấy lại. Hạnh phúc chỉ đến với ta khi ta biết yêu thương lẫn nhau và chia xẻ cho nhau tình thương đó..."
Rồi chàng lìa đời sau câu nói đó. Ngày hôm sau, dưới sự hướng dẫn của nhà vua, toàn dân trong thành đã đưa di thể của chàng xuống lòng đất muôn đời, bên cạnh khu rừng nọ. Lạ thay, khi xác của chàng vừa được chôn dưới lòng đất xong, người ta bỗng thấy có những chim muông, cầm thú kéo thành đoàn từ trong rừng ra nằm quanh ngôi mộ của chàng thật lặng yên và buồn bã. Một năm sau, người ta thấy trên ngôi mộ của chàng và chung quanh khu vực đó mọc lên những bông hoa đỏ tươi như máu với thật nhiều gai nhọn từ gốc đến ngọn. Người ta cho đó là sự kết tinh lại của tình thương của chàng hoàng tử để nhắc nhở cho người đời bài học cao cả nhất về yêu thương và hạnh phúc. Và người ta gọi loài hoa đó là hoa Hồng.

Và mãi mãi đến ngày nay, dù mang nhiều màu sắc khác nhau, loài hoa đó vẫn tượng trưng cho sự yêu thương.



tinhbanvatoi


tinhbanvatoi


HOA  HỒNG



Có rất nhiều loại hồng và mỗi loại có tràn đầy màu sắc khác nhau: Vàng, đỏ, trắng, tím, cam,....

Rosa rugosa : Cao từ 1 đến 2 m.
Rosa hybride de thé : 0,80 đến 1m5O, búp hoa thật to
Rosa grandiflora : 1m20 đến 1m60, kết hợp của hai giống : hybride de thé và floribunda, nhiều búp hoa trên cùng một nhánh.
Rosa floribunda : 0,60 đến 0,80 m, hoa nhỏ, kết hợp giữa hai giống Hybride de thé và polyantha.
Rosa polyantha : 0,40 đến 0,50 m những chùm hoa nhỏ và chỉ một lớp cánh.
Rosa miniatures : 0,25m, hoa rất nhỏ!

Thuộc giống thân gai, búp hoa từ dáng nhỏ tới to, từ cánh đơn tới nhiều lớp cánh.
Cần nhiều ánh sáng mặt trời và rất cần nước vào những ngày hè nóng bỏng.
Thích đất có chất sét.



LỊCH  SỬ


Người ta đã tìm thấy những cánh hồng hoá thạch tại Bắc Mỹ để nghiệm chứng rằng hoa hồng đã xuất hiện từ những 35 triệu năm trước.

Tận đến sau này, hoa hồng mới được đem vào vùng Địa Trung hải: tại Sumer, vua Sargon đã trồng trong vườn hoa đẹp nhứt của ngài; Vua Nabuchodonoser chỉ trang trí cung điện của mình bằng hoa hồng; tại Crète những giàn hoa hồng đã leo khắp tường cung điện Minos và cuối cùng tại Troie, khi Hector mất, thân xác ông đã được phủ đầy những hoa hồng! Rhodes là nơi đã in khắc hoa hồng lên mặt đồng tiền của họ thời bấy giờ.

Trong lịch sử, hoa hồng không chỉ tượng trưng cho tình yêu, sự sống! Người La mã đã từng rải đầy hoa lên các ngôi mộ trong ngày Rosalia, ngày lễ cầu nguyện tưởng  nhớ tới tổ tiên. Họ coi đó như sự huyền bí vĩnh cửu, sự hồi sinh.


TRUYỀN  THUYẾT



Theo như thần thoại của người Hy Lạp, nữ thần Chloris đã làm hồi sinh một nữ thần sông núi nhờ ở :

- Aphrodite (nữ thần tình yêu) ban cho sắc đẹp.
- Dionysos tặng cho mùi thơm quyến rũ
- Les Trois Grâces ( ba vị thần ân sũng) đã ban tặng: sự duyên dáng, huy hoàng và niềm vui.
Ngay sau đó Zéphyr ( thần Gió) đã thổi bay xa những áng mây để Apollon ( thần Thái dương ) chiếu sáng ánh mặt trời cho hoa nở rộ.

Ngoài ra, hoa hồng đỏ còn có một truyền thuyết, đó là câu chuyện tình tay ba của Adonis, Aphrodite và Perséphone. Vì quá ghen tuông nên Perséphone đã nhờ Arès thả con lợn rừng hầu giết chết Adonis; khi nghe tin dữ, Aphrodite đã vội vàng chạy đi cứu người yêu, chân nàng đã bị càu xước bởi gai nhọn, những giọt máu rơi thấm mặt đất, nơi đó nảy nở ra những đoá hồng đỏ thắm, luôn cả những hoa dại mọc quanh đấy đều mang chung màu sắc.

Kể từ khi ấy cho đến giờ hoa hồng được đề tặng cho Aphrodite, hoa của tình yêu và sức mạnh của tình yêu có thể chống cự được cái chết đưa lối đến sự hồi sinh.

Alexandre le Grande đã đem hoa hồng vào nước Ai cập và nó đã thay thế từ từ ngôi vị độc tôn trước đó của Hoa Sen.

Để gây một ấn tượng mạnh mẽ đối với người hùng trẻ tuổi César, Cléopâtre đã tổ chức một buổi tiệc huy hoàng với tất cả các vương miện kết bằng hoa hồng trên đầu các quan khách tại Alexandrie.

Riêng cho Antoine, nàng đã làm cho chàng ngất ngây vì tấm thảm dày êm ái phủ tràn lên nền đá hoa, tấm thảm này được kết tụ hoàn toàn bởi những cánh hồng thơm ngát, đính chặt trên một tấm lưới vô hình.



tinhbanvatoi


HOA  HỒNG  ( tiếp theo )

Nguồn gốc


Hoa hồng chính gốc chỉ có 5 cánh mà ngày nay ta có thể thấy khắp nơi ở Bắc bán cầu , thường được gọi là hồng dại, Bắc Mỹ có 25 giống, Châu Âu 30 giống và Trung Hoa 50 giống! Rosa gallica mà các nhà thực vật học tìm thấy vào thế kỷ 12 trước kỷ nguyên Thiên Chúa Giáo chính là l'églantier, 5 cánh hoa! Người Hy lạp đã bỏ ra một thời gian dài và tốn nhiều công sức để có được hoa với 15 đến 20 cánh, ngày hôm nay thì ta có thể tìm thấy những giống hồng với 100 cánh!

Những giống hồng có nguồn gốc từ hồng dại là: Caninae, Carolinae, Cinnamomae, vv....

Các giống hoa hồng mới sau này là do sự cấu ghép để trở thành giống hồng lai ( hybride ) có thể cho hoa từ đầu mùa xuân kéo dài tới tận cuối thu. Thể kỷ 20, người ta đã có hơn 100 giống hồng lai, giả dụ như: Queen Elisabeth de  Delbard, giống floribunda " Anthony Mailland ", " Claude Monet "... và tất cả các loại hồng có giống polyantha.



LỢI  ÍCH CỦA HOA HỒNG


Người Hy Lạp dùng dầu hồng để dâng hiến trong các buổi lễ thờ cúng và tẩm liệm xác chết.

Cánh hoa và trái hoa được nghiền nát thành bột để chữa tiêu chảy, cầm máu.

Thuốc đường của hoa hồng dùng cho việc khử trùng, trị chứng đau cổ họng.

Ngoài ra hoa hồng còn được dùng để chế biến thuốc trị chứng mất ngủ, đau bao tử, đau khớp xương, trị bệnh thống phong !

Riêng về nước hoa thì đã được xử dụng từ thời Thượng cổ, thế kỷ 19 và 20, ta đã thấy xuất hiện vô số các loại dầu thơm được cất chiết từ hoa hồng trong đó không thể quên một vài loại nước hoa nổi tiếng như: Rose de Molinard ( 1860), La Rose d' Orsay ( 1902 ), Trésor de Lancôme (1940), Eau d'Eden de Cacharel ( 1996),....



NHỮNG CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ LIÊN QUAN TỚI HOA HỒNG.


Hoa hồng Provins



Thibaud, bá tước của vùng Champagne đã cầm trong tay một đoá hồng đỏ thẩm như nhung trong ngày trở về sau cuộc viễn chinh của Thập Tự quân, ông đã dâng tặng cho người vợ thứ hai yêu quý của mình, Angès de Beaujeu! Hoa này chính là giống Milet( Homère và Pline thường ca ngợi!), có nguồn gốc từ Damas , Thibaud đã ngưỡng mộ và mong muốn hoa được gieo trồng trên quê hương của ông.

Từ đó cho ra một giống hồng đỏ tía tượng trưng cho sự say đắm của những người đang yêu!



Chiến tranh của hoa hồng



Một cuộc chiến tàn khốc kéo dài 30 năm đã xảy ra tại Anh vào thế kỷ 15 giữa hai giòng họ Lancaster và d'York, để xem ai sẽ là giòng họ chính thức giữ ngai vàng  lúc bấy giờ. Các bá tước Lancaster ( nối dõi của Thibaud de Champagne) mang huy hiệu hoa hồng de Provins màu đỏ và các hầu tước d'York mang huy hiệu hoa hồng trắng.

Cuộc chiến chỉ kết thúc khi Henri Tudor ( giòng dõi Lancaster ) chiếm lấy quyền hành và cưới Elisabeth d'York vào năm 1485! Giòng họ Tudor vẫn lấy hoa hồng làm huy hiệu cho hoàng gia, truyền thống đó kéo dài mãi đến sau này.

tinhbanvatoi


NHỮNG  "YÊU  THUẬT" CỦA  HOA  HỒNG!


Nếu trên cây hồng nhà bạn chỉ còn một búp hoa cuối cùng mà nó lại hướng vào nhà bạn thì đó là một điềm báo chẳng lành, nếu không muốn nói là tang chế!

Một người làm vườn nên biết vào ngày lễ Thánh Jean ( 18- 05 ) vào lúc đúng ngọ, bạn ngắt từng cánh hoa dưới cội hồng nhà bạn thì mùa hoa năm sau sẽ trổ gấp bội.

Hồng màu trắng là hoa của mặt trăng: hoa đã giữ ánh sáng huyền diệu của trăng trong búp! Hồng trắng đẹp nhứt là Moonlight.

Ngày xưa, người ta cho rằng chôn cuốn rúng của đứa bé sơ sinh dưới cội hồng màu hồng, đôi má đứa bé sẽ có cùng màu!

Bạn đã có một bé trai và giờ bạn ao ước có thêm một cô con gái? Không có gì khó khăn cả, chỉ cần bạn cắt móng tay thường xuyên dưới cội hồng và vừa cầu nguyện lời mong ước của mình, nếu được thì chọn một đêm trăng tròn, sáng lạng!!!

Theo truyền thống của các nghệ nhân, hoa hồng vàng là điềm bất lành, vì họ thường nghĩ tới Molière, một kịch gia nổi danh của Pháp, ông đã ngã chết trên sân khấu với bộ y phục màu vàng!

tinhbanvatoi




THU  CÚC  -  CHRYSANTHEME  D'AUTOMNE


Họ : Asteracées - Asteraceae ( latin ).
Thuộc giống : Chrysanthemum - Fleur en or - Hoàng hoa.
Theo ngữ nguyên học của Hy Lạp thì ý nghĩa Fleur d'or là :
" khrusas " : or  - vàng ( hoàng)
" anthermon " : fleur  - hoa


Có khoảng 30 loại thu cúc trên thế giới
Hoa nở từ cuối hạ đến chớm đông
Cao từ 0,20 đến 2m, tuỳ theo giống và điều kiện khí hậu, đất đai!

Ý  NGHĨA:

Thu cúc vàng : Sự may mắn
Thu cúc trắng ( không nên lầm lẫn với hoa cúc trắng thuộc giống chrysanthème maximum - marguerite ! ) :Thành thật, tình yêu chân thật.
Thu cúc đỏ : Tình yêu

Ngoài ra thu cúc thường được coi là biểu tưởng của tình bạn, hoà bình, niềm vui, sự yêu đời và sức khoẻ!

Người  Âu châu như Bỉ, Pháp, Ý đại lợi lại xem thu cúc như hoa của tang chế, thật ra chỉ vì thu cúc là loại hoa duy nhứt nở rộ vào ngày lễ tưởng niệm người thân đã qua đời ở các nước này!


NGUỒN  GỐC


Thu cúc có nguồn gốc từ Trung Quốc từ thế kỷ 15 trước công nguyên Thiên chúa giáo!  Tên xưa của thu cúc là CHU và có một thành phố mang tên Chu -Hsien ( thành phố thu cúc )

Thu cúc được đưa vào nước Nhựt
thế kỷ thứ 3! Người Nhựt đã tôn thờ loại hoa này và gọi là " Matérialisation du soleil " ( thực tế hoá của mặt trời ), " lumière de la lune" ( ánh sáng của mặt trăng )! Thu cúc đã trở thành biểu hiệu của Hoàng đế Nhựt bổn :Gotoba vào thế kỷ 13. Bắt đầu từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, người ta đã cấu ghép ra nhiều loại thu cúc và hoa này luôn được ưa chuộng. Vinh hạnh cao quý nhứt là vào năm 1876, Hoàng đế Meiji Tenno đã đưa hoa thu cúc lên hàng tối cao của các loài hoa. Hàng năm, người Nhựt có hai hội đại lễ toàn quốc : Hội hoa Đào và hội mùa Thu cúc.

Đến mãi thế kỷ 18, nhà thực vật học Carl Von Linné ( Bắc Âu ) mới đưa Thu cúc vào Châu Âu, từ đó thu cúc đã trở thành những sự kiện tranh đua không ngừng trong việc dùng để trang trí, điêu khắc...



Thu cúc màu vàng và trắng thường được dùng làm trà, nước chiếc tinh nguyên để làm thuốc chữa bịnh đau đầu, giảm nhiệt, điều hoà huyết áp


Câu chuyện thơ mộng về Thu cúc


Ngày xưa có một vị lãnh chúa, tên gọi Tan-Son, ông đi lang thang, phiêu bạt trên một lãnh thổ rộng lớn để tránh sự đuổi bắt của quân thù ông. Một buổi chiều nọ, ông dừng chân ở một cánh đồng hẻo lánh xa xôi, lớp cỏ vàng cháy vì gió lạnh đầu mùa đông, ông chợt thấy một bông hoa nhỏ có sắc vàng thắm : đó là thu cúc ! Ông đã chiêm ngưỡng cánh hoa thật lâu và chợt nhận ra mình chỉ là một kẻ kiêu ngạo trong cuộc sống, luôn luôn gây chiến, bạo lực! Ông đã dừng chân và quyết định sống trên mảnh đất đó và cống hiến phần đời còn lại của mình cho : Thơ, hoa thu cúc và sự vĩnh cửu...



tinhbanvatoi



CYCLAMEN - ANH  THẢO - HOA TAI THỎ



Họ: primulacées ( cùng họ với primevère )
Có khoảng 22 giống Anh thảo, lá tròn, dầy, có những đường gân trắng nhạt! Là một loại hoa sống lâu, mọc giữa thiên nhiên,trên các triền núi hoặc trong những cánh rừng thưa dưới bóng mát. Vùng Tiểu Á chiếm đại đa số các gốc hoa Anh thảo trên thế giới.

Đặc biệt loại Anh thảo miền núi ( Cyclamen europameum ) có màu hồng phấn, hoa nở vào mùa hè kéo dài đến đầu thu; kế đó phải nói tới loại Anh Thảo được vun xới, chăm sóc trong nhà, người ta gọi là Anh Thảo Ba tư ( Cyclamen persicum ), hoa này có gốc từ vùng Trung Âu, Địa Trung Hải ( không hiểu tại sao người ta lại gọi là Anh thảo Ba tư?!!! ), hoa có nhiều màu sắc : Trắng, hồng, đó tía, đỏ tím và hồng cam.

Ngoài ra Anh thảo còn được gọi là " pain- de- pourceau" ( bánh mì cho heo con), giống hoa này là Anh thảo vùng Nalpes ( anh thảo có lá trường xuân ), khi ta bắt đầu thấy  hoa nở đầu mùa, đó là báo hiệu mùa hạ đã tàn!

Rể của Anh thảo chứa nhiều chất cyclamine, dược chất rất hiệu nghiệm trong việc dùng tẩy rửa , chống lại các vi khuẩn ăn bám đường ruột và thuốc làm nôn mửa. Nhưng khi ta dùng thái quá phân lượng thì có thể tử vong vì bộ não bị tê liệt  gây ra bởi chất cyclamine! Tuyệt diệu hơn ở chổ chất cyclamine lại dễ bị tiêu huỷ bởi độ nóng, cho nên trong lịch sử rể Anh Thảo đã từng nuôi sống con người trong cơn nạn đói.

Vào thời thượng cổ, các vị vua chúa xứ Ba Tư rất yêu chuộng hoa Anh thảo và trong vườn ngự uyển của các Ngài thì Anh thảo chiếm một địa vị rất quan trọng. Người La- mã lại yêu thích loài hoa này vì mùi hương thơm nhẹ, khiêm nhường , có nhiều màu sắc thật quyến rũ!

Người Công Giáo lại xem Anh thảo là hình ảnh trái tim của Đức Mẹ Đồng trinh chảy máu xuống trần thế. Các nhà hoạ sĩ nổi danh flamants vào thế kỷ 17, thường rải hoa Anh thảo trên những cánh đồng bát ngát trong tranh, xem như Chúa Hài đồng đi hái hoa cùng các thiên thần bao quanh.



Mẫn cảm của sự ghen tuông!


Rất đòi hỏi, hoa Anh thảo tự thán : "Sắc đẹp của người làm cho tôi phân vân và tuyệt vọng! ". Ngoài ra cũng muốn nói : " Tôi yêu những thứ hiếm hoi và khó khăn chiếm đoạt !". Tóm lại Anh thảo tượng trưng cho một tình cảm bền lâu.

tinhbanvatoi



MYOSOTISHOA  LƯU  LY 



Thuộc họ boraginaceae.

Còn có những tên gọi như : Grémillet, Scorpione, Herbe d'amour, Regardez-moi, Oreilles-de-souris ( tên này có gốc từ tiếng Hy lạp : mus - " souris", ôtos - " oreille " ), Ne-m'oubliez-pas, Aimez-moi!

Người ta tìm thấy loài hoa này ở Châu Âu, Châu Á, Bắc Mỹ, có khoảng 50 loại khác nhau.

Giống hoa sống lâu phải kể là Myosotis scorpioides, cao trung bình 30cm, có tâm hoa màu vàng. Giống Myosotis sylvatica là  thường hai niên, giống này có nhiều màu từ hồng nhạt đến hồng thắm, đi qua các màu như: xanh nhạt và trắng. hoa của giống này thường to hơn giống scorpioides, thân chỉ cảo từ 15 đến 20cm.

Thích đất ẩm ướt, khá giàu phân bón, dễ trồng; hoa nở vào xuân đến đầu hạ.Tuy thích ánh sáng của mặt trời nhưng hoa lại đẹp nhứt khi được che chở bởi bóng mát.



TRUYỀN  THUYẾT  CỦA  NGƯỜI  ĐỨC.


Chuyện kể rằng vào thời Trung cổ, ở nước Đức có một chàng hiệp sĩ và người yêu, tay trong tay đi dạo quanh bờ suối với giòng nước chảy xiếc. Cô nàng chợt thấy một nhánh hoa Myosotis ngã nghiêng trên mặt nước, nàng mong muốn có được nhánh hoa ấy! Chàng hiệp sĩ đã không ngần ngại vói tay để ngắt  hoa, chân chàng trượt mạnh vì đất lỡ, thế là chàng bị giòng nước xoáy mạnh cuốn đi...chàng chỉ còn kịp hét to : " Vergiss Mein nicht " ( Ne m'oubliez pas - Forget-me-not  - Xin đừng quên tôi !)



YÊU  THUẬT


Khi bạn đi dạo tròng vườn hay quạnh bờ sông hồ, nên tránh việc vô tình dẫm chân lên những cánh hoa xinh xắn Myosotis!!! Vì nếu như thế, thì bạn đã đánh mất mãi mãi những dấu vết kỷ niệm còn lại trên trái đất này, của những người bạn đã yêu thương và họ đã xa bạn vĩnh viễn...



THỰC   DỤNG

Hoa Myosotis có rất nhiều chất potassium, vì thế người ta cất nước tình thể của hoa để uống làm giảm bớt sự mệt mỏi, chống lại bịnh đau mắt.

là một loại hoa bạn có thể nhét vào hành lý của người đi xa


Ý  NGHĨA


Theo truyền thống thì màu xanh lá cây là màu của sự hy vọng.
Màu trắng :  thận trọng.
Xanh da trời : chung thuỷ, tinh khiết của tình cảm và cũng là màu của lòng tín ngưỡng. Người ta thường thấy ở các Giáo đường, trên những bức tường hoạ hoặc trên các khung cửa sổ với kính màu thì màu xanh lam được dành riêng cho màu áo choàng của Đức Mẹ!


SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội